CHƯƠNG III: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
3.2. Tín ngưỡng bản địa
Cùng sinh ra và lớn lên ở một khu vực địa lí, cùng có chung một cơ tầng văn hóa là nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á đều có chung một số yếu tố tín ngưỡng bản địa như nhau, chẳng hạn, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái linh hồn người đã mất,... Cái chung nhất của tất cả các tín ngưỡng này, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, là xuất phát từ học thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật (cả con người lẫn động thực vật, thậm chí cả những vật vô sinh) đều có linh hồn. Linh hồn biết tất cả những gì con người đang làm và linh hồn có thể giúp đỡ họ mọi việc ở mọi lúc mọi nơi, nhất là những lúc con người ở vào tình thế nguy nan. Vì vậy thờ chúng linh hồn được coi là bổn phận của con người.
3.2.1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Cuộc sống hàng ngày của con người nói chung và đặc biệt là việc sản xuất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên, do đó sùng bái tự nhiên là điều tất yếu đối với tất cả cư dân Đông Nam Á.
Không phải bây giờ con người hiện đại mới phát hiện ra tầm quan trọng của năng lượng mặt trời đối với cuộc sống của nhân loại mà ngay từ thời xa xưa cư dân Đông Nam Á đã cảm nhận được điều đó, vì vậy, ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tục thờ mặt trời. Người ta thờ thần Mặt Trời, người ta khắc hình mặt trời vào các trống đồng, thạp đồng.
Gắn liền trực tiếp với công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp ở Đông Nam Á là đất và nước. Chính vì thế, hai vị thần này được coi là tối cao và được thờ ở mọi nơi. Người ta cúng lễ thần Nước, cầu mong thần ban phát nước để đồng ruộng cây cỏ tốt tươi. Ở Thái Lan có lễ tạ ơn Mẹ Nước vào buổi tối trăng tròn tháng mười âm lịch hàng năm. Ở Campuchia và Lào đều có Hội nước. Ngay ở một số xã thuộc Hà Nội vẫn có lễ hội nước rước rất linh đình. Việc thờ cúng thần Đất vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay với nhiều hình thức khác nhau như Lễ động thổ, thục thờ Địa Mẫu,…
Ở Indonexia, Myanmar, Lào, Campuchia,… đồng thời với việc thờ thần nước, người ta còn thờ cả vị thần Sông - vị thần giữ vai trò chính trong việc cung cấp nước cho đồng ruộng.
Ngoài ra, liên quan đến nước là các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp và các hiện tượng này cũng góp một phần đáng kể trong đời sống của cư dân nông nghiệp. Do đó các vị thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, thần Gió cũng được tôn thờ ở mọi nơi, từ vùng lục địa, rừng núi của Lào, Myanmar, ... đến các vùng hải đảo Indonexia, Malayxia, Philippines,…
Ở nhiều dân tộc thuộc Philippines, các “đối tượng” thờ cúng còn nhiều hơn nữa. Người ta thờ cả mặt trăng, các ngôi sao, cầu vồng. Mỗi khi có những hiện tượng thiên nhiên khác thường như mưa to gió lớn, lụt lội, động đất, lốc cuốn,… cư dân địa phương thường tiến hành các nghi lễ cầu khấn, dâng lễ vật và đọc thần chú. Người ta còn quan niêm mỗi vị thần đảm nhiệm một công việc nhất định, chẳng hạn, đối với người Bontonki, Thần Lamauiga bảo trợ
69
cho công việc đồng áng, đối với các dân tộc ở đảo Mindanao, Thần Cabiga tạo ra cuộc sống còn Thần Pati thì tạo mưa.85
Không chỉ quan tâm đến việc thờ cúng những gì liên quan trực tiếp đến việc trồng lúa nước, cư dân bản địa Đông Nam Á còn thờ những vị thần có vai trò quyết định đến cuộc sống của cộng đồng dân cư ở miền rừng núi. Tại đây, các vị thần Núi, thần Rừng, thần Đá, thần Lửa, thần Suối luôn luôn được sùng bái hơn cả. Trong quan niệm của người Lào, núi, rừng, đá, lửa, suối… đều có các “Phỉ” (ma, hồn) ngự trị cho nên muốn có cuộc sống thanh bình, no ấm thì không thể không chú ý sùng bái các Phỉ đó. Tín ngưỡng này cũng có ở người Thái: đối với họ Phỉ quyết định tất cả, do đó Phỉ Núi, Phỉ Rừng, Phỉ Đá, Phỉ Lửa,.. được tôn thời ở mọi nơi.
Người Tày-Nùng ở Việt Nam cũng có chung tín ngưỡng thờ Phỉ như người Thái, người Lào.
Đối với họ, Phỉ có hai loại: Phỉ lành bảo vệ người, súc vật, mùa màng còn Phỉ dữ thì có thể hại người. Người Tày-Nùng thờ cúng Phỉ lành ở trong nhà hay ở những nơi công cộng như đền, chùa. Và họ chỉ cúng Phỉ dữ khi trong nhà có hoạn nạn như ốm đau, bệnh tật.86
Người Indonexia cũng có nhiều tục thờ cúng cá loại thần cỏ cây, hoa lá trong rừng, trên cánh đồng. Tại đây, người ta dùng những tảng đá lớn làm bàn thờ tế lễ. Họ cũng tin vào sức mạnh thần bí của tự nhiên, tin vào sự tồn tại của hồn, vì vậy, trong thời gian săn bắn, đánh bắt cá, khai thác rừng, dựng nhà mới,… người ta làm mọi việc để tỏ lòng kính trọng các lực lượng thần bí.
Ở nhiều vùng Đông Nam Á rất phổ biên việc dùng bùa. Trong quan niệm của người Đông Nam Á, bùa giúp con người tránh va chạm với những linh hồn ác độc.
Đối với cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, cây lúa là tất cả cuộc sống của họ. Thần Lúa, vì vậy, là vị thần thiêng liêng nhất. Người dân Đông Nam Á, có niềm tin mãnh liệt vào hồn lúa.
Họ cho rằng nếu hồn lúa bay đi thì lúa sẽ mất mùa. Trong con mắt người dân Đông Nam Á, hồn lúa rất đẹp. Với người Malayxia, hồn lúa (tiếng Malayxia là Semangat padi) được gọi một cách âu yếm là “chú bé chín tháng”, “công chúa mặt trời” hoặc công chúa pha lê”.87 Người ta luôn phải cầu khấn để hồn lúa ở lại với cây lúa, ở lại với xóm làng của họ. Vòn ở Java (Indonexia) thì cây lúa được coi là hiện thân của nữ thần Dewi Sri, do đó nó thuộc “đẳng cấp”
cao hơn hẳn các cây lương thực khác. Ở Thái Lan, thần Lúa được rước vào các nhà kho và giữ
“ngài” ở đó đến tận mùa sau.
Xung quanh tín ngưỡng về hồn lúa, có nhiều truyền thuyết rất hay ở Đông Nam Á. Xin đơn cử hai ví dụ được dẫn từ cuốn sách của giáo sư Đinh Gia Khánh (1993).
Truyện thứ nhất được lưu truyền ở đảo Mã lai. Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, những người nông dân không phải gặt lúa ở ngoài đồng. Hàng ngày, vào buổi sáng, một hạt lúa tự lăn vào nhà, chui vào nồi và người ta chỉ việc nấu thành cơm.
Theo nguyên tắc, người chồng không được nấu cơm (vì lúa gạo là con gái, cấm kị với đàn ông). Việc nấu cơm chỉ dành cho vợ, mẹ hoặc con gái. Khi nấu cơm không được mở vung.
Mở vung là điều cấm kị. Cứ để nguyên thì đến trưa cơm sẽ chín.
85 Phạm Thị Vinh, tr.80-81.
86 Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, 1993, tr.267.
87 Xin xem: Đinh Gia Khánh, 1993. Một số tư liệu về thần lúa được trình bày ở mục này, chúng tôi rút từ cuốc sách của ông, được trình bày rải rác từ trang 157 đến trang 165.
70
Một hôm, người mẹ phải đi làm, dặn con ở nhà không được mở vung. Khi mẹ đi rồi, cô bé tò mò mở vung ra xem. Thật kì lạ, trong nồi có một cô bé xinh đẹp tự nhiên biến mất, để lại một hạt gạo nhỏ. Khi mẹ về thấy trong nồi không có cơm biết là con gái đã phạm vào điều cấm kị.
Từ ngày hôm đó, tất cả mọi người phải làm những công việc đồng áng vất vả nặng nhọc:
cày cấy, gặt hái, đập lúa, phơi thóc, quét sạch và mang vào nhà.
Truyện thứ hai của người Khmer kể rằng: Ngày xưa, khi lúa chín, thóc tự bay về kho.
Người dân không phải mất công gặt hái.
Một hôm, có hai vợ chồng nhà nọ, sống cạnh kho thóc cãi nhau gây ra tiếng ồn ào khó chịu làm phiền thần Lúa. Thần Lúa bỏ đi ẩn náu tại một khe núi. Thế là nạn đói xảy ra ở vùng đó. Người ta tìm mọi cách tìm thần Lúa về nhưng thần đều từ chối. Cuối cùng, một người có tín nhiệm (có lễ là thầy cúng) được cử đến mời mọc mãi, Thần mới chịu trở về. Nhưng từ đó trở đi, thóc không tự bay về kho nữa mà người dân phải mất công gặt hái mang lúa về nhà.
Liên quan đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên còn có việc sùng bái một số động vật gắn liền với cuộc sống của cư dân Đông Nam Á. Người dân ở miền đông Sumatra, ngay cả khi đã theo đạo Hồi vẫn thờ hổ và cá sấu, và coi đó là những vị thần có vai trò không nhỏ trong đời sống của họ. Các đền, chùa Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar,… người ta còn thờ cả hac, rùa, rắn, voi,... Những con thú khác như trâu, nai, hươu, chim, cóc,… cũng được thờ phụng ở nhiều nơi. Và con rồng - biểu tượng của loài cá sấu, loại động vật có mặt ở khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á - đã trở thành một biểu tượng đặc sắc của vùng văn hóa Đông Nam Á.
3.2.2. Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở) là biểu hiện của niềm mơ ước về sự sinh sôi, nảy nở của con người, gia súc, mùa màng. Phồn thực là một yêu cầu tối cần thiết để duy trì và phát triển xã hội loài người.
Để duy trì cuộc sống, con người nông nghiệp Đông Nam Á cần mùa màng tươi tốt và gia súc phát triển, bởi đó là nguồn thức ăn chính (cả thức vật lẫn động vật) nuôi sống con người.
Hơn nữa, để duy trì nòi giống và phát triển xã hội, bản thân con người cũng phải sinh sôi nảy nở. Chính những đòi hỏi khách quan đó đã là tiền đề để tín ngưỡng phồn thực Đông Nam Á ra đời và phát triển.
Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực rất đa dạng, nhiều vẻ. Tục cầu mưa, lễ cầu Mẹ nước, tục té nước, tục đi lấy nước thờ của người Thái, người Lào và của một số dân tộc ở Campuchia, Myanmar, Philippines, Việt Nam,… thực ra cũng là tín ngưỡng phồn thực bởi mục đích của nó chính là xin nước cho cây cối mùa màng phát triển tươi tốt, bội thu. Thêm nữa, tục vũ hội dưới trăng hay múa khèn của người Dao, người Li, người Bui, người Hmông, tục đánh trống thi cho đến thủng trống, gẫy dùi (và kèm theo đó, ở một số dân tộc, là cảnh quan hệ tình dục tự do của cả người già lẫn người tre vào lúc kết thúc, đêm khuya) của người Thái, người Mường, người Việt,.: tục nhảy múa tập thể của người Lào, người Khmer, tục đánh đu, hát đối nam nữ của nhiều dân tộc và hàng loạt hình thức cúng bái, tế lễ cầu trời của các cư dân Đông Nam Á cho mùa màng bội thu, cho các giống loài sinh sôi nảy nở đều phần nào thể hiện nghi thức phồn thực của một xã hội nông nghiệp.
Tuy nhiên, biểu hiện rõ nhất, đặc sắc nhất của tín ngưỡng phồng thực Đông Nam Á là tục thờ sinh thực khí (phallicism). Cần nói thêm rằng tục thờ này có từ trong cơ tầng văn hóa Đông
71
Nam Á nguyên thủy, trước khi có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, mặc dù tục thờ sinh thực khí không phải chỉ có ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam trên thạp đồng Đào Thịnh, có một số cặp tượng nam nữ, nam nằm úp ở trên, nữ nằm ngửa ở dưới, đang giao phối với nhau. Hình bộ phận sinh dục phóng đại cũng được khắc trên các tảng đá ở Sapa (Lào Cai). Tượng nam nữ với bộ phận sinh dục được phóng to còn được tìm thấy trong các nhà mồ Tây Nguyên.88
Ở một số nơi Đông Nam Á, tập tục tôn thờ sinh thực khí vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Ở Thái Lan, người ta có tục nặn hình người bằng đất sét để cầu nguyện cho mùa màng tươi tốt. Tượng là một cặp nam nữ ôm nhau, hoặc nằm hoặc ngồi, nhưng trong tư thế đang giao hợp. Khi nặn cặp tượng, người ta luôn miệng niệm câu thần chú, đại ý: “Nặn đám mây và đọc lời chú: nặn ra hình cái… (của đàn ông), nặn ra hình cái (của đàn bà), rồi mưa sẽ rơi nặng hạt”.89 Cũng có khi người ta mang hình âm vật và con mèo cái ra để kích thích Bố Trời giao hợp với Mẹ Đất, bởi trong quan niệm của họ, mưa gió chính là kết quả của sự giao phối ấy.
Trong đám lễ, đám đông già, trẻ, trai, gái vừa đi vừa diễu hành vừa hát:
Mèo cái ơi! Cầu trời cho mưa Trời mưa bốn trận dầm dề Lột áo, lột váy xem cái…
Mưa về như trút, như vãi.
Cách thứ ba để kích thích Bố Trời hưng phấn là tục thăng thiên pháo. Những đêm tổ chức thăng thiên pháo, nam nữ thanh niên tha hồ chòng ghẹo tán tính nhau. Trong dịp thăng thiên pháo, trẻ con đua nhau làm, nặn các hình dương vật đủ kiểu (to, nhỏ, dài, ngắn) và cầm chúng múa hát hoặc “bắn” chúng vào các cô gái. Tục đốt pháo thăng thiên cũng có ở Lào.
Trong đêm đốt pháo, người ta cầm hình âm vật, dương vật diễu hành và mô phỏng động tác giao phối, biểu hiện ý niệm tạo ra sự phồn thực cho mùa màng, cỏ cây, hoa lá, gia súc và con người.90
Như đã nói ở trên, tục thờ sinh thực khí phổ biến không phải chỉ ở Đông Nam Á. Ở Ấn Độ, tục này gắn liền với tục thờ Linga (dương vật) và Linga chính là biểu tượng của thần Siva.
Từ khi Ấn Độ giáo vào Đông Nam Á, tục thờ Linga đã kết hợp chặt chẽ với tục thờ sinh thực khí bản địa. Chính vì thế, tục thờ Linga và tục thờ sinh thực khí có phạm vi phổ biến rất rộng ở Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Insonexia, Malayxia, Myanmar,... Ở Việt Nam, tục thờ sinh thực khí không chỉ có ở người Việt (Kinh) mà còn có ở nhiều dân tộc ít người như Thái, Mường, Chăm…
3.2.3. Tín ngưỡng sùng bái người đã mất
Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi con người sinh ra đều có một nhóm hồn ma nhất định. Số lượng hồn của con người tùy thuộc vào cách quan niệm của từng dân tộc. Theo quan niệm của người Thái, mỗi người có 120 hồn và sau khi con người qua đời, các hồn đó đều biến thành Phỉ (ma). Người Mường nghĩ rằng họ có 90 hồn, còn người Khmer thì chỉ có 9 hồn chính.91 Các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines) thì cho rằng mỗi người đều có hai hồn: hồn trái và hồn phải. Hồn trái có thể tự do “lìa” khỏi xác
88 Xem thêm: Đinh Gia Khánh, 1993, tr.173; Trần Ngọc Thêm, 1996, tr.264: Ngô Văn Doanh, 1993, tr.97.
89 Đinh Gia Khánh, 1993, tr.174.
90 Ngô Văn Doanh, Vũ Quang Thiện, 1997, tr.331- 332, 336.
91 Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1997, tr.79.
72
còn hồn phải thì không. Sau khi con người qua đời, hồn trái trở thành ma ác, hồn phải thì thành ma lành.92 Trong quan niệm của người Dyak ở Indonexia, thế giới không gian được chia thành mười lăm tầng trời, trong đó tầng thứ ba là linh hồn của những người đã mất.
Hồn, theo cư dân Đông Nam Á, có quan hệ mật thiết với cuộc đời mỗi người. Nếu hồn thoát khỏi xác thì con người sẽ chết. Nhưng chết không có nghĩa là hết. Người chết là người trở về với tổ tiên, ông bà nơi chín suối. Do có hồn, người chết vẫn thường xuyên đi về phù hộ độ trì cho con cháu ở dương gian. Quan niệm này là cơ sở ra đời tín ngưỡng thờ cúng người đã mất, mà trước hết và quan trọng nhất là thờ cúng ông bà tổ tiên của gia đình, dòng họ. Việc thờ cúng tổ tiên vừa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết ơn cội nguồn vừa thể hiện lòng ước muốn sự phù hộ độ trì của tổ tiên cho người còn sống. Thờ cúng tổ tiên, vì vậy, cũng là một nét văn hóa đặc trưng trong tín ngưỡng nhiều dân tộc Đông Nam Á. Ở nhiều gia đình Đông Nam Á, trong đó có các gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên thường đặt ở gian giữa nhà và ở nơi cao ráo, sạch sẽ, sang trọng nhất.
Có một điều đáng chú ý là ngay cả khi các tôn giáo từ Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây tràn vào Đông Nam Á và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ ở vùng này thì tục thờ cúng tổ tiên vẫn không vì thế mà không bị quên đi. Ở đảo Bali (Indonesia) chẳng hạn, mặc dù Ấn Độ giáo mặc dù cực kỳ phát triển người dân địa phương vẫn vừa thờ cúng thần Siva vừa thờ tổ tiên, ông bà.
Ở Philipin, những người Katigan, người Vizaya, người Iloki, người Apuyo cũng vẫn có điện thờ cúng tổ tiên trong nhà, mặc dù họ là những người công giáo thực thụ. Nhà thờ Cơ đốc giáo buộc phải chấp nhận. Thậm chí cả người Môro - dân tộc sùng bái Hồi giáo hơn ai hết-cũng tôn trọng việc thờ cúng tổ tiên. Riêng ở Việt Nam, dù không theo tôn giáo hay theo bất kỳ tôn giáo nào thì trong nhà người Việt vẫn có bàn thờ tổ tiên, ông bà.
Thuộc tín ngưỡng sùng người đã mất còn phải kể đến tục thờ cúng các thành hoàng, các anh hùng dân tộc, những người sáng lập ra bộ lạc, bộ tộc. Tục này không chỉ có ở Việt Nam ở mà còn xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào, Campuchia, Philipin, Indonesia, Singapo, Malaysia, Mianma..