Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN VĂN VINH
BÀI GIẢNG
KHÁI LƯỢC VĂN HÓA
ĐÔNG NAM Á
Hà Nội - 2013
Trang 22
Trang 33
LỜI GIỚI THIỆU
Châu Á Thái Bình Dương nói chung, và Đông Nam Á nói riêng hiện đã và đang là một trong những khu vực năng động trên thế giới Ngày càng có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, số lượng các công trình đã công bố với số lượng lớn Trong khoảng 4 thập kỷ trở lại đây, cùng với sự trưởng thành của các ngành khoa học, nghiên cứu về Đông Nam Á đã đạt được những tiến bộ nhận thức mới Trên cơ sở đó, tập bài giảng Khái lược văn hóa Đông Nam Á được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho người học những vấn đề chung nhất về văn hóa khu vực, bổ trợ thêm kiến thức và sự hiểu biết của sinh viên
Trong khi biên soạn, chúng tôi không đi sâu vào văn hóa từng nước hay từng khu vực nhỏ, cũng không chỉ bàn về một lĩnh vực cụ thể mà bao quát toàn bộ khu vực Đông Nam Á với nhiều phương diện văn hóa, cả theo cấu trúc lẫn diễn trình lịch sử Trên cơ sở đó tác giả cố gắng kế thừa, tổng kết những thành tựu nghiên cứu Đông Nam Á của các học giả đi trước, đặc biệt là thành quả của hơn 4 thập kỷ qua
Nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á nói riêng và các vấn đề lịch sử Đông Nam Á nói chung còn có ý nghĩa thiết thực hơn trong bối cảnh, Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới
Biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong người đọc và bạn bè đồng nghiệp góp ý để chúng tôi bổ sung chỉnh sửa trong những lần tái bản sau
Xuân Hòa, 2013
Tác giả
Trang 44
Trang 55
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI 7
1.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á 7
1.2 Nguồn gốc các dân tộc ở Đông Nam Á 14
Câu hỏi ôn tập 16
CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á 17
2.1 Văn hóa Đông Nam Á thời kỳ tiền - sơ sử 18
2.2 Văn hóa Đông Nam Á từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ X 23
2.3 Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX 35
2.4 Văn hóa Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 44
2.5 Văn Hóa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 54
Câu hỏi ôn tập 61
CHƯƠNG III: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á 62
3.1 Ngôn ngữ - chữ viết 62
3.2 Tín ngưỡng bản địa 68
3.3 Tôn giáo 72
3.4 Lễ hội - lễ tiết 83
3.5 Phong tục tập quán 87
3.6 Các trò chơi giải trí 95
3.7 Nhà cửa 96
3.8 Nghệ thuật tạo hình 99
3.9 Nghệ thuật biểu diễn 103
Câu hỏi ôn tập 108
Trang 66
Trang 77
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI
1.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
Phải đến Chiến tranh thế giới thứ 2, khái niệm “Đông Nam Á” mới xuất hiện khi Bộ chỉ huy liên quân Anh - Mỹ thiết lập Bộ chỉ huy đồng minh (Southeast Asia Command) nhằm ngăn chặn sự bành trướng của quân đội Nhật Bản xuống khu vực Đông Nam của châu Á Trước đó, đầu thế kỷ XIX, Malte Brun (Pháp) và Leyden (Anh) lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Indo - Chine”: một khu vực địa - văn hoá nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ Tuy nhiên, khái niệm đó chỉ bao gồm các nước ngày nay là Đông Nam Á lục địa, còn các quốc đảo phía đông nam thì vẫn nằm ngoài quan niệm của các tác giả
Trong lịch sử khu vực Đông Nam Á có nhiều tên gọi khác nhau Trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, người Nhật đã dùng từ “Tonan Ajia” có nghĩa là “Đông Nam Á” trong các sách địa lý phổ thông Trước đây các sách địa lý Nhật Bản biên soạn từ thời Minh Trị theo quan điểm địa lý châu Âu, đều dùng tên gọi cũ là “Nan’yo” (Nam Dương) để chỉ khu vực bành trướng trên biển kéo dài đến phía nam Thái Bình Dương Người Ấn Độ thì gọi Đông Nam Á là những “Đảo vàng”, “Đất vàng”
Trước thập niên 60, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là vùng nước đọng của lịch
sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ thậm chí Đông Âu
đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích Một quan điểm gần như chính thống của đại bộ phận học giả phương Tây là văn hóa Đông Nam Á chỉ là sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể
Tuy nhiên, kể từ sau khi cuốn sách Địa đàng ở phương Đông - Lịch sử huy hoàng của
lục địa Đông Nam Á bị biến mất của Stephen Oppenheimer ra đời đã cho chúng ta một cách
nhìn mới Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, tác giả đã đưa ra nhiều luận điểm đáng chú ý: Đông Nam Á là nơi phát triển nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới Những kĩ nghệ này được truyền bá đi khắp nơi trên thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát
từ Đông Nam Á Những phát hiện này nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wihelm
G Solheim II, đã làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò, vị trí của người phương Tây trong quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh nhân loại
Trước đây Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền nam Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc Vào thời kỳ đó Nam Hải, vịnh Thái Lan, và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa Nghĩa là vùng đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á
cổ Sau kỷ Băng Hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay và những vùng đất cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Nam Dương Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Mã Lai Địa đàng phương Đông bắt đầu bằng một giả thiết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển
Trang 88
Năm 1858, trong khi Pháp thiết lập ảnh hưởng ở Đông Nam Á, một học giả tên là Henri Moubot tiến hành các cuộc thám hiểm vào vùng đất liền Đông Nam Á Những ghi chép trong cuộc hành trình được ông cho sắp xếp xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông chết) làm cho thế giới bắt đầu chú ý đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angcor phía bắc biển Hồ (Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây cối bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành tráng
và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn minh tiên tiến Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm, chứ không diễn dịch những điều mắt thấy
Năm 1898, trường Viễn Đông Bác Cổ được thành lập Từ đó đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về văn hóa, văn minh Đông Nam Á được tiến hành Qua nghiên cứu các học giả trường Viễn Đông Bác Cổ mới phát hiện ra một thành phố bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng thủ
đô của đế chế Khơme vào đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000 năm về trước) Họ còn phát hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời với văn minh Khmer
Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coede’s, giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến thập niên 1950 Coede’s và nhiều đồng nghiệp của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ Lưỡng Hà, đến Ai Cập, rồi lan sang Hi Lạp,
La Mã Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ, Trung Quốc cho thấy hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà Coede’s suy rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền
văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi, chỉ là các quốc gia “Ấn Độ hóa” Năm 1960, Coede’s còn viết, người Đông Nam Á “có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo, và năng khiếu tiến bộ”
Đến năm 1971, nhà sử học Anh, Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam
Á Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi thời đại đồ đá để tiến lên thời đại đồ đồng như các nền văn minh khác Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà
hay Trung Hoa, “người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại
KiTo giáo” Từ năm 1879, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng, và một số đồ gốm
thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam Á Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của văn minh Đông Nam Á Ông ta cho rằng đó chỉ là những phát hiện “khác thường” và tin rằng đó là những công cụ của các nền văn hóa khác đem lại cho Việt Nam mà thôi
Vào thập kỷ 1920, M Colani đã bắt đầu khảo cứu các vùng duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây đã có cư dân sống từ thời đại đồ đá Tiếp
đó bà tiến hành khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt
mà bà đặt tên là “Văn hóa Hòa Bình” Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt làm bằng đá từ Văn hóa Hòa Bình được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển Nam Hải chạy dài đến bán đảo Malai, các nhà khảo cổ kết luận Văn hóa Hòa Bình không phải xuất phát từ một nhóm người mà từ một công nghệ đồ đá
Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thiết của Grahame Clark và Georges Coede’s rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai nền văn minh lớn Ấn
Độ, Trung Quốc, nhưng mặt khác Colani còn phát hiện đồ gốm từ văn hóa Hòa Bình có niên đại 8000 năm về trước - tức là còn cổ hơn thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng cư dân Đông Nam Á vẫn còn học cách làm gốm Cho đến khi những trống đồng lớn có hoa văn tinh vi được phát hiện tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim khí khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử
đã hình thành
Trang 99
Năm 1932, nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết giải thích những sự thật trên như sau: Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều “làn sóng văn hóa” và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kỹ thuật hiện đại Ông tin rằng những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc Còn đối với trống đồng Đông Sơn thì Heine-Geldern đề ra giả thuyết rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người Đông Âu, những người theo ông di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm TCN và đến Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó Mặc dù giả thiết của Hein-Geldern, ngày nay ai đọc qua cũng phải lắc đầu về sự thiếu khoa học và phi lý của nó, cực kỳ sơ sài nhưng được chấp nhận như là cách giải thích khoa học nhất thời đó
Nhiều bằng chứng sau đó đã cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa” của Heine-Geldern không thể đứng vững được Năm 1930, học giả người Hà Lan là F.D.K.Bosch tái thẩm định những văn bia được khắc trên những đền đài Nam Dương, và ông khám phá rằng các văn bia này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh phục của người Ấn Độ Những ảnh hưởng của
Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường thấy ở các vương quốc trong lục địa hơn là trong các vùng duyên hải Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á có thật thì nó phải biểu hiện
ở các vùng duyên hải hơn là các vùng trong đất liền Do đó, phát hiện cho thấy cách diễn giải của Heine-Geldern cần phải xem xét lại
Ngoài ra, giới thực vật học cũng đã thu thập nhiều bằng chứng cho thấy giả thiết của Hein-Gelder thiếu căn cứ khoa học Các nhà thực vật học nghiên cứu nguồn gốc cây cỏ, cây ăn quả từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê hương của một số loài thực vật như cây lúa, khoai
mỡ, khoai nước, cây mía, cây chuối Năm 1952, nhà địa lý học người Mỹ Carl Sauer, qua quan sát khí hậu và nhiều giống cây trồng đưa ra ý kiến rằng Đông Nam Á có thể là nơi phát sinh nền nông nghiệp trên thế giới Nhưng chưa có bằng chứng khoa học
Năm 1965, Chester Gorman, học trò của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái Lan truy tìm những di chỉ về nông nghiệp thời đại đồ đá làm bằng chứng cho giả thiết của Sauer Ông đã được người dân dẫn đường đến 1 hang đá vôi, và ông đặt tên cho nó là Động Linh Hồn Gorman ước đoán động này đã được con người sử dụng khoảng 10.000 TCN Tại đây còn phát hiện thấy rìu và dao có niên đại 7000 TCN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu được tìm thấy
ở Trung Quốc đến 2000 năm Trước đó người ta vẫn tin rằng những công cụ như thế do Trung Quốc “xuất cảng” sang Đông Nam Á khoảng 3000 TCN) Sau 3 năm phân tích và khám phá về Động Linh Hồn, Gorman quay lại Thái Lan vào năm 1972 để khai quật các hang động xung quanh Ông tìm thấy hai hang động khác, và có thể kết luận rằng một quá trình định cư tại đây khoảng 10.000 TCN - 1000 SCN
Năm 1966, hai học trò khác của Solheim II là Donn Bayard, tiến hành khai quật ở nghĩa trang Non Nok Tha (Thái Lan)
Từ những phát hiện ở Động Linh Hồn và nghĩa trang Non Nok Tha, Wilhein Solheim II, không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại.[Nhưng những kết quả này ít được phổ biến rộng rãi]
Kế thừa các thành quả nghiên cứu của các học giả tiền bối, trong tác phẩm Địa đàng
phương Đông, Oppenheimer lần đầu tiên, đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn gốc
văn hóa và văn minh thế giới Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9000 năm đến 10.000
Trang 1010
năm về trước, một số dân Đông Nam Á đã là những nhà canh tác nông nghiệp chuyên nghiệp, không chỉ là những người sống bằng những nghề săn bắt ban sơ như giới khảo cổ học phương Tây mô tả Vào khoảng 8000 năm trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra trận đại hồng thủy, và trận lụt vĩ đại đã làm cho những nhà nông nghiệp đầu tiên trên thế giới này phải tản cư đi các vùng đất khác để mưu sinh Trong quá trình di cư đến các vùng đất mới,
họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xã hội đến vùng đất mới Ngày nay các dấu vết cuộc di dân vẫn còn trên các quần đảo Melanesia, Polynesia, và Micronesia, dân chúng những nơi này nói ngữ hệ Nam Đảo có nguồn gốc từ Đông Nam Á Theo Oppenheimer, những “người tị nạn” này có thể là những hạt giống cho những nền văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Địa Trung Hải
Những kết luận của Oppenheimer phù hợp với hàng loạt nghiên cứu di truyền học học mới được công bố gần đây Ví dụ, như qua phân tích AND, các nhà khoa học Mỹ đã có thể tái xây dựng quá trình di cư thời tiền sử Con người hiện đại di dân ra khỏi châu Phi và đến châu
Á vào khoảng 100.000 năm trước đây Có thể trong đợt thiên di đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á Cũng có thể họ đi thẳng từ Đông Phi, dọc theo đường bờ biển Arập ngày nay băng ngang qua Ấn Độ và đến định cư ở Đông Nam Á Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa, một nhóm đi về hướng Nam ra châu
Úc và Tân Guinea, nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền học gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần gũi và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á
Những phát hiện mới về Đông Nam Á có một tác động rất lớn đối với Việt Nam chúng
ta Nếu thế kỷ XX là thế kỷ của ý thức hệ, thì thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa Suốt 100 năm tranh chấp dai dẳng trong thế kỷ XX, người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và cao điểm của sự phân biệt đó là cuộc “chiến tranh Lạnh” Trong tương lai các quốc gia trên thế giới
có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo Trong thế kỷ XXI, người ta sẽ hỏi “Anh là ai” thay vì “Anh thuộc phe nào” giống như trong thời Chiến tranh Lạnh Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện mạo Câu trả lời trước tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi vì văn hóa gắn liền với con người trong thế giới hiện đại
Cuốn sách Địa đàng ở phương Đông sẽ trả lời cho câu hỏi đó
Con người luôn luôn gắn bó với tự nhiên Con người sinh ra và lớn lên trong tự nhiên Tự nhiên nuôi dưỡng chở che con người Không có tự nhiên, con người không thể tồn tại được bởi thức ăn, nước uống, không khí…Tóm lại, tất cả những thứ không thể thiếu được đối với con người, đều lấy từ tự nhiên Chính vì thế mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng là một
mặt cơ bản của đời sống văn hóa Có thể nói rằng điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của
một khu vực chắc chắn có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của những con người sống trong khu vực đó Đây là lý do giải thích vì sao trước khi đi vào các mặt khác của
đời sống văn hóa, chúng tôi lại bắt đầu từ môi trường tự nhiên của nó
1 Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 92° đến 140° kinh đông và từ khoảng 28° vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15° vĩ nam Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảng trên 4 triệu km2 Đông Nam Á bao gồm quần thể các đảo, bán đảo, quần
Trang 1111
đảo, các vịnh và biển chạy dài suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương Xét về mặt địa lý hành chính, Đông Nam Á bao gồm 10 quốc gia: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam, trong đó 5 nước nằm trên quần đảo Mã Lai và 5 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn Tính đến năm 1994, dân số Đông Nam Á lên tới 478 triệu người Nước đông dân nhất là Indonesia (192 triệu người), sau đó đến Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Myanmar, Malaysia Nước có dân số ít nhất là Brunei (300 nghìn), rồi Singapo (hơn 3 triệu)
-2 Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Đông Nam Á là tính chất gió mùa nóng và ẩm Khu
vực được mệnh danh là “Châu Á gió mùa” này mỗi năm thường có hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô mát, mùa mưa nóng và ẩm Có thể nói Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới Khí hậu biển cũng là một đặc điểm quan trọng đối với tuyệt đại đa số các quốc gia Đông Nam Á Trên quả địa cầu, đường xích đạo chạy qua ba nơi: khu vực sông Amazon, khu vực sông Cônggô và Đông Nam Á Hai khu vực trên nằm trong lục địa, chỉ có Đông Nam Á là nằm trên biển Đường bờ biển của Đông Nam Á rất dài Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra mưa nhiều và khiến cho lượng hơi nước luôn luôn dư thừa trên đất liền.1
Biển và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã biến Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới thực vật Trên thế giới, hiếm
có một khu vực rộng lớn nào mà thảm thực vật lại trở nên vô cùng trù phú và xanh tốt như ở đây Với lượng mưa lớn (1500 đến 3000mm/năm), lượng bức xạ mặt trời phong phú (trên 100kcal.m²/năm), độ ẩm (trên 80%) và nhiệt độ cao (từ 20° - 27°C).2
Đông Nam Á đã tạo ra những cánh rừng nhiệt đới bao la với đủ các loại thảo mộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại cây gia vị và hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, quế, hồi, trầm hương,… Những cây công nghiệp như cao su, dừa, cọ, cũng đóng góp một vai trò đáng kể trong nền kinh tế của Đông Nam Á: 80% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ, 73% cùi dừa của thế giới là từ Đông Nam.3
Cũng nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi như thế mà Đông Nam Á đã trở thành khu vực được mệnh danh là quê hương của cây lúa nước - cây lương thực số một của nhân loại Không phải ngẫu nhiên mà hai trong số ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới lại nằm
ở khu vực này Rừng Đông Nam Á còn lưu giữ được nhiều loài động vật quý mang tính nhiệt đới đặc trưng như voi, tê giác, bò tót… Đặc biệt, Đông Nam Á còn được coi là một “viện bảo tàng chim thú” - Thiên đường của các nhà động vật học Chim ở đây có giá trị lớn về nhiều mặt: kinh tế, khoa học, sản xuất, văn hóa-xã hội,…4
Tóm lại, điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của văn hóa
Đông Nam Á, và chính nó đã góp phần tạo nên đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á - nền văn minh thực vật hay văn minh lúa nước
3 Ở Đông Nam Á có sự đối lập khá rõ giữa khu vực lục địa - bán đảo Trung Ấn - với khu vực hải đảo Khu vực lục địa, ngoài địa hình núi, còn có những đồng bằng phù sa màu mỡ nổi tiếng như đồng bằng châu thổ sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông MeKông (Campuchia, Việt Nam), đồng bằng sông Menam (Thái Lan), đồng bằng sông Irawadi, Salusen (Myanmar) So với khu vực lục địa, đồng bằng ở hải đảo thường nhỏ, hẹp Ngay ở bang Kedad, nơi được coi là vựa lúa của Malaysia, mặc dù cũng có những cánh đồng “thẳng cánh cò
Trang 1212
bay” song với không thể so sánh được với những cánh đồng ở Thái Bình, Hưng Yên ở Việt Nam Tuy nhiên, so với khu vực lục địa, rừng ở các nước hải đảo lại có phần trù phú hơn
4 Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc Đây là một nguồn lợi lớn về kinh tế,
trước hết là về mặt giao thông vận tải Các sông lớn có giá trị kinh tế cao phần lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn: sông Mêcông (dài 4500 km, đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2600 km), sông Hồng, sông Saluen (3200 km), sông Irawadi (2150 km), sông Menam (1200 km) Các sông ở khu vực hải đảo thường ngắn, dốc và có giá trị thủy điện cao Nhìn chung, các sông
ở Đông Nam Á nhiều nước, dòng chảy trên mặt có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên các vùng châu thổ rộng lớn màu mỡ Trữ năng thủy điện của các con sông ở vùng này cũng thật đáng kể: Indonesia 20 triệu kw, Việt Nam 20 triệu kw, Lào 12,4 triệu kw, Thái Lan 8 triệu
kw, Campuchia 5,4 triệu kw, Philippines 2,8 triệu kw, Myanmar 2 triệu kw,…5 Hệ thống sông ngòi dày đặc chính là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của người dân Đông Nam Á ngay từ buổi đầu tiền sử của họ
5 Đông Nam Á là vùng khá giàu có về khoáng sản: sắt, niken, đồng, thiếc, kẽm, chì,
vonfram,… Thiếc ở Đông Nam Á chiếm 705 trữ lượng thế giới (khoảng 3,6 triệu tấn) và có hàm lượng cao Malaysia đứng hàng đầu (1,5 triệu tấn), sau đó là Indonesia (gần 1 triệu tấn) Đồng có ở tất cả các nước nhưng nhiều nhất là Philippines với trữ lượng 6 triệu tấn, rồi đến Indonesia (gần 1 triệu tấn), Malaysia (80 vạn tấn) Quặng mănggan trữ lượng chung 25 triệu tấn, trong đó Indonesia 10 triệu, Thái Lan 7 triệu tấn Quặng sắt: Indonesia 1,7 tỉ tấn, Philippines, Lào gần 1 tỉ tấn.6
Trữ lượng dầu mỏ ở Đông Nam Á khá lớn, tạo thành một vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah (Malaysia), Brunei cho đến tận Nam Việt Nam
6 Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế Nó “nằm trọn” giữa hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Eo Malacca, có người ví như kênh đào Su-ê, nối biển Đông với biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nối liền Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi Đông Nam Á nằm gần hai quốc gia lớn nhất phương Đông: Trung Quốc
và Ấn Độ Qua đường biển, các nước Đông Nam Á còn nằm gần siêu cường quốc kinh tế Nhật Bản “Chỗ đứng” như vậy làm cho Đông Nam Á từ xa xưa đã trở thành một khu vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người
đã coi Đông Nam Á như là một “hành lang” hay một “chiếc cầu nối Đông - Tây”
Chỉ số duyên hải (ISCL) = [Tổng diện tích tự nhiên/ Tổng diện tích chiều dài đường bờ biển] của Đông Nam Á là 5, tức là bình quân 1 km bờ biển chỉ che phủ 5 km2 đất liền Trong khi đó Trung Quốc là 500 Thậm chí Nhật Bản, được coi là đảo quốc con số này cũng là 20 Đường bờ biển dài còn là cánh cửa mở rộng cho Đông Nam Á bước vào mạng lưới trao đổi quốc tế Giáo sư Sakurai Yumio có một nhận xét rất thú vị rằng trên quả địa cầu có ba đại dương chính tạo thành biên giới phân chia đất liền thành các lục địa mà mỗi lục địa có thể coi
là một thế giới (World) Trước thế kỷ XVI, các nhà hàng hải không có một con đường biển nào nối thông Thái Bình Dương với Đại Tây Dương cũng như Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương Trong khi đó ở Đông Nam Á có một số kênh nối thông Ấn Độ Dương với Thái Binh Dương,
Trang 13có quyền kiểm soát toàn bộ những hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh và phân phối trong nội
bộ dân mình những nguồn lợi tài nguyên hạn chế Đặc trưng này hình thành có thể do tác động của tình trạng dân số quá đông và nguồn tài nguyên có thể xuất khẩu không nhiều Như một kết quả tự nhiên, những nước này phải xây dựng một bộ máy nhà nước có chức năng tự cung, tự cấp và hoạt động theo cách nhìn hướng nội Những quốc gia “hướng ngoại” thường có lãnh thổ nhỏ và dân số không đông nhưng lại có nguồn xuất khẩu lớn Các nước Đông Nam Á (trừ Bắc Việt Nam và Java) thuộc loại này Dù những phân tích trên đây của Hla Mynt đưa ra trong điều
kiện của những năm 60, nhưng cảm nhận về mặt sinh thái của ông cũng gợi ra rằng điều kiện ít
dân và giàu tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Á là một nhân tố khiến vùng này trong lịch
sử thường thi hành các chính sách theo lối nhìn hướng ngoại
Dựa vào các tài liệu khảo cổ, các nhà khoa học cho biết việc đi lại bằng thuyền, việc đóng bè mảng và thuyền đi biển ở Đông Nam Á có từ rất sớm Theo Solhemim, khoảng 8000-
9000 năm trước đây, kỹ thuật đi biển đã xuất hiện ở Sulu, giữa Mindanao, Borneo và Selebor.8
“kĩ thuật hàng hải cổ đại đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỉ V TCN khi những hình thuyền với
cỡ dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn Các thư tịch cổ Trung Quốc từ thế kỷ III cũng xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang Ấn Độ thời bấy giờ đều đi trên những thuyền được gọi là Côn Luân, bản dài đến 50 mét, trọng tải đến 600 trăm tấn, có thể chở hàng trăm người, có buồm lớn, buồm con… của các nước thương nghiệp Đông Nam Á”.9
Từ thế kỷ II, việc buôn bán bằng đường biển ở Đông Nam Á trở nên rất tấp nập Nhiều thuyền buôn nước ngoài đã lui lại tới khu vực này để mua gia vị, hương liệu Cũng từ đó, bằng đường biển, nhiều người phương Tây đã có mặt ở đây với tư cách là những nhà truyền đạo, nhà địa lý, nhà ngoại giao hay nhà du hành Ngày nay, Đông Nam Á đã thực sự trở thành một trong những điểm giao lưu quốc tế quan trọng bậc nhất của thế giới
7 Trên đây là những thuận lợi, những điểm mạnh về điều kiện tự nhiên của Đông Nam
Á Nhưng ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng không thể không gặp những khó khăn, trở ngại do thiên nhiên gây ra Các nước như Indonesia, Philippines thường có động đất, núi lửa, hàng năm gây thiệt hại không ít người và của Nạn hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, bão gió,… cũng thường xảy ra ở nhiều nơi Ngoài ra, mặc dù cũng có
Trang 1414
nhiều đồng bằng nhưng nhìn chung, so với các đồng bằng ở vùng châu thổ sông Hằng, sông Ấn thì đồng bằng Đông Nam Á vẫn thuộc loại nhỏ, do đó phần nào có ảnh hưởng đến quy mô sản xuất lớn
8 Ngoài ra có thể nhận thấy Việc không có được một quốc gia giữ vai trò trung tâm,
không có được một nền văn minh có ảnh hưởng bao trùm khu vực, không có được một hệ tư tưởng hay tôn giáo lớn giữ vị trí chi phối đời sống văn hóa - xã hội là một trong những đặc trưng dị biệt, cho thấy sự phong phú, sắc thái đa dạng nhưng cũng thể hiện “sự thiếu vắng”, tầm mức, tính chưa phát triển hoàn chỉnh của văn hóa Đông Nam Á
Phải chăng tính đa dạng, phong phú của môi trường tự nhiên và các yếu tố nhân văn
Đông Nam Á đã kiềm tỏa sức vươn lên của một trung tâm văn minh lớn [Karl Marx: Một thiên
nhiên quá ư hòa phóng sẽ dắt tay người ta đi qua lịch sử như dắt tay những đứa trẻ mới tập đi….] hay trong tiến trình lịch sử, đã có những dạng thức thức phát triển trội vượt, những đế
chế lớn mang tính khu vực nhưng cuối cùng vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nội sinh và ngoại sinh, các đế chế đó cũng bị suy thoái và tan vỡ để trở về trạng thái cổ sơ của 1 Đông Nam Á với nhiều dạng thức và tầng nấc phát triển khác nhau
****
Nhìn một cách tổng thể, thiên nhiên Đông Nam Á khá thuận lợi cho cuộc sống của con người, nhất là cho cuộc sống của con người trong buổi đầu lịch sử nhân loại “Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ, hẹp nhưng lại rất phong phú, đa dạng: con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn đề sinh tồn… Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về
cả nhiệt độ và lượng mưa, địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết sức phong phú, đa dạng kết hợp suối, đồi-ruộng, có biển, có đồng bằng, đã tạo nên những không gian lý tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ Điều đó giải thích vì sao, từ rất cổ xưa, con người đã đến đây sinh sống”.10
rừng-1.2 Nguồn gốc các dân tộc ở Đông Nam Á
Đông Nam Á được các nhà khoa học coi là một trong những cái nôi của nhân loại
“Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử - Ja.V.Chesnov viết - Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương nam”.11
Người ta đã tìm được những dấu vết khảo cổ học thể hiện quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở khu vực này, chẳng hạn dấu vết hóa thạch vượn bậc cao ở Pondaung (Myanmar) có niên đại 40 triệu năm và vượn khổng lồ (Meganthropus paleojavanicus) ở Java (Indonesia) sống cách đây khoảng 5 triệu năm Cũng tại Indonesia, trên đảo Java, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được nhiều mảnh sọ, hàm dưới và hàm trên hóa thạch của dạng người mà giới khoa học gọi là Pitekantrov có niên đại cách đây khoảng 2 triệu năm Đó là dấu vết xưa nhất về giống người cổ tại khu vực Đông Nam Á Những dấu tích của một số dạng Pitekantrov muộn hơn, sống trong thời gian cách đây khoảng từ 500.000 đến 900.000 năm, cũng được phát hiện tại Java Những kết quả khai quật ở hàng loạt địa điểm khác nhau ở Đông Nam Á như Patdtan (Indonesia), Tampan (Malaysia), Kabaloan (Philippinnes), Anyath (Myanmar), Pingnoi (Thái Lan), hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn, Việt
Trang 1515
Nam), núi Quan Yên (Xuân Lộc), núi Đọ (Thanh Hóa), Hang Giòn - Dầu Giây (Đồng Nai),…
đã tìm thấy di cốt và những công cụ đồ đá của người tối cổ Đông Nam Á
Những dấu vết về giai đoạn Neandectan trong thời trung kì đồ đá cũ còn được lưu giữ lại
ở Việt Nam, Indonesia,… chẳng hạn, răng người ở hang Thẩm Òm (Nghệ Tĩnh), hang Hùm (Lào Cai) có niên đại khoảng 10 vạn năm, di cốt người cổ trên bờ sông Solo ở Java
Tại hang Niah (Sarawak, Malaysia) người ta đã phát hiện ra xương sọ của một người sống cách đây khoảng 396.000 năm Và tại hang Tabon (Philippines) cũng tìm được chỏm sọ của Người tinh khôn (Homo Sapiens) có niên đại 30.500 năm Điều này, đúng như các tác giả
của cuốn “Lược sử Đông Nam Á” nhận xét: “cho thấy quá trình chuyển biến từ vượn thành
người ở Đông Nam Á là liên tục và trực tiếp, đồng thời đây cũng là niên đại Homo Sapiens sớm nhất hiện nay trên thế giới”.12
Tại Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm ra dấu vết hóa thạch của Người tinh khôn (Homo Sapiens) ở Lạng Sơn, Ninh Bình Đồng thời các mảnh di cốt này là nền văn hóa Sơn Vi thuộc hậu kỳ đá cũ, được phân bố suốt từ Lào Cai đến Bình Trị Thiên Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các đồi, gò của vùng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và các hang động núi đá vôi Kĩ nghệ đá tương đương còn có ở nhiều nơi khác thuộc Đông Nam Á như Maros, Puso (Sulawesi), Sungs Mas (Sumatra), Tabon, Espinoza (Philippines),…
Cùng với sự có mặt của Người tinh khôn là sự xuất hiện của các tộc người Đông Nam Á Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước) có một dòng người thuộc chủng Mongoloid từ vùng lục địa châu Á (Tây Tạng) di cư về hướng Đông Nam và dừng lại ở khu vực mà nay gọi là bán đảo Trung Ấn Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melanesien (còn gọi là Mã Lai cổ) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp Từ đây lan tỏa ra, người Indonesien cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại Đó là một vùng rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Philippines và phía nam tới các hải đảo Indonesia.13
Chủng Indonesia chính là những người mà Nguyễn Đình Khoa gọi là tiền Đông Nam Á Từ chủng này, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lại được phân thành hai chủng mới là Austroasiatique và Austronesien Chủng Austroasiatique được hình thành vào cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng Khu vực
cư trú của họ là vùng nam Trung Hoa và bắc bán đảo Trung Ấn (từ nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng Hà) Chủng Austroasiatique là kết quả của sự hợp chủng giữa Indonesien (tiền Đông Nam Á) với Mogoloid Với chủng Austroasiatique, các nét đặc trưng Mongoloid lại càng nổi trội, vì vậy nó được coi là ngành Mongoloid phương nam Về sau, Bách Việt đã được sinh ra từ chủng này Chủng Austronesien được hình thành ở phía nam, dọc theo dải Trường Sơn và tiếp về phía hải đảo Đó là những tộc người nói ngôn ngữ Nam Đảo hiện nay Đây cũng chính là “tổ tiên” của các dân tộc Chăm (Chàm), Raglai Êđê, Giarai, Churu,… ở Việt Nam Bức tranh về các dân tộc ở Đông Nam Á ngày nay cực kỳ đa dạng song, xét về nguồn gốc, hầu hết chúng đều bắt nguồn từ một gốc chung, đó là chủng Indonesien Chính điều đó đã tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng của con người và văn hóa Đông Nam Á
Trang 1616
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Phân tích đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhân văn, lịch sử của khu vực Đông Nam Á?
2 Yếu tố biển có vai trò như thế nào đối với sự hình thành văn hóa Đông Nam Á?
Trang 1717
CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
Như trên đã nói, từ xa xưa, Đông Nam Á đã được coi như một khu vực địa lý quan trọng Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu thế kỉ XX, người ta vẫn chưa nhận thức được là có một khu vực văn hóa Đông Nam Á thống nhất Đúng như giáo sư Đinh Gia Khánh đã nhận xét:
“Khi xem xét văn minh của châu Á, ngoài các nền văn minh Lưỡng Hà và Ba Tư, thì trước kia các nhà khoa học phương Tây mới chỉ nhận diện một cách tương đối rõ các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ Vì bị thu hút quá nhiều bởi sự phong phú và độc đáo của hai nền văn minh này mà trong một thời gian lâu dài họ không chú ý đúng mức tới các nền văn minh ở phía đông nước Ấn Độ và ở phía nam nước Trung Hoa Các nền văn minh ở đó, tức là của các nước
ở khu vực Đông Nam Á, giữa hai nước lớn ấy, đã từng bị người phương Tây coi là các bộ phận ngoại vi và phụ thuộc của văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ”.14
Ngay những cái tên mà người phương Tây đặt ra cho các nước ở khu vực này cũng đã phản ảnh khá rõ quan niêm của
họ, hay nói đúng hơn là nhận thức không rành mạch của họ về Đông Nam Á, chẳng hạn Indeexterieure (ngoại Ấn), Indochina, Indochine (Ấn Độ - Trung Quốc: bao gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Việt Nam, bán đảo Mã lai), Indonesia (Ấn Độ + đảo, nghĩa là các đảo của Ấn Độ)
Có lẽ người đầu tiên chứng minh được rằng có một cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á
là học giả Pháp G.Coedès “Quan điểm của ông có cơ sở từ các thành tựu của khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, sử học, văn học nghệ thuật, do đó mang đầy tính thuyết phục Có thể nói, sau hai công trình nổi tiếng “Lịch sử cổ các quốc gia Ấn Độ hóa vùng Viễn Đông” (1994) và “Các cư dân của bán đảo Trung Ấn” (1962), việc coi Đông Nam Á là một khu vực văn hóa riêng biệt, khác với Trung Hoa và Ấn Độ, coi như đã được chấp nhận Cũng từ đó, nhiều nhà khoa học Pháp, Áo, Anh, Mĩ,… đã đưa ra nhiều bằng chứng khoa học khẳng định quan điểm trên
Những đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á mà G.Coedès đã dẫn ra như sau:15
- Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền
- Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng của người phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức
xã hội theo nhu cầu tưới nước cho đồng ruộng
- Về phương diện thần thoại: đối lập vũ trụ luận giữa núi và biển, giữa loại phi cầm với loại thủy tộc, giữa người thượng du với người hạ bạn
- Về phương diện tôn giáo: thuyết vạn vật hữu linh (mọi vật đều có linh hồn), thờ phụng
tổ tiên và thờ thần đất, đặt đền thờ ở những chỗ cao, chôn người chết trong các chum, vại hay các trắc thạch
- Về phương diện ngôn ngữ: dùng những tiếng đơn âm
Đồng thời với việc xem xét “cái nôi” văn hóa Đông Nam Á là việc tìm “chỗ đứng” cho văn hóa Việt Nam Đây cũng là một vấn đề gây nhiều tranh luận
Trang 1818
Arnold Toynbee,16 đã coi Việt Nam là một trong số 18 nền văn minh đang còn tồn tại và xếp nó vào cùng loại với văn minh Trung Hoa, văn minh Nhật Bản, văn minh Triều Tiên Ông còn coi cả ba nền văn minh Nhật, Triều, Việt đều mô phỏng văn minh Trung Hoa và văn minh Trung Hoa là ngọn nguồn, là trung tâm còn ba nền văn minh kia là “những nền văn minh vệ tinh”
Một học giả khác, ông Leon Vandermeersch, giám đốc trường Viễn Đông bác cổ Pháp, thì coi Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên thuộc về vùng thế giới Trung Hoa hóa (le monde Sinisé), nghĩa là bị Trung Hoa đồng hóa.17
Nói chung, một số học giả phương Tây thường xếp văn hóa Việt Nam vào một vùng được gọi là văn hóa Đông Á và Việt Nam được coi là “đồng văn” (cùng chung văn hóa, văn minh) với Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên
Khác với một số học giả phương Tây, các nhà khoa học Việt Nam những năm gần đây, bằng nhiều cứ liệu khoa học, đã chứng minh được rằng trong quá trình giao lưu với khu vực, văn hóa Việt Nam sau này đã trở nên gắn bó mật thiết với văn hóa Trung Hoa, tiếp thu khá nhiều thành tựu từ văn hóa Trung Hoa (cũng như từ văn hóa Ấn Độ và các nước phương Tây) nhưng từ trong cội nguồn thì không gian văn hóa Việt Nam được định hình trên nền của không gian văn hóa Đông Nam Á
Đông Nam Á ngày nay, xét về mặt lãnh thổ, như trên đã nói, bao gồm mười nước Tuy nhiên, trong thời kỳ tiền sử, Đông Nam Á không chỉ bao gồm khu vực nói trên mà rộng hơn nhiều Không gian văn hóa Đông Nam Á tiền sử thực ra còn bao hàm cả vùng Hoa Nam của Trung Quốc và một phần Ấn Độ hiện nay Như vậy vùng văn hóa Đông Nam Á tiền sử phía bắc tới bờ nam sông Dương Tử, phía tây tới biên giới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới các quần đảo Philippines và phía nam tới tận quần đảo Nam Dương (Indonesia) Với một không gian như thế, Việt Nam nằm gọn ở trung tâm của Đông Nam Á, nó mang đầy đủ những đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á bản địa
Cùng sinh ra và phát triển trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sang tạo ra một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo, có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ Nền văn hóa mang tính khu vực thống nhất đó được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử cho đến tận ngày nay
2.1 Văn hóa Đông Nam Á thời kỳ tiền - sơ sử
Giai đoạn bản địa của văn hóa Đông Nam Á có thể tính từ khi con người bắt đầu hình thành ở khu vực này cho đến khoảng thế kỷ I TCN Đây là giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Đông Nam Á bản địa, do đó nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình phát triển sau này Giai đoạn này có thể phân chia thành hai thời kì: thời kì tiền sử và thời
kì sơ sử Thời kì tiền sử được tính từ đầu cho đến cuối thời đại đá mới Thời kì sơ sử cách đây khoảng 4000 năm
2.1.1 Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử
Là một trong những cái nôi của nhân loại, như đã trình bày trong phần mở đầu, người vượn (Homo-Erectus) xuất hiện ở Đông Nam Á khá sớm (cách đây khoảng 400.000 - 500.000
Trang 1919
năm) Mở đầu cho nền văn hóa tiền sử Đông Nam Á là giai đoạn mà các cư dân nguyên thủy Đông Nam Á sử dụng mảnh tước (mảnh ghè) làm công cụ lao động Đây là những công cụ đá rất thô sơ nhưng đã có sự gia công ghè đẽo của con người Hàng vạn mảnh ghè như vậy đã được tìm thấy ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar,… Ở Malaysia, những công cụ bằng đá cuội được G.de Sieveking và D.Walker phát hiện ở Kota Tampan Tại đây hai nhà khoa học đã tìm thấy 165 công cụ chế tác từ viên cuội và 89 công cụ chế tác từ mảnh tước Ở Việt Nam, khu vực Núi Đọ (Thanh Hóa) được coi là tiêu biểu nhất về sự lưu giữ loại công cụ này Tại đây, các nhà khoa học còn tìm được một số rìu tay bằng đá được chế tác khá công
phu
Người tinh khôn (Homo-Sapiens) ở Đông Nam Á xuất hiện từ khoảng 20 đến 15 nghìn năm TCN Người tinh khôn sống thành bộ lạc, biết săn bắt, hái lượm và chế tác công cụ lao động từ đá cuội So với mảnh tước giai đoạn trước, các công cụ đá cuội từ thời kì này đã có một bước tiến mới trong kĩ thuật chế tác và có nhiều hình loại ổn định.18
Người tinh khôn Đông Nam Á sinh sống trên các đồi gò hoặc một số hang động Ở Việt Nam, thời kỳ này được gọi là văn hóa Sơn Vi Theo giáo sư Hà Văn Tấn, người Sơn Vi đã có tư duy phân loại Tư duy phân loại của được thể hiện qua sự lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại
Tại Indonesia, người ta đã tìm được rất nhiều công cụ bằng đá thuộc thời kì sơ
kỳ đá cũ mà tiêu biểu là văn hóa Patritan Những công cụ này được tìm thấy ở trung Java, Sumatra, Bali và Kalimanta mà loại công cụ tiêu biểu nhất cũng là chopper Ở giai đoạn muộn hơn thì có văn hóa Sangiran (ở Jawa) và văn hóa Trabenjer (nam Sulavesi) thuộc trung kỳ đá
cũ.21
Từ thời kì đồ đá cũ, người nguyên thủy Đông Nam Á bước vào thời kỳ đồ đá giữa cách
đây khoảng 10.000 năm, với những thay đổi vô cùng quan trọng Đó là quá trình hợp chủng giữa người Monggoloid với người Melanesien (thuộc đại chủng Australoid) tạo ra chủng Indonesien-tiền Đông Nam Á Vào thời kỳ này, kỹ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là những viên cuội được ghè đẽo trên cả hai mặt, rìu đá cuội có lưỡi ở một đầu Hơn thế nữa, cư dân chủng Indonesian còn biết sử dụng các nguyên liệu khác như đất sét,
sừng, xương, tre, gỗ,… Tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho văn hóa đồ đá giữa ở Đông Nam Á
là văn hóa Hòa Bình Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trên thế giới khi nghiên cứu
văn hóa Đông Nam Á tiền sử đã lấy các địa điểm của nền văn hóa mà các dữ kiện vật chất được tìm thấy ở Hòa Bình Việt Nam làm tiêu chuẩn để xem xét và sắp xếp các nền văn hóa đồ
đá giữa ở toàn bộ vùng Đông Nam Á Kỹ thuật đá Hòa Bình có mặt ở nhiều nơi ở khắp vùng
Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia,… do đó văn hóa Hòa Bình là văn hóa
chung của Đông Nam Á “Ông Aung Thaw, giám đốc vụ Khảo cổ học Myanmar, năm 1969 đã
Trang 2020
đào được một số dụng cụ rất đáng chú ý về văn hóa Hòa Bình trong các hang Padh Lin ở phía đông Myanmar Ngoài nhiều vật dụng, ông còn tìm được cả những hình vẽ trên vách hang Như vậy, đây là vùng cực tây của nền văn hóa Hòa Bình đã được phát hiện”.22
Cư dân chủng Indonesien thời văn hóa Hòa Bình thường sống ở các cửa hang động, thung lũng đá vôi thoáng đãng Họ biết thuần dưỡng động vật và cây trồng Trong một số di chỉ văn hóa Hòa Bình, các nhà khoa học đã tìm thấy một số quả và hạt của nhiều loại cây thuộc họ bầu bí, rau đậu được coi là đã thuần dưỡng “ở xa phía bắc Thái Lan gần với biên giới Myanmar, Chester Gorman-một sinh viên ở Đại học Hawaii đã tìm thấy hang thần… Khi đào nền hang, Gorman phát hiện thấy những mảnh cây đã hóa than, cùng với hai hạt đậu,… một hạt
dẻ, một hạt tiêu sọ, nhiều mảnh bí và dưa leo cùng với nhiều đồ dùng bằng đá rất đặc biệt của vùng Hòa Bình”.23 Như vậy, mặc dù hái lượm và săn bắt vẫn là phương thức sống chủ yếu của
nhân chủng Indonesien song một nền nông nghiệp sơ khai cũng đã xuất hiện vào thời đại văn
hóa Hòa Bình Lúc đầu người ta trồng các loại củ như khoai môn, khoai sọ và những loại quả như bầu, bí, đậu Đúng như Wilhelm G Solheim II nhận xét : “Tôi đồng ý với Sauer rằng sắc dân Hòa Bình ở một vùng nào đó trong khu vực Đông Nam Á là giống người biết trồng cây trước tiên trên thế giới”.24
Như vậy, có thể coi Đông Nam Á là nơi có cuộc cách mạng nông
vào thời đại đồ đá mới, kỹ thuật mài, khoan, cưa đá đã được phổ biến ở khắp Đông Nam Á Vì thế “ngay cả ở những khoảng cách khá xa, chúng tôi cũng có thể tìm ra những điểm giống nhau
về kỹ thuật Chẳng hạn sự giống nhau giữa xưởng chế tác rìu Đông Khối và các xưởng chế tác rìu ở Java Còn kỹ thuật khoan, tách lõi thì quả là đã phân bố rất rộng, từ Nam Trung Quốc cho đến Indonesia Các kỹ thuật chế tác đá như mài, khoan có lẽ đã lan truyền từ vùng lục địa đến vùng hải đảo mà trước đây kỹ thuật mảnh ghè đẽo đã phổ biến”.26
Ở Thái Lan, thuộc thời kỳ văn hóa Bắc Sơn của Việt Nam có thể kể đến di chỉ Sai Yok (với 1500 công cụ thu được) và di chỉ Thẩm Phi Tại Thẩm Phi, người ta còn tìm thấy hạt của
các loại cây như cau, tùng, tràm, mận, bầu, dưa, mướp, hồ tiêu,
Với việc làm đồ gốm, cư dân Đông Nam Á đã chuyển sang kinh tế sản xuất chứ không chỉ
là kinh tế khai thác thiên nhiên như trước đây Rõ ràng đây là một bước chuyển rất có ý nghĩa
trong đời sống của họ
Cư dân Đông Nam Á thời đại đồ đá mới đã biết tìm đến những nơi ở thuận lợi cho cuộc sống của mình Người ta không chỉ sống ở các hang động như trước mà còn lấn dần ra các
Trang 2121
vùng ven biển Nghề đánh cá từ đó được phát triển Các cụm dân cư trở nên đông đúc hơn, ổn
định hơn do sự quy tụ không chỉ đơn thuần là những người cùng dòng máu
Một điều đặc biệt nữa là ở thời kỳ này đã có dấu hiệu của nền nghệ thuật hội họa Đó là những hiện vật xương có vết khắc hình cá, hình thú, là những hoa văn, kí hiệu biểu thị mặt trời được vẽ trên mặt gốm,… Một số tín ngưỡng nguyên thủy cũng đã xuất hiện ở thời kỳ tiền sử
Đông Nam Á
2.1.2 Văn hóa Đông Nam Á thời sơ sử
Thời kì sơ sử, cách đây khoảng 4.000 năm, cư dân Đông Nam Á bước vào một thời kỳ
mới mà các nhà khoa học thường gọi là thời kì kim khí
Ở thời kì này, đồ gốm vẫn tiếp tục được phát triển với chất lượng tốt hơn Đá, gỗ, tre, nứa, xương,… vẫn được con người sử dụng để chế tạo công cụ lao động và vũ khí Tuy nhiên,
ở thời kỳ này, cái mà nhà khoa học quan tâm đến nhất chính là sự xuất hiện của các dụng cụ
bằng đồng Chính vì thế thời kỳ này còn được gọi là thời đại đồ đồng
Sống trong vùng khí hậu nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã chuyển sang trồng lúa cạn ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng Rồi từ việc thuần dưỡng ở thung lũng, cây lúa được chuyển dần xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước Ở thời đại đồ đồng, gắn liền với quá trình trồng cấy là sự phát triển của các loại công cụ lao động bằng kim loại và công việc chăn nuôi gia súc Với sự xuất hiện của cuốc, xẻng, mai, thuổng, cày,… kĩ thuật canh tác
đã có một bước nhảy về chất so với các dụng cụ bằng đá trước đây Năng suất lao động, vì thế ngày càng được nâng cao Công việc chăn nuôi được đẩy mạnh, nhất là việc chăn nuôi trâu bò
dùng làm sức kéo Ngoài ra, việc thuần dưỡng voi cũng được chú trọng ở một số vùng
Nền văn hóa tiêu biểu của thời kỳ này là văn hóa Đông Sơn với hàng loạt trống đồng,
thạp đồng đủ các loại kích cỡ và với một nghệ thuật trang trí tuyệt tác Có thể nói, với sự xuất hiện của trống đồng Đông Sơn, kỹ thuật đúc đồng thau của cư dân Đông Nam Á đã vươn tới đỉnh cao nhất Công cụ đồng thau dĩ nhiên là không chỉ có ở Việt Nam Người ta còn tìm thấy chúng ở nhiều khu vực khác ở Đông Nam Á, chẳng hạn, ở Thái Lan, đồ đồng có ở bản Chiang, Nonnokthà, bản Nadi, bản Dontaphet, hang Ongbah Riêng ở Nonnokthà, trong lần khai quật lần thứ nhất, người ta đã đào 88 mộ táng và thu được 22 vòng đồng thau, 1 rìu đồng thau và nhiều thứ khác, còn trong lần khai quật thứ hai, với 132 mộ tang, người ta thu được 6 vòng đồng thau, 3 rìu đồng thau, 4 nồi nấu đồng, Tuy nhiên, Việt Nam được coi là “cái nôi của đồ
dồng” Trống đồng làm từ Đông Sơn đã được đem bán ra ở nhiều nước Đông Nam Á
Do yêu cầu của việc chế tạo công cụ sản xuất, kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng được phát triển mà tiêu biểu nhất là đồ sắt Sa Huỳnh (Việt Nam) Tại đây, người ta đã tìm thấy trên 100 dụng cụ như dao, giáo, liềm, mai, lao, kiếm, Ngoài ra, hàng loạt ngành nghề khác như dệt
vải, làm mộc, đan lát, chế tác đá, làm thủy tinh, cũng đã ra đời ở thời kỳ này
Ở thời đại đồ đồng, cư dân Đông Nam Á sơ sử thường sinh sống thành làng ở những nơi đất cao và gần sông ngòi Điều này chứng tỏ họ đã biết thích ứng với môi trường tự nhiên Nhà của cư dân vùng này là nhà sàn Cách ăn mặc của họ gọn gàng, phù hợp với công việc lao động: nam đóng khố, cởi trần còn nữ giới thí mặc yếm và váy Việc đi lại được tiến hành chủ yếu bằng thuyền Sông và biển là những con đường giao thông huyết mạch cho sự giao lưu văn
hóa lúc đó
Trang 2222
Cư dân Đông Nam Á sơ sử cũng đã có một đời sống tinh thần và một trình độ nghệ thuật khá phong phú, đa dạng Điều đó còn được lưu giữ rất rõ trên các hoa văn, trong các nhạc cụ
Vào thời kỳ này, các nhạc cụ như trống đồng, sênh, phách, khèn,… khá phát triển
Bắt đầu từ thời kỳ sơ sử, nhiều nghi lễ, tín ngưỡng ra đời, gắn liền với công việc trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung, như tục thờ thần Mặt trời, thờ thần Nước, thần Đất, thần Lúa, Hàng loạt lễ hội dân gian cũng đã được tổ chức như đua thuyền, thả diều, dâng lửa, vun thóc trên sân, Đây cũng là thời kỳ nảy sinh các thần thoại, huyền
thoại
2.1.3 Những thành tựu chung của lớp văn hóa bản địa Đông Nam Á thời tiền sử và sơ
sử
Cùng sinh ra và lớn lên trên một khu vực địa lý, cư dân cổ đại Đông Nam Á đã tạo ra
một nền văn hóa bản địa có nguồn gốc chung, mang tính thống nhất cho toàn vùng, đó là một
nền văn hóa, văn minh đặc sắc với nghề nông nghiệp lúa nước là chủ đạo
Nền văn hóa, văn minh đó phát triển liên tục trong lịch sử và là một phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa châu thổ và văn hóa biển, trong đó văn hóa châu thổ giữ vai trò chủ đạo.27
Hay như các giáo sư Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ nhận xét: Đó là một “nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp… Nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng”.28
Các nhà khoa học đã khẳng định Đông Nam Á là một trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng Nó “là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại”.29
Những thành tựu chủ yếu của nghề nông nghiệp Đông Nam Á thời tiền sử là:
- Trồng được lúa và các loại rau màu như bầu, bí, khoai sọ,…
- Thuần dưỡng được các loại gia súc như trâu bò, lợn gà
- Làm được nhà để ở
- Biết dung một số cây thuốc để chữa bệnh
Vào thời đại đá mới, một thành tựu khác của nền văn hóa tiền sử và sơ sử Đông Nam Á
sau nghề trồng lúa nước, như đã nói, là sự xuất hiện của một nghề kim khí đặc biệt: nghề luyện
kim đồng, mà tiêu biểu nhất là đồ đồng Đông Sơn Nghề luyện kim đồng, thực ra đã xuất hiện
trước cả nền văn hóa Đông Sơn rất lâu Kỹ thuật luyện đồng Đông Sơn là sự phát triển kế tục không ngừng của kỹ thuật luyện kim các giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn.30
Một điều rất đặc biệt là ảnh hưởng của đồ đồng Đông Nam Á còn vượt rất xa ngoài khu vực Chesnov cho biết: “Gần đây nhất, việc phân tích kỹ thuật luyện kim ở những đồ đồng vùng Kavkaz đã cho những kết quả thật bất ngờ rằng chúng ta đã chịu ảnh hưởng của những trung tâm luyện kim vùng núi Đông Dương, nơi mà, theo những kết quả đào xới gần đây, đồng
đã tồn tại ít nhất là từ thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên”.31
Trang 2323
Tóm lại, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, Đông Nam Á đã trở thành một khu vực đáng chú ý với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và nghề luyện kim đồng nổi tiếng thế giới Nhận xét về những thành tựu của nền văn hóa Đông Nam Á, giáo sư nhân chủng học Mỹ W.G Soltheim II viết: “Những phát hiện mới đây ở khu vực Đông Nam Á bắt buộc chúng ta phải xem xét lại… Những vật dụng đã được đào lên và đem phân tích trong vòng năm năm qua cho thấy rằng cư dân ở đây đã biết trồng cây, làm đồ gốm và đúc đồ dùng bằng đồng sớm hơn tất
cả các vùng khác trên trái đất…sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ và Trung Hoa tới hàng mấy nghìn năm”.32
Học giả Nga Ja.V.Chesnov cũng nhận xét: “Về hàng loạt phương diện của văn hóa - từ sản xuất nông nghiệp cho đến lĩnh vực thần thoại - Đông Nam Á đã có những ảnh hưởng lớn vượt rất xa ra ngoài ranh giới những láng giềng trực tiếp của nó… Tất nhiên là trong việc tạo nên những thứ như là cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng hoặc những thành tựu văn hóa khác, có sự tham gia không chỉ của những dân tộc riêng biệt - Đó là kết quả sáng tạo của rất nhiều dân tộc lớn nhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm của mình cái thế giới độc đáo được gọi là Đông Nam Á”.33
Những thành tựu trên đây chính là nền tảng, cơ sở rất vững chắc cho sự phát triển của
văn hóa Đông Nam Á trong các thế kỉ sau này
2.2 Văn hóa Đông Nam Á từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ X
2.2.1 Bối cảnh văn hóa - lịch sử
Phạm vi của khu vực Đông Nam Á tiền sử, như đã nói lên đến tận bờ sông Dương Tử, văn hóa Hán sau này vốn có cốt lõi đầu tiên là văn hóa Ngưỡng Thiều, hình thành ở lưu vực sông Hoàng Hà Nền văn hóa ấy khác với văn hóa phương Nam ở bờ nam sông Dương Tử - tức văn hóa Đông Nam Á tiền sử mà chủ nhân của nó là những người “nam man” theo cách gọi của Hoa tộc.34
Sự kiện lịch sử quan trọng đầu tiên đối với cư dân Đông Nam Á trong buổi
đầu lịch sử là sự bành trướng của nhà Tần, nhà Hán xuống phương Nam Đó là sự thôn tính
của đế quốc Tần, Hán đối với phần phía bắc Đông Nam Á tiền sử Trước nạn ngoại xâm, cư dân Đông Nam Á lúc đó bị đẩy dần xuống phía nam Một số khác bị đẩy ra đảo (Hải Nam, Đài
Loan) hoặc là vào tận rừng sâu
Trong tình hình đó, người Lạc Việt đã sớm tập hợp lại thành một liên minh bộ lạc Đây thực chất là một tổ chức “tiền quốc gia”, “tiền nhà nước” Về sau liên minh bộ lạc ấy phát triển
thành nhà nước Văn Lang
Đến thế kỷ thứ III TCN, người Âu Việt (cũng thuộc Bách Việt như Lạc Việt) và người Lạc Việt hợp nhất với nhau thành nước Âu Lạc Tuy nhiên, nhà nước non trẻ vừa mới ra đời đã rơi vào tình trạng bị đô hộ Năm 179 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt, đánh đuổi An Dương Vương, chiếm Âu Lạc, và sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, đồng thời chia Âu Lạc ra làm hai quận: quận Giao Chỉ và Cửu Chân Đến năm 111 TCN, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt Nước Âu Lạc vốn thuộc Nam Việt nên cũng bị thôn tính theo Lúc này, bản thân Âu Lạc lại được mang một tên mới là châu Giao Chỉ, dưới đó có 7 quận Tính từ thời điểm đó đến mãi thế
kỷ thứ X, phần Đông Nam Á từ bờ nam sông Dương Tử đến núi Hoành Sơn (Đèo Ngang) đã bị
đế quốc Trung Hoa đô hộ
Trang 2424
Như vậy, ngay từ đầu công nguyên, phần đất phía bắc của Đông Nam Á đã bị sát nhập vào Trung Quốc, trừ một vương quốc của người Thái là nước Nam Chiếu (sau đó là Đại Lí) ở
Tây Nam Trung Quốc (nay là Vân Nam)
Khi có sự bành trướng của nhà Tần xuống phía nam sông Dương Tử, cư dân Đông Nam
Á đã có nhiều cuộc chống trả song đều thất bại Một số bị đồng hóa vào Hán tộc Một số chạy xuống phía nam “Các cuộc di cư về phương nam của người Thái, người Lôlô, người Dao, người Miêu đến các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam đã diễn ra như vậy từ đầu công nguyên”.35
Trong diễn trình lịch sử văn hóa Đông Nam Á, sự đô hộ của đế quốc Trung Hoa đối với phần phía bắc của khu vực này có một sự tác động không nhỏ Tuy nhiên, trong tiến trình lịch
sử văn hóa, đồng thời với xu hướng Hán hóa là xu hướng chống Hán hóa khá quyết liệt bởi lẽ văn hóa Trung Hoa du nhập vào Đông Nam Á không phải bằng con đường hòa bình mà bằng con đường chiến tranh xâm lược Trong phần sau chúng ta sẽ xét kỹ về sự giao lưu văn hóa
Đông Nam Á - Hán trong thời kỳ này
Một sự kiện văn hóa - lịch sử khác cũng có sự tác động đến văn hóa Đông Nam Á thời kỳ
này là ảnh hưởng của Ấn Độ Ấn Độ có tác dụng rõ rệt đến sự hình thành các nhà nước cổ đại
Đông Nam Á
Cư dân Đông Nam Á ở những vùng thung lũng và đồng bằng, do yêu cầu phải chinh phục thiên nhiên để trồng lúa nước (như làm thủy lợi), họ buộc phải liên minh với nhau Liên minh ấy ngày càng rộng lớn hơn, chặt chẽ hơn và dần dần trở thành những tổ chức tiền quốc gia vững mạnh Và các tổ chức tiền quốc gia ấy chắc chắn là phải có cơ sở ở sự phát triển của thương mại giữa các khu vực rộng lớn với nhau Sự phát triển thương mại ở vùng Đông Nam Á
vào những thế kỷ đầu công nguyên có liên quan chặt chẽ với Ấn Độ
Lúc bấy giờ, để phục vụ cho nhu cầu của các hoàng đế đông và tây và của các tầng lớp giàu có, việc buôn bán những sản phẩm quý như hương liệu, châu ngọc, tơ lụa, giữa Nam Á
và châu Âu ngày càng tấp nập Các nhà buôn Ấn Độ đã đến vùng đất phía đông sông Hằng, tức vùng Đông Nam Á, mua hương liệu, gia vị, long não, xạ hương, gỗ mun, để mang đi bán ở các vùng Tiểu Á, Ba Tư và La Mã Ngoài ra, họ còn đến vùng Đông Nam Á để tìm vàng (Đông Nam Á, như đã nói, được gọi là Suvannabhumi nghĩa là “bán đảo vàng”) Chính vì thế đã nảy sinh mối quan hệ giao lưu Ấn Độ - Đông Nam Á Và cũng chính vì sự có mặt của cư dân Ấn
Độ ở đây mà bản thân các bộ lạc, các liên minh bộ lạc Đông Nam Á có điều kiện liên kết với nhau, tạo ra một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự ra đời của một loạt nhà nước sơ khai Đông Nam Á Có thể nói, sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng không ít của
văn hóa Ấn Độ (ở phía nam) và văn hóa Trung Quốc (ở phía bắc)
Ở phía nam Đông Nam Á lục địa, từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII đã ra đời một loạt nhà nước sơ khai, trong đó có những nhà nước khá mạnh như vương quốc Phù Nam mà thủ đô là Vyadhapura (ở Preivieng, Cămpuchia ngày nay) bao gồm chủ yếu là các thành thị thương cảng ở ven biển mà quan trọng nhất là Óc Eo, Takkola và Ligor ở eo biển Malacca (nay là nam Thái Lan), hoặc là vương quốc Chămpa (Chiêm Thành) với các thành thị ven biển như Indrapura (Quảng Nam - Đà Nẵng), Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Phan
35
Đinh Gia Khánh, 1993, tr 62
Trang 2525
Rang) Nếu như Âu Lạc ở phía bắc được coi là nhà nước hình thành do nhu cầu kiểm soát giao thông đường bộ thì các nhà nước như Phù Nam, Chămpa, ở ven biển Đông lại là những nhà nước được hình thành do nhu cầu kiểm soát đường giao thông trên biển
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII còn có nhiều quốc gia khác xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á Ở phần lục địa, cộng đồng Môn xây dựng đến mấy quốc gia: Pegu (Hamsawati), Thaton (Sudhanmawati), Xích Thổ Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện nhà nước Tumasik (khu vực bang Johor và Singapo ngày nay), nhà nước Melayu (khu vực đảo Sumatra ngày nay), nhà nước Taruma (trên đảo Jawa) Vương quốc Taruma ngay từ thế kỷ thứ IV đã có quan hệ buôn
bán mật thiết với Ấn Độ và Trung Quốc
Trên đây là những nét sơ lược về các quốc gia Đông Nam Á được hình thành từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII Tuy nhiên, vào các thế kỷ sau, do các cuộc chiến tranh danh sách
và biên giới các quốc gia có sự thay đổi
Đến thế kỷ thứ VII, nước Vạn Xuân bị nhà Tùy thôn tính Nước Phù Nam cũng sụp đổ và
nhường chỗ cho một quốc gia mới là Chân Lạp
Trên đảo Sumatra, thay thế cho Melayu là quốc gia mới Srivijaya Quốc gia này làm chủ toàn bộ eo biển giữa Sumatra và Malacca Trên đảo Java, quốc gia Kalinga được hình thành
Đến cuối thế kỷ thứ VIII, quốc gia này chinh phục cả đảo Bali
Nói chung, đến thế kỷ thứ X, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều bắt đầu đi vào thế ổn
định, để ngay sau đó bước vào thời kỳ phát triển cực thịnh trên toàn vùng
Trong một bối cảnh như trình bày, văn hóa Đông Nam Á thời kỳ này mang tính chất đa dạng: một mặt vừa giữ gìn, phát triển bản sắc, truyền thống văn hóa bản địa, mặt khác vừa tiếp thu những cái mới của hai nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ Trong sự giao lưu văn hóa với nước ngoài, bao giờ cũng tồn tại hai xu hướng đối lập nhau: chống đối và tiếp thu Chống đối
là để Đông Nam Á không bị đồng hóa, tiếp thu là để làm giàu thêm, phong phú thêm cho nền văn hóa bản địa Không thể phủ nhận rằng những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đối với Đông Nam Á là khá toàn diện và sâu sắc Nó được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn chương, nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, Và cũng cần nói thêm rằng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Đông Nam Á thì nhiều nhất, nếu không nói là chủ yếu, là vào bắc bán đảo Trung-Ấn Trái lại, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thì chủ yếu lại thể
hiện rõ hơn ở các vùng nam bán đảo Trung-Ấn, phía tây và phía nam của Đông Nam Á
Tuy vậy Đông Nam Á không trở thành chiến trường văn hóa giữa Trung Hoa và Ấn Độ
Ví dụ như trong khía cạnh tôn giáo, không hề có sự kình địch giữa Trung và Ấn để lưu giữ những nét văn hóa của mình ở Đông Nam Á Ngược lại, Trung Quốc đi theo đạo Phật, tôn giáo được truyền từ Ấn Độ qua Trung Á vào thời Đông Hán, thế kỷ I SCN Trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên, các học giả và tín đồ từ Trung Hoa cũng như Đông Nam Á đều ghé thăm đền đài và trường học Ấn Độ Nhiều học giả và tín đồ Trung Quốc còn dừng chân giữa chặng ở Borneo hay Sumatara để học tiếng Sankrit và Pali trước khi đến Ấn Độ học lên bậc cao hơn Trong giai
đoạn này cả Trung Hoa và Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ
Phủ lên cơ tầng bản địa Đông Nam Á là sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Nhờ nền tảng sẵn có, văn hóa bản địa chưa bao giờ đánh mất bản sắc của mình, ngay cả khi giữa chúng có “sự tương đồng chủng tộc” xuất phát từ cơ sở vay mượn Ấn Độ là chủ yếu Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc thâm nhập sâu rộng từ khoảng đầu công nguyên, hai đến ba thế kỷ
Trang 2626
sau cuộc đại thống nhất về chính trị đầu tiên ở các quốc gia này - vào thế kỷ thứ III TCN dưới
thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc và thời Asoka Maurya ở Ấn Độ
Những thế kỷ tiếp theo chứng tỏ sự lan tỏa từng bước của văn hóa thương mại Ấn Độ vào Đông Nam Á, ngoại trừ châu thổ Bắc Bộ Việt Nam Bởi nơi đây chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa và chính trị Trung Hoa Và sự phân định ranh giới văn hóa Trung-Ấn này đã được nhà
ngoại giao kiêm học giả người Pháp - Reginald Le May nhận định như sau “Trên bản đồ châu
Á, có dãy núi chạy dọc theo xương sống Annam, đây chính là dãy núi đánh dấu biên giới hay nói cách khác là đường phân chia giữa văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ Nếu mạn Đông và Bắc bên này dãy núi chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa thì mạn Tây và Nam phía bên kia lại chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, giữa hai láng giềng này không có sự chồng chéo hay tranh chấp lẫn nhau”.36
2.2.2 Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Trung Hoa
Ở đời Tần, các vương quốc Đông Nam Á tiền sử ở bờ nam sông Dương Tử-nơi những người “nam man” sinh sống - bị đồng hóa vào văn hóa Trung Hoa Người “nam man”, tức tộc người có cơ tầng văn hóa Đông Nam Á tiền sử, bị đồng hóa cùng với Hoa tộc để cùng trở thành Hán tộc Tuy nhiên sự đồng hóa này có tính chất hai chiều, nghĩa là cả hai bên đều có sự tác động qua lại Vì vậy, trong văn hóa Hán tộc cũng có nhiều yếu tố phương nam, chẳng hạn,
“Việc trồng lúa nước, việc trồng dâu nuôi tằm lấy tơ, việc trồng cây chè và uống chè là những thành tựu của vùng Đông Nam Á mà Hoa tộc đã tiếp thu được khi đồng hóa các cư dân nam sông Dương Tử để cùng trở thành Hán tộc”.37
Như vậy, ngay từ đầu công nguyên, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đã lan ra toàn bộ phía bắc của vùng Đông Nam Á tiền sử Ảnh hưởng ấy diễn ra cùng với sự thôn tính các quốc gia đã hình thành từ trước Tuy nhiên, bước chân của kẻ xâm lược không dừng lại ở đó Chúng
còn tiếp tục tiến đến nước Âu Lạc ở xa hơn về phía nam
Trung Quốc tạo được ảnh hưởng to lớn ở Đông Nam Á từ đầu triều Hán (202TCN - 220) Đây là thời kỳ đế quốc Trung Hoa mở mang bờ cõi đến giáp Đông Nam Á Triều đình Trung Hoa thiết lập hệ thống triều cống đối với các nước chư hầu Trải qua phần lớn chiều dài lịch sử Trung Hoa, các hoàng đế trị vì thường áp dụng chính sách làm suy yếu hoặc chia cắt các dân tộc thuộc vùng ngoại vi đế quốc Nhìn chung, những giai đoạn thống nhất, ổn định và mạnh mẽ
về chính trị ở Trung Hoa thường đi đôi với thời kỳ quốc gia này can thiệp hoặc chi phối được hầu hết các nước Đông Nam Á Trái lại, khi chính thần dân Trung Hoa lung lay niềm tin vào chính quyền trung ương của họ thì các nước Đông Nam Á lại mở rộng quyền tự chủ và độc lập Trung Quốc yêu cầu chư hầu dâng nộp cống phẩm lên hoàng đế theo định kỳ, thường 3 năm/1 lần và đáp lại sẽ ban cho tặng phẩm giá trị hơn Trung Quốc coi cống phẩm là biểu tượng của
sự phụ thuộc chính trị và là con đường Hán Hóa “người man di” Trong phái bộ mang cống phẩm thường có một đoàn thương gia Những người này nhận được lòng hiếu khách và sự hỗ trợ của Trung Quốc trong quá trình buôn bán dọc theo tuyến đường đi triều cống dài và gian khổ Hệ thống chư hầu mà Trung Quốc duy trì suốt thời gian dài cho tới tận cuối thế kỷ XIX đã đảm bảo cho thiên triều vị thế tối cao, trong khi chỉ phải hỗ trợ ít nhiều về kinh tế cũng như
quân sự cho các chư hầu
Trang 2727
Đồng thời với việc xâm chiếm lãnh thổ, đế quốc Tần, Hán đã tiến hành một loạt chính sách đồng hóa văn hóa Đông Nam Á trên mọi lĩnh vực Chúng bắt dân bản xứ Đông Nam Á tổ chức xã hội, học tập, làm ruộng, rồi ăn, mặc, ở , đúng như người Hán Điều đó có nghĩa là đế quốc Tần, Hán muốn thiết lập ở Đông Nam Á một thể chế chính trị, một cơ cấu xã hội, thậm chí một phong tục tập quán theo kiểu Trung Hoa Song song với sự cưỡng bức nói trên là việc
truyền bá các hệ tư tưởng như: Nho giáo, Đạo giáo, vào Đông Nam Á
Nho giáo vào Đông Nam Á ngay từ trước công nguyên song suốt 10 thế kỷ nó vẫn chưa khẳng định được sự tồn tại bền vững của mình ở khu vực này Số người theo nho học rất ít Những người theo nho học chủ yếu là những người thuộc tầng lớp trên của xã hội Dẫu sao đây cũng là một giai đoạn chuẩn bị, một cơ sở cho sự phát triển cao hơn của đạo nho ở giai đoạn
sau
Cùng với đạo Nho, đạo Giáo và đạo Lão Trang cũng được truyền vào Đông Nam Á Cả hai đạo này tuy có ảnh hưởng không nhiều nhưng cũng đã trở thành một bộ phận trong tư
tưởng và quan niệm của cư dân Đông Nam Á
Sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Đông Nam Á - Hán, mà rõ nhất là Việt Nam
“còn để lại dấu ấn trong những lĩnh vực khác như cách ăn, mặc, ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội, ngôn ngữ,…”38
Về mặt ngôn ngữ, hàng loạt từ Hán đã được du nhập vào các ngôn ngữ ở Đông Nam Á như tiếng Thái, tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Việt, Riêng trong tiếng Việt, như mọi nguời
đều biết, số lượng từ Hán chiếm một tỷ lệ không nhỏ
Dấu ấn của văn hóa Trung Hoa còn được lưu lại ở các ngôi mộ gạch cổ được xây dựng từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ VI mà người ta thường coi là sự nảy sinh của một nền văn hóa nghệ
xu hướng chống Hán hóa Điều đó thể hiện tính kiên cường bất khuất, ý chí bảo vệ nền văn hóa
dân tộc của cư dân Đông Nam Á Và đây cũng chính là một trong những đặc điểm chủ yếu của văn hóa Đông Nam Á thời kỳ này
2.2.3 Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn Độ
Ngay từ đầu công nguyên, các cư dân Đông Nam Á đã có dịp tiếp xúc, giao lưu với văn
hóa Ấn Độ qua các thương gia và các nhà truyền đạo
Trang 2828
Bản thân chứa đựng vô vàn nhân tố tích tụ từ bao làn sóng xâm lược ngoại bang trên tiểu lục địa, văn hóa Ấn Độ với đặc trưng hút thu và dung hợp đã bám rễ sâu chắc vào miền đất Đông Nam Á, trong khi nơi đây vẫn tiếp tục duy trì bản sắc riêng có của mình Và khả năng dung hòa của văn hóa Ấn Độ hẳn cũng góp phần làm nên tính chất chung về địa lý, tính tương
đối ôn hòa về chính trị và tính thương mại giữa Ấn Độ với Đông Nam Á Cùng lúc, vẫn cần
chú ý rằng thời điểm khởi đầu chính xác cho sự xâm nhập văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á, tác nhân trung chuyển cùng với cơ chế xâm nhập của nó còn là mang tính phỏng đoán học
thuật Ian W Mabbet từng nhận định, quá trình Ấn Độ “không được khắc họa rõ nét ở đâu
cả, cái được khắc họa thông qua minh chứng sớm nhất là sự mở đầu của các vương quốc
Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á không phải bằng cách cưỡng bức, bằng sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình Chính vì vậy, đối với các quốc gia Đông Nam Á việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, hay nói một cách chính xác hơn sự giao
lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn Độ gần như là tự nhiên
Về mặt địa lý, Ấn Độ và Đông Nam Á có cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lấy kinh tế
nông nghiệp trồng lúa nước làm nền tảng Vào thiên kỷ II TCN tại Ấn Độ, người Aryan nhập
cư đã biết thích ứng với một vài nét văn hóa của xã hội tiền Aryan Khi người Ấn - Aryan hóa
di trú đến Đông Nam Á vào thiên niên kỷ đầu công nguyên, các cư dân bản địa lại sớm phát hiện ra sự tương đồng về nền tảng văn hóa, với một số nét văn hóa tiền Aryan chung cho mọi dân tộc châu Á gió mùa.42
Hơn nữa, Ấn Độ không hề thể hiện tham vọng chính trị hay bành trướng tại Đông Nam Á, ngoại trừ duy nhất một lần quốc vương Chola, Srivijaya kéo quân xâm lược Sumatra vào thế kỷ XI Nhờ vắng bóng sự ràng buộc chính trị, văn hóa Ấn Độ trở thành thượng khách ở Đông Nam Á Bên cạnh thương mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải văn hóa theo suốt tiến trình lịch sử Tại Đông Nam Á, các dân tộc theo nghề sông nước như người Môn, Phù Nam, Champa, Java… đều tham gia vào việc buôn bán sinh lợi
giữa Trung Quốc, Ấn Độ và thế giới phương Tây
Người Ấn Độ biết đến Đông Nam Á từ rất sớm Nhiều thế kỷ trước khi Khang Thái và Chu Ứng nhà Ngô đến nước Phù Nam và những ghi chép của các biên niên sử gia nhà Hán (Trung Quốc) về nước Lâm Ấp… sử thi Ramayana của Ấn Độ đã nói tới xứ Java và Sumatra
Xứ đất Vàng, đảo Vàng được nói đến rất nhiều
Người Ấn Độ, dù là tăng lữ hay thương nhân, cũng mang đến Đông Nam Á trước tiên là tôn giáo, tín ngưỡng của họ Bởi lẽ vì sự truyền bá tôn giáo là phương tiện thuận lợi nhất để cảm hóa, chan hòa với bản địa, để tạo nên cộng đồng “đồng đạo” cảm thông và ủng hộ giữa
những người xa xứ với nhau và giữa những người ngoại quốc với dân bản địa
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á được thể hiện ở rất nhiều
mặt, nhiều khía cạnh, ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc
Trước hết, đó là sự phổ biến của chữ viết Pali-Sanscrit ở rất nhiều quốc gia Đông Nam Á như Cămpuchia, Lào, Thái Lan,… Thêm nữa hàng loạt từ Ấn Độ cũng đã được du nhập vào các ngôn ngữ Đông Nam Á như vào tiếng Melayu (ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hiện nay là Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapo), tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng
Trang 29không biết chúng có nguồn gốc Ấn Độ Họ vẫn quan niệm đó chính là của chính họ
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp Đông Nam Á mà tiêu biểu hơn cả là ĂngcoVát (Campuchia), hệ thống các tháp ở vương quốc Champa, chùa Borobudur (Indonesia), tháp Thạt Luông (Lào) Đối với các công trình kiến trúc đồ sộ này, ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ rất đậm đà: Đó là kiến trúc Hindu giáo (Ăngco Vat, tháp Chămpa) và kiến trúc
Phật giáo (Borobudur, Thạt Luông)
Nhưng ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á là việc phổ biến đạo Phật và đạo Bàlamôn (sau này là đạo Hindu) Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật có ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân
bản địa Đông Nam Á Ở một số quốc gia sau này, Phật giáo đã trở thành quốc giáo
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á còn được biểu hiện ở lĩnh vực chính trị
- xã hội Nhiều nhà nước Đông Nam Á được hình thành trong thời kỳ này tuân theo mô hình chính trị - xã hội kiểu Ấn Độ, trong đó nhà nước Chămpa, một trong những vương quốc cổ đại
ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á, là một ví dụ điển hình Có thể nói, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người Chămpa áp dụng triệt để Ở đây vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ thần dân, giữ gìn trật tự đất nước theo “luật riêng” Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập một hệ thống quan cai trị Ngoài việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chămpa còn tiếp nhận cả hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, mặc dù hệ thống đẳng cấp này của người Chămpa chỉ mang tính hình thức.43
Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Ấn Độ được truyền đến Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau Trước hết, như đã nói, thương gia Ấn Độ đến các vùng ở Đông Nam Á
để mua hương liệu, gia vị, Hoạt động có tính chất thương mại này của họ đã góp phần thúc đẩy kinh tế các vùng đó phát triển Đồng thời, văn hóa Ấn Độ cũng theo đó mà được truyền vào Đông Nam Á Từ Ấn Độ, các nhà truyền đạo cũng lợi dụng các thuyền buôn để vào Đông Nam Á Sự giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á càng bền chặt hơn khi một số người Ấn Độ định cư lại, xây dựng gia đình và lập nghiệp ở Đông Nam Á Cũng có một tình hình là không chỉ người Ấn Độ đến Đông Nam Á mà bản thân những người Đông Nam Á bản địa cũng đến
Ấn Độ với mục đích thương mại và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ
Vào những thế kỷ gần công nguyên, đồ sắt bắt đầu phổ biến ở Đông Nam Á Song để tổ chức được một nhà nước vương quyền như Ấn Độ, người ta không thể không chú ý đến vai trò của tôn giáo Do đó, khi xây dựng nhà nước tầng lớp trên của cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu của Ấn Độ cả chữ viết, các văn bản lẫn tôn giáo Và sau đó hàng loạt những thành tựu văn hóa
43
Xin xem: Trần Quốc Vượng (chủ biên), 1997, tr.106
Trang 3030
khác của Ấn Độ được Đông Nam Á tiếp thu cũng là nhằm để phục vụ cho việc thiết lập và củng cố vương quyền Rõ ràng những ảnh hưởng của Ấn Độ đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc tạo nên bản sắc văn hóa Đông Nam Á.44
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á có thể chia làm ba giai đoạn:
Làn sóng đầu tiên du nhập văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á diễn ra vào 2-3 thế kỷ đầu
công nguyên, thể hiện dưới hình thức truyền bá tôn giáo và đúc tượng thờ
Ở Việt Nam, có nhiều tượng Hindu giáo bằng đồng khá nhỏ thường cao 10 cm, và một số tượng tạc bằng đá Đến nay việc xác định niên đại các tượng Hindu giáo, cả bằng đồng và bằng
đá cón rất nhiều khó khăn thì những pho tượng Phật thuộc trường phái Amaravati đều có rất
có nhiều sách “văn khố, thư điều viết chữ Hồ”
Ban đầu, dân bản địa chưa có chữ viết, họ học chữ cổ Ấn Độ, chủ yếu là chữ Phạn, Sanskrit, thứ ngôn ngữ đã được hoàn thiện từ thế kỷ V TCN, dùng phổ biến trên bán đảo Hindustan từ đầu công nguyên Cũng khoảng thời gian này, chữ Sankrit được truyền thụ ở Đông Nam Á Bia vào loại sớm nhất là bia Võ Cạnh ở Nha Trang, thuộc một xứ sở Nam ChamPa cho chúng ta niên đại khoảng cuối thế kỷ III Có niên đại muộn hơn một chút khoảng giữa thế kỷ IV là 3 văn bia chữ Phạn cùng nhắc đến tên một ông vua - Bhadravarman I tìm thấy
ở miền Trung Ở chính nước Phù Nam, nơi có những dấu tích sớm nhất của quan hệ buôn bán
và giao lưu văn hóa với Ấn Độ, đã có bốn bia gọi là bia Phù Nam, được đoán định niên đại khoảng cuối thế kỷ V Ở đây chữ viết và văn chương Sankrit thể hiện muộn hơn một chút song
lại phong phú hơn về chữ viết và văn chương khác so với các minh văn có trước
Từ đó có thể suy đoán rằng giai đoạn thứ nhất, 3 thế kỷ đầu sau công nguyên là giai đoạn
thâm nhập của văn hóa Ấn Độ, cả đạo Phật, Hindu giáo và chữ viết đã để lại những pho tượng Phật sớm, thế kỷ III-IV, những minh văn sớm, từ thế kỷ III đến thế kỷ V cùng những dấu ấn Hindu giáo được nhắc đến trong các minh văn Đồng thời là sự đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa thế giới Ấn Độ và thế giới Trung Hoa, là sự thâm nhập lối sống Ấn Độ vào Đông Nam Á
Óc Eo (An Giang), đô thị cảng của Phù Nam là một ví dụ điển hình Ở đây đã phát hiện một gương đồng thời Hán, hai huy chương Roma thế kỷ II CN, 36 mảnh kim loại (đồng, bạc, thiếc) và viên mã não khắc chữ Sankrit, Brahmi (chữ cổ Ấn Độ phổ biến trước Sankrit), cùng với khá nhiều tượng thần, Phật, có nguồn gốc Ấn Độ, hàng trăm mảnh vàng, bạc, thiếc khắc
hình tượng trưng Phật, thần Hindu giáo
+ Sự tiếp xúc với Ấn Độ, sự gia tăng quan hệ kinh tế với Ấn Độ, với nền mậu dịch thế giới và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã tiếp sức cho nhiều vùng ở Đông Nam Á thành lập Nhà nước của mình như Phù Nam, Lâm Ấp Hơn nữa do sự phát triển kinh tế, do vị trí đứng
44
Xem thêm: Vũ Dương Ninh (chủ biên), 1997, tr.74
Trang 3131
giữa con đường thương mại Đông - Tây, Phù Nam lớn mạnh nhanh chóng, “đi chinh phục các nước láng giềng không chịu thần phục” rồi lại đóng tàu to vượt biển lớn chinh phục hơn 10 nước đến tận Kim Lân” mà đến nay ta biết Phù Nam đã làm chủ bán đảo Malaya sau khi chinh
phục Đốn Tốn, Xích Thổ, chắn ngang con đường buôn bán Đông Tây - Ấn Độ và Trung Hoa
Giai đoạn 2 của quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á là 3 thế kỷ tiếp theo, thế kỷ IV - VI, được
đặc trưng bởi; Làn sóng du nhập văn hóa Ấn Độ lần thứ hai, đợt truyền bá Phật giáo và văn
hóa Phật giáo; Sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, đó là sự tăng trưởng trên phạm vi rộng lớn hơn của các vùng quần cư
Ở Phù Nam, sau đời vua thứ 9, Trúc Chiên Đàn có quan hệ bang giao với Trung Hoa, đời vua Mục Đế, năm 357, rồi đến một người Balamon ở Ấn Độ tên là Kiều Trần Như sang làm vua Phù Nam, theo thư tịch Trung Hoa ghi chép Nhiều học giả cho rằng Kiều Trần Như cũng
là một cách phiên âm Kaundinya của Ấn Độ và gọi là Kaudinya II, nửa sau thế kỷ IV, để phân biệt với Kaudinya I tức Hỗn Điền, người tham gia lập nước Phù Nam cùng với Liễu Diệp - Sona, đầu thế kỷ I Dù những phán đoán có đúng hay không thì việc một người Ấn Độ khác đến Phù Nam vào thế kỷ IV là điều có thể tin được, Phật giáo vào Phù Nam ở các thế kỷ trước đến nay cũng rất phát triển Khoảng năm 535 - 545, một phái bộ của Trung Quốc đến yết kiến vua Phù Nam xin được sưu tập kinh và đón một số các tăng sư Phù Nam đến Trung Quốc Như vậy Phù Nam đã đóng vai trò một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Đông Nam Á, và ở cả Tây Thái Bình Dương Ở Việt Nam, đã phát hiện được khoảng 20 pho tượng, 9 pho tượng gỗ, 3 pho tượng đồng, tất cả là kiểu dáng tượng Phật đứng được tạc và đúc theo cùng một phong cách, được gợi ý từ hình dáng Buddhapad trên điện thờ ở hang Ajanta 19, gọi là phong cách Hậu
Gupta, thế kỷ V - VI
Như vậy, thế kỷ V - VI là giai đoạn của một làn sóng mới phát triển Phật giáo ở Đông Nam Á bắt nguồn từ ảnh hưởng mới của văn hóa Phật giáo thời hậu Gupta (320 - 550) Điều
này cho thấy mối liên hệ thường xuyên giữa Ấn Độ và Đông Nam Á
Phía Đông liền kề với xứ Kim Lân hay Đất Vàng tức là Myanmar ngày nay, là nơi người
Ấn chắc đã đến từ rất sớm nhưng dấu ấn văn hóa của họ, lại thấy được hơi muộn
Cùng với đạo Phật tiểu thừa, cả chữ Sankrit và Pali đều cùng được truyền bá, song vẫn có
sự khác nhau: Sankrit dùng để nói về thế quyền, vua; còn Pali dùng để ghi kinh Phật
Văn hóa Ấn Độ sang đến Đông Nam Á theo dấu chân của các nhà tu hành và các nhà buôn, hay cùng với các nhà buôn Nhưng chắc chắn không phải là một chiều mà cũng có cả
con đường ngược lại, có nhiều người Đông Nam Á cũng đã từng đi sang Ấn Độ
Trong lịch sử ta từng biết Tô Vật, sứ của vua Phù Nam sang Ấn Độ, đến nước Đốn Tốn, một thuộc quốc của Phù Nam ở phía Bắc bán đảo Malaya, xuống thuyền ở cảng Đầu Câu Lợi
(Takkola) đi sang Ấn Độ
Giai đoạn 3, từ thế kỷ VII - X với những biến đổi lớn ở Đông Nam Á
+ Thế kỷ VII, là mốc đánh dấu sự hưng khởi của Chân Lạp do ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ, tạo điều kiện cho Chân Lạp vươn lên hùng mạnh để chiếm lại Phù Nam
+ Văn hóa Ấn Độ mở rộng ảnh hưởng trên địa bàn mới trong lục địa Đông Nam Á, là Chân Lạp Nó cũng mở ra vùng hải đảo, biến nước Tam Phật Tề (Palembang) ở Đông Sumatra
Trang 3232
trở thành một trung tâm Phật giáo, thay thế vị trí Phù Nam trước đây, là nơi mà nhà sư Trung
Quốc Nghĩa Tĩnh đã từng qua lại, dừng chân trên đường sang Ấn Độ
+ Phật giáo còn hưng thịnh cả ở đảo Java, có lẽ cũng được bắt nguồn từ vương triều Sailendra từ Phù Nam di cư sang Cùng với sự truyền bá giáo lý, đức tin, là cả kiến trúc Phật giáo Borobudur ở Đông Java Borobodur là một phức hợp kiến trúc nhiều đền, tháp, gắn với vương triều Phật giáo Sailendra mà thời cực thịnh của nó từ khoảng 750 - 850 SCN, vừa gợi lại hình ảnh vòm tròn Sputa Sanchi ở Bắc Ấn Độ vừa mang đậm ý tưởng và phong cách riêng của
cư dân cổ Đông Java thể hiện trong suy tư giáo lý, trong cảnh quan và bình đồ thiết kế
Borobudur
Borobudur không phải là ảnh hưởng đầu tiên của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ ở Đông Nam
Á Trên châu thổ sông Cửu Long, nước Phù Nam trước đây, có thể có nhiều chùa xây dựng hoặc dựng bằng gỗ đá, nhưng đến nay không còn giữ lại dấu tích của vài kiến trúc sputa có bình đồ hình tròn, xây đá ong và gạch, được đoán định niên đại trước sau thế kỷ VI Các vua Champa có thể đã cho dựng đền thờ Hindu giáo bằng “vật liệu nhẹ” từ khoảng thế kỷ V - VII, nhưng nay không còn để lại dấu tích gì Ngôi tháp xây gạch sớm nhất còn để lại đến nay là một cái nền, một phần thân tháp với cái vòm cửa sớm nhất và vào loại đẹp nhất là tháp Mỹ Sơn E1
có niên đại khoảng năm 750 SCN
+ Thế kỷ VII, cùng với sự chuyển dịch của Phật giáo từ đất liền ra hải đảo là một làn sóng mới của văn hóa Hindu giáo Đó là các tượng thần Hindu bằng đá, bằng đồng cùng có đặc điểm được gọi là phong cách “tiền Angco” thấy được trên đất Chân Lạp và cả châu thổ sông Cửu Long là đất Phù Nam bị Chân Lạp chiếm Ở đây, các tượng thần Hindu giáo, nổi bật là Visnu tuân thủ đầy đủ các quy tắc tiêu tượng học Hindu giáo từ nguồn gốc Ấn Độ nhưng tiến triển từng bước tuần tự theo hướng bản địa hóa với những nét riêng độc đáo và sinh động Làn gió mới của Hindu giáo cũng đến xứ sở Champa trong các thế kỷ VII - VIII, dẫn đến sự xuất
hiện của nhiều ngẫu tượng Linga, Yoni và nhiều tượng Siva
+ Một sự kiện có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống xã hội và văn hóa Đông Nam Á trong giai đoạn này là sự xuất hiện chữ viết bản địa của các tộc người bản địa và các quốc gia Đông Nam Á Minh văn chữ Pali và nhất là Phạn văn Sankrit ngày càng nhuần nhuyễn, tinh tế
Dù sao, Sankrit không chỉ là văn tự khắc mà còn là ngoại ngữ, ngôn ngữ bác học, cần cho việc viết văn bia, bày tỏ tâm nguyện với thần thánh và chỉ phù hợp với trình độ và khả năng của một
số ít người có học vấn cao, có điều kiện học tập, tu nghiệp đến nới đến chốn Nhưng nhà vua
và cả các quan, tăng lữ cũng có rất nhiều điều cần dân chúng biết, cần nói với nhau những chuyện đời thường bằng tiếng mẹ đẻ Các học giả đã cải biến mẫu tự Sankrit, xây dựng một hệ
thống chữ viết để ghi tiếng nói bản địa của mình
Khoảng cuối thế kỷ IV, chữ Chăm cổ được coi như là bắt đầu xuất hiện trên minh văn
Đông Yên Châu, sau hơn một thế kỷ dùng chữ Sankrit để ghi
Ở Myanmar, chỉ ít lâu sau khi sử dụng Pali viết một đoạn Vinaya để khắc bia, cũng trong thế kỷ VI, người ta đã thấy một bài vị bằng đất nung gần Thaton khắc chữ Môn cổ Chữ Khmer
cổ xuất hiện lần đầu tiên năm 611 trên bia Angkor Borei, còn chữ Malai cổ xuất hiện sớm nhất
năm 686 trên minh văn Bangka
Trang 3333
Chữ Môn còn được dùng để viết các văn bia của người Môn Dvaravati, thế kỷ VII - VIII của người Môn ở lưu vực Se Mun, bình nguyên Khorat, cũng vào thế kỷ VII - VIII và người
Môn ở vương quốc Haripunjaya, trên thượng lưu sông Chao Phraya đến thế kỷ XII - XIII
Kết thúc giai đoạn 3 là một làn sóng mới ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
+ Vương triều Chola được thiết lập ở miền nam Ấn Độ, trở nên hùng mạnh vào thế kỷ X Các vua của vương triều này tôn sùng Siva để thờ trong các đền, đặc biệt là Siva trong hình tượng Vua Vũ đạo Siva hay Nataraja, lập nên một trường phái nghệ thuật Chola độc đáo và nổi tiếng một thời Văn hóa Đông Nam Á vẫn đang tiếp diễn dưới hình thức và nhịp độ như vẫn có
từ trước thì vương quốc Chămpa là nơi ở Đông Nam Á vốn duy nhất tôn sùng đặc biệt Siva, đã tiếp thu ảnh hưởng trường phái nghệ thuật Chola
+ Thế kỷ X, còn được đánh dấu bằng hàng loạt sự kiện lịch sử rất có ý nghĩa: Vương quốc Campuchia thành lập với sự thống nhất hai dòng họ Bắc - Nam dưới triều vua Rajendravarman II (944 - 968) Vương triều Indraputra Đồng Dương chấm dứt (982), dẫn tới
sự thành lập vương triều Vijaya của Chămpa
Từ sau thế X, xu hướng bản địa hóa đã có từ khi chữ viết bản địa xuất hiện, từ nghệ thuật Đồng Dương Champa, lại càng phát triển hơn vì chính ở Ấn Độ cũng có sự thay đổi lớn lao: văn hóa truyền thống Hindu cổ điển sau ngàn năm phát triển, đã suy giảm, để chuyển hóa, hòa nhập vào các nền văn hóa bản địa, địa phương ở ngay trên tiểu lục địa Ấn Độ
Đến thế kỷ XII - khi thành lập Sultanat Delhi, Hồi giáo chiếm ưu thế trong đời sống xã hội-chính trị của Ấn Độ, thì tuy Ấn Độ vẫn giữ quan hệ với Đông Nam Á, nhưng quan hệ giao lưu văn hóa đã mang tính chất và nội dung khác xa thời kỳ “Hindu hóa”
***
Tóm lại, trên cơ sở của một nền văn hóa bản địa vững chắc-nền văn hóa nông nghiệp lúa nước - trong thiên niên kỉ đầu công nguyên, nhân dân Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới (cả về vật chất lẫn tinh thần) từ Trung Quốc và Ấn Độ Và điều đó đã làm cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á ngày càng phong phú, đa dạng và giàu có Tuy nhiên cần khẳng định rằng những sự tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài đến Đông Nam Á không thể biến vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” hay “Trung Quốc hóa” được
Quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á trong thời kỳ này gắn liền chặt chẽ với quá trình dựng nước và giữ nước sôi động trên toàn khu vực Trong khi “các dân tộc ở nam bán đảo Trung - Ấn và ngoài hải đảo tiếp thụ các yếu tố văn hóa Ấn để dần dần hoàn thiện tổ chức xã hội của mình (dựng) thì các dân tộc ở bắc bán đảo Trung - Ấn - mà chủ yếu là người Việt - phải đương đầu chống lại sự Hán hóa (giữ) mặc dù vẫn phải tiếp thu văn hóa Hán Thực chất, xét trên toàn miền [ở đây tác giả dùng từ “miền” để chỉ khu vực Đông Nam Á], đó chỉ là hai mặt của một vấn đề có tác động tương hỗ nhau Không phải ngẫu nhiên
mà vào khoảng thế kỷ VI SCN, tình thế đã diễn ra là trong khi hầu khắp ở Đông Nam Á, nhiều dân tộc, sau một quá trình tìm tòi tiếp thụ có chọn lọc văn hóa Ấn, đã thể nghiệm dựng nên được những nhà nước có tính dân tộc bản địa như Chân Lạp, Dvaravati, Haripunjaya, Thaton, Pegu, Palembang, Kalinga,… thì trong địa bàn của mình, người Việt đã phải cam go đương đầu với cuộc tấn công toàn diện của phong kiến phương bắc và qua nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp-mà quan trọng nhất là Hai Bà Trưng (40 - 43), Bà Triệu (248) và Lý Bôn (544) đã dựng nên được nhà nước Vạn Xuân (thế kỷ VI), nhịp bước với đà tiến chung của toàn miền Có thể
Trang 3434
nói cuộc đấu tranh của người Việt chống đế quốc phương Bắc thời bấy giờ để tự khẳng định mình cũng đã có tác dụng chặn bước nam tiến của các đế quốc đó và bảo đảm được một thế hòa bình ổn định cho toàn miền, chí ít là khu vực bán đảo Trung - Ấn Và ngược lại, thông qua
cư dân Đông Nam Á mà người Việt đã tiếp thu Phật giáo làm một thứ vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh chống Hán hóa, đồng thời cũng là một chất keo liên kết dân trong làng trong xóm lại với nhau”.45
Một đặc điểm nữa cần nhấn mạnh là các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu văn hóa Trung
Quốc và Ấn Độ không phải một cách thụ động mà chủ động, sáng tạo, làm cho các yếu tố văn hóa ngoại phù hợp với hoàn cảnh, điều kiên của mình Điều này có nguồn gốc sâu xa từ bản
chất con người Đông Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận) và năng động (sáng tạo) Tính chất sáng tạo này được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện, lĩnh vực Xin nêu ra một
Độ
Hệ thống từ Hán mà tiếng Việt mượn cũng được sửa đổi cách đọc, cách viết và thậm chí
cả cách dùng lẫn ý nghĩa Nó khác nhiều so với gốc Hán ban đầu nên được gọi là lớp từ Hán Việt
Một ví dụ khác là việc tiếp thu kỹ thuật làm giấy của Trung Hoa Nhân dân Việt Nam lúc
đó đã biết tìm tòi, khai thác nguyên liệu địa phương như gỗ trầm, rêu biển,… để tạo ra những loại giấy có chất lượng tốt hơn giấy được sản xuất tại Trung Hoa
Trong nghề gốm sứ cũng vậy, trong khi chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa, người Việt vẫn sản xuất ra những mặt hàng riêng của mình như sanh hai quai (khác với chảo ở Trung Hoa), ống nhổ, bình con tiện có đầu voi, 46
Đồng thời với việc du nhập những yếu tố văn hóa mới từ Trung Quốc, Ấn Độ, các dân
tộc Đông Nam Á còn biết kết hợp những yếu tố mới đó với những yếu tố văn hóa bản địa của
mình Chính sự kết hợp tài tình này đã vừa làm phong phú văn hóa Đông Nam Á vừa giữ cho các yếu tố văn hóa bản địa không bị các yếu tố ngoại lai chèn ép, tiêu diệt, thay thể Trong các
bộ nhạc cụ của các dân tộc Đông Nam Á, ta thường thấy có cả khánh, chuông (du nhập từ Trung Hoa), trống cơm, hồ cầm (du nhập từ Ấn Độ, Trung Á) lẫn cồng, chiêng, (nhạc cụ Đông Nam Á) Ngay bản thân các nghi thức tôn giáo vốn khá chặt chẽ ở nước ngoài khi được nhập vào Đông Nam Á cũng “bị phối hợp” với các tín ngưỡng dân gian bản địa, hay nói theo nhà sử học nổi tiếng D.G.E Hall, “được chiết ghép vào những tập tục thờ cúng”47
thậm chí có lúc, có nơi trong sự phối hợp ấy, các tín ngưỡng dân gian bản địa lại có vai trò trội hơn Ngay ở chùa Dâu (Bắc Ninh) - một chùa nằm cạnh Luy Lâu, nơi Phật giáo có cơ sở vào loại vững chắc nhất nước ta trước đây - các lễ thức liên quan đến Phật giáo vẫn bị mờ nhạt trước các lễ thức và
Trang 3535
các trò diễn xướng dân gian liên quan đến nữ thần địa phương Quan sát nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm chúng ta cũng thấy một tình hình tương tự Về hình dáng, tháp Chăm vừa mang hình núi (biểu tượng cho núi Meru gọi là Sikhara-truyền thuyết trong Bàlamôn giáo Ấn Độ) lại vừa có những kiến trúc phụ có mái cong hình thuyền (kiến trúc đặc thù của cư dân Đông Nam Á) Chính sự phối hợp tài tình ấy đã tạo nên một kiến trúc hết sức độc đáo của các tháp Chăm
2.3 Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX
2.3.1 Bối cảnh văn hóa - lịch sử
Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, lịch sử - văn hóa Đông Nam Á trải qua hai thời kỳ chính: thời kỳ xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc (thế kỷ X - XV) và
thời kỳ suy thoái của chúng (thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XIX)
Trước đó, thế kỷ VII - thế kỷ IX, có thể coi là giai đoạn chuẩn bị, tích lũy của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á Và thế kỷ X là thế kỷ “bản lề” trong quá trình phát triển của các vương quốc này Từ đây đánh dấu một kỷ nguyên mới đối với các quốc gia Đông Nam Á:
“kỷ nguyên độc lập dân tộc mở đầu cho thời đại phục hưng trên toàn Đông Nam Á với đặc điểm nổi bật là trở lại chính mình, là sự khẳng định ý thức dân tộc, một nền văn hóa dân tộc đã định hình”.48
Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, thay thế quốc gia Kalinga là quốc gia hùng mạnh Mataram của vua Sindok (927 - 947) Dưới vương triều mới này, việc khai khẩn đất đai, phát triển nông nghiệp được đặc biệt chú trọng Các hoạt động thương mại với bên ngoài như
với bán đảo Malacca, với Sumatra và với các đảo khác rất phát triển
Sau khi đánh tan quân Nguyên, vua Vijaya lập một quốc gia mới gọi theo tên thủ đô là Majapahit Đế chế Java Majapahit (1293 - 1527) là quốc gia lớn nhất mang tính chất thống nhất toàn quốc ở Indonesia thời trung cổ Quốc gia này bao hàm cả Jawa, Sumatra, phần lớn Kalimanta, đảo Sulawedi, bán đảo Malai và quần đảo Moloku Kinh tế thời Vijaya của quốc gia Majapahit phát triển mạnh cả về nông nghiệp, nghề thủ công lẫn thương mại Lúc này không chỉ lái buôn Ấn Độ, Arập đến đây buôn bán hương liệu, gia vị mà bản thân cư dân ở đây cũng vượt biển đi đến nhiều nơi để làm thương mại Họ đã có sự giao lưu buôn bán với người Chăm, người Môn, người Maxlai, người Khmer, Ở thời hưng thịnh của Majapahit, hệ thống quản lý nhà nước, chế độ thuế khóa, chế độ tố tụng đều được xác lập và củng cố Nhà nước này
có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Cămpuchia, Xiêm, Miến Điện và các quốc gia khác ở Đông Nam Á.49
Từ thế kỷ XIV, sau khi Tumasik (khu vực Singapore ngày nay) bị thiêu hủy bởi người Java, khu vực Malacca (thuộc Malaysia ngày nay) trở thành một trung tâm thương mại lớn ở Đông Nam Á Từ thế kỷ XV, Malacca trở thành một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở vùng này, đặc biệt là sau khi đế quốc Majapahit bước vào con đường suy yếu dần Quốc gia Malacca còn thâu tóm vào mình cả các vương quốc khác như Kedah, Patani, Brunei, “Malacca bước vào thời kỳ phồn vinh, hải cảng sầm uất, thuyền bè nước ngoài qua lại tấp nập, mang về đây nhiều sản vật quý giá của các địa phương: đậu khấu từ đảo Malucca, hồ, long não, vàng từ Sumatra, diêm sinh, thuốc phiện từ Trung Quốc, gạo từ Xiêm và Java, đường từ Manila và tơ lụa từ Ấn Độ”.50
Trang 3636
Sở dĩ Malacca có sự bành trướng đặc biệt nhanh chóng là vị nó có vị trí thuận lợi hơn Palembang hay Jambi trong việc kiểm soát tàu bè qua lại eo biển Malacca Thêm nữa, Malacca được thừa hưởng thế lực thương mại mà Srivijaya đã từngcó Nế u như các hải cảng của Sumatra chỉ là những nơi xuất khẩu hồ tiêu thuần túy thì Malacca thực sự trở thành một trung tâm buôn bán đa dạng, nhiều thứ Ngoài việc là trung tâm thương mại quan trọng nhất,
Malacca còn là một trung tâm chủ yếu truyền bá đạo Hồi ở Đông Nam Á
Ở bán đảo Trung-Ấn, dưới vương triều Indrapura, vương quốc Chămpa cũng bước vào thời kỳ thịnh vượng Đất nước này hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự Chính vì thế, ngay trong giai đoạn này, Chămpa đã có những lần tấn công An Nam Rồi những đợt đánh chiếm của quân Chân Lạp vào Chămpa cũng bị Chămpa đẩy lùi nhanh chóng Ngoài ra, sự hưng thịnh của quốc gia Chămpa còn thể hiện ở sự tăng cường quyền lực của nhà vua và của chính quyền
trung ương tập quyền
Nhà nước Cămpuchia cũng trở thành một vương quốc mạnh ở khu vực Đông Nam Á Trong thời kỳ Ăngco huy hoàng (802 - 1434), đặc biệt là dưới thời Jayavarman (1181 - 1201), quân đội quốc gia này đã đánh chiếm Chămpa (1190), chinh phục cả vùng trung và hạ lưu sông Menam rồi tiến đến tận Sayphong (gần Viêng Chăn) Quân đội Jayavarman VII còn đánh chiếm địa bàn của vương quốc Môn, sát biên giới Miến Điện Về phía nam, biên giới của Cămpuchia mở tới bắc bán đảo Mã Lai Vào thời kỳ này, Jayavarman VII không chỉ chú trọng đến việc mở mang bờ cõi mà còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các công trình công cộng (như hệ thống đường giao thông, bệnh viện, ) và đền thờ mà tiêu biểu nhất là khu đền
Ăngco Thom kì vĩ nổi tiếng thế giới
Trên khu vực sông Irawadi thế kỷ XII là thế kỷ cường thịnh của vương quốc Pagan Đây
là thời kỳ phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, văn hóa lẫn lãnh thổ Người ta đã xây dựng
được cả chùa vang, chùa bạc, các đập nước, hồ chứa nước trên núi,
Từ thế kỷ X, Việt Nam bước vào thời kỳ mới: thời kỳ tự chủ Đó là một cái mốc lớn đánh
dấu sự chấm dứt một ngàn năm Bắc thuộc
Thời kỳ tự chủ của Đại Việt kéo dài gần một thiên niên kỷ, với nhiều sự kiện quan trọng:
- Sau chiến thắng Bạch Đằng, năm 939 Ngô Quyền xưng là Ngô Vương, định đô ở Cổ
Loa
- Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, quy giang sơn về một mối, đóng đô ở
Hoa Lư và đặt tên nước là Đại Cồ Việt
- Năm 981, Lê Hoàn lập ra nhà Tiền Lê
- Năm 1010, Nhà Lý lên ngôi, định đô ở Thăng Long và năm 1054 đổi tên nước thành
Đại Việt
- Năm 1226, nhà Trần thay thế nhà Lý
- Năm 1228, Lê Lợi giành độc lập cho đất nước, lên ngôi vua lập nên nhà Lê
Diễn trình lịch sử Việt Nam thời kỳ này mang những đặc điểm chính như sau:51
51
Dẫn từ: Trần Quốc Vượng (chủ biên), 1997, tr.113-114
Trang 37- Có một số cuộc chiến bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của phong kiến phương Bắc
Sự trưởng thành của các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ này còn được khẳng định qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ
Ngày 12/12/1257, sau khi đánh chiếm nhiều lãnh thổ ở Châu Âu, châu Á, quân Mông Cổ tràn xuống Đại Việt Dưới sự lãnh đạo của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ quân dân ta đã dũng cảm chống lại một kẻ thù đế quốc hung hãn và mạnh nhất bấy giờ Đây là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất của dân tộc ta
Tiếp theo đó, vào các năm 1285, 1287, ngựa theo đường cũ, quân Nguyên lại tấn công Đại Việt và lại chịu thất bại thảm hại Thế là cả ba lần, quân dân Đại Việt đều đánh tan quân Nguyên Ý nghĩa của việc kháng chiến chống quân Nguyên Mông không chỉ dừng lại ở chỗ bảo vệ được nền độc lập dân tộc mà còn cản được một mũi tiến, một gọng kìm của quân thù xuống các vùng khác của Đông Nam Á
Ở khu vực hải đảo, năm 1292 Hốt Tất Liệt đưa hai vạn quân đánh xuống Majapahit sau hai lần (vào các năm 1279 và 1289) đòi hoàng đế nước này phải cử người đến Bắc Kinh triều kiến nhưng đều bị hoàng đế cự tuyệt Khi đó, vì triều đình lục đục, quân đội của Majapahit trên đảo Java không đủ sức chống lại nên Majapahit bị rơi vào tay giặc Nhưng vì nhiều lý do (Majapahit ở xa, quân Nguyên khó khăn trong việc sử dụng vũ khí, lương thực, binh lính, sự kháng cự của nhân dân địa phương, ) trong đó có một lý do khá quan trọng là quân Nguyên
đã hao tổn khá nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần sau ba lần bại trận ở Đại Việt, nên chỉ một năm sau chúng phải rút khỏi Majapahit
Năm 1282, Chiêm Thành cũng bị quân Nguyên tấn công Quân Chiêm Thành chống trả quyết liệt Quân Nguyên dưới sự chỉ huy của Toa Đô, phải co cụm về vùng biển Quy Nhơn để chờ viện binh Sau đó, giữ Quy Nhơn không ổn, chúng lại rút về Đại Lẵng (Thừa Thiên) Cuối cùng, quân tiếp viện gặp bão, quân ở Đại Lẵng thì tan tác, âm mưu thôn tính Chiêm Thành của quân Nguyên vì vậy thất bại Với sự thất bại này, quân Nguyên không thể thực hiện được ý đồ tấn công Đại Việt một lần nữa từ phía nam và làm bàn đạp tấn công các nước khác trong khu vực
Ở Cămpuchia, quân Nguyên cũng bị thiệt hại năng nề Chỉ duy ở Pagan là quân Mông Cổ đạt được ách đô hộ Pagan bị tàn phá nặng nề sau các cuộc tấn công của quân Nguyên vào các năm 1277, 1283
Như vậy, xét trên tổng thể, đế quốc Mông Cổ đã không thực hiện được âm mưu bành trướng của chúng ở toàn vùng Đông Nam Á Đây là kết quả của sự hợp sức và của tinh thần chiến đấu ngoan cường của các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có vai trò không nhỏ của quân dân Đại Việt
Trong thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, ở Đông Nam Á, ngoài những nước được hình thành từ trước và đang phát triển thịnh vượng còn xuất hiện thêm hai quốc gia mới là Ayuthaya
Trang 3838
của người Thái (hợp nhất từ vương quốc Lanna có kinh đô là Chiềng Mai, được lập vào năm
1292, vương quốc La Hộc ở Lavo và vương quốc Sukhothay) và Lansang của người Lào Nói chung, đến thế kỷ XV phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển ổn định
Sau thế kỷ XV,nói chung các quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu đi vào thời kỳ suy thoái
Tất nhiên, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng nước mà thời gian và mức độ suy thoái của mỗi nước không hoàn toàn như nhau Trên bán đảo Trung Ấn, theo trình tự thời gian, Cămpuchia bước vào thời kỳ suy thoái sớm nhất (khoảng thế kỷ XIII), sau đó đến Chămpa (thế
kỷ XV), tiếp theo là Việt Nam, Miến Điện và cuối cùng mới là Xiêm và Lan Sang
Ngay từ thế kỷ XIII, Cămpuchia đã mất dần một số lãnh thổ phụ thuộc ở bên ngoài Năm
1220, quân Cămpuchia rút khỏi Chămpa chấm dứt hơn 30 năm đánh chiếm nước này Từ thế
kỷ XV, Cămpuchia thực sự bước vào thời kỳ suy thoái mà sự kiện lịch sử được đánh dấu chính
là cái chết của vị hoàng đế cuối cùng của vương triều III năm 1336 - cái chết do Tachay, một người trồng dưa gây ra
“Nguyên nhân sâu xa của quá trình này chính là sự suy thoái từ bên trong - sự suy thoái
về kinh tế, xã hội sau nhiều thế kỷ đã tận dụng hết các tiềm năng của mình để xây dựng những công trình đồ sộ và tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm củng cố quyền lực và tranh giành lãnh thổ”.52
Ngoài ra, những cuộc tấn công của người Thái từ nước Auuthaya cũng làm Cămpuchia kiệt quệ Đến năm 1434, Cămpuchia phải dời đô về phía nam Biển Hồ, bên bờ sông Tônlêsap, tức Pnôm Pênh ngày nay Thời đại Ăngco huy hoàng đến đây chấm dứt Từ đó suốt bốn thế kỷ tiếp theo, Cămpuchia lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên và trầm trọng
Ở quốc gia Majapahit, tình hình cũng bắt đầu xấu đi từ thế kỷ XV Sau khi có sự du nhập của đạo Hồi, quốc gia này bị “chia năm xẻ bảy” bởi các nhóm quần chúng đối lập nhau về tôn giáo Ở phía đông Jawa, vương quốc Hồi giáo Pajajaran tách khỏi Majapahit Ở phía bắc Jawa, nhiều thành phố quốc gia hải cảng theo Hồi giáo cũng được củng cố Majapahit mất dần lãnh thổ Cuối cùng vào năm 1527, quốc gia này coi như bị xóa sổ Nhưng nửa sau thế kỷ XVI lại xuất hiện hai quốc gia mới là Bantam và Mataram Các quốc gia mới tồn tại không được bao lâu thì phải đương đầu với sự xuất hiện của những người phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm được Malacca Năm 1605, Hà Lan chiếm pháo đài của Bồ Đào Nha trên đảo Ambon Năm 1619, Hà Lan xây pháo đài đầu tiên ở thành phố cảng miền tây Java, Những năm sau đó, Indonesia trở thành thuộc địa của Anh và Hà Lan
So với các nước khác trong vùng, chế độ phong kiến ở Miến Điện kéo dài thời thịnh vượng của mình hơn một thời gian Trong thời Tongu (1531 - 1752), kinh tế và văn hóa Miến Điện khá phát triển Nhưng sau đó, các cuộc chiến tranh với người Môn (1752 - 1755), với người Trung Quốc (1766 - 1770), với người Xiêm (1768 - 1776), với người Ấn Độ (1794 - 1795) làm nước này suy yếu đi nhiều, để rồi sau đó (năm 1885) hoàn toàn rơi vào ách thống trị của thực dân Anh
Tóm lại, sau một thời kỳ khá dài phát triển thịnh vượng, đến khoảng cuối thế kỷ XVI, phần lớn các quốc gia ở Đông Nam Á đều đi vào con đường suy thoái Sự suy thoái này có nguyên nhân sâu sa từ trong lòng chế độ phong kiến đã lỗi thời Trước những đòi hỏi cấp bách phải thay đổi nền kinh tế - xã hội, các nhà nước phong kiến lúc bấy giờ không những không
52
Phan Ngọc Liên (chủ biên), 1997, tr.42
Trang 3939
thực hiện được mà còn dồn hết sức vào các cuộc chiến tranh liên miên, gây ra những mâu thuẫn xã hội gay gắt Với một tình hình như thế, cộng với sự xâm nhập của các đế quốc phương Tây, các quốc gia Đông Nam Á càng đi vào con đường suy sụp nhanh chóng
2.3.2 Những thành tựu văn hóa
Trên cái nền của văn hóa bản địa cộng với sự tiếp thu văn hóa Trung - Ấn của thiên niên
kỉ đầu công nguyên, trong thiên niên kỉ tiếp theo của thời kì lịch sử, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về mặt vật chất và tinh thần
Về mặt tư tưởng, trước hết phải kể đến sự xuất hiện của một số tôn giáo mới ở Đông Nam Á: Hồi giáo và Kitô giáo
Như một làn sóng thứ ba tràn vào Đông Nam Á, cùng với những ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Hoa, nền văn minh Hồi giáo của Tây Á cũng tràn đã thâm nhập và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống, văn hóa xã hội khu vực Tuy xuất hiện muộn nhưng văn minh Hồi giáo -thương nghiệp đã nhanh chóng và trở thành những đế chế cường thịnh Đồng hành với các đoàn chiến binh và thương nhân, văn minh Ảrập đã lan tỏa đến các vùng đất xa xôi khác trên thế giới Đối với Đông Nam Á, sau một quá trình thâm nhập, trong cộng đồng khu vực đã thấy xuất hiện một số quốc gia Hồi giáo Hồi giáo được truyền vào các quốc gia Đông Nam Á hải đảo từ khoảng thế kỉ XIII mà lãnh thổ đầu tiên của nó là vùng bắc Sumatra Người Aceh là cư dân đầu tiên theo đạo Hồi Khi Malacca trở nên cường thịnh thì nó trở thành trung tâm chủ yếu truyền bá đạo Hồi Có một điều đặc biệt là đạo Hồi đến Đông Nam Á thường không phải là những nhà truyền đạo chuyên nghiệp mà là các thương gia Ấn Độ, Ảrập và Batư Nếu như đạo Hồi đến Trung Cận Đông và Ấn Độ bằng những cuộc chiến tranh “thần thánh” thì, trái lại, nó đến Đông Nam Á hoàn toàn bằng con đường thương mại, hòa bình Cũng từ đây, văn hóa Ảrập bắt đầu có ảnh hưởng ở Đông Nam Á So với Ấn Độ giáo, Hồi giáo có tính dân chủ hơn hẳn bởi lẽ nó không bị gò bó bởi tính chất đẳng cấp nặng nề Nó đáp ứng được những khát vọng của quần chúng nhân dân về sự công bằng, bình đẳng, do đó ở một mức độ nhất định và trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, Hồi giáo đã góp phần đáng kể vào việc đoàn kết các dân tộc trong việc chống ngoại xâm Ngoài ra, khi đạo Hồi và thương nhân Hồi giáo đến Đông Nam Á đã có tác động rất tích cực đối với sự phát triển thương mại trong khu vực Gs Denys
Lombar đã có nhận xét rất sâu sắc “Hồi giáo đã dệt lên từ hải cảng này sang hải cảng khác
một mạng lưới vừa mang tính tôn giáo vừa mang tính thương mại Tác động hai mặt này được thể hiện qua việc xuất hiện các dô thị thương mại hùng mạnh (Malacca) Hồi giáo xâm nhập vào Đông Nam Á đã thúc đẩy mạnh mẽ nhân tố biển trong nền văn hóa truyền thống của khu vực Cùng với các đô thị thương mại, xuất hiện giới thương nhân ngày càng có vai trò quan trọng phát triển xã hội ở miền Nam Đông Nam Á Họ còn kéo dài đường hải thương sang tới vùng duyên hải Trung Hoa (Phúc Kiến) có thể thấy qua các chứng tích văn bia Ả rập từ thế kỷ XIII - XV tìm thấy được ở nơi đó”
Muộn hơn Hồi giáo một thời gian, Kito giáo cũng thâm nhập vào một số quốc gia Đông Nam Á Kito giáo vào Philippin từ thế kỉ XVI Ở Philippin, Kito giáo được khởi xướng bởi giáo sĩ Andres de Urdaneta vào năm 1571 Năm 1574, Manila được Tây Ban Nha và tòa thánh Vatican đặt tên là “thành phố thanh cao và muôn đời trung nghĩa” và nó trở thành trung tâm Kito giáo của quần đảo Philippin Kito giáo cũng vào Campuchia và Việt Nam từ thế kỉ XVI
“Năm Nguyên Hòa thứ I (1533), đời vua Lê Trang Tông có một người Tây Dương tên là Inêkhu theo đường biển lẻn vào giảng đạo Giatô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ”
Trang 4040
(nay thuộc Nam Định”.53
Từ đó các giáo sĩ phương Tây (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) tìm đến ngày càng đông để truyền đạo Ở Majapahit, đạo Kito xuất hiện vào thế kỉ XVI còn đạo Tin Lành thì được người Hà Lan đưa vào trong thế kỉ XVII Đạo Kito theo chân thực dân Bồ Đào Nha lúc đầu đến Sumatra, rồi đến Java và các đảo khác Nhưng sau đó, do Anh thế chân Bồ Đào Nha, đạo Tin Lành được phổ biến rộng hơn
Đồng thời với sự xuất hiện của đạo Hồi, và đạo Kito, tùy ở từng quốc gia, những tôn giáo
đã du nhập vào Đông Nam Á trước đây, ở thời kì này, cũng vẫn có những ảnh hưởng đáng kể
Ở Campuchia, bắt đầu từ thời Jayavarman VII (1181 - 1219), Phật giáo đã hoàn toàn thay thế
Ấn Độ giáo và trở thành quốc giáo của người Khmer Từ đó, Phật giáo Tiểu Thừa trở thành tôn giáo của cả tầng lớp quý tộc lẫn bình dân Nó góp phần không nhỏ vào việc đoàn kết toàn dân
Ở Việt Nam trong thời Lý-Trần, triều đình thực hiện chính sách tam giáo Nho-Phật-Đạo đồng nguyên, không hạn chế sự phát triển của bất kì tôn giáo nào cả Do vậy, tinh thần văn hóa Lý-Trần là tinh thần khai phóng đa nguyên, phối hợp Phật-Đạo-Nho cùng với các tín ngưỡng dân gian khác
Trong số những thành tựu về văn hóa tinh thần ở thời kì này phải kể đến sự xuất hiện của một số bộ luật ở các quốc gia Đông Nam Á
Ở Java một bộ luật cổ có tên Sivasaxana do vua Erelanga xây dựng đã được ban hành Ở Miến Điện, bộ luật đầu tiên bằng tiếng Miến Điện cũng được soạn thảo trong thời Tongu Bộ luật này có tên gọi là Maharaja Dhammathat Ở Việt Nam, một bộ luật đồ sộ, mang tính nhân văn cao, được thực thi trong một thời gian khá dài là luật Hồng Đức Năm 1483, dưới sự chỉ đạo của Lê Thánh Tông, tất cả những điều luật đã ban hành được tập hợp lại một cách hệ thống
và chính lí, bổ sung thành một bộ hoàn chỉnh Bộ luật Hồng Đức được sử dụng đến tận cuối thế
kỉ XVIII, sau đó được tiếp tục bổ sung, gồm 721 điều, chia thành 6 quyển, 16 chương Đây là một bộ luật lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực: luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật hôn nhân gia đình Sự xuất hiện nhiều bộ luật vào thời kì này đánh dấu một bước tiến quan trọng của lịch sử pháp quyền Đông Nam Á
Một thành tựu khác của văn hóa Đông Nam Á cần phải kể đến là sự xuất hiện chữ viết mới của các dân tộc-phương tiện chuyển tải thông tin quan trọng nhất của con người
Theo những dấu tích đã biết, chữ Thái cổ đã hình thành ở vùng đông bắc Đông Dương tây nam Trung Quốc, tức là khu vực đông người Thái sinh sống Chữ Thái cổ có nhiều yếu tố giống chữ Pegu cổ (ở Miến Điện) vốn xuất hiện vào đầu công nguyên Song bản thân chữ Pegu
-cổ thực ra cũng bắt nguồn từ chữ Ấn Độ -cổ Chữ Thái - Xiêm, tức chữ viết của cư dân Thái khu vực Chao Phraya, ra đời vào khoảng thế kỉ XIII
Chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV trên cơ sở chữ Xiêm cổ Một văn bản có niên đại chính xác liên quan đến sự xuất hiện của chữ Lào là Lời huấn thị của Pha Ngừm năm 1353 Các văn bản muộn hơn là văn bia Vat That (Luôngphabăng) năm 1548, văn bia Donsai năm
1560 và văn bia That Luông (Viengchan) năm 1566
Ở Việt Nam, đồng thời với chữ Hán, chữ Nôm cũng xuất hiện trong thời Lý - Trần Ở thời kì này, nhiều tác phẩm nổi tiếng đã được viết bằng chữ Nôm như “Cư trần lạc đạo phú”,
“Đắc thử lâm tuyền thành đạo ca” của Trần Nhân Tông, “Giáo từ phú” của Mạc Đĩnh Chi,
53
Khâm Định Việt Sử Thông giám cương mục, Dẫn lại từ Trần Quốc Vượng (cb), 1997, tr.124