Văn Hóa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Một phần của tài liệu Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á (Trang 54 - 62)

CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

2.5. Văn Hóa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Sau khi Nhật rút khỏi Đông Nam Á (1945), có thể nói nhân dân Đông Nam Á lại bước vào thời kì thứ hai chống thực dân phương Tây. Từ đó phong đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi ở tất cả các nước. Và, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau để rồi cùng bước vào con đường xây dựng và phát triển cho đến ngày nay.

71 Lưu Kiếm Thanh, 1993, tr.14

72 Trần Quốc Vượng (chủ biên), 1997, tr.134.

73 Trần Quốc Vượng (chủ biên), 1997, tr.135.

55

1.1. Tại Indonesia, sau cuộc khởi nghĩa kháng Nhật thắng lợi vào tháng 8 năm 1945, chỉ hơn hai tháng sau, tức vào tháng 11/1945, Indonesia lại bị thực dân Hà Lan tiến hành đánh chiếm lại. Những người cộng sản bị khủng bố dã man. Đúng bốn năm sau (11/1949), chính phủ Hatta phải kí hiệp ước Lahay, thừa nhận sự có mặt của Indonesia trong khối liên hiệp Hà Lan- Indonesia. Từ đó Indonesia trở thành một nước bán thuộc địa. Tuy nhiên phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc của nhân dân Indonesia vẫn tiếp tục phát triển, kết quả là, đến 15/8/1950, với lời tuyên bố của Sukarno, nước Cộng hòa Indonesia chính thức được thành lập, thoát khỏi sự đô hộ của Hà Lan. Từ đó, đặc biệt là từ năm 1953, khi chính phủ Hatta bi đổ, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Sukarno, nhân dân Indonesia bước vào thời kì khôi phục và phát triển đất nước. Vào năm 1965, năm xảy ra đảo chính, chính phủ mới được thành lập với tân tổng thống là Suharto. Từ đó đến khoảng cuối năm 1997, Indonesia dần dần đi vào thế ổn định về kinh tế và xã hội.

1.2. Nếu như ở Indonesia, Hà Lan quay lại vào tháng 11/1945 thì cũng đúng thời gian đó, thực dân Anh đưa quân đội đến Malaysia, lập lại sự thống trị của chúng. Năm 1948 Liên bang Malaya được thành lập trên cơ sở 9 tiểu quốc Hồi giáo và hai bang Malacca và Penang. Năm 1957, Đảng Liên hợp-thực chất là sự hợp nhất của các đảng đang tồn tại-được thành lập. Trước sự đấu tranh của nhân dân, ngày 31/8/1957 Anh phải trao trả độc lập cho Liên Bang Malaya.

Ngày 9/3/1963, tại Luân Đôn, một hiệp ước đã được kí kết giữa Liên bang Malaya, Singapore, Sarawak, Sabah và Anh để thống nhất thành lập Liên bang Malaysia. Ngày 16/9/1963 Liên bang Malaysia được chính thức tuyên bố thành lập. Nhưng sau đó hai năm, ngày 9/8/1965, Singapore xin tách khỏi Liên bang và trở thành một quốc gia riêng.

Sau mười năm phục hồi kinh tế (1957 - 1966) và qua sáu kế hoạch 5 năm (từ 1966 - 1995), cho đến cuối năm 1997, Malaysia được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định ở Đông Nam Á. Chính phủ của thủ tướng Mahathir Mohammad đang tích cực phấn đấu để đến năm 2020 trở thành một nước phát triển ở châu Á.

Singapore sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển đã trở thành thành viên của các nước công nghiệp mới (NICs) và là một trong bốn con rồng châu Á. Đó là quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á hiện nay.

1.3. Sau sự rút lui của Nhật, Brunei cũng đã chịu ách thống trị của Anh như Malaysia.

Mãi đến ngày1/1/1984 Brunei mới được độc lập hoàn toàn. Bảy ngày sau khi tuyên bố độc lập, Negara Brunei Darussalam đã trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN và tháng 10 năm đó, Brunei được công nhận là nước thành viên thứ 159 của Tổ chức Liên hợp quốc.

Hiện nay Brunei là nước giàu có ở Đông Nam Á. Trung bình cứ 2,3 người có một xe hơi và sáu người có một điện thoại. Thu nhập bình quân đầu người là 18.500 USD, cao nhất Đông Nam Á.

1.4. Philippines tuyên bố độc lập vào ngày 4/7/1946. Từ đó đến nay, đất nước này đã trải qua chín đời tổng thống, trong đó Fedinand Marcos đảm nhiệm chức vụ lâu nhất (từ 1965 - 2/1986). Trong thập niên 70, nền kinh tế Philippines phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng vào đầu những năm 80 thì chậm lại nhiều. Hiện nay Philippines có mức thu nhập bình quân đầu người là 850 USD (1994). Mục tiêu của Philippines là trở thành một nước công nghiệp mới trong một thời gian không xa.

56

1.5. Thái Lan bị quân Anh, dưới danh nghĩa đồng minh vào chiếm đóng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nhưng sau đó, Mĩ đã tìm mọi cách gạt Anh ra khỏi Thái Lan để giữ quyền chi phối Thái Lan. Trong khoảng 10 năm (1957 - 1966), kinh tế Thái Lan phát triển khá mạnh nhưng những năm 70, kinh tế nước này đi vào con đường sa sút nghiêm trọng. Cho đến những năm 80 thì Thái Lan bật dậy khá nhanh. Đặc biệt chương trình nông thôn của Thái Lan thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Bước vào thập niên 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan khá ổn định. Đến nay tổng số sản phẩm quốc dân tính theo đầu người của Thái Lan là 2085 USD (năm 1994)

1.6. Miến Điện, sau chiến tranh thế giới thứ hai, vẫn bị thực dân Anh thống trị. Sau hai năm kiên trì đấu tranh, tháng 10/1947 nhân dân Miến Điện đã buộc Anh phải kí hiệp ước Anh - Miến công nhận nền độc lập và tự chủ của Miến Điện. Sau đó, Liên bang Miến Điện chính thức tuyên bố độc lập vào ngày 4/1/1948. Từ đó Miến Điện bước vào thời kì khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên phải 40 năm sau ngày tuyên bố độc lập, tức là từ 1988, Miến Điện mới bắt đầu tạo ra được bước phát triển mới về kinh tế, xã hội. Từ ngày mang tên mới Myanmar (tháng 6 năm 1989), chính phủ nước này đã thi hành nhiều biện pháp cải cách kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, cải tổ các doanh nghiệp kinh tế nhà nước và khuyến khích kinh tế tư nhân. Với biện pháp này, kinh tế và xã hội Myanmar đang bước vào thời kì khởi sắc.

1.7. Về cơ bản, ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Cămpuchia từ 1945 - 1975 có hoàn cảnh lịch sử tương tự nhau bởi cùng có chung kẻ thù và cùng sát cánh chiến đấu bên nhau. Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại ở cả ba nước.

Nhưng sau đó nhân dân Đông Dương lại phải làm cuộc kháng chiến chống Mĩ trong vòng hơn 20 năm. Đến năm 1975, hòa bình được lập lại.

Với Việt Nam, bộ mặt đất nước thực sự thay đổi sau năm 1986 khi chính phủ thực hiện chính sách mở cửa, đổi mới, cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường tự do có sự điều khiển, kiểm soát của nhà nước. Việc Việt Nam và Lào Cămpuchia gia nhập khối ASEAN là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ với các nước láng giềng. Nó góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực Đông Nam Á.

2.5.2. Một số đặc điểm văn hóa

Năm mươi năm, thời gian thật là ngắn ngủi so với lịch sử văn hóa khu vực mấy nghìn năm song văn hóa Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Các nền văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì nở rộ và khoe sắc. Nguyên nhân quan trọng nhất của sự phát triển văn hóa khu vực chính là ở chỗ tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đã giành được độc lập và có nền kinh tế phát triển vượt bậc so với trước đây. Quốc gia độc lập, chính trị ổn định, kinh tế nâng cao - đó là những điều kiện quan trọng nhất để văn hóa phát triển.

Với một giai đoạn phát triển văn hóa chưa dài và còn đầy biến động, khó có thể khái quát được đầy đủ những đặc điểm của văn hóa Đông Nam Á. Dưới đây chỉ xin nêu ra một số đặc điểm nổi bật và chung nhất của văn hóa Đông Nam Á thời kì này.

A. Cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa được tăng cường

Thấy rõ được tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa trong đời sống hiện đại, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á, những năm qua, đã chú ý đến việc tăng cường cơ sở vật chất cho các

57

hoạt động văn hóa. Tại thủ đô và các thành phố lớn Đông Nam Á, hàng trăm hàng nghìn nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, bảo tàng, thư viện, nhà xuất bản, nhà in, hiệu sách, nhà triển lãm, phòng tranh, sân vận động, nhà văn hóa,… đã được xây dựng và nâng cấp. Các thiết bị tiên tiến, hiện đại cũng đã dần được đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả.

Có những nơi như ở Manila, Philippines vào năm 1969, người ta còn xây dựng cả một tổng thể kiến trúc văn hóa đồ sộ bao gồm bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Lịch sử, thư viện, phòng tranh, nhà hát,… Ngay ở một đất nước nhỏ như Brunei, từ những năm 60, người ta đã xây dựng một viện bảo tàng vĩ đại tại trung tâm thành phố, ở đó có rất nhiều hiện vật có giá trị về mặt khảo cổ học và dân tộc học. Cạnh viện bảo tàng là một thư viện lớn nhất quốc gia. Đến năm 1989, một thư viện lớn khác-Thư viện Quân đội-lại được hoàn thành, đấy là chưa kể đến nhiều thư viện ở các trường đại học, viện nghiên cứu,… Tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, nhiều công trình văn hóa đồ sộ đã được xây dựng trong thời gian gần đây như Thư viện Quốc gia, Bảo tàng quốc gia Malaysia tại thủ đô Kuala lumpur, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội,… Ngày nay, ở tận các xã bản xa xôi trên núi cao, ngoài hải đảo cũng có mạng lưới thư viện, radio, tivi,…

Chính việc tăng cường các cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa đã thúc đẩy văn hóa Đông Nam Á phát triển và góp phần nâng cao trình độ, đời sống văn hóa của nhân dân Đông Nam Á.

B. Gắn liền với việc tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của văn hóa chuyên nghiệp

Các đoàn kịch, đoàn xiếc, các xí nghiệp phim truyện, phim truyền hình, các đoàn ca múa nhạc dân tộc,… đều có ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Nói chung, sau ngày các quốc gia Đông Nam Á được giải phóng, đội ngũ văn nghệ sĩ và các nhà làm công tác văn hóa chuyên nghiệp, kể cả các nhà nghiên cứu, phê bình và các nhà quản lí văn hóa, tăng lên nhanh chóng.

Đồng thời với sự gia tăng về số lượng là sự không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của họ.

Hoạt động báo chí, xuất bản cũng được đẩy mạnh. Ở Đông Nam Á có hàng trăm tờ báo, tạp chí, hàng trăm nhà xuất bản mỗi năm cho ra mắt bạn đọc hàng chục triệu xuất bản phẩm. Ở Malaysia chẳng hạn, có hơn 40 tờ báo hàng ngày, trong đó có những tờ báo nổi tiếng như New Straits Times, The Star, Malaysian Post, Berita Harian, Utusan Malaysia,… Số lượng báo nhiều đến mức, chỉ riêng hai bang ở phía đông Malaysia (Sarawak và Sabah) đã có tới 20 tờ.

Nói chung, ở các nước Đông Nam Á đều có các cơ quan nhà nước cao nhất quản lí các tổ chức và hoạt động văn hóa là Bộ Văn hóa.

Với bản thân các nghệ sĩ, từ xã hội phong kiến đến xã hội mới là cả một chặng đường thay đổi lớn lao. Nếu như trước đây họ thường bị coi là “xướng ca vô loài” thì ngày nay họ lại nhận được những danh hiệu cao quý như “siêu sao”, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân”,… Sự quan tâm của chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đối với đội ngũ văn hóa chuyên nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hóa khu vực trong thời đại ngày nay.

C. Sự giao lưu văn hóa khu vực và thế giới ngày càng mở rộng

Sau khi các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập, sự giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài là một yêu cầu khách quan, tự nhiên và tự giác. Sự giao lưu ấy khá toàn diện, trên tất cả các phương diện của văn hóa (điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, ca múa, bảo tàng, xuất bản,..) và

58

ở mọi nơi trên thế giới (châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Úc và các nước láng giềng châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ,…). Các nước Đông Nam Á đã tích cực tham gia vào những hoạt động văn hóa mang tính quốc tế như Liên hoan phim Quốc tế, Hội chợ triển lãm sách Quốc tế, các Festival, Giải âm nhạc Quốc tế,… và hàng loạt các hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế về những vấn đề văn hóa. Một trong những hoạt động quan trọng đánh dấu mối giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới là những chuyến đi biểu diễn ở nước ngoài của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Các chuyến đi công diễn của các đoàn nghệ thuật chèo, xiếc, rối nước, dân ca của Việt Nam sang các nước phương Tây là một ví dụ. Một ví dụ khác là chuyến đi cùng với Michael Jackson (siêu sao nhạc Pop người Mĩ) của 5 đoàn thiếu nhi Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào, Cămpuchia).

Trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài cần đặc biệt nhấn mạnh đến sự giao lưu văn và hợp tác văn hóa trong khu vực, trong nội bộ các nước ASEAN với nhau.

Có thể nói, sự kiện đánh dấu bước mở đầu cho quá trình hợp tác văn hóa thông tin giữa các nước ASEAN là Hiệp định được kí kết tại Cameron Highlands (Malaysia) tháng 12 năm 1969 mà nội dung chính là thúc đẩy sự hợp tác trên các mặt văn hóa và thông tin đại chúng.

Đến năm1978, Uỷ ban Văn hóa Thông tin ASEAN được thành lập. Nhiệm vụ chính của Uỷ ban là tổ chức các hoạt động văn hóa theo những hình thức hợp tác khác nhau (biểu diễn, nghiên cứu, triển lãm các ấn phẩm, tổ chức hội thảo, hội nghị, trao đổi đoàn,…), trên tất cả các lĩnh vực văn hóa khác nhau (phim ảnh, ca múa nhạc, kiến trúc, nghệ thuật, vô tuyến truyền hình, radio, xuất bản, báo chí, bảo tàng, thư viện,..). Từ ngày được thành lập, Uỷ ban Văn hóa Thông tin ASEAN đã có nhiều hoạt động thiết thực. Chỉ tính riêng trong khoảng hai năm (1992 - 1993) đã có rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo được tổ chức, chẳng hạn, Trẻ em và truyền hình khu vực ASEAN, tháng 12 năm 1992 tại Indonesia, Liên hoan các bài hát ASEAN lần thứ sáu, tháng 5 năm 1992 tại Thái Lan, Festival sân khấu kịch ASEAN lần thứ ba, tháng 11 năm 1992 tại Thái Lan, Diễn đàn các nhà soạn nhạc dân tộc ASEAN lần thứ hai, tháng 4/1993 tại Singapore, Hội nghị các nhà văn ASEAN, tháng 12/1992,...

Trong số các hoạt động giao lưu văn hóa phải kể đến những đợt biểu diễn của các đoàn văn hóa nghệ thuật ở các nước ASEAN như Đoàn Ca múa nhạc Việt Nam tại Singapore năm 1997, Đoàn ca múa nhạc dân tộc Malaysia tại Việt Nam,… Gần đây, hình thức giao lưu văn hóa qua cầu truyền hình giữa các nước cũng đã bắt đầu phát triển, gây được ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng nhân dân.

Đồng thời với những hiệp định chung mang tính chất “toàn khối”, đa phương, từng nước Đông Nam Á với nhau cũng có những hiệp định song phương riêng về sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, chẳng hạn, Hiệp định ngày 28/3/1994 được kí giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Viêt Nam và Chính phủ Cộng hòa Philippines mà nội dung chủ yếu là trao đổi văn hóa phẩm (sách báo, tạp chí, phim ảnh, băng video,…), tăng cường gặp gỡ và trao đổi giữa các đoàn nghiên cứu văn hóa hai nước.

D. Bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống và tiếp thu văn hóa thế giới hiện đại Trong lịch sử của mình, văn hóa Đông Nam Á đã trải qua hai thời kì đột biến mang tính chất hướng ngoại: “thời kì thứ nhất hướng về những nền văn hóa lớn cổ đại phương Đông, thời kì thứ hai hướng về nền văn hóa của các nước thống trị phương Tây”.74 Còn bây giờ, có thể nói

74Nguyễn Tấn Đắc, 1991.

59

như GS. Nguyễn Tấn Đắc, Đông Nam Á đang đứng trước cuộc đột biến văn hóa lần thứ ba khi mà tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đã giành được độc lập. Trong một bối cảnh như vậy,

“ý thức dân tộc mạnh mẽ là một nét nổi bật trong tất cả các nước ở Đông Nam Á. Từ đó, họ cố gắng tìm lại sức mạnh của mình trong truyền thống, trong lịch sử, trong văn hóa dân tộc. Đây là thời kì trở về với dân tộc một cách có ý thức và mạnh mẽ”.75 Chính vì thế, ngày nay, vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc Đông Nam Á được bảo tồn và phát huy hơn bao giờ hết.76 Việt hóa dân tộc. Các môn nghệ thuật truyền thống như rối nước, chèo, tuồng, cải lương, các làn điệu Quan họ Bắc Ninh, dân ca Nam Bộ,… không những không bị mất đi mà còn gây được tiếng vang trên thế giới. Indonesia cũng là một quốc gia bảo tồn và phát huy được nghệ thuật truyền thống ngay cả trong các tác phẩm sân khấu hiện đại. Ở Thái Lan, cho đến nay, người ta đã đào tạo được rất nhiều thế hệ nghệ sĩ trong các trường sân khấu dân tộc. Ở Cămpuchia và Lào, những điệu múa cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc vẫn sống mãi và có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa hiện nay. Còn ở Malaysia và Singapore thì có sự kết hợp tài tình những loại hình nghệ thuật truyền thống khác nhau của các dân tộc khác nhau (như Melayu, Ấn Độ, Trung Quốc,...) ở trong cùng một quốc gia. Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đã và đang làm nhiều việc để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: các đoàn nghệ thuật dân tộc được khôi phục ngay từ những ngày đầu đất nước được giải phóng, các cơ quan nghiên cứu văn hóa dân gian lần lượt ra đời, nhiều tạp chí về văn hóa truyền thống cũng đã được xuất bản,… Song song với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống là việc không ngừng tiếp thu những yếu tố văn hóa hiện đại của thế giới trên tất cả các mặt của đời sống văn hóa:

phim ảnh, âm nhạc, mĩ thuật,… Các ban nhạc nhẹ, nhạc pop hiện đại đã xuất hiện ở tất cả các quốc gia. Hàng năm, hàng trăm bộ phim Âu - Mỹ đã được chiếu tại các rạp Đông Nam Á.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhờ các phương tiện thông tin hiện đại, các quốc gia đã trở nên gần gũi nhau hơn. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để các quốc gia Đông Nam Á nói riêng, các nước trên thế giới nói chung, giao lưu và tiếp thu dễ dàng những thành tựu văn hóa của các dân tộc anh em khác.

Nhìn lại toàn bộ quá trình lịch sử văn hóa Đông Nam Á, người ta thấy nổi lên những mốc lớn đánh dấu sự phát triển của nó.

Ở thời kỳ tiền sử và sơ sử, tức thời kỳ phát sinh và định hình văn hóa bản địa Đông Nam Á, cư dân ở vùng này đã lấy việc trồng lúa nước làm nghề sống chủ yếu của mình. Ngoài ra, nghề biển và nghề rừng cũng là những nghề đặc biệt quan trọng trong việc chuyền tải văn hóa và hội tụ đời sống văn hóa của cư dân toàn khu vực.

Vào thời kỳ tiền sử và sơ sử, cuộc sống quần tụ theo tổ chức cơ sở làng xã là đặc trưng của cơ cấu xã hội Đông Nam Á.

75 Nguyễn Tấn Đắc, 1991.

76 Có hàng loạt bài viết về việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và về sự giao lưu, sự tiếp thu các yếu tố văn hóa mới từ bên ngoài của các dân tộc Đông Nam Á. Tại Singapore, vào ngày 21 tháng 8 năm 1995, Trung tâm văn hóa nghệ thuật , Trường Đại học Quốc gia Singapore phối hợp với Ủy ban Văn hóa Thông tin ASEAN đã tổ chức Hội nghị Quốc tế mang tên Các nền văn hóa ở ASEAN và thế kỷ XXI (Cultures in ASEAN and the 21st Century). Tại hội nghị này, nhiều nhà khoa học từ Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam đã đọc báo cáo khoa học nói về bản sắc văn hóa các dân tộc Đông Nam Á và hướng phát triển của văn hóa Đông Nam Á trong thế kỷ 21. Xin xem toàn văn các báo cáo trong tập sách Cultures in ASEAN and the 21st Century Published by UniPress, The Centre for the Arts, National University of Singapore, 1996, của các tác giả: Dato Paduka Haja Matussin bin Omar, Haji Abdul Latif bin Haji Ibrahim, Edi Sedyawati, Amri Marzali, Maswadi Rauf, Mohammad Raduan bin Mohd Ariff, Mohamed Ghouse Nasuruddin, Sharifah Zaleha bte Syed Hassan, Maria Lourdes Leviste Jacob, Doreen G. Fernandez, Alexander R. Magno, Nicannor Gadia Tiongson, Tong Chee Kiong - Anne Pakir, Tham Seong Chee, Prakong Nimmanahaeminda, Surichai Wun Gaeo, Tô Ngọc Thanh,...

Một phần của tài liệu Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)