5. Bố cục đề tài
3.3 Xác định mức bồi thƣờng chƣa hợp lý
Đối với giải quyết bồi thƣờng thiệt hại nói chung và bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm nói riêng thì việc thu thập chứng cứ, xác định thiệt hại có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì đó là cơ sở để Tòa án quyết định bên gây thiệt hại có phải bồi thƣờng cho bên bị thiệt hại không và mức bồi thƣờng là bao nhiêu. Từ đó giúp cho Tòa án giải quyết vụ án dân sự đƣợc chính xác và khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra nhiều trƣờng hợp chƣa thu thập đủ tài liệu, chứng cứ, xác định mức thiệt hại mà tòa án
26 Đỗ Văn Đại, Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 8- 2008, số 16, tr.21.
vẫn ra phán quyết, dẫn đến việc đƣa ra quyết định sai, khiến cho các bên đƣơng sự không phục. Cụ thể ở ví dụ sau:
Ví dụ: Đêm ngày 17.8.2008, khi thấy trâu nhà ông Lê Mai đứng cạnh chuồng trâu nhà mình, còn trâu của nhà ở trong chuồng lịch kịch, ông Lê Trọng ở thôn Nam An Sơn, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã gọi ông Mai dắt trâu về. Sáng hôm sau, ông Trọng phát hiện trâu nhà mình bị gẫy một cái sừng bên phải. Cùng ngày hôm đó, sau khi đã mời công an xã đến lập biên bản ghi nhận sự việc, ông Trọng đã kêu ngƣời mổ trâu bán đƣợc 6 triệu đồng. Cho rằng do trâu nhà ông Mai gây nên, ông Trọng đã yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại (ông Trọng tính giá trị con trâu hơn 14 triệu đồng, nay chỉ bán đƣợc 6 triệu đồng. Nên ông Mai phải bồi thƣờng 8 triệu đồng cho chiếc sừng trâu bị gẫy. Trƣớc đấy, ở Hội đồng hòa giải của xã, ông Trọng đã nói: con trâu nhà ông là trâu đang chửa, sinh lợi, mỗi năm trâu mẹ đẻ trâu con. Chƣa kể vào vụ đi cày thuê, ít nhất cũng đƣợc vài trăm nghìn đồng. Khi trâu bị gẫy sừng, nó sẽ giảm sức khỏe, nên đành phải mổ bán lấy thịt…). Vì không thống nhất đƣợc cách giải quyết, ông Trọng đã làm đơn lên Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức yêu cầu giải quyết vụ việc. Kết quả Tòa tuyên ông Lê Mai phải bồi thƣờng cho ông Trọng 4, 8 triệu đồng tiền thiệt hại cho con trâu. Bản án này ngay lập tức bị ông Lê Mai kháng cáo.27
Xét ở vụ án trên, rõ ràng là ông Trọng cũng nói là thấy trâu nhà ông Lê Mai đứng cạnh chuồng trâu nhà mình chứ ông Trọng không hề thấy con trâu của ông Mai làm cho con trâu của mình bị gẫy sừng. Theo Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp… Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó”. Nhƣ vậy, việc ông Trọng yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông Trọng phải đƣa ra đƣợc những tài liệu, chứng cứ khách quan để chứng minh đƣợc trâu của gia đình mình bị gẫy sừng là do con trâu của gia đình ông Mai trực tiếp gây ra. Nếu sáng hôm sau, ông mới phát hiện thấy chiếc sừng trâu của gia đình ông bị gẫy, trong khi trâu của ông ở trong chuồng, trâu nhà ông Mai ở ngoài từ tối hôm trƣớc, rồi nghĩ rằng sừng trâu của gia đình ông đã do con trâu nhà ông Mai làm gẫy, rồi yêu cầu bồi thƣờng 8 triệu đồng là không có căn cứ. Bởi xét về thời gian cũng nhƣ hiện trƣờng, không ai trực tiếp chứng kiến hai con trâu đang chọi nhau, ông Trọng chỉ phát hiện ra tiếng động lịch kịch, khi ra thấy con trâu của ông Mai đứng ở ngoài. Ngoài việc con trâu của nhà ông Trọng bị gẫy sừng, không thấy mô tả có
27
Thiên Long, Thông tin pháp luật Dân sự, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gia súc gây thiệt hại: vụ án… con
trâu gẫy sừng ở Hiệp Đức (Quảng Nam), quyết định của Tòa án thiếu thuyết phục,
những thƣơng tích nào khác. Giả sử trâu nhà ông Mai có làm gẫy sừng trâu nhà ông Trọng tối hôm trƣớc là có thật, thì việc ông Trọng gọi ngƣời đến mổ trâu và bán đƣợc 6 triệu đồng, sau đó bắt đền ông Mai phải bồi thƣờng cũng chƣa hợp lý. Bởi trâu nhà ông là trâu nuôi, để cày mà gẫy sừng, trâu không bị chết thì không ảnh hƣởng lắm đến cày kéo và sinh nở. Nhƣng ngƣời giết trâu là ông Trọng chứ không phải là trâu của ông Mai, nên lý do mà ông Trọng đƣa ra để buộc ông Mai bôi thƣờng là không hợp lý. Khi thấy trâu nhà mình bị gẫy một sừng bên phải, ông Trọng đã gọi công an xã đến lập biên bản về chiếc sừng bị gẫy, ông Mai có thừa nhận trâu nhà mình làm gẫy sừng trâu nhà ông Trọng không? Trong khi hai bên vẫn chƣa thoả thuận đƣợc việc bồi thƣờng, căn cứ nào ông Trọng cho rằng trâu nhà mình trị giá 14 triệu và con trâu này đã đƣợc đem ra định giá chƣa?
Từ các căn cứ trên cho thấy, việc trâu gẫy sừng chƣa làm rõ nguyên nhân, Toà đã vội buộc ông Mai phải bồi thƣờng cho ông Trọng 4, 8 triệu đồng, nhƣ vậy là không hợp lý. Đấy là chƣa kể đến những nguyên nhân làm trâu bị gẫy sừng: trƣớc hôm bị gẫy sừng, trâu nhà ông Trọng va chạm với trâu nào khác không; Sừng trâu nhà ông Trọng có bị hà, nứt, rạn… không? Trâu nhà ông Trọng có bị đau bụng, cà sừng vào toang, chuồng hay không? Đây rất có thể là nguyên nhân dẫn đến sừng trâu bị gẫy. Hơn nữa, trâu này không phải là trâu chọi, chỉ là trâu cày và sinh nở, nếu gẫy sừng cũng không ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe và cày kéo nếu trâu vẫn sống. Nhƣ voi ở Tây Nguyên còn bị cƣa ngà, vẫn chở gỗ bình thƣờng, trâu bị cƣa sừng vẫn sống, kéo cày tốt.
Do đó, việc Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức tuyên án buộc ông Lê Mai phải bồi thƣờng cho ông Trọng 4,8 triệu đồng là không hợp lý. Vì trong trƣờng hợp này chƣa khẳng định chính xác là con trâu của ông Lê Mai có làm gẫy sừng con trâu của ông Trọng hay không nên Tòa tuyên án nhƣ vậy là thiếu tính thuyết phục. Bởi ngƣời yêu cầu khởi kiện đã đƣa ra thiếu chứng cứ khách quan, còn tòa tuyên đã không dựa vào căn cứ pháp lý để giải quyết vụ kiện.
Nhƣ vậy, từ ví dụ trên có thể thấy đƣợc công tác xét xử của Tòa án thực sự có vấn đề, Tòa án thụ lý giải quyết vụ án mà lại không xác định rõ nguyên nhân thực hƣ nhƣ thế nào, không có gì để chứng minh con trâu của ông Mai làm gẫy sừng trâu của ông Trọng, và không xem xét nguyên nhân làm cho con trâu của ông Trọng vì sao lại chết. Thực tế ngƣời giết con trâu là ông Trọng, cho dù trâu của ông Mai có làm gẫy sừng trâu của ông Trọng thì cũng đâu dẫn đến việc con trâu của ông Trọng phải chết. Do đó Tòa xử nhƣ vậy là hoàn toàn thiếu căn cứ, và đồng thời đã thể hiện đƣợc sự thiếu sót của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự.
Vậy thì nguyên nhân của vấn đề này là nằm ở đâu? Có thể là do số lƣợng vụ án quá nhiều nên khiến cho cán bộ Tòa án giải quyết qua loa, thiếu trách nhiệm. Hay cũng có thể là vì lợi ích nào đó mà làm cho ngƣời giải quyết vụ án nghiên về một bên, làm ảnh
hƣởng quyền và lợi ích của bên kia. Hoặc cũng có thể là ngƣời giải quyết vụ án là ngƣời không có năng lực, không có khả năng nên mới đƣa ra quyết định sai,… Cho dù là vì lý do gì thì vẫn không nên để tình trạng này tiếp tục kéo dài, nếu nhƣ lại gây ra thêm một vài vụ án nhƣ vậy nữa thì ngành Tòa án thật sự khó ăn nói với ngƣời dân.
Kiến nghị:
Trên thực tế, án dân sự luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và phức tạp nhất trong tất cả các loại án, bởi vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ thôi là đã có thể bị kéo vào một vụ án dân sự rồi. Án dân sự là một loại án rất khó giải quyết, cho nên để đảm bảo vụ án đƣợc giải quyết một cách khách quan và chính xác thì một yêu cầu đƣợc đặt ra đó là đòi hỏi các Thẩm phán và cán bộ Tòa án phải tích cực chủ động trong việc xác minh sự thật, kiểm tra, đánh giá những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết, tăng cƣờng hỏi tại phiên tòa nhằm tạo điều kiện cho ngƣời tham gia phiên tòa trình bày, chứng minh và tranh luận, nhƣ vậy sẽ đảm bảo rằng tòa án công bằng đứng giữa hai bên.
Ngoài ra, hiện nay số lƣợng thẩm phán ở các Tòa án còn thiếu và còn yếu, nên đề xuất mở rộng thêm nguồn thẩm phán. Bên cạnh đó cần phải xem xét đến vấn đề tiền lƣơng và địa vị của Thẩm phán. Nếu có thể đảm bảo cho họ có mức sống cao trong xã hội thì mới thu hút đƣợc những ngƣời có năng lực. Có nhƣ vậy thì việc xét xử mới đảm bảo tính công bằng, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Nếu một thẩm phán am hiểu pháp luật và tận tâm với nghề thì sẽ hạn chế rất nhiều những sai sót khi giải quyết vụ án.
3.4 Khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học ở trƣờng
Mặc dù luật quy định trách nhiệm bồi thƣờng thuộc về cha, mẹ và ngƣời giám hộ của ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt hại, nhƣng trong trƣờng hợp ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt hại cho ngƣời khác trong thời gian học tại trƣờng thì trƣờng học phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra”. Theo quy định này thì trách nhiệm của nhà trƣờng đƣợc xác định đối với những thiệt hại do học sinh đang trong thời gian học ở trƣờng gây ra, quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trƣờng trong việc quản lý học sinh (dƣới mƣời lăm tuổi). Nếu nhà trƣờng chứng minh đƣợc họ không có lỗi thì cha, mẹ, ngƣời giám hộ phải có trách nhiệm bồi thƣờng.28
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra nhiều trƣờng hợp ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi đang trong thời gian học ở trƣờng gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác (chẳng hạn nhƣ trong lúc học thể dục vô tình đá quả bóng làm bể cửa kính của một ngôi nhà gần trƣờng học, hoặc là trong lúc đùa giỡn với bạn bè đã làm hƣ hại đến tài sản của bạn,…). Thay vì
theo luật thì ngƣời bị thiệt hại (hoặc đại diện của ngƣời bị thiệt hại) sẽ yêu cầu nhà trƣờng bồi thƣờng thiệt hại, nhƣng ngƣời bị thiệt hại (hoặc đại diện của ngƣời bị thiệt hại) lại yêu cầu cha, mẹ của ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng. Trong thực tế ngày nay, việc ngƣời chƣa thành niên mà có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của ngƣời khác thì ngƣời bị thiệt hại sẽ kiện chính cha, mẹ của ngƣời gây thiệt hại để đòi bồi thƣờng chứ ít khi nào ngƣời bị thiệt hại kiện đòi nhà trƣờng bồi thƣờng. Nguyên nhân của việc xác định không đúng chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng có thể là do ngƣời dân còn ít hiểu biết về pháp luật, từ đó dẫn đến việc đòi bồi thƣờng sai đối tƣợng.
Thêm một bất cập nữa là, theo Bộ luật Dân sự 2005, quy định tại Điều 621 dễ gây ra sự nhầm lẫn, trên phần tiêu đề thì viết rõ là “Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý”. Nhƣng trong khoản 1 điều này lại chỉ quy định là nhà trƣờng có trách nhiệm bồi thƣờng khi ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi đang trong thời gian học tại trƣờng mà gây thiệt hại. Vậy thì khi ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi trong chuyến tham quan do trƣờng tổ chức, hoặc là trong tiết học ngoại khóa mà địa điểm học không phải ở trƣờng mà gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác thì ai sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng? Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự thì nhà trƣờng chỉ chịu trách nhiệm bồi thƣờng khi ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi “trong thời gian học tại trƣờng” mà gây thiệt hại thôi. Trong khi đó các trƣờng hợp đặt ra ở trên không phải là trong thời gian học tại trƣờng. Tuy nhiên, “Thời gian trực tiếp quản lý” là thời hạn trong đó nhà trƣờng theo quy định về nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục mà họ đã không thực hiện chức năng của họ, do lỗi quản lý không tốt để ngƣời không có năng lực hành vi, ngƣời dƣới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho ngƣời khác, nhà trƣờng phải có nghĩa vụ quản lý học sinh trong các khoảng thời gian nhƣ: thời gian học chính khóa tại trƣờng, thời gian học ngoại khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác do nhà trƣờng tổ chức. Rõ ràng trong các trƣờng hợp đó thì nhà trƣờng vẫn đang thực hiện trách nhiệm quản lý của mình đối với học sinh.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học ở trƣờng, tùy vào trƣờng hợp mà có nhiều hƣớng giải quyết, gây khó khăn trong việc xác định chủ thể nào là ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại. những chủ thể đó có thể là cha, mẹ, ngƣời giám hộ hoặc là nhà trƣờng của ngƣời gây thiệt hại hoặc là một chủ thể khác.
Ví dụ: Em NTL ngụ quận Tân Bình (TP.HCM), 14 tuổi, học lớp 9. Thời gian học tại trƣờng, L. lẻn ra ngoài lấy xe máy của chú chạy, lấn trái gây tai nạn làm một ngƣời bị thƣơng nặng và xe cũng bị hƣ hỏng nặng. Khi giải quyết vụ đòi bồi thƣờng của nạn nhân, tòa rất mệt mỏi bởi phải xác định trách nhiệm của nhiều bên với nhiều tình huống. Một vụ việc mà có bốn hƣớng giải quyết sau:
- Nếu ngƣời chú không có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trƣờng học có lỗi trong việc quản lý em thì trƣờng học phải bồi thƣờng.
- Nếu ngƣời chú không có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trƣờng học không có lỗi trong việc quản lý em thì cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của em phải bồi thƣờng.
- Nếu ngƣời chú có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trƣờng học không có lỗi trong việc quản lý em thì ngƣời chú phải liên đới với cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của em để bồi thƣờng.
- Nếu ngƣời chú có lỗi để cho em L. lấy xe, trƣờng học cũng có lỗi trong việc quản lý thì ngƣời chú phải liên đới với trƣờng học để bồi thƣờng.29
Chỉ có một vụ việc mà có đến bốn hƣớng giải quyết. Từ ví dụ trên ta có thể thấy rằng việc xác định lỗi để quy trách nhiệm bồi thƣờng thuộc về chủ thể nào là một việc khá phức tạp, chỉ cần sơ xuất một chút thôi là kết quả giải quyết sẽ khác ngay.
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi gây ra trong thời gian học tại trƣờng là một trong những trƣờng hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nói