Quy định của pháp luật về xác định thiệt hại chƣa đầy đủ

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 46 - 50)

5. Bố cục đề tài

3.2 Quy định của pháp luật về xác định thiệt hại chƣa đầy đủ

Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân cao, hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đã quy

định một cách hợp lý về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà pháp luật vẫn chƣa quy định rõ.

Thứ nhất, đối với thiệt hại về vật chất. Thiệt hại về vật chất là những mất mát, tổn thất thực tế và phải tính đƣợc thành tiền. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cách xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng trong trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm đã đƣợc quy định khá chi tiết. Cụ thể tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: 1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”

Tuy nhiên, trên thực tế có những thiệt hại về tài sản rất khó xác định khi có thiệt hại xảy ra. Chẳng hạn trong tình huống sau đây: Chiều ngày 9/4/2014, tại ấp 3, xã Long Hậu. huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã xảy ra cháy lớn, thiêu rụi hàng chục sạp hàng và nhà trọ quanh Khu công nghiệp Long Hậu. Nhiều ngƣời dân chứng kiến kể lại, ngọn lửa phát ra tại một vựa ve chai cạnh khu công nghiệp. Phát hiện, chủ vựa cùng với các hộ kinh doanh tạp hoá bên cạnh nhanh chóng dùng bình chữa cháy mini và nƣớc dập lửa nhƣng bất thành, do bên trong vựa phế liệu có nhiều vật dễ cháy: cạc tông, vỏ dây điện, chai nhựa… Đến 13 giờ 20, gió lớn khiến lửa lan sang các ki ốt và một số phòng trọ ở bên cạnh. Lực lƣợng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trƣờng, triển khai nhiều phƣơng án dập lửa. Đến 15 giờ cùng ngày, đám cháy đƣợc dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy không gây thƣơng vong về ngƣời nhƣng đã thiêu rụi 5 nhà dân, 33 sạp ki ôt của 26 hộ kinh doanh, hơn 30 phòng trọ của công nhân.23

Trong tình huống này, chủ vựa ve chai phải bồi thƣờng thiệt hại cho chủ của 5 nhà dân, chủ 33 sạp ki ôt của 26 hộ kinh doanh và chủ của hơn 30 phòng trọ của công nhân, và bồi thƣờng thiệt hại cho những công nhân sống trong 30 phòng trọ đó. Trong đó, việc bồi thƣờng cho chủ nhà trọ gặp một số trở ngại, bởi vì thiệt hại về những căn phòng trọ thì dễ dàng xác định đƣợc mức thiệt hại để bồi thƣờng, nhƣng còn những khoản thu nhập từ việc cho thuê phòng trọ thì rất khó xác định đƣợc. Để xác định đƣợc thiệt hại một cách tƣơng đối chính xác thì cần phải tốn nhiều thời gian cho việc xác định. Xác định những khoản thu nhập từ việc cho thuê phòng trọ là việc xác định xem trƣớc khi xảy ra vụ cháy, chủ nhà trọ đã cho thuê đƣợc bao nhiêu phòng trong số những phòng đã bị cháy, xác định số tiền cho thuê mỗi tháng là bao nhiêu, thời gian cho thuê là bao lâu. Ngoài ra, đối với những ngƣời thuê phòng trọ nhƣng chƣa xác định đƣợc là sẽ thuê phòng trong thời gian

23 Tuấn Vũ, Đoàn Minh, Long An:Cháy gần KCN Long Hậu, hơn 60 nhà dân, ki ôt, phòng trọ bị thiêu rụi, Báo điện

bao lâu, hoặc là không có ý định dọn đi, nhƣng do vụ cháy xảy ra nên buộc họ phải dời đi, làm cho chủ nhà trọ mất thêm khoản thu nhập trong tƣơng lai mà họ sẽ nhận đƣợc, cho nên việc xác định thời gian thuê bao lâu là việc rất khó, điều này sẽ gây thiệt hại nặng đối với chủ nhà trọ. Nguyên nhân của vấn đề tồn tại ở đây là do pháp luật chƣa có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về việc xác định thiệt hại về vật chất, dẫn đến việc xác định chậm trễ, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại.

Thứ hai, pháp luật dân sự hiện hành quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì chỉ đƣợc bồi thƣờng về vật chất chứ không nhƣ những thiệt hại do xâm phạm uy tín, danh dự, sức khỏe, tính mạng (những thiệt hại này đƣợc xem xét bồi thƣờng cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần). Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc suy sụp về tâm lý của cá nhân bị hành vi trái pháp luật gây nên. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trƣờng hợp tài sản bị thiệt hại làm ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời bị thiệt hại, nhƣng theo luật thì thiệt hại tinh thần trong trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm sẽ không đƣợc bồi thƣờng.

Chẳng hạn nhƣ trong tình huống sau đây: Vụ hỏa hoạn lớn, xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 tối ngày 26-1-2014 tại dãy nhà trọ nằm trong hẻm 423/34 Lạc Long Quân (P5, Q.11, TP.HCM), làm 12 phòng trọ trong dãy nhà cho thuê 31 phòng bị lửa thiêu, trong đó hai phòng cháy hoàn toàn, 10 phòng cháy nham nhở, gây thiệt hại lớn về tài sản. Theo một số nhân chứng, thời điểm trên họ phát hiện khói lửa bốc lên tại một phòng trọ, liền hô hoán mọi ngƣời dập lửa. Tuy nhiên do cửa khóa kín nên việc tiếp cận khó khăn, chẳng mấy chốc ngọn lửa đã lan sang những phòng khác và bốc cao, công tác chữa cháy tại chỗ đành bất lực. Nhận tin báo, cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nhanh chóng đến hiện trƣờng, phun nƣớc từ xe cứu hỏa dập tắt ngọn lửa nhanh chóng. Đƣợc biết, dãy nhà trọ trên là của bà Trần Thị Lành, căn phòng phát hỏa do một ngƣời thuê ở nhƣng đã khó cửa về quê ăn tết. Nhiều ngƣời thuê dãy nhà trọ này bốc chốc trắng tay, đồ đạc, quà cáp, tiền bạc chuẩn bị sẵn để mang về quê ăn tết đã hóa thành tro bụi hoặc hƣ hỏng.24

Trong tình huống trên, vụ cháy xảy ra không những gây thiệt hại về tài sản cho chủ nhà trọ, những ngƣời sống trong các phòng trọ bị cháy mà còn ảnh hƣởng đến tinh thần của họ. Trƣớc khi xảy ra vụ cháy, mọi ngƣời trong khu trọ đều chuẩn bị một tinh thần phấn khởi, háo hức để về quê ăn tết. Nhƣng sau khi xảy ra vụ cháy thì mọi tinh thần phấn khởi, háo hức ban đầu đã không còn nữa mà thay vào đó là cả một sự đau buồn, vì tất cả đồ đạc, quà cáp, tiền bạc dành dụm đƣợc lại bị cháy thành tro bụi chỉ trong một đêm. Cho nên có thể nói thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng ảnh hƣởng rất lớn đến tinh thần của chủ sở hữu tài sản đó. Sự thiệt hại đó, sự mất mát đó ảnh hƣởng đến tinh thần, khả năng tiếp tục làm việc của họ.

24TP HCM, cháy dữ dội 12 phòng trọ trong đêm, https://tinngan.vn/TP-HCM-chay-du-doi-12-phong-tro-trong-

Ngoài ra, cũng có một số trƣờng hợp khác về việc tài sản bị xâm phạm làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tinh thần của ngƣời bị thiệt hại. Chẳng hạn nhƣ tài sản bị xâm phạm là những vật mang giá trị kỷ niệm, có ý nghĩa quan trọng đối với chủ sở hữu tài sản đó (có thể là máy vi tính, điện thoại lƣu giữ những hình ảnh của ngƣời thân, hoặc có thể tài sản là những món quà kỷ niệm do những ngƣời yêu thƣơng tặng, hoặc là vật gia truyền từ đời này sang đời khác,…) hoặc là những tài sản là vật nuôi, thú cƣng mà nếu bị ngƣời khác xâm phạm thì ngƣời bị thiệt hại sẽ rất buồn, không những buồn vì giá trị của tài sản bị thiệt hại mà hơn hết là buồn vì giá trị tinh thần đã bị ngƣời khác xâm phạm.

Ví dụ: Theo đơn kiện, ông D. giãi bày bản thân ông rất yêu chim và muốn ƣơm thật nhiều giống quý. Bảy quả trứng chim trên cũng là giống quý nên ông không muốn đem ra lò ấp vì sợ khi trứng nở, chim non bị bắt trộm. Do vậy ông quyết định tự mình ƣơm giống. Theo kinh nghiệm dân gian, ông đã nhờ ngƣời hàng xóm và chỉ nhờ vùi trứng chim vào cám gạo, một ngày sau sẽ tới lấy còn các công đoạn khác ông tự làm. Ông B. tự ý đƣa trứng ra khỏi cám gạo và bắt chim mẹ tự ấp là làm sai công đoạn và trái với mong muốn của ông dẫn tới trứng chim bị hƣ, chim mẹ bị rụng lông do chƣa kịp thích nghi với môi trƣờng lồng ấp. Trong việc này, ông B. có lỗi hoàn toàn nên phải bồi thƣờng 100 triệu đồng, trong đó 70 triệu đồng tiền trứng chim và 30 triệu đồng là chi phí chạy chữa cho chú chim rụng lông. Giá trị bồi thƣờng này bao gồm cả tổn thất tinh thần mà ông phải gánh chịu khi các tài sản trên bị ảnh hƣởng. Trƣớc các yêu cầu trên của nguyên đơn, phía ông B. trƣớc sau không đồng ý. Ông phản đối kịch liệt vì cho rằng yêu cầu quá phi lý. Chim kiểng thì ông không đền còn số trứng hƣ thì ông chỉ bồi thƣờng theo giá bán ngoài thị trƣờng...25

Cho dù trên thực tế thực chất khi tài sản bị xâm phạm thì cũng ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời bị thiệt hại nhƣng pháp luật không có quy định là thiệt hại tinh thần trong trƣờng hợp này sẽ đƣợc bồi thƣờng mà chỉ quy định bồi thƣờng về vật chất.

Kiến nghị:

Thứ nhất, trong Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cách xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là bao gồm tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên, cách xác định rõ thế nào là tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hƣ hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại,…thì Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP không có quy định hƣớng dẫn. Mà trong Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP chỉ hƣớng dẫn cụ thể về cách xác định thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhâ phẩm, uy tín bị xâm phạm chứ không có hƣớng dẫn cụ thể cách xác định thiệt hại do

25 Dƣơng Hằng, Kiện đòi bạn 100 triệu vì làm hỏng chim, Báo điện tử Việt Báo, 2012, http://vietbao.vn/Xa- hoi/Kien-doi-ban-100-trieu-vi-lam-hong-chim/55463515/157/, [truy cập ngày 29-10-2014].

tài sản bị xâm phạm. Đây là một thiếu sót của pháp luật, nếu đã hƣớng dẫn thì phải hƣớng dẫn hết. Sự thiếu sót này dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xác định thiệt hại, ảnh hƣởng đến việc giải quyết vụ án, làm cho vụ án phải kéo dài do thời gian bồi thƣờng kéo dài, gây ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời bị thiệt hại. Do đó, để cho việc xác định thiệt hại đƣợc dễ dàng hơn thì pháp luật phải có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm đến tài sản gây ra. Nếu nhƣ có văn bản hƣớng dẫn cụ thể thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Tòa án giải quyết vụ án đƣợc nhanh chóng hơn và đảm bảo sự công bằng cho các bên đƣơng sự.

Thứ hai, đối với vấn đề thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ đƣợc bồi thƣờng về vật chất. Nhƣ đã phân tích ở phần trên, rõ ràng thiệt hại về tinh thần không hoàn toàn bị loại trừ khi tài sản bị xâm phạm. Vì có một số trƣờng hợp tài sản đó là vật có giá trị kỷ niệm lớn đối với ngƣời bị thiệt hại, hoặc là những tài sản có giá trị tinh thần đặc biệt quan trọng, mà khi bị một chủ thể khác xâm phạm đến thì ngƣời bị thiệt hại sẽ bị chấn động về tinh thần, làm ảnh hƣởng đến khả năng làm việc của họ. Cho nên vấn đề bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần đƣợc đặt ra. Ở nƣớc ngoài, chẳng hạn nhƣ ở Pháp, bên cạnh chấp nhận bồi thƣờng thiệt hại về vật chất, Tòa án không hiếm cơ hội buộc ngƣời xâm phạm tài sản bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần khi ai đó làm chết động vật gần gũi với ngƣời nhƣ chó, ngựa đua. Ở châu Âu, về quyền con ngƣời đã cho rằng, thiệt hại về tinh thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm.26

Nhƣ vậy, một số nƣớc khác cũng đã chấp nhận việc bồi thƣờng thiệt hại tinh thần trong một số trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm. Đó là một bƣớc tiến quan trọng trong pháp luật của họ. Giá trị tinh thần của con ngƣời cần đƣợc đặt lên trên giá trị vật chất, bởi vì con ngƣời có tinh thần thì mới dễ làm ra vật chất đƣợc. Không phải tài sản nào bị xâm phạm cũng gây thiệt hại về tinh thần, do đó tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà Tòa án nên chấp nhận sự thiệt hại về tinh thần và cho ngƣời bị thiệt hại quyền yêu cầu bồi thƣờng. Do đó kiến nghị rằng pháp luật Dân sự Việt Nam nên quy định về việc bồi thƣờng thiệt hại tinh thần trong trƣờng hợp tài sản bị xâm phạm để đảm bảo tối đa quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)