Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng mang tính khả thi không cao

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 43 - 46)

5. Bố cục đề tài

3.1 Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng mang tính khả thi không cao

Việc giải quyết trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm bao gồm bốn nguyên tắc: nguyên tắc bồi thƣờng theo thỏa thuận; nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời; nguyên tắc giảm mức bồi thƣờng và nguyên tắc thay đổi mức bồi thƣờng.20 Tuy nhiên, không phải vụ án nào cũng đƣợc giải quyết đúng với những nguyên tắc mà pháp luật đã đặt ra nhƣ trên, vì những tình huống trong thực tế là rất đa dạng và linh hoạt, còn quy định của pháp luật thì chỉ có thể điều chỉnh trong một khuôn khổ nhất định nào đó, pháp luật không thể dự trù hết đƣợc tất cả các tình huống có thể xảy ra, nên trong một số trƣờng hợp thì những nguyên tắc này không thể thực thi hoặc có thể đƣợc nhƣng khả năng thực thi là không cao. Thấy rõ nhất là nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời. Theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về nguyên tắc trên nhƣ sau: “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời; Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Theo nguyên tắc này thì yêu cầu ngƣời gây ra thiệt hại về tài sản cho ngƣời khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng một cách đầy đủ, toàn bộ những thiệt hại mà mình gây ra cho ngƣời bị thiệt hại. Đồng thời, việc bồi thƣờng đó phải đƣợc thực hiện nhanh chóng, kịp thời để hạn chế, khắc phục hậu quả, tránh gây ra thêm những thiệt hại khác.

20 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tuy pháp luật quy định nhƣ vậy nhƣng trong thực tế vẫn có nhiều trƣờng hợp ngƣời gây thiệt hại không bồi thƣờng kịp thời những thiệt hại mà mình gây ra. Xảy ra vấn đề này là có nhiều nguyên nhân, có thể là do khách quan hoặc chủ quan mà ngƣời có trách nhiệm không thể bồi thƣờng đƣợc. Hoặc có thể bồi thƣờng nhƣng thời gian bồi thƣờng diễn ra khá lâu, có thể kéo dài hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, làm chậm tiến độ khắc phục lại tài sản đã bị thiệt hại, ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời bị thiệt hại. Nguyên nhân khách quan khiến ngƣời gây ra thiệt hại không thể bồi thƣờng kịp thời cho ngƣời bị thiệt hại có thể là do mức bồi thƣờng cao hơn khả năng kinh tế trƣớc mắt của họ, nên phải sau một thời gian để họ kiếm đủ tiền thì mới có thể bồi thƣờng đầy đủ đƣợc. Do đó làm nảy sinh vấn đề chậm bồi thƣờng. Nếu muốn đáp ứng việc bồi thƣờng kịp thời thì trong một số trƣờng hợp nhƣ vậy rất khó thực hiện. Còn về nguyên nhân chủ quan đó là do ngƣời gây thiệt hại cố ý không chịu thực hiện việc bồi thƣờng đúng theo thời hạn đã thỏa thuận trƣớc đó. Về nguyên nhân chủ quan là do ý chí của con ngƣời không muốn thực hiện việc bồi thƣờng một cách nhanh chóng, còn nguyên nhân khách quan là do điều kiện hoàn cảnh khiến con ngƣời không thể thực hiện đƣợc. Tất cả những nguyên nhân trên đều dẫn đến hậu quả là tài sản bị thiệt hại sẽ không thể khắc phục một cách kịp thời đƣợc, gây khó khăn cho ngƣời bị thiệt hại.

Ví dụ: Bà Thu có một ao nuôi cá nằm kề khu đất thuộc dự án khu tái định cƣ Thái Sơn do Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An làm chủ đầu tƣ. Năm 2012, công ty cùng một đơn vị thi công san lấp mặt bằng thuộc dự án trên. Trong quá trình san lấp đơn vị thi công đã làm ao nuôi cá bị bể, cá trong ao ra ngoài, dẫn đến gây thiệt hại cho gia đình bà. Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải và cuối cùng bà và công ty cũng thống nhất đƣợc phƣơng án bồi thƣờng (công ty bồi thƣờng thiệt hại cho gia đình bà gần 5 triệu đồng, còn đơn vị thi công sẽ làm lại ao nuôi cá, hạn cuối đến ngày 15-5). Tuy nhiên, cho đến nay gia đình bà vẫn chƣa đƣợc công ty giải quyết thiệt hại nhƣ đã thỏa thuận.21

Xét ở ví dụ trên, rõ ràng ta thấy mặc dù đã thỏa thuận về phƣơng án bồi thƣờng, các bên cũng đã thống nhất nhƣng Công ty cổ phần Thái Sơn Long An đã kéo dài thời gian bồi thƣờng, còn đơn vị thi công thì không làm lại ao nuôi cá cho bà Thu. Nhƣ vậy thì các bên chịu trách nhiệm đã không thực hiện việc bồi thƣờng theo đúng thời gian đã thỏa thuận, khiến bà Thu chƣa có lại đƣợc cái ao nuôi cá và số tiền bồi thƣờng, tức là thiệt hại của bà Thu vẫn chƣa đƣợc khắc phục kịp thời.

Nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời mang tính khả thi không cao, ngoài những nguyên nhân đã nêu trên thì còn có một nguyên nhân nữa khiến cho nguyên tắc này khó đƣợc thực thi. Đó là thiệt hại về tài sản do ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện. Theo khoản 1 Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

21 V.Hà, Chậm bồi thường thiệt hại ao nuôi cá, Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://plo.vn/ban-doc/cham-boi-thuong-thiet-hai-ao-nuoi-ca-473634.html, [truy cập ngày 20-10-2014].

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Theo quy định trên thì những ngƣời từ mƣời tám tuổi trở lên mà gây thiệt hại cho ngƣời khác thì buộc phải bồi thƣờng thiệt hại dù cho tình trạng tài sản của ngƣời đó nhƣ thế nào. Mà theo nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại là phải bồi thƣờng kịp thời cho ngƣời bị thiệt hại, nhƣng không phải ai từ đủ mƣời tám tuổi trở lên cũng đều có thu nhập, một trong số họ vẫn còn đang đi học, chƣa đi làm nên chƣa có thu nhập hoặc đang thất nghiệp, cho nên khả năng bồi thƣờng thiệt hại “kịp thời” đối với họ là khó có thể thực hiện đƣợc. Từ đó, không đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục thiệt hại một cách nhanh nhất, không đảm bảo cuộc sống ổn định cho ngƣời bị thiệt hại giống nhƣ trƣớc khi họ bị xâm phạm về tài sản.

Cụ thể trong vụ án dân sự sơ thẩm số 55/2008 của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tóm tắt nội dung vụ án nhƣ sau: vào khoảng 12 giờ ngày 20/9/2006 trên đƣờng đi học, anh Toàn (sinh năm 1987) điều khiển xe máy dream đi ngƣợc chiều vào đƣờng Nguyễn Khuyến, do không làm chủ đƣợc tốc độ đã đâm vào ô tô camry của chị Đặng Thu Nga đang đỗ trên lề đƣờng. Vụ va chạm đã làm móp mui xe, hỏng đèn tai bèo, thiệt hại mà chị Nga phải chịu là 38 triệu đồng. Ngày 11/10/2006 anh Toàn đã mang 10 triệu đồng đến bồi thƣờng thiệt hại và trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình. Tuy nhiên chị Nga không đồng ý và yêu cầu anh bồi thƣờng số tiền còn thiếu. Đến tháng 8/2007, do anh Toàn vẫn chƣa có khả năng bồi thƣờng số tiền còn thiếu nên chị Nga đã làm đơn kiện lên tòa. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 55/2008/DSST ngày 31/5/2008 của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tòa quyết định: Buộc anh Toàn phải trả cho chị Nga số tiền còn thiếu là 28 triệu đồng với hình thức mỗi tháng trả 500.000 đồng cho đến khi hết số tiền nêu trên.22

Rõ ràng ở vụ việc trên, anh Toàn đủ 18 tuổi và đã gây thiệt hại về tài sản cho chị Nga, theo pháp luật dân sự Việt Nam thì anh Toàn phải bồi thƣờng cho chị Nga 38 triệu. Nhƣng anh Toàn vẫn còn đang đi học, chƣa có thu nhập ổn định thì làm sao có thể bồi thƣờng kịp thời cho chị Nga để chị khắc phục những hƣ hỏng của chiếc xe camry của chị đƣợc. Đến khi chị Nga kiện ra tòa thì tòa cũng chỉ có thể quyết định cho anh Toàn chia ra mỗi tháng trả 500.000 đồng cho đến khi trả hết số tiền còn thiếu. Có thể sau một thời gian thì thiệt hại sẽ đƣợc bồi thƣờng toàn bộ nhƣng để khắc phục thiệt hại “kịp thời” thì anh Toàn không thể thực hiện đƣợc. Nhƣng khi Tòa án ra quyết định anh Toàn phải bồi thƣờng định kỳ hàng tháng là 500.000 đồng thì rõ ràng là anh Toàn có khả năng thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy là trái với nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời mà pháp luật dân sự Việt Nam đã đƣa ra.

22Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, http://www.timtailieu.vn/tai-lieu/bai-luan-nang-luc-chiu-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-cua-ca- nhan-do-gay-thiet-hai-ngoai-hop-dong-mot-so-van-de-ly-13886/, [truy cập ngày 22-10-2014].

Kiến nghị:

Đối với nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời thì rõ ràng là để thực hiện đƣợc yêu cầu của nguyên tắc này ngoài thực tế là rất khó. Bởi vì nếu muốn bồi thƣờng kịp thời thì chủ thể bồi thƣờng không có đủ khả năng để bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại đã xảy ra đƣợc mà chỉ có thể bồi thƣờng một phần nào đó thôi. Cho nên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thỏa mãn đƣợc yêu cầu mà pháp luật đã đặt ra? Trên thực tế vốn dĩ không thể làm đƣợc nhƣ vậy nên pháp luật nƣớc ta cần phải xem xét sửa đổi nguyên tắc trên sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Pháp luật nên quy định nguyên tắc này nhƣ sau: Ngƣời nào gây thiệt hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng thiệt hại một cách toàn bộ và kịp thời cho ngƣời bị thiệt hại, nếu xét thấy tình trạng tài sản của ngƣời gây thiệt hại không đủ để thực hiện việc bồi thƣờng thì Tòa án sẽ ấn định mức bồi thƣờng theo định kỳ đến khi nào bồi thƣờng đủ những thiệt hại đã gây ra để đảm bảo bồi thƣờng toàn bộ cho ngƣời bị thiệt hại.

Ngoài ra, nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời áp dụng đối với trƣờng hợp ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi gây thiệt hại về tài sản thì Bộ luật Dân sự 2005 cũng nhƣ Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP chƣa có quy định nào để khắc phục đƣợc bất cập trong vấn đề này. Tuy nhiên, tại thông tƣ 173-TANDTC của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 3 năm 1972 hƣớng dẫn xét xử về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, mặc dù đến nay thông tƣ này đã không còn phù hợp nhƣng có thể thấy trong trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm của ngƣời mới trƣởng thành trong thông tƣ này đƣợc quy định có bƣớc tiến bộ hơn pháp luật hiện hành và chúng ta có thể xem xét vận dụng vào trong thực tiễn. Và pháp luật hiện hành nên sửa đổi theo hƣớng tiến bộ này. Theo thông tƣ 173-TANDTC quy định: “Người đã đủ 18 tuổi, mới trưởng thành, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Nếu họ chưa có công việc làm, chưa có thu thập hay tài sản đáng kể, thì Toà án vẫn xác định trách nhiệm của họ về việc bồi thường thiệt hại, nhưng cho hoãn việc thi hành án cho đến khi có việc làm, có thu nhập”.

Việc sửa đổi nhƣ vậy sẽ có thể đảm bảo một cách tƣơng đối cho cả quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại, đồng thời giảm sức ép về tài chính cho ngƣời gây thiệt hại. Với nguyên tắc vừa kiến nghị trên sẽ đảm bảo rằng khả năng thực thi pháp luật đƣợc cao hơn, từ đó đảm bảo công bằng cho cả hai bên, đó là bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)