1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm

60 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Trước tiên, người viết nghiên cứu các quy định chung của pháp luật Dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị

Trang 1

ThS Tăng Thanh Phương Lê Thị Ngọc Nữ

Bộ môn Luật Tư pháp MSSV: 5118681

Lớp: Luật Thương Mại

Cần Thơ, tháng 12/2014

Trang 2

Trang 3

Trang 4

- -

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do nghiên cứu đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2

5 Bố cục đề tài 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM 3

1.1 Các khái niệm cơ bản 3

1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3

1.1.2 Khái niệm về hành vi xâm phạm tài sản 4

1.1.3 Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm 5

1.1.3.1 Định nghĩa 5

1.1.3.2 Đặc điểm 6

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm từ năm 1945 đến nay 8

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1995 8

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005 9

1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 10

1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm 11

1.3.1 Nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận 12

1.3.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời 12

1.3.3 Nguyên tắc giảm mức bồi thường 13

1.3.4 Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường 13

1.4 Vai trò của pháp luật trong việc quy định về quy định bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 14

1.4.1 Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có tài sản bị xâm phạm 14 1.4.2 Nhằm răn đe, phòng ngừa và chế tài những người có hành vi gây thiệt hại 14

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM 16

2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 16

Trang 5

2.1.2 Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại 17

2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra 18

2.1.4 Có lỗi của người gây thiệt hại 19

2.1.4.1 Lỗi cố ý 20

2.1.4.2 Lỗi vô ý 21

2.1.4.3 Bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi 22

2.2 Xác định thiệt hại được bồi thường 23

2.2.1 Tài sản bị mất 23

2.2.2 Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng 24

2.2.3 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản 25

2.2.4 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại 25

2.3 Chủ thể của quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 26

2.3.1 Chủ thể được bồi thường 26

2.3.2 Chủ thể bồi thường 26

2.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại 30

2.4.1 Khái niệm thời hiệu 30

2.4.2 Cách tính thời hiệu 31

2.5 Các trường hợp gây thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng không phải chịu trách nhiệm bồi thường 32

2.5.1 Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng 32

2.5.2 Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết 33

2.5.3 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại 34

2.5.4 Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng 35

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 37

3.1 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mang tính khả thi không cao 37

3.2 Quy định của pháp luật về xác định thiệt hại chưa đầy đủ 40

3.3 Xác định mức bồi thường chưa hợp lý 44

Trang 6

dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian học ở trường 47 KẾT LUẬN 51

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu đề tài

Vấn đề về tài sản và quyền sở hữu tài sản của công dân ngày càng được pháp luật quan tâm bảo hộ Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều hành vi xâm phạm và gây thiệt hại đến tài sản của các chủ thể khác Pháp luật Dân sự Việt Nam cũng đã có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm để hạn chế, khắc phục thiệt hại

đã xảy ra, đồng thời phòng ngừa, răn đe những chủ thể có hành vi gây thiệt hại Thiệt hại

về tài sản có thể xảy ra do nhiều tác động khác nhau, có thể là do tác động khách quan, cụ thể là do tài sản gây ra nhưng chủ yếu là do hành vi trái pháp luật của con người gây ra thiệt hại Khi tài sản bị thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại hoặc người chiếm hữu tài sản gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho mình Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm đã được luật hóa tại chương XXI Bộ luật Dân sự 2005 (từ Điều 604 đến Điều 630), các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể là Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm nói riêng Tuy nhiên, ở nước

ta, một số quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng như việc áp dụng các quy định

đó còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, về sự đầy đủ, tính thống nhất và các yêu cầu khác Các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại, chủ thể được bồi thường, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cũng như thực trạng áp dụng pháp luật của Tòa án khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn tồn tại khá nhiều bất cập Chính

vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay Xuất phát từ điều này nên người viết quyết định chọn đề tài

“Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm” để làm đề tài nghiên

cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm” với mục đích tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật để hiểu rõ hơn về

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm, đồng thời tìm hiểu các quy định này được áp dụng vào thực tế như thế nào, từ đó tìm ra những tồn tại, bất cập, và sau đó là đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nhằm đảm bảo tính công bằng cho các bên chủ thể, nhất là chủ thể bị thiệt hại

Trang 8

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối với đề tài này người viết tập trung nghiên cứu các quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm chứ không nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các trường hợp khác Tài sản được nghiên cứu ở đây là tài sản hữu hình Trước tiên, người viết nghiên cứu các quy định chung của pháp luật Dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày

08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Sau đó tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định đó vào thực tế đã gặp phải những hạn chế, bất cập, từ đó người viết tìm ra hướng giải quyết, khắc phục những hạn chế đó

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong bài viết này, người viết sử dụng các phương pháp như sau: trước tiên, người viết tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài như văn bản quy phạm pháp luật, sách, tạp chí, báo mạng, trang thông tin điện tử, và các tài liệu khác, sau đó đánh giá các tài liệu đó và chọn ra những tài liệu thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích luật viết, cũng như cho ví dụ thực tế và phân tích các

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI

SẢN BỊ XÂM PHẠM 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam Kế thừa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, ngày nay đã có những quy định khá chi tiết về vấn đề này, cụ thể tại điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân

sự 2005 Tuy nhiên trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Để tìm hiểu rõ về nội dung và khái niệm trách nhiệm bồi thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng thì trước tiên ta cần tìm hiểu trách nhiệm dân sự là gì

Trách nhiệm dân sự theo nghĩa rộng là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm Trách nhiệm dân sự theo nghĩa hẹp là các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người có hành

vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình.1

Từ phân tích trên, ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình, gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chỉ được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận trong bất cứ một văn bản

pháp luật nào Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh khi có hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi các bên không

có quan hệ hợp đồng hoặc khi các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng

1 Ngô Huy Cương, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm Dân sự - So sánh và phê phán,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/07/2420-2/ , [truy cập ngày 05-8-2014]

Trang 10

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như: áp dụng đối với người

có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu

sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân

sự điều chỉnh và được quy định trong Bộ luật Dân sự ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện

nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc) Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài

sản cho người gây thiệt hại Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại

Thứ tư, ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường

thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…

1.1.2 Khái niệm về hành vi xâm phạm tài sản

Để biết được hành vi xâm phạm tài sản là gì thì trước tiên cần phải tìm hiểu khái niệm tài sản Tài sản là toàn bộ của cải, vật chất và những gì mang lại lợi ích cho con người, đồng thời phải trị giá được bằng tiền Của cải hay vật chỉ có thể là tài sản nếu chúng thuộc sở hữu của một chủ thể trong quan hệ pháp luật Dân sự; chúng thay đổi và hoàn thiện cùng với sự phát triển của loài người Theo ngôn ngữ pháp lý, tài sản với tư

Trang 11

cách là đối tượng của sở hữu được đề cập đầu tiên trong các quy định về tài sản và quyền

sở hữu tài sản của Bộ luật dân sự Việt Nam Bộ luật dân sự năm 1995 trước đây cũng như

Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành dựa vào tiêu chí tài sản là đối tượng của quyền sở hữu phải trị giá được bằng tiền và đưa vào giao lưu dân sự Trên tinh thần đó, Điều 163

Bộ luật dân sự năm 2005 đã liệt kê các loại tài sản là đối tượng của quyền sở hữu bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản

Vậy, hành vi xâm phạm tài sản được hiểu là những hành vi xâm phạm đến các quyền sở hữu, các quyền khác về vật mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện Hành

vi xâm phạm tài sản là các hành vi chiếm đoạt tài sản, biến tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật; hành vi chiếm giữ trái phép tài sản mà gây thiệt hại cho tài sản như làm hủy hoại hoặc làm hư hỏng, cố ý gây hại đến tài sản của người khác

1.1.3 Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm

1.1.3.1 Định nghĩa

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một phần của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là hình thức của trách nhiệm dân sự nhằm buộc người có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tài sản của người khác và gây thiệt hại thì phải bồi thường Luật không nêu rõ khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là gì mà chỉ đưa ra những căn cứ bồi thường, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại để bồi thường, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

do tài sản bị xâm phạm Bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tài sản là trách nhiệm dân

sự, đó là trách nhiệm tài sản, nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra Căn cứ quan trọng để được bồi thường là phải có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đó phải tính được thành tiền Do đó, căn cứ quan trọng để xác định xem có phải bồi thường thiệt hại hay không, điều kiện bắt buộc là phải có thiệt hại xảy ra Tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 quy định cách xác định thiệt hại do tài sản bị xâm

phạm: “Tài sản bị mất; bị hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.” Trách nhiệm

bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục lại tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại kết quả như mong muốn, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây thiệt hại không thể bồi thường thiệt hại và người bị thiệt hại không thể phục hồi tình trạng tài sản ban đầu như trước khi bị thiệt hại Bởi vậy, cần có cơ chế khác và các hình thức khác để khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại Ví dụ: các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng đóng vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, khắc phục những tổn thất của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra Bồi thường thiệt hại

Trang 12

do xâm phạm đến tài sản không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù thiệt hại mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản Xã hội Chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của người khác Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi

về tài sản của người gây thiệt hại cho chủ thể khác Buộc chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền hoặc một tài sản khác tương đương với tài sản bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra

Qua phân tích các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

nói chung có thể hiểu: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm đến tài sản là loại trách nhiệm dân sự mang tính tài sản phát sinh khi có hành vi xâm phạm của con người với lỗi cố ý hoặc vô ý, mà gây thiệt hại đến tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

1.1.3.2 Đặc điểm

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên nó cũng có những đặc điểm giống như đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị

xâm phạm là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự Khi một người gây ra tổn thất về tài sản cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại Tại Điều 307 Bộ luật Dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, tổn thất về tài sản bao gồm tài sản bị mất; bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.2

Ví dụ: Ngày 14/7/2010, tại cơ quan điều tra, Dương Hải Lý (32 tuổi, giáo viên) đã khai nhận toàn bộ hành vi đổ thuốc sâu vào ao tôm hai nhà hàng xóm Do mâu thuẫn cá nhân nên sáng 12/7, Lý đã mua 3 gói thuốc trừ sâu FORFOX 400 EC thả xuống ao tôm hàng xóm để trả thù Nạn nhân của Lý là gia đình hai ông Nguyễn Trung

Mỹ và Nguyễn Đức Thuận (ngụ tại xóm Đông Hà 2, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) Chiều ngày 12/7, gia đình hai ông Mỹ và Thuận phát hiện tôm của họ bị chết hàng loạt, nổi trắng ao Nghi ngờ có đối tượng xấu đổ hóa chất vào ao tôm nhà mình nên ông Mỹ và Thuận đã đến cơ quan công an trình báo Số tài sản thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 100 triệu đồng.3 Trong trường hợp này ông Lý phải bồi thường thiệt hại cho ông Mỹ và ông Thuận theo thiệt hại ước tính ban đầu là 100 triệu đồng, nếu không có thỏa thuận khác

Trang 13

Về điều kiện phát sinh: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm

phạm chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện nhất định, đó là: có thiệt hại về tài sản xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến tài sản của người khác, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và tài sản bị thiệt hại, có lỗi của người gây thiệt hại Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên, điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra Trong trường hợp này thì chỉ cần có thiệt hại xảy ra là có thể tính toán đến việc bồi thường cho người bị thiệt hại Chẳng hạn như ở ví dụ trên về chuyện ông Lý đổ thuốc sâu xuống ao tôm của ông Mỹ và ông Thuận, trong trường hợp này có thiệt hại xảy

ra đó là tôm bị chết hàng loạt, nổi ao trắng, ước tính thiệt hại khoảng 100 triệu đồng; hành vi gây thiệt hại là hành vi ông Lý đổ thuốc sâu xuống ao tôm người khác; mối quan

hệ nhân quả ở đây là do có hành vi đổ thuốc sâu nên tôm trong ao đã bị chết; ông Lý là người gây thiệt hại với lỗi cố ý

Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm

phạm luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại và khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm Việc bồi thường thiệt hại sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại Do đó, người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại với khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với thiệt hại đó Vì vậy, sẽ làm giảm đi tài sản của người gây thiệt hại mà họ đang có, nên khi họ gây thiệt hại cho người khác thì sẽ không có lợi ích gì cho họ cả mà trái lại là điều bất lợi đối với họ Ví dụ: anh X đang đá bóng trước sân nhà mình, do mạnh chân nên vô tình trái bóng bay thẳng vào cửa sổ nhà anh Y, làm bể cửa sổ nhà anh Y trị giá 1.000.000 đồng Do đó, anh

X có thể sẽ bồi thường cho anh Y là 1.000.000 đồng, nếu không có thỏa thuận khác

Về chủ thể áp dụng trách nhiệm: Được áp dụng trước tiên với người trực tiếp có

hành vi gây thiệt hại Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm còn được áp dụng đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề Điều đó có nghĩa là không phải người nào gây thiệt hại thì bắt buộc người đó phải có trách nhiệm bồi thường, vì có trường hợp gây thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người được giám hộ, người của pháp nhân Nên có trường hợp gây thiệt hại là một người khác, còn trách nhiệm bồi thường lại thuộc về một người khác Ví dụ: H là một học sinh lớp bốn, trong một lần đùa giỡn với bạn học cùng lớp là

L, vô tình H làm rách hai quyển sách của L trị giá 80.000 đồng Trong trường hợp này cha mẹ của H phải bồi thường cho L là 80.000 đồng

Trang 14

Ngoài những đặc điểm trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn một đặc điểm nữa là về đối tượng bị xâm phạm: Trong trường hợp xâm phạm đến tài sản, thường được thông qua hành vi của con người dưới dạng hành động, trong sự tác động của quá trình nhận thức cũng như ý thức tôn trọng lợi ích của chủ thể khác và ý thức chấp hành pháp luật của con người Nếu chủ thể có hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác, có lỗi và gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm từ năm 1945 đến nay

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1995

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, đánh dấu một bước ngoặc mới Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Một Nhà nước non trẻ đối phó với nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, văn hóa, xã hội Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là phải bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng Nên ngay lúc này Nhà nước ta chưa thể ban hành được các văn bản quy phạm pháp luật ngay Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hằng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 thừa nhận luật lệ cũ trên tinh thần không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa của Nhà nước ta Những quy định trong Sắc lệnh 97/SL đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của luật dân sự Lần đầu tiên những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc được pháp điển

hóa như nguyên tắc: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”,4

hay “người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân”.5 Do nhiệm vụ cấp thiết nên hai bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 vẫn không có quy định nào đề cập đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm, nhưng những quy định khác liên quan đến tài sản thì được nhắc đến, đó là quyền

tư hữu tuyệt đối của cá nhân đối với tài sản

Tiếp đến, ngày 23 tháng 3 năm 1972, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Thông tư số 173-TANDTC, ngày 23/3/1972) Theo thông tư này, để xác định một chủ thể có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không cần phải căn cứ vào bốn yếu tố: Có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật; có lỗi của người gây thiệt hại Nguyên tắc bồi thường là thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, tức là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, cần xem xét mức độ thiệt hại và khả năng kinh tế trước mắt và lâu

Trang 15

dài của người gây thiệt hại để ấn định mức bồi thường thấp hơn mức độ thiệt hại Theo thông tư này, thì cách tính toán mức độ thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau: có thể giải quyết việc bồi thường thiệt hại về tài sản bằng hai cách đó là bồi thường bằng hiện vật hoặc bồi thường bằng tiền Đối với tài sản thuộc loại hàng hóa mua bán tự do và giá

cả ổn định, thì việc tính thiệt hại dựa vào giá bán lẻ của mặt hàng đó Nếu hàng hóa mua bán tự do, nhưng giá cả không ổn định thì tính thiệt hại dựa vào giá bán lẻ khi hòa giải hoặc xét xử Đối với tài sản được phân phối theo tem phiếu thì nội dung thiệt hại bao gồm giá trị của tài sản mua theo tem phiếu Tính toán thỏa đáng tỷ lệ hao mòn của tài sản

từ khi còn nguyên cho đến khi xảy ra thiệt hại, nếu hao mòn không đáng kể thì không tính Thông tư này quy định chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng Có thể nói, đây là văn bản đầu tiên quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chi tiết nhất, cụ thể nhất từ trước đến nay Đây là bước ngoặc đánh dấu sự phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Dân sự nói riêng Đặc biệt là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Tại Điều 70 Hiến pháp 1980 cũng có quy định “công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm.” Tài sản ngày càng được

pháp luật quan tâm bảo vệ Đến Hiến pháp 1992 bên cạnh những giá trị về tinh thần như danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật ngày càng quan tâm chú trọng thì song song đó, quyền sở hữu tài sản của cá nhân cũng được pháp luật bảo hộ Tại Điều 58

Hiến pháp 1992 quy định “công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở và tài sản khác…” Hiến pháp 1992 không chỉ chú trọng về các thiệt hại về

tinh thần mà còn quan tâm đến những thiệt hại về vật chất con người

Với những quy định trên đã đặt nền tảng cho việc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng được nâng lên thành luật

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005

Sau một thời gian dài đất nước ta bước vào thời kỳ ổn định và tiếp tục phát huy tinh thần của Hiến pháp 1992, đánh dấu sự phát triển của pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời và các văn bản hướng dẫn giải quyết về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1995 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 1996 Sự ra đời của Bộ luật Dân sự là một bước tiến quan trọng trong việc khẳng định và cụ thể hóa những quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực dân sự đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác, bảo đảm an toàn trong quan hệ pháp luật dân sự, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất

Trang 16

nước trong thời kỳ đổi mới Đặc biệt là Bộ luật Dân sự dành riêng chương V để quy định

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Vì vậy các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ghi nhận trong Bộ luật này Bộ luật Dân sự 1995 là Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta

Bộ luật này quy định đầy đủ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng so với thông tư 173-TANDTC Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm mang tính chất kế thừa và đồng thời phát triển một bước quan trọng của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung Nói Bộ luật Dân

sự 1995 mang tính kế thừa là ở chỗ những quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng không có sự khác biệt lớn với những quy định của Thông tư 173-TANDTC ngày 23 tháng 3 năm 1972 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, nguyên tắc bồi thường do tài sản bị xâm phạm Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP, đây là những văn bản ghi nhận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, với những quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc

áp dụng những quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm trên thực tế được thuận lợi hơn

1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Sau thời gian áp dụng, Bộ luật Dân sự 1995 đã không còn phù hợp với thực tế trong giai đoạn đất nước đang phát triển và hội nhập như hiện nay, nên yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 1995 Vì lý do đó, vào ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự 2005 Theo Bộ luật Dân sự 2005 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 604 “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Để đưa ra những điều luật đi vào thực hiện

trên thực tế, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong đó có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Theo Nghị quyết 03/2006 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cũng giống như các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 bao gồm các yếu tố sau: Phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy

ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại Nguyên tắc thực hiện việc bồi thường thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, các bên

có thể tự thỏa thuận việc bồi thường, giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại phải phù hợp với thực tế Ngoài ra, tại Điều 32 Hiến pháp năm

Trang 17

2013 cũng có quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” Cho đến nay thì pháp luật ngày càng đặc biệt chú trọng đến việc bảo hộ quyền

sở hữu tài sản của mọi người

So với các văn bản trước, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hơn, phù hợp hơn vì các văn bản trước không có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như Bộ luật Dân sự 2005 Ngoài

ra, Bộ luật này còn quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian họ được trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý.6 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2005 quy định trong trường hợp người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho tài sản của người khác trong thời gian học tại trường học, bệnh viện, tổ chức quản lý, thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra, nếu chứng minh được mình không có lỗi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 còn nhiều hạn chế như không quy định

về bồi thường thiệt hại về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm, mức bồi thường còn chưa phù hợp,…

Những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006, đã tạo cơ sở pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, đồng thời cũng giúp cho việc giải quyết tranh chấp của Tòa án được thuận lợi và nhanh chóng

1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm

Việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự 2005 được quy định từ Điều 4 đến Điều 12 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự

2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

“Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

“1 Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công

6 Vụ công tác lập pháp, Những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp, 2005, tr.36

Trang 18

việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

2 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình

3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế của người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”

1.3.1 Nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận

Đây là nguyên tắc chủ đạo của ngành luật Dân sự Theo nguyên tắc chung thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, nhưng luật cho phép các bên có quyền tự

do thỏa thuận khác về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường cao hơn hoặc thấp hơn mức thiệt hại; có thể thỏa thuận bằng tiền, hiện vật hoặc một công việc cụ thể; các bên có thể thỏa thuận phương thức bồi thường là một lần hoặc nhiều lần, bồi thường trực tiếp hay qua người thứ ba Nhưng các thỏa thuận này phải không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, nếu các bên không thỏa thuận được hoặc trong một số trường hợp pháp luật không cho phép thỏa thuận thì phải áp dụng theo quy định của pháp luật là nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời

1.3.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời

Bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra là nguyên tắc công bằng và hợp lý, cần bảo đảm thực hiện cho phù hợp với mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại là khi tài sản bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của Bộ luật Dân sự 2005 quy định trong trường hợp cụ thể đó, thiệt hại tài sản bị xâm phạm bao gồm những thiệt hại nào và phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu, thiệt hại đó phải tính được thành tiền, để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó Ví dụ: N đốt rác bên sân sau nhà N, vô tình làm cháy quần áo đang phơi trên sào của M bên sân sau nhà

M quần áo bị cháy trị giá 1 triệu đồng Vậy trong trường hợp này N phải bồi thường toàn

bộ cho M là 1 triệu đồng

Bồi thường kịp thời là bồi thường đúng lúc người bị thiệt hại đang cần để dùng vào việc hạn chế và khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời thì Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự

Trang 19

1.3.3 Nguyên tắc giảm mức bồi thường

Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của Tòa án, phù hợp với điều kiện thực tế của đương sự tại khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện:7

Thứ nhất là do lỗi vô ý mà gây thiệt hại

Thứ hai là thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của

họ, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó Quy định này rất khó áp dụng trên thực tế, vì nó chỉ mới định tính chứ chưa định lượng cụ thể việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu, cho nên việc quyết định giảm mức bồi thường trong từng vụ cụ thể phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người gây thiệt hại Mặt khác, phải xem xét mức thiệt hại đó lớn hay nhỏ, nếu thiệt hại không lớn thì người gây thiệt hại với lỗi vô ý vẫn phải bồi thường Nhưng nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại thì cần xem xét giảm mức bồi thường Khi xem xét thiệt hại có quá lớn so với khả năng kinh tế hay không thì không chỉ nhìn vào hoàn cảnh kinh tế, thu nhập hiện tại của đương sự mà còn tính đến khả năng thu nhập về sau của đương sự

1.3.4 Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường Mặc dù mức bồi thường đã có hiệu lực nhưng khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường Mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế có thể là sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội, sự biến động của giá cả hoặc có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại Ví dụ: khi người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường khi gây thiệt hại với lỗi vô ý, mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt, nhưng

về sau, vì lý do nào đó mà người gây thiệt hại có thu nhập và trở nên giàu có, thì khi đó người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thường cho phù hợp với thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra cho mình

Việc thay đổi mức bồi thường thông thường chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường nhiều lần theo định kỳ, nhất là các khoản thu nhập thực tế bị mất do sức khỏe bị giảm sút trong thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm hoặc tiền cấp dưỡng trong trường hợp

7 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn

áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 20

thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Còn đối với thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì đa

số các thiệt hại được bồi thường một lần nên ít có trường hợp thay đổi mức bồi thường

1.4 Vai trò của pháp luật trong việc quy định về quy định bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm bao gồm hai chức năng chính:8

1.4.1 Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có tài sản bị xâm phạm

Trong thực tế sự xâm phạm đến tài sản của người khác rất đa dạng và phong phú

Vì vậy, tại Điều 255 Bộ luật Dân sự 2005 đã ghi nhận các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của họ Một trong những biện pháp bảo vệ đó là việc pháp luật quy định và

công nhận: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” Quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu tài sản còn gắn liền với việc ngăn chặn

bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm đến tài sản của mình Chủ sở hữu tài sản có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản không thể tự mình bảo vệ tài sản của mình nếu có sự xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức

có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu

và hành vi trái pháp luật mà gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

1.4.2 Nhằm răn đe, phòng ngừa và chế tài những người có hành vi gây thiệt hại

Bên cạnh hệ thống quy phạm pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh, hướng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể Pháp luật còn chứa đựng những quy phạm cấm mọi hành

vi xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác Nếu có hành vi xâm phạm thì chủ thể đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do xâm phạm đến tài sản luôn mang đến hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại Vì người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại bằng một khoản tiền, một vật có giá trị tương xứng với giá trị thiệt hại hoặc bằng một công việc cụ thể để khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại Từ đó cho thấy chủ thể nào có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của chủ thể khác chẳng những không có lợi cho họ mà còn làm giảm đi tài sản mà họ đang có Những biện pháp được pháp luật quy định để áp dụng trong những trường hợp có vi phạm pháp luật của các chủ thể, thể hiện sức mạnh của Nhà nước,

8 Nguyễn Văn Cương – Chu Thị Hoa, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4,

Trang 21

quyền lực của cá nhân một cách công khai, có ý nghĩa rất lớn để răn đe, phòng ngừa, đồng thời để xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác

Như vậy, pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tài sản là nhằm bảo vệ tài sản của chủ thể, góp phần nâng cao tính trách nhiệm của mỗi chủ thể, không được xâm phạm đến tài sản của người khác một cách trái pháp luật, nếu xâm phạm mà gây thiệt hại thì chủ thể đó phải chịu sự chế tài của pháp luật là họ phải bồi thường cho người bị thiệt hại

Trang 22

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI

SẢN BỊ XÂM PHẠM 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Pháp luật quy định những biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm trước những hậu quả mà mình gây ra cho người khác,

đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Như vậy, trách

nhiệm bồi thường chính là hậu quả bất lợi về tài sản mà người có hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác phải gánh chịu

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây thiệt hại cho người khác không thể xác định một cách tuỳ tiện và thiếu căn cứ Pháp luật dân sự quy định việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại căn cứ vào các điều kiện nhất định Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là những yếu tố tạo nên cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường Các điều kiện này phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ

Theo Nghị Quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của

Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi của người gây thiệt hại

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm là một phần của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách nhiệm phát sinh cũng dựa vào những căn cứ trên

2.1.1 Có thiệt hại xảy ra

Mục đích của việc bồi thường thiệt hại là khôi phục lại, bù đắp lại những tổn thất cho người bị thiệt hại cho nên nếu không có thiệt hại thì vấn đề bồi thường sẽ không được đặt ra kể cả trong trường hợp các điều kiện khác đã đáp ứng đầy đủ Từ đây có thể thấy thiệt hại là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải có của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để quyết định xem có phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không

Thiệt hại bao gồm hai loại: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần Thiệt hại

về vật chất là những mất mát, tổn thất thực tế, hư hỏng, giảm sút về một lợi ích vật chất

Trang 23

của một bên bị hành vi trái pháp luật của bên kia gây ra; thiệt hại về vật chất có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.9 Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc suy sụp về tâm lý của cá nhân bị hành vi trái pháp luật gây nên Theo pháp luật Dân sự Việt Nam thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là những thiệt hại

về vật chất của người bị thiệt hại, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, tài sản bị hủy hoại hoặc

bị hư hư hỏng, những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản Ví dụ: Ông Tăng Minh Đức (ở ấp Mỹ

An B, xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre) vừa gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã đề nghị hỗ trợ

xử lý việc hai cây dừa của hộ bà Đỗ Thị Minh có ngọn đổ sang đất của ông Mấy ngày qua dừa khô từ hai cây dừa này liên tục “giội” ầm ầm trên mái nhà làm hư hỏng tôn, nước mưa chảy xối xả vào nhà.10 Trong tình huống này cây dừa bà Minh đã rụng trái xuống mái nhà của ông Đức, làm cho mái nhà của ông Đức bị hư hỏng tôn, nước mưa chảy vào nhà, gây thiệt hại cho ông Đức Do đó bà Minh phải được xem xét để bồi thường cho ông Đức

Trong trách nhiệm dân sự thì chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tài sản nói riêng

Do đó, việc xác định thiệt hại là rất quan trọng và cần thiết, cho nên phải xác định chính xác xem trong trường hợp đó có thiệt hại xảy ra hay không, thiệt hại nào là chính đáng và bắt buộc phải bồi thường, mức bồi thường là bao nhiêu…

Vì vậy, Tòa án phải xem xét kỹ để xác định cho đúng đắn và hợp lý nhất để đảm bảo tính công bằng cho các đương sự

2.1.2 Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

Quyền được bảo vệ tài sản là quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức có tài sản hợp pháp Mọi người đều phải tôn trọng quyền này của chủ thể khác và không được thực hiện bất cứ một hành vi nào xâm phạm đến quyền này Việc xâm phạm và gây thiệt hại

có thể là hành vi trái pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư

Hành vi gây thiệt hại trước tiên là hành vi pháp luật cấm thực hiện, nếu hành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực hiện hành vi đó không phải bồi thường thiệt hại Không thể có người gây thiệt hại khi không có hành vi gây thiệt hại Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con người, diễn ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại tới tài sản của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ Hành vi trái

9 Nguyễn Xuân Đang, Về thiệt hại trong trách nhiệm BTTHNHĐ,

http://www.vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=718 , [truy cập ngày 05-9-2014]

10 Vân Trường, Khổ vì “bom” dừa nhà hàng xóm, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2014,

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20141007/kho-vi-bom-dua-nha-hang-xom/655174.html , [truy cập ngày 20-9-2014]

Trang 24

pháp luật là những xử sự cụ thể của con người thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác

Hành động gây thiệt hại là hành vi cụ thể của một chủ thể nào đó mà xâm phạm tài sản của người khác, có thể tác động trực tiếp vào tài sản bị thiệt hại hoặc tác động gián tiếp thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại.11

Ví dụ: anh K và anh T làm chung công ty, do mâu thuẫn với nhau từ trước nên anh T đã nhân cơ hội lúc nghỉ trưa mà lẻn vào phòng làm việc của anh K để làm hỏng máy vi tính cá nhân của anh K Hành vi của anh T là hành vi trái pháp luật, đã xâm phạm đến tài sản của người khác, cụ thể là máy vi tính cá nhân của anh K

Không hành động gây thiệt hại là một dạng hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điều kiện làm việc đó.12 Ví dụ: anh Q là nhân viên giữ cống, mỗi ngày anh Q có nhiệm vụ đóng,

mở cống để nước ra vào phục vụ cho việc tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản của người dân Một hôm, do anh Q mệt nên nằm nghỉ ngơi, không ngờ lại ngủ quên, khi nước lớn là lúc phải mở cống, nhưng do ngủ quên nên anh Q không mở cống, làm bể cống, nước tràn về xóm dưới, gây thiệt hại hoa màu, ruộng lúa ở xóm dưới

Hành động và không hành động đều là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, lý trí điều khiển và có khả năng làm biến đổi tình trạng của tài sản, gây thiệt hại cho tài sản được pháp luật bảo vệ

Không phải mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp đều là hành vi trái pháp luật, bởi vì trên thực tế cũng như dưới góc độ pháp lý, có những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nhưng được pháp luật cho phép thực hiện hoặc bắt buộc phải thực hiện Ví dụ: nhân viên chữa cháy có thể dỡ bỏ một số tài sản xung quanh ngôi nhà bị cháy để tránh bị cháy lan Hành vi này của chủ thể được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, không phải là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chính vì thế người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người

bị thiệt hại Nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại

2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật gây

Trang 25

thiệt hại cho tài sản đó Đây chính là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định Tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác

mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Hành vi xâm phạm đến tài sản là nguyên nhân và thiệt hại là làm tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, đây là hậu quả của hành vi trái pháp luật đó

Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại cho nên hành vi đó bao giờ cũng xuất hiện trước thiệt hại Mối quan hệ nhân quả là một vấn đề phức tạp vì một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc nhiều hành vi trái pháp luật và ngược lại, một hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại

Trong trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì xác định đâu là nguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại quả thật là phức tạp Ở đây phải xác định xem hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây thiệt hại

Trường hợp một nguyên nhân có thể gây ra nhiều thiệt hại thì cần phải xác định rõ xem kết quả nào là hậu quả trực tiếp do nguyên nhân là hành vi trái pháp luật gây ra Trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chúng ta biết rằng người vi phạm chỉ phải bồi thường về những khoản được coi là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm, tuy nhiên, thiệt hại trực tiếp ở đây không nhất thiết phải là hậu quả ngay lập tức của nguyên nhân gây thiệt hại mà chỉ cần là hậu quả tất nhiên của hành vi gây thiệt hại

Ví dụ: Nhà anh G có nuôi một đàn gà mái, một hôm đàn gà mái đẻ được 100 trứng, nên anh G đã cho đàn gà mái ấp 100 trứng đó Trong quá trình ấp, trứng chưa kịp nở thì kẻ trộm lẻn vào trộm hết đàn gà mái của anh G, chỉ để lại số trứng chưa ấp xong Số trứng chưa ấp xong không thể ấp được nữa Do đó, đàn gà bị trộm là thiệt hại ngay lập tức, còn

số trứng không thể ấp được là hậu quả tất nhiên của hành vi gây thiệt hại

Tóm lại việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất phức tạp và dễ dẫn đến những sai lầm, vì vậy khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diện đối với vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một kết luận chính xác, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

2.1.4 Có lỗi của người gây thiệt hại

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung Xét về bản chất, lỗi chính là

Trang 26

quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự

đó phù hợp với pháp luật, tránh được thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi Như vậy, lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện

Việc áp dụng lỗi làm căn cứ để xác định trách nhiệm được Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 308 trong đó nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Lỗi bao gồm hai loại: lỗi

cố ý và lỗi vô ý Trong một số trường hợp cụ thể, không cần xác định yếu tố lỗi nhưng người gây thiệt hại cũng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.13

2.1.4.1 Lỗi cố ý

Một người sẽ bị coi là có lỗi cố ý, nếu họ nhận thức rõ hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình sẽ gây ra một thiệt hại cho phía bên kia mà vẫn vi phạm Hình thức lỗi nói trên được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2005 Theo khoản 2 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005

quy định hình thức lỗi cố ý như sau: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra” Điều luật này đã

loại trừ những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó có mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm về hành vi có lỗi của mình Về mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây thiệt hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ: một là mong muốn có thiệt hại xảy ra, hai là không mong muốn thiệt hại xảy

ra nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra Mức độ thể hiện ý chí - hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện thì phải chịu trách nhiệm bồi thường

Ví dụ: năm 2004, ông Hưởng thuê đất của bà Hồ Thị Quang để trồng mãng cầu trong 15 năm Được bốn năm, bà Quang cho biết cần bán đất để trả nợ, đề nghị ông Hưởng trả đất Ông Hưởng đồng ý nhưng hai bên không thỏa thuận cụ thể đối với các cây mãng cầu nên dẫn đến mâu thuẫn t lâu sau, chồng bà Quang cùng với một số con cháu đến chặt trụi vườn mãng cầu (có 599 cây) đang trong thời kỳ thu hoạch của ông Hưởng

Trang 27

Nếu không tính giá trị của từng cây mãng cầu mà chỉ tính riêng tiền thu hoạch từ bán trái mãng cầu, một năm ông Hưởng thu được 80 triệu đồng cho vụ nắng và 40 triệu đồng cho

vụ mưa Việc chặt phá cây mãng cầu gây thiệt hại lớn cho gia đình ông Hưởng.14

Qua ví

dụ này có thể thấy được hành vi của chồng bà Quang và một số con cháu là hành vi cố ý chặt vườn mãng cầu của ông Hưởng, gây thiệt hại lớn cho gia đình ông Hưởng

2.1.4.2 Lỗi vô ý Tại khoản 2 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về khái niệm lỗi vô ý: “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể thấy trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng lại cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được” Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc

cho thiệt hại xảy ra nhưng họ đã không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi

vô ý của mình tạo ra, do đó dù là vô ý thì họ cũng phải chịu trách nhiệm trước hậu quả xảy ra Ví dụ: Tại khu vực biển thuộc thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương (huyện Sông Cầu), phương tiện máy D15 của ông Nguyễn Văn Tám (sinh năm 1950, hộ khẩu thường trú ở khu phố Dân Phước, thị trấn Sông Cầu) trong lúc đang hành nghề, do trời tối nên đã mang phải nhá ghẹ của ông Nguyễn Văn Thu (sinh năm 1958, thường trú thôn Mỹ Thành, xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu) Hậu quả, 30 cái nhá ghẹ trị giá khoảng 600.000 đồng của ông Thu đã bị mất Sau khi được bộ đội biên phòng hòa giải, ông Thu đã chấp nhận số tiền bồi thường 300.000 đồng của ông Tám.15 Qua ví dụ này có thể thấy rằng hành vi của ông Tám là do lỗi vô ý đã gây ra thiệt hại cho ông Thu, và theo thỏa thuận thì ông Tám đã phải bồi thường cho ông Thu 300.000 đồng

Để xác định được lỗi cố ý hay vô ý, chúng ta phải dựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của người gây thiệt hại Bởi vì lỗi là trạng thái tâm lý của người gây thiệt hại Trạng thái tâm lý ở đây có thể bao gồm hai yếu tố, đó là lý trí và ý chí Yếu tố lý trí thể hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận thức được hoặc không nhận thức được dù

đủ điều kiện thực tế để nhận thức khả năng gây thiệt hại do hành vi của mình) Yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng thực hiện hành vi khác phù hợp với pháp luật) Như vậy, một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức được hoặc không nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại

Tóm lại, trong trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung

và bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói riêng, điều kiện lỗi không thể thiếu

Trang 28

được trong việc xác định trách nhiệm dân sự Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tài sản, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật, người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại Do lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nên việc xác định yếu tố lỗi là điều cần thiết Vì đối với ngành Tòa án, khi giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật

về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, đặc biệt là quy phạm quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm để qua đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật

2.1.4.3 Bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi

Mặc dù lỗi là một trong bốn yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm của một chủ thể, nhưng trong một số trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể, người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi Chẳng hạn như trong trường hợp thiệt hại xảy ra do làm ô nhiễm môi trường

Hành vi làm ô nhiễm môi trường được hiểu là những hành vi tác động đến các yếu

tố của môi trường (yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người) và gây ô nhiễm các yếu tố đó, làm tổn hại đến các yếu tố nguyên thủy của môi trường dẫn đến thiệt hại về tài sản Ví dụ như các bãi rác khi rác bị phân hủy sẽ tạo ra một lượng nước thấm vào đất theo các mạch nước ngầm đưa đến các ao hồ, kênh rạch xung quanh

đó, dẫn đến các loài cá bị nhiễm độc và chết, đồng thời lượng nước bị phân hủy đó theo các mạch nước ngầm dẫn đến các rễ cây, làm cho cây bị chết

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” Điều này có

nghĩa là trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường vẫn luôn luôn đặt ra đối với người làm ô nhiễm môi trường, dù người làm ô nhiễm môi trường không có lỗi, hoặc lỗi vô ý hay cố

ý

Một trường hợp nữa về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm mà không cần yếu tố lỗi, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, thú dữ,…có tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có thể lường được

Trang 29

trước và có thể ngăn chặn Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải được hiểu là chính

sự hoạt động tự thân (tự tại) của nó gây ra, không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con người Chẳng hạn như máy bay đang bay bị rơi, hoặc là xe vận tải đang lên dốc thì bị chết máy, mất phanh,…đã gây thiệt hại về tài sản cho người khác Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho dù có lỗi hoặc không có lỗi đều có trách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho người khác Trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại; hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết

2.2 Xác định thiệt hại được bồi thường

Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường Để thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại, chỉ có thể thực hiện được khi xác định chính xác toàn bộ thiệt hại là bao nhiêu và trên cơ sở đó ấn định mức bồi thường cho phù hợp với thiệt hại thực tế Vì vậy việc xác định thiệt hại là rất quan trọng và cần thiết

Theo Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc xác định thiệt hại do tài sản

bị xâm phạm bao gồm:

“1 Tài sản bị mất;

2 Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”

Như vậy, thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và

sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường

2.2.1 Tài sản bị mất

Tài sản bị mất là trường hợp tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không thể tìm lại được Khi tài sản bị mất tức là tài sản đã bị thiệt hại hoàn toàn và không thể khắc phục được, cho nên người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị của tài sản bị mất Đối với trường hợp này cần xác định giá trị thực tế của tài sản làm căn cứ để người gây ra thiệt hại bồi thường toàn bộ

Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể

về việc xác định giá trị của tài sản bị mất căn cứ vào thời điểm nào: thời điểm tài sản bị mất, thời điểm giải quyết tranh chấp hay thời điểm tiến hành bồi thường Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 có quy định về

vấn đề này như sau: “Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại

Trang 30

thời điểm giải quyết bồi thường.” Theo quy định thì giá trị của tài sản bị mất được xác

định theo giá của tài sản cùng loại trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường Quy định này chỉ áp dụng cho tài sản bị mất là tài sản cùng loại, tức là có tài sản cùng loại trên thị trường để làm căn cứ xác định giá

Khi giải quyết việc bồi thường đối với tài sản bị mất thì cũng cần xem xét đến yếu

tố cũ mới, độ hao mòn của tài sản Nếu tài sản bị mất là tài sản mới thì thiệt hại được bồi thường là toàn bộ giá trị tài sản; trong trường hợp tài sản đã được sử dụng thì khi xác định giá trị tài sản bị mất phải trừ đi giá trị phần tài sản đã hao mòn Ví dụ: chiếc xe máy của chị Nguyên đã mua được hai năm, cái bình xe đã bị hư Chị My là người ở khu nhà trọ đối diện với khu nhà trọ của chị Nguyên Một hôm, với lòng tham nên chị My đã lấy trộm xe máy của chị Nguyên, khi bị phát hiện ra thì chị My phải bồi thường thiệt hại là giá trị chiếc xe máy của chị Nguyên, trừ đi giá trị cái bình xe

2.2.2 Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng

Tài sản bị hủy hoại là những tài sản bị thiệt hại nặng, không thể phục hồi chức năng như ban đầu, cho nên chủ sở hữu không thể khai thác tính năng, công dụng của tài sản Do tài sản bị hủy hoại gần giống với tài sản bị mất về khả năng khôi phục, tức là cả hai loại tài sản này đều không thể phục hồi lại như ban đầu, cho nên việc xác định thiệt hại đối với tài sản bị hủy hoại giống với trường hợp tài sản bị mất Tức là người gây thiệt hại bồi thường toàn bộ giá trị tài sản cho người bị thiệt hại theo giá thị trường vào thời điểm giải quyết bồi thường

Tài sản bị hư hỏng là những tài sản bị hỏng nhiều bộ phận, làm giảm sút hoặc mất khả năng sử dụng tài sản Tài sản bị hư hỏng vẫn có khả năng sửa chữa, phục hồi lại chức năng sử dụng Hiện nay, việc bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị hư hỏng không được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 quy định như

sau: “Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường vào thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản, nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo khoản 1 điều này.” Như vậy, đối với tài sản bị hư hỏng thì vệc bồi thường được xác

định theo hai trường hợp Thứ nhất, nếu tài sản hư hỏng có thể khôi phục, sửa chữa lại được thì thiệt hại được xác định là chi phí cần thiết, hợp lý bỏ ra để khôi phục, sửa chữa tài sản, những chi phí này được tính theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường Thứ hai, nếu tài sản hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định giống với trường hợp tài sản bị mất Có nhiều hình thức bồi thường tài sản bị hư hỏng, chẳng hạn như bằng cách tự sửa chữa vật, thuê người khác sửa chữa hoặc trả chi phí cho người bị thiệt hại tự sửa chữa Nếu tài sản bị hỏng nặng không thể tự sửa chữa như tình trạng ban đầu thì người gây thiệt hại phải trả tài sản có mục đích

Ngày đăng: 03/10/2015, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Một vụ việc, bốn hướng giải quyết, 2011, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/boi-thuong-trong-tai-nan-giao-thong-roi-ram-133105.html, [truy cập ngày 1-11-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Một vụ việc, bốn hướng giải quyết
17. Đỗ Văn Đại, Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 8-2008, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam
18. Dương Hằng, Kiện đòi bạn 100 triệu vì làm hỏng chim, Báo điện tử Việt Báo, 2012, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Kien-doi-ban-100-trieu-vi-lam-hong-chim/55463515/157/,[truy cập ngày 29-10-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiện đòi bạn 100 triệu vì làm hỏng chim", Báo điện tử "Việt Báo
20. Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tƣ pháp
21. Nguyễn Văn Cương – Chu Thị Hoa, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", Tạp chí "Nghiên cứu lập pháp
22. Thanh Hiền, Sông Cầu: Hòa giải thành một vụ gây thiệt hại tài sản trên biển, Báo điện tử Phú Yên, 2008, http://www.baophuyen.com.vn/141/29992/song-cau--hoa-giai-thanh-mot-vu-gay-thiet-hai-tai-san-tren-bien.html, [truy cập ngày 30-9-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông Cầu: Hòa giải thành một vụ gây thiệt hại tài sản trên biển", Báo điện tử "Phú Yên
23. Tuấn Vũ, Đoàn Minh, Long An: Cháy gần KCN Long Hậu, hơn 60 nhà dân, ki ôt, phòng trọ bị thiêu rụi, Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng, 2014, http://www.sggp.org.vn/chaynoantt/2014/4/345765/, [truy cập ngày 28-10-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long An: Cháy gần KCN Long Hậu, hơn 60 nhà dân, ki ôt, phòng trọ bị thiêu rụi", Báo điện tử "Sài Gòn Giải phóng
24. V.Hà, Chậm bồi thường thiệt hại ao nuôi cá, Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://plo.vn/ban-doc/cham-boi-thuong-thiet-hai-ao-nuoi-ca-473634.html, [truy cập ngày 20-10-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chậm bồi thường thiệt hại ao nuôi cá," Báo điện tử "Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
25. Vân Trường, Khổ vì “bom” dừa nhà hàng xóm, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2014, http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20141007/kho-vi-bom-dua-nha-hang-xom/655174.html, [truy cập ngày 20-9-2014] Danh mục trang thông tin điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổ vì “bom” dừa nhà hàng xóm", Báo điện tử "Tuổi trẻ
28. Ngô Huy Cương, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm Dân sự - So sánh và phê phán, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/07/2420-2/, [truy cập ngày 05-8- 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm Dân sự - So sánh và phê phán
6. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật khác Khác
12. Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho phép sử dụng một số luật lệ ở Bắc – Trung – Nam Khác
13. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quy định về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật do chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Khác
14. Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khác
15. Thông tƣ 173-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 3 năm 1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Danh mục sách, báo, tạp chí, luận văn Khác
29. Thiên Long, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gia súc gây thiệt hại: vụ án… con trâu gẫy sừng ở Hiệp Đức (Quảng Nam), quyết định Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w