Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á (Trang 87 - 95)

CHƯƠNG III: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

3.5. Phong tục tập quán

Phong tục tập quán Đông Nam Á rất đa dạng bởi trên địa bàn này quần tụ rất nhiều dân tộc, tộc người khác nhau. Tuy nhiên, trong sự muôn hình muôn vẻ ấy vẫn có những phong tục tập quán chung xuất phát từ một cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á vốn đã hình thành từ lâu đời.

Phong tục tập quán là một khái niệm rộng. Nó bao gồm cả hội hè lễ tết, trang phục, ăn uống, cưới xin, ma chay… và hàng loạt các trò chơi giải trí. Trong phần trước, mục lễ hội lẽ tết đã tách riêng để xem xét. Ở phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những gì mang tính chất chung và khá phổ biến ở nhiều dân tộc trong khu vực.

119Xin xem: Ngô Văn Doanh - Vũ Quang Thiện,1997, tr.314.

88 3.5.1. Trang phục

Từ xa xưa cư dân Đông Nam Á đã biết tạo ra những chất liệu may mặc từ tơ chuối, tơ tằm, tơ đay, gai và bông. Những chất liệu này được dệt thành vải mỏng, nhẹ thoáng rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm. Xin nêu một ví dụ: vải dệt bằng sợi chuối abaku của người Tagan rất nổi tiến ở khu vực. Đó là thứ mà những người đàn ông trước kia ưa thích nhất. Nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư dân Đông Nam Á đã trở thành những nghề quan trọng không kém gì nghề trồng lúa nước của họ. Lụa tơ tằm của Việt Nam và vải Batik của Indonesia và Malaysia là những mặt hàng nổi tiếng thế giới.

Ở hầu hết (nếu như không nói tất cả) các dân tộc Đông Nam Á, váy là đồ mặc đặc trưng của phụ nữ. Ở mọi nơi, từ những vùng xa xôi thuộc các quốc gia hải đảo Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei đến các vùng núi của nhiều quốc gia lục địa Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Lào, thậm chí ngay cả ở thhur đô Phnompenh, Kuala lumpur, Jakarta… từ Sarong đều rất quên thuộc với mọi người. Saroong có hai loại: loại mà người Malaysia, Indonesia, Brunei gọi là Kain (vải) chỉ đơn giản là một tấm vải quấn quanh thân mình (thường từ rốn trở xuống) và các loại được khâu tròn thành hình ống. Ở nhiều dân tộc Đông Nam Á, loại Kain còn được cả nam giới sử dụng. Ngày nay, cảnh đàn ông cởi trần, mặc sarông vẫn rất phổ biến ở nhiều vùng, kể cả thủ đô Phnompenh. Sarông rất được cư dân Đông Nam Á ưa chuộng không phải chỉ vì nó thoáng, mát, gây cảm giác dễ chịu mà còn vì nó rất tiện phù hợp với công việc đồng áng. Đi làm gặp sông suối, trước khi lội xuống nước, người ta cởi váy ra, quấn lên đầu, sang bờ bên kia lại mặc vào, thật là tiện lợi.

Váy là sản phẩm của Đông Nam Á (chứ không phải văn hóa du mục phương Bắc), do đó, trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam đã từng có câu đố về cái váy như sau:

Bằng cái trống mà thủng hai đầu Bên ta thì có, bên Tàu thì không.

Ngày nay sarông vẫn được hầu như các dân tộc Đông Nam Á, đặc biệt là các dân tộc ít người, sử dụng. Chỉ lấy riêng Philippines làm ví dụ cũng đủ thấy sự phổ biến rộng rãi của nó.

Ở quốc gia này, phụ nữ dân tộc Tagan (sống chủ yếu ở đồng bằng phía nam đảo Luson; một tronh những dân tộc phát triển nhất về văn hóa và kinh tế trong số các dân tộc ở Philippines), dân tộc Visaia (dân tộc đồng bằng chính thức thứ hai sau người Tagan; nhóm dân tộc có dân số đông nhất ở Philippin), dân tộc Ilacano (sống trên đảo Luson và Minddanaao, dân số đứng thứ ba), dân tộc Bicon và hàng loạt dân tộc khác như Ifugao, Bonter, Tinfian, Kaling, Gantan, Ivatan (miền núi Luson), Bukitnon, Bilaan, Sibanon, Manobo (miền nuuis Minđanao ) đều mặc sarông.

Đồng thời với váy, khố cũng là đồ mặc phổ biến ở Đông Nam Á. Khố mặc gọn, phù với khí hậu nóng bức và với công việc trồng lúa, làm rẫy. Hiện nay khố vẫn còn được một số dân tộc ít người ở Đông Nam Á sử dụng và “địa bàn” của nó cũng không phải là hẹp: từ Philippines, Indonesia, Malaysia đến Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar đều có cả.

Trước đây, hình mẫu trang phục điển hình của cư dân Đông Nam Á là nam đóng khố, nữ mặc váy và cả hai đều cởi trần, đi đất. Tất nhiên, khố không chỉ “độc quyền” của nam giới và váy cũng không phải chỉ của nữ giới nhưng sự phân chia như trên là rất phổ biến. Sau này, quần xuất hiện muộn hơn. Nhưng trước thời kì dùng quần, nhiều dân tộc ở bán đảo Trung-Ấn đã dùng xà cạp để quấn chân.

89

Sau giai đoạn cởi trần, nữ giới Đông Nam Á lục địa sử dụng một loại y phục đặc biệt để che ngực, đó là yếm. Tiếp đến một kiểu trang phục khác gần với cách ăn mặc ngày nay là áo chui. Áo chui có ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng phổ biến hơn cả là ở người Chăm, người Karen, người Khomer.

Khăn đối với phụ nữ Đông Nam Á cũng khá phổ biến. Khăn vừa có tác dụng che mưa, che nắng vừa làm gọn tóc, do đó nó giúp con người lao động dễ dàng. Sau này, khăn còn được coi như một sản phẩm nghệ thuật, vì vậy, ở mọi nơi, kĩ thuật đan, dệt khăn rất được chú trọng.

Sau thời kì “mông muội” chuyển sang thời kì biết “làm đẹp” phụ nữ Đông Nam Á dùng nhiều loại trang sức khác nhau nhưng phổ biến nhất là vòng. Có điều đặc biệt là vòng trang sức thường xuất hiện ở các dân tộc ít người, sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Những chiếc vòng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong những dịp lễ hội, lễ tết. Ở nhiều vùng, không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng dùng vòng tay như đồ trang sức. Phổ biến nhất ở Đông Nam Á là loại vòng đeo tai và loại vòng đeo cổ.

Một trong những trang phục khá độc đáo xuất hiện ở nhiều nơi thuộc khu vực Đông Nam Á là chiếc mũ lông chim. Theo một số tác giả, kiểu mũ này xuất hiện từ thời đại đồ đồng. Mũ lông chim xuất hiện ở cả lục địa lẫn hải đảo. Người Dayak ở Indonesia, người Naga trên đảo Timo, người Batak ở bán đảo Sumatra, các dân tộc thuộc đảo Luson, Philippines…đều đội mũ lông chim. Người Katu ở Việt Nam đội mũ lông chim khi ra trận, người Bana đội mũ này khi bỏ mả, còn các thầy cúng Kachin, Myanmar thì đội mũ lông chim khi hành lễ.120

Trên đây chỉ là những kiểu trang phục phổ biến và có tính chất truyền thống ở Đông Nam Á. Trên thực tế ngày nay, trang phục của các dân tộc ở khu vực đa dạng và nhiều vẻ hơn nhiều.

3.5.2. Ăn uống

Là khu vực nóng, ẩm, mưa nhiều lại có đủ loại hình (núi, đồng bằng, biển, sông nước…), động thực vật Đông Nam Á, vì vậy vô cùng phong phú. Thức ăn tự nhiên ở nơi đây lúc nào cũng có sẵn: cá dưới ao hồ, sông ngòi, hoa quả, rau màu ngay ngoài ruộng vườn, rồi chim thú, rau rừng… chỗ nào cũng có. Hoàn cảnh sống thuận lợi ấy giúp cư dân Đông Nam Á có điều kiện tìm được những món ăn tươi sống dễ dàng hàng ngày,mà không phải tích trữ quá nhiều ngày.

Trong số những đặc điểm văn hóa Đông Nam Á khác biệt với nhiều vùng văn hóa trên thế giới thì sự khác biệt về văn hóa ẩm thực cũng là một đặc điểm đáng chú ý. Một số nhà khoa học coi khu vực này là vùng văn hóa thực vật, không phải không có lí. Người Đông Nam Á không có truyền thống dùng nhiều thịt và bơ sữa. Thức ăn chủ yếu của họ là thực vật mà cụ thể là lúa gạo, rau cỏ và hoa quả. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thực vật không thôi thì không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, ngoài nguồn đạm thực vất, người Đông Nam Á rất coi trọng cá và những sản phẩm động vật gắn liền với công việc đồng áng như tôm, cua, ốc. Đây toàn là những động vật nhỏ và đều là sản phẩm của nông nghiệp lúa nước. Những thứ như thịt lợn, thịt trâu bò và ngay cả thịt gà nói chung, cũng chỉ được sử dụng vào những dịp lễ tết, hội hề, đình đám.

Từ gạo, cư dân Đông Nam Á nấu ra cơm và cơm trở thành thức ăn chính, thức ăn chủ đạo nhất của những con người ở vùng này. Gạo có hai loại: gạo tẻ và gạo nếp. Cơm nếp là món

120 Ngô Văn Doanh - Vũ Quang Thiện, 1997, tr.147.

90

ăn chính của nhiều dân tộc ở miền núi (mà dân tộc Lào là một ví dụ điển hình). Điều này có lí do của nó. Người miền núi đi làm xa, leo núi vất vả, ăn cơm nếp chắc dạ, no lâu hơn ăn cơm tẻ.

Cơm tuy là món ăn thông thường nhưng đôi khi một vài dân tộc, cũng có những món cơm rất “nổi tiếng” chẳng hạn cơm lam của người Lào và của một số dân tộc ở Việt Nam, cơm rang, cơm rau sống của người Melayu ở Malaysia, Indonesia…

Trong số các loại rau được trồng ở Đông Nam Á thì rau muống có mặt ở rất nhiều nơi.

Đó là loại rau thích hợp với ao hồ, ruộng nước, có thể coi nó là “người bạn thân thiết” của cây lúa. Rau muống, vì thế, là thức ăn thuộc loại “đứng đầu” trong danh sách của Đông Nam Á.

Đông Nam Á là khu vực sông ngòi dày đặc và biển rộng mênh mông cho nên cá trở thành thức ăn phổ biến hơn thịt cũng là lẽ tự nhiên. Cá được chế biến theo mọi cách: kho, nấu, nướng, luộc, rán… Từ cá, người Đông Nam Á còn chế ra một loại thức ăn khá phổ biến trong toàn vùng, đó là nước mắm. Nước mắm có thể dùng như một loại nước chấm, có thể chan trực tiếp vào cơm như một loại thức ăn.

Trong bữa ăn của cư dân Đông Nam Á không thể không có gia vị như hạt tiêu, ớt, rau thơm các loại. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì từ xa xưa nơi đây đã là “thiên đường hồ tiêu quốc tế”, là nơi cung cấp gia vị cho thế giới Âu-Mĩ và nhiều vùng khác trên thế giới.

3.5.3. Hôn nhân

Những phong tục xung quanh vấn đề hôn nhân hết sức đa dạng và khác nhau ở mỗi dân tộc. Khó có thể khái quát được thành những phong tục chung cho tất cả các dân tộc ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, vẫn có những phong tục chung cho một số, thậm chí nhiều dân tộc khác nhau.

Ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á từ xa xưa đã có đặc điểm là cha mẹ thường quyết định vấn đề hôn nhân của con cái. Tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không phải chỉ có ở Việt Nam mà còn nhiều nơi khác như Malaysia, Indnesia, Campuchia… Thậm chí, cho đến tận ngày nay, ở một số dân tộc, tuy không nhiều nhưng vẫn có những gia đình bố mẹ

“đi tìm” và quyết định người bạn trăm năm của con mình. Theo đà phát triển chung của xã hội, xu hướng trên, nói chung đã và đang bị loại bỏ.

Tuy nhiên, đồng thời với tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là một xu hướng cũng rất phổ biến ở Đông Nam Á, đó là việc tự do đi tìm hiểu bạn đời. Và một điều thú vị là ở nhiều dân tộc, việc tìm bạn đời được tiến hành thông qua các sinh hoạt văn hóa dân gian như hát đối đáp nam nữ, thổi sáo, thổi khèn gọi bạn tình… Nơi “nam thanh nữ tú” gặp nhau tìm hiểu có thể là một lễ hội hay một phiên chợ, cũng có thể là một điểm hẹn nào đó bên suối cửa rừng, con đê… Tục hát đối đáp nam nữ, thổi sáo, thổi khèn,có ở rất nhiều dân tộc. Người Khasi (Myanama), nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam và ở các nước khác đều có hình thức này. Hàng năm, suốt những ngày đầu năm đến mùa gieo trồng, các chàng trai Akha ở Tam giác vàng thường kết thành từng đoàn, đi các làng khác để tìm nửa bên kia của mình. “Tối tối dưới ánh lửa bập bùng, các cô gái trổ tài múa hát. Các chàng trai hát đối đáp tỏ tình. Đôi nào ưng ý nhau thì cứ việc đưa nhau vào rừng mà tìm hiểu tiếp”.121 Cảnh tìm hiểu nhau thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ như trên được biểu hiện khá rõ nét ở chợ tình Sapa (Lào Cai, Việt Nam) thường diễn ra vào đêm thứ bảy hàng tuần.

121Ngô Văn Doanh - Vũ Quang Thiện, 1997, tr.90.

91

Trong vấn đề hôn nhân một số nước còn có phong tục rất đặc biệt, mang đậm nét văn hóa cổ truyền Đông Nam Á: tục cướp dâu. Phong tục đáng yêu này, không như tên gọi có tính chất bạo lực của nó, thật ra là rất cần thiết và hợp lý bởi nó là hành động cuối cùng giúp đôi trai gái thực hiện được ý nguyện của mình. Cướp dâu không phải là cướp một cô gái bất kì về làm vợ.

Cướp dâu là hành động đã có sự chuẩn bị, sự thỏa thuận từ trước của cặp nam nữ yêu nhau nhưng vì một lý do nào đó (thường là sự ngăn cản của gia đình) mà họ chưa lấy được nhau.

Cướp dâu, do vậy, là hành động bắt gia đình tổ chức đám cưới cho họ. Đó là hành dộng vì quyền tự do yêu đương của thế hệ trẻ. Một điều rất đáng mừng là khi hành động cướp dâu xảy ra, tuyệt đại dân làng và bạn bè đều đứng về phía trai giá và kêu gọi cha mẹ họ đồng ý cho họ thành vợ chồng. Trong số những khó khăn mà phía nhà gái thường gây ra cho chàng trai, khiến chàng trai không thể vượt qua được để đi dến hôn nhân, là sự thách cưới hay mua dâu quá cao.

Trong trường hợp này nếu cô gái đem lòng yêu mến chàng trai quyết tâm “khăn gói theo chồng” thì giữa họ sẽ có sự bàn bạc để tiến hành cướp dâu.

Cướp dâu không chỉ có ở các dân tộc sống trên bán đảo Trung-Ấn như chúng ta đã biết (và sách vở đã nói nhiều) mà còn phổ biến ở cả các quốc gia hải đảo như Philippines, Indonesia… Trên đảo Bali, nơi trước đây hay có hiện tượng thách cưới quá cao, các chàng trai thường cướp người mình yêu mang đến một nơi khác để dấu. Điểm dấu có thể là gia đình bạn bè, người thân hay một nơi nào đó có thể sinh sông được. Tuy gọi là dấu kín nhưng bằng mọi cách họ phải cho dân làng biết nơi họ ở để bố mẹ cô gái có thể tìm đến gặp. Sau lần gặp con gái, nếu cô gái một mực vẫn ở lại với chàng trai thì bố mẹ buộc phải chấp nhận tình yêu của đôi trẻ. Sau đó chàng trai chỉ cần mang đến nhà bố vợ tương lai một chút lễ vật tượng trưng coi như là thủ tục ăn hỏi. Nhưng có một thủ tục khác mang tính tín ngưỡng-tôn giáo, đó là cuộc hiến tế các thần linh. Việc cúng lễ này là hình thức công nhận cuộc đính hôn của hai người.

Sau đó, việc tổ chức đám cưới chỉ là khẳng định thêm cuộc đính hôn mà thôi.122

Thủ tục cho một đám cưới ở các dân tộc Đông Nam Á không hoàn toàn giống nhau bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân về tôn giáo. Song dù có dự khác nhau về cách thức tổ chức, nói chung việc cưới xin thường trải qua ít nhất là hai bước: Lễ (tạm gọi theo cách nói của người Việt) ăn hỏi và Lễ cưới. Về nguyên tắc, để đi đến ăn hỏi, trước đó đã có sự đồng ý giữa hai bên gia đình. Lễ ăn hỏi là hình thức nhà trai mang lễ vật đến nhà gái xin cho phép con trai họ được lấy con gái nhà gái làm vợ. Còn lễ cưới là hình thức công bố với gia tộc, họ hàng và bà con láng giềng về sự kết hôn chính thức của con cái họ. Nói chung, ở tất cả các dân tộc, lễ cưới thường tổ chức khá linh đình, có nơi ăn mừng đến vài ba ngày.

Nhiều dân tộc Đông Nam Á từ thuở xưa, còn có phong tục ở rể, tức là người chồng phải đến ở và làm việc tại nhà người vợ trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian ở rể có thể là 3 năm, cũng có thể không tính năm tháng mà tính thời điểm khi họ có con đầu lòng. Một số tác giả cho rằng trước đây Đông Nam Á theo chế độ mẫu hệ, ở rể là một biểu hiện của hình thức đó.

3.5.4. Tang lễ

Có hai cách chủ yếu xử lí đối với các xác người chết: chôn dưới đất và hỏa thiêu. Ở Đông Nam Á, tục chôn xác người chết đã có từ rất lâu. Những phát hiện khảo cổ học tại rất nhiều nơi ở Đông Nam Á đều xác nhận rằng người kia thường được chôn trong các chum vại, bình gốm

122Ngô Văn Doanh- Vũ Quang Thiện, 1997, tr.106.

Một phần của tài liệu Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)