Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 40 - 41)

5. Bố cục đề tài

2.5.3 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại

Theo Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Có thể thấy rằng pháp luật cũng đã dự liệu đƣợc những tình huống gây ra thiệt hại mà lỗi lại thuộc về ngƣời bị thiệt hại. Việc loại trừ trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời gây thiệt hại trong trƣờng hợp hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại là vô cùng hợp lý, bởi vì không thể nào phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại khi ngƣời đó hoàn toàn không có lỗi. Quy định trên nhằm đảm bảo tính công bằng đối với cả ngƣời bị thiệt hại lẫn ngƣời gây thiệt hại. Quy định này đƣợc áp dụng đối với một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thƣờng thiệt hại khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại. Trong trƣờng hợp này, ngƣời bị thiệt hại phải hoàn toàn có lỗi, mà đó phải là lỗi cố ý thì ngƣời chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mới không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng.

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phƣơng tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Ví dụ: xe ô tô đang tham gia giao thông thì bất ngờ có một ngƣời chạy xe gắn máy lao vào để tự tử, nhƣng cuối cùng ngƣời này cũng đƣợc cứu chữa kịp thời nên tránh khỏi nguy hiểm, chỉ có chiếc xe máy là bị hƣ hỏng nặng. Do ngƣời điều khiển xe máy cố tình đụng vào xe ô tô nên chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thƣờng thiệt hại.

Thứ hai, chủ sở hữu súc vật không phải bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra cho ngƣời khác khi ngƣời bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc là súc vật gây thiệt hại cho mình. Lỗi của ngƣời bị thiệt hại có thể là vô ý hoặc cố ý, nhƣng phải xác định đƣợc lỗi đó

hoàn toàn thuộc về ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: hai con chó của anh G nuôi đang đùa giỡn trƣớc sân nhà, H là ngƣời chuyên đi quậy phá trong xóm, khi đi ngang nhà G, nhìn thấy vậy liền lấy đá ném vào hai con chó nên H đã bị một trong hai con chó đó nhào ra cắn rách cái quần jean H đang mặc. Nếu nhƣ H không phá hai con chó của anh G thì H đâu thể nào bị chó cắn, nên đây là lỗi của H, bởi vậy anh G không phải bồi thƣờng cho H.

Thứ ba, chủ sở hữu không phải bồi thƣờng thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra trong trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại. Chủ sở hữu cây cối phải chứng minh đƣợc là mình hoàn toàn không có lỗi trong việc chăm sóc, không để cây cối của mình trông coi gây thiệt hại cho ngƣời khác, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: anh O và anh I là hàng xóm gần nhà với nhau, nhà anh I có trồng một cây trứng cá trƣớc sân nhà, cách vài ngày là anh I lại ra tỉa cành cho cây trứng cá, vì anh sợ cành dài quá gió sẽ làm quật cành sang nhà hàng xóm, gây thiệt hại cho anh O. Anh O thì lại không thích cây trứng cá, cho rằng việc nhà anh I trồng cây trứng cá nhƣ vậy sẽ làm ảnh hƣởng đến vẻ mỹ quan của nhà anh O nên một hôm trong lúc anh I không có ở nhà, anh O quyết định lấy dao chặt bỏ cây trứng cá của anh I, hậu quả là cây trứng cá đã bị anh O chặt ngã xuống trƣớc cửa nhà anh O và làm cho cái lu nƣớc để trƣớc nhà của anh O bị bể. Trong trƣờng hợp này anh I hoàn toàn không có lỗi, lỗi hoàn toàn thuộc về anh O nên anh I không phải bồi thƣờng cái lu cho anh O.

Thứ tƣ, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác không phải bồi thƣờng thiệt hại khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại. Ví dụ: nhà của Minh do xây dựng từ rất lâu nên bị xuống cấp nghiêm trọng, Minh không thể tiếp tục sống trong căn nhà đó đƣợc. Do đó, Minh đã tiến hành tháo dỡ nhà cũ, xây lại nhà mới. Trong quá trình tháo dỡ, để tránh gây thiệt hại cho ngƣời khác, Minh đã để biển báo: cấm vào. Tuy Thanh đã thấy biển báo nhƣng Thanh vẫn chạy xe vào phần đất bên trong biển báo, vì đƣờng bên ngoài có nhiều ổ gà nên rất khó chạy. Không may là trong lúc Thanh vừa chạy vào thì bức tƣờng nhà Minh đổ xuống gây thiệt hại cho sức khỏe và tài sản của Thanh, cụ thể là chiếc xe gắn máy. Trong trƣờng hợp này, Thanh không đƣợc bồi thƣờng thiệt hại vì thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của Thanh, Minh đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an toàn thông qua việc thông báo tính nguy hiểm của công trình.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)