Bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 28 - 29)

5. Bố cục đề tài

2.1.4.3 Bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi

Mặc dù lỗi là một trong bốn yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm của một chủ thể, nhƣng trong một số trƣờng hợp mà pháp luật quy định cụ thể, ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng ngay cả khi không có lỗi. Chẳng hạn nhƣ trong trƣờng hợp thiệt hại xảy ra do làm ô nhiễm môi trƣờng.

Hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là những hành vi tác động đến các yếu tố của môi trƣờng (yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời) và gây ô nhiễm các yếu tố đó, làm tổn hại đến các yếu tố nguyên thủy của môi trƣờng dẫn đến thiệt hại về tài sản. Ví dụ nhƣ các bãi rác khi rác bị phân hủy sẽ tạo ra một lƣợng nƣớc thấm vào đất theo các mạch nƣớc ngầm đƣa đến các ao hồ, kênh rạch xung quanh đó, dẫn đến các loài cá bị nhiễm độc và chết, đồng thời lƣợng nƣớc bị phân hủy đó theo các mạch nƣớc ngầm dẫn đến các rễ cây, làm cho cây bị chết.

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Điều này có nghĩa là trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trƣờng nếu ngƣời bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thƣờng vẫn luôn luôn đặt ra đối với ngƣời làm ô nhiễm môi trƣờng, dù ngƣời làm ô nhiễm môi trƣờng không có lỗi, hoặc lỗi vô ý hay cố ý.

Một trƣờng hợp nữa về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm mà không cần yếu tố lỗi, đó là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, thú dữ,…có tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con ngƣời hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con ngƣời cũng có thể lƣờng đƣợc

trƣớc và có thể ngăn chặn. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải đƣợc hiểu là chính sự hoạt động tự thân (tự tại) của nó gây ra, không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ máy bay đang bay bị rơi, hoặc là xe vận tải đang lên dốc thì bị chết máy, mất phanh,…đã gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác. Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho dù có lỗi hoặc không có lỗi đều có trách nhiệm bồi thƣờng khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho ngƣời khác. Trừ trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của ngƣời gây thiệt hại; hoặc thiệt hại xảy ra trong trƣờng hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 28 - 29)