4.4.2.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khối
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.
Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DW-97-H giúp nâng cao hiệu suất xử lý, tăng công suất thiết bị.
Ưu điểm của công nghệ
Đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.
Tiết kiệm chi phí đầu tư do giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng. Dễ quản lý vận hành.
Tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
Có thể kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi. Nhược điểm của công nghệ
4.4.2.2. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo mô hình DEWATS
Công nghệ DEWATS đã và đang được BORDA phổ biến và phát triển rộng rãi như là một giải pháp hữu hiệu cho xử lý nước thải phân tán từ các cụm dân cư, bệnh viện, khách sạn, trang trại, các lò giết mổ gia súc, gia cầm và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển.
Nguyên lý hoạt động
DEWATS- hệ thống xử lý nước thải phân tán, là một giải pháp mới cho xử lý nước thải hữu cơ với qui mô dưới 1000m3
/ngày đêm.Hệ thống DEWATS gồm có bốn bước xử lý cơ bản với các công trình đặc trưng:
- Xử lý sơ bộ bậc một: Quá trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả năng lắng được, giảm tải cho các công trình xử lý phía sau.
- Xử lý bậc hai: Quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thải. Giai đoạn này có hai công nghệ được áp dụng là bể phản ứng kị khí (BR) có các vách ngăn và bể lắng kị khí (AF).
- Xử lý bậc ba: Quá trình xử lý hiếu khí.
- Khử trùng: Hồ chỉ thị với chiều sâu lớp nước nông được thiết kế để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nhờ bức xạ mặt trời xuyên qua lớp nước trong hồ.
4.4.2.3. Xử lý nước thải bằng bể lọc sinh học
Xử lý nước thải bằng bể lọc sinh học dễ xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo quản, giá thành rẻ. Nước thải sau khi xử lý sạch có thể thải thẳng ra môi trường không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
4.4.2.4. Biện pháp xử lý bằng phương pháp hóa sinh
Biện pháp xử lý bằng phương pháp hóa sinh là biện pháp kết hợp giữa xử lý sinh học và phương phap xử lý hóa học.
Ưu điểm : Công nghệ và công trình linh động, phù hợp với điều kiện từng bệnh viện. Chi phí đầu tư không cao.
4.4.2.5. Sử dụng các giải pháp công nghệ
Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải bệnh viện như:
- Công nghệ SBR. - Công nghệ AAO. - Công nghệ A2O.
- công nghệ xử lý nước thải bệnh viện MBBR.
4.4.2.6. Sử dụng công cụ pháp lý vào quản lý môi trường nước
- Các tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường được pháp lý xác nhận để giới hạn ô nhiễm.
- Các loại giấy phép
Việc cấp hoặc không cấp các loại giấy phép hoặc các loại uỷ quyền khác là một công cụ quan trọng khác để kiểm soát ô nhiễm. Các loại giấy phép chung thường được gắn với các tiêu chuẩn về chất lượng nước hay không khí và có thể còn phải thoả mãn những điều kiện cụ thể như phù hợp với quy phạm thực hành, lùa chọn địa điểm thích hợp để giảm tới mức tối thiểu những ảnh hưởng kinh tế và môi trường.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực trạng môi trường nước tại bệnh viện và tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện, quá trình vận hành hệ thống xử lý tôi đưa ra một số kết luận sau:
Nước thải trước khi xử lý còn có một số chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
+ Chỉ tiêu BOD5 là 98 mg/l vượt quá 1,96 lần tiêu chuẩn cho phép + Chỉ tiêu COD là 196 mg/l mà theo QCVN 28:2010 mức cho phép là 100mg/l vượt quá 1,96 lần tiêu chuẩn cho phép.
+ Chỉ tiêu PO43- là 15,5 mg/l mà theo QCVN 28:2010 mức cho phép là 10mg/l vượt quá 1,55 lần tiêu chuẩn cho phép.
+ Chỉ tiêu S2- là 2,53 mg/l vượt quá 1,113 lần so với tiêu chuẩn cho phép + Chỉ tiêu TSS là 147 mg/l mà theo QCVN 28:2010 mức cho phép là 100mg/l vượt quá 1,47 lần tiêu chuẩn cho phép. Các chất rắn lơ lửng trong nước.
+ Chỉ tiêu Coliform vượt quá 3,94 lần cho phép theo QCVN 28:2010 - Nước thải y tế sau khi xử lý trước khi thải ra môi trường các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn đã giảm xuống và đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường tiếp nhận.
- Trong công tác bảo vệ môi trường bệnh viện đã thực hiện đúng các quy định về thu gom, phân loại các loại chất thải rắn y tế.
- Toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại các khu khám chữa bệnh, khoa chống nhiễm khuẩn, phòng mổ và sinh hoạt của bệnh nhân … đã được thu gom bằng hệ thống cống ngầm và được đưa đến khu hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.
Các biện pháp bảo vệ môi trường mà bệnh viện đã áp dụng bảo đảm hoạt động kinh doanh của đơn vị không làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường khu vực.
5.2. Đề nghị
Từ kết quả phân tích cùng số liệu thu thập được, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
-Các cơ quan quản lý quan tâm hơn nữa và có sự hướng dẫn chỉ đạo kịp thời để cơ sở thực hiện ngày một tốt hơn công tác bảo vệ môi trường, góp phần vào việc bảo vệ môi trường của tỉnh.
-Ban giám đốc cũng như cán bộ công nhân viên của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng cường đầu tư và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cho phù hợp với lượng nước thải phát sinh của bệnh viện.
-Các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện những vi phạm về vấn đề môi trường.
- Tiến hành quan trắc nước thải định kỳ kịp thời phát hiện ô nhiễm. -Phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện các đợt kiểm tra đột xuất sự vận hành của hệ thống xử lý nước thải và công tác vệ sinh môi trường của bệnh viện.
-Hỗ trợ kinh phí, thiết bị, bổ sung thêm nhân lực, cán bộ chuyên trách về môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thuận An (2009), Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh ô nhiễm bụi hàng đầu Châu Á, ( trích từ Vn Express).
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế. 3. Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (2013), “Báo cáo hiện trạng môi
trường năm 2013 tỉnh Bắc Kạn”.
4. Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (2013), “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm 2013”.
5. Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (2009), “Đề án bảo vệ môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn” ( đã chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của đoàn kiểm tra ngày 06/08/2009).
6. Dự thảo báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của dự án hỗ trợ xử lý cất thải bệnh viện nguồn vốn vay ngân hàng thế giới (được phép công bố theo Quyết định số 4448 /QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
7. Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Thanh Hải (2010), Bài giảng “ Ô nhiễm Môi
trường ” , Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
8. Nguyễn Thị Phương (2007), Nước - nguồn sống đang đe dọa , Tạp chí Tài Nguyên và Môi trường tháng 4.
9. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Luật bảo vệ môi trường 2005.
10. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam 2005 – 2010 – NXB Giáo dục.
11. Dư Ngọc Thành ( 2009), Bài giảng “Công nghệ môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
12. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng “Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản”,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
13. Lê Quốc Tuấn (2009), báo cáo khoa học Môi trường “ Ô nhiễm nước và hậu quả của nó ” , Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.