CHƯƠNG III: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
3.8. Nghệ thuật tạo hình
Nghệ thuật tạo hình, hay còn gọi là nghệ thuật hình khối, bao gồm hội họa và điêu khắc.
Ngay từ khi mới xuất hiện và trong suốt quá trình phát triển của chúng ta, hai loại hình này luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Với nghệ thuật tạo hình, chất liệu cổ xưa nhất và cũng quan trọng nhất là đá, đất nung, gỗ, kim loại, sau đó là giấy, vải…
Nền nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á được ra đời từ rất sớm. Những tác phẩm xưa nhất mà các nhà khoa học biết đến có niên đại cách đây tới mười nghìn năm. Ban đầu là những hình khắc chạm đơn sơ trên đó. Những bức vẽ trên đá được tìm thấy tại rất nhiều nơi khắp Đông Nam Á hảo đảo cũng như lục địa. Trên đảo Kalimantan, người ta tìm được trên đá những bức vẽ hình thuyền, hình mặt trời, mặt trăng, hình cá, thằn lằn và các động vật khác nữa. Niên đại của những bức vẽ này là vào khoảng thời kì đồ đá giữa. Sang thời kì đồ đá mới, bức vẽ con lợn là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất mà nhiều nhà khoa học của các nét hoa trên đá.
Trên đảo Kalimantan cũng còn lưu giữ khá nhiều tranh đá với đủ các loại hình thù khác nhau như hình cá, hình rùa, hình thuyền, hình người…Ở đây các bức tranh rất đa dạng và phong phú.
Như đã có dịp nói tới, đặc trưng nhất cho văn hóa đồ đá giữa ở Đông Nam Á là nền văn hóa Hòa Bình. Kĩ thuật đá Hòa Bình có mặt ở nhiều vùng Đông Nam Á. Điều đáng chú ý là di vật của nền văn hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á không chỉ là các vật dụng mà còn là hàng loạt các hình vẽ trên vách đá ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Indonesia… Ở Việt Nam, hình vẽ xưa nhất trên đá là bức tranh khắc trên vách đá ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) thể hiện ba mặt người. Ở Sapa cũng đã có hàng trăm hòn đá khắc hình người và muông thú. Có thể, những hình vẽ trên đá là tiền thân của nền hội họa Đông Nam Á sau này.
Bước vào hậu kì đá mới ở Đông Nam Á xuất hiện rất nhiều công trình cự thạch. Có thể coi đây là bước phát triển đầu tiên của nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á. Các công trình cự thạch này phần lớn gắn liền với tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á. Người ta tìm thấy nhiều điện thờ bằng đá, trụ đá, ghế đá, thậm chí cả hình sinh thực khí bằng đá.
Giai đoạn tiếp sau là sự xuất hiện của hiện tượng và tượng động vật bằng đá. Pho tượng người cổ nhất ở Việt Nam có lẽ là tượng người Văn Điển - đó là hình một người đàn ông mũi thẳng, mắt nhỏ, thân dài. Ở Indonesia, vào hậu kì văn hóa cự thạch, cư dân vùng Pasemak đã tạc một bức tượng người cưỡi trâu khá lớn. Sự giống nhau, đặc điểm chung của các pho tượng này là chúng đều được tạc một cách ước lệ. Điều này được thể hiện ở chỗ các bộ phận trong cơ thể không được tạc một cách đầy đủ và không tuân theo một tỉ lệ tương ứng, thích hợp. Ở tượng người Văn Điển, đôi tay bị lược bỏ, chúng bị nhập cục với thân, còn đặc điểm giới tính thì khắc họa khá rõ nét. Ở tượng người Indonesia thì tay to, vai u cao nhưng chân và cổ đều ngắn. Tượng trâu cũng mang tính chất ước lệ bởi chỉ có đầu, mình là được khắc họa rõ nét còn các bộ phận khác đều bị lướt qua. Nói chung “ở các tượng đá lớn này, các tỉ lệ không cân đối, không thể hiện rõ từng chi tiết nhưng những nét chính những mảng khối lớn, chủ yếu biểu hiện rất sinh động và thực”.131
Nói về sự phát triển của nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á, người ta không thể nói tới sự xuất hiện của đồ gốm. Đồ gốm Đông Nam Á xuất hiện cách đây tới một vạn năm và Đông
131 Ngô Văn Doanh, Nguyễn Huy Hồng, Nguyễn Đức Minh, Phạm Thị Vinh, 1987, tr.137. Xin xem thêm công trình của Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Doanh, Phan Ngọc, Ngô Thế Phong, 1992.
100
Nam Á là một trong những nơi có đồ gốm cổ nhất thế giới. Điều đáng nói ở đây là đồ gốm, người Đông Nam Á đã trang trí nhiều hoa văn, tiết họa, hình động vật, hình mặt trời… Trên đồ gốm Philippines, ngay từ thời hậu kì đá mới đã xuất hiện hàng loạt hoa văn thể hiện hình những con thuyền. Từ gốm mộc dần xuất hiện gốm tráng men, và cùng với sự phát triển đó của đồ gốm cũng đồng thời là sự phát triển của nền hội họa Đông Nam Á.
Chuyển sang thời kì kim khí, nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á có một bước tiến nhảy vọt đáng kể. Hàng loạt tác phẩm nghệ thuật tạo hình có giá trị được phát hiện thấy ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…Đó là những hoa văn đặc sắc trên đồ gốm Việt Nam, Campuchia…Đó là những tượng đá hình người, hình vật lớn, những hình vẽ trên chum, vại đá và đặc biệt là vô số những tác phẩm chạm khắc tinh tế trên những dụng cụ bằng đồng xuất hiện ở khắp mọi nơi trong khu vực Đông Nam Á. Vào thời kì này, ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn đã lan ra toàn khu vực. Trống đồng Đông Sơn có mặt ở khắp mọi nơi.
Trống đồng Đông Sơn có mặt ở khắp nơi. Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng cao nhất của sự phát triển nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á trong thời kì này. Có thể nói một cách không không quá đáng rằng trống đồng Đông Sơn chính là sự phản ánh trung thực và sinh động cuộc sống của cư dân của họ: mặt trời, chim muông, thuyền bè, nhà cửa, tín ngưỡng phồn thực…
vào thời văn hóa Đông Sơn, nhiều pho tượng đồng quý giá đã ra đời. Người ta tìm thấy pho tượng đồng hai người cõng nhau nhảy múa, tượng người trên cán dao găm ở Hà Bắc, tượng người quỳ dâng đền ở Thanh Hóa đều có niên đại 300 năm trước công nguyên.
Đông Sơn trở thành đỉnh cao, thành điểm hội tụ của nhiều phong cách nghệ thuật khu vực. Phong cách nghệ thuật tạo hình Đông Sơn khá ổn định và tồn tại suốt nhiều thế kỉ. Dấu ấn của nó hiện vẫn đang được lưu lại ở nhiều dân tộc Đông Nam Á. “Đường nét của những tác phẩm nghệ thuật Đông Sơn gần với tự nhiên, hình học hóa tự nhiên một cách chính xác và cô đúc. Vì vậy, cái hồn, cái thần của tự nhiên cứ như đang sống động, phập phồng và căng lên trên những đường nét ước lệ mang đậm tính chất trang trí của các hình tượng”.132
Bước vào thiên niên kỉ thứ nhất, đồng thời với việc bảo tồn và phát triển nền nghệ thuật tạo hình bản địa, các quốc gia Đông Nam Á cổ đại còn tiếp thu thành tựu của nghệ thuật tạo hình nước ngoài mà trước hết là nghệ thuật tạo hình Ấn Độ. Nền nghệ thuật này đến Đông Nam Á cùng với hai tôn giáo chính là Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Vào đầu công nguyên, khi Phật giáo được đưa vào Việt Nam, như đã nói, nó có sự dung hòa với tín ngưỡng bản địa. Một ví dụ điển hình về sự dung hòa này là người Việt chuyển nhóm nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp tạo thành hệ thống tứ pháp. Ở đây, xét về mặt nghệ thuật tạo hình, người ta phải kể đến bốn pho tượng được tạc bằng gỗ dâu vào đầu công nguyên, đó là Pháp Vân thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ thờ ở chùa Bà Tướng và Pháp Điện thờ ở chùa Bà Dàn.
Trên bán đảo Trung-Ấn, dấu ấn đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á thời kì đầu được biểu hiện tập trung nhất ở vùng văn hóa Óc Eo của Phù Nam. Tại đây người ta đã khai quật được nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo như tượng gỗ, tượng đồng, những lá vàng có hình các vị thần gốc Ấn Độ, những bức điêu khắc đá… những di vật tìm được nói lên rằng nghệ thuật tạo hình Óc Eo là sự kế thừa hoàn mĩ những thành tựu của nghệ thuật tạo hình Đông Nam
132 Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Doanh, Phan Ngọc, Ngô Thế Phong, 1992, tr.117.
101
Á bản địa vốn rất phát triển từ thời kì kim khí cộng với những thành tựu mới được tiếp nhận từ văn hóa Ấn Độ mang tinh thần Hinđu giáo và Phật giáo.
Một trung tâm văn hóa khác phản ánh đậm nét phong cách nghệ thuật kiến trúc tạo hình Ấn Độ là Champa. Di vật được coi là cổ nhất của điêu khắc Chăm Pa là pho tượng Phật bằng đồng cao hơn một mét ở Đồng Dương. Pho tượng này được tạc hoàn toàn theo phong cách điêu khắc Amaravati của Ấn Độ. Ngoài tượng Phật, ở Champa còn có nhiều tượng Hinđu giáo. Từ thế kỉ VII trở đi, nghệ thuật điêu khắc Champa trở nên hoàn mĩ bởi tính chất trong sáng và hoàn hảo của ngôn ngữ điêu khắc. Tiêu biểu nhất trong số các tác phẩm điêu khắc Champa thời kì này là chiếc bệ đá Mĩ Sơn mà trên mặt bệ đá là những hình người “vừa oai nghiêm, vừa rất tự nhiên, thoải mái”.133
Ảnh hưởng của nghệ thuật tạo hình Ấn Độ còn lan đến nhiều nơi khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Mianama… trong nhiều thế kỉ, suốt từ đầu công nguyên cho đến tận các thế kỉ gần đây, trước khi người phương Tây đến Đông Nam Á. Có thể kể ra nhiều công trình kiến trúc tạo hình nổi tiếng như khu đền Borobudur ở Iawa, Indonesia;
Sambo Praycuc ở Campuchia và nhiều chùa chiền, đền đài khác ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar… Ở Thái Lan, trường phái nghệ thuật ChiềngXẻn sớm, theo Jermsawadi, đã chịu ảnh hưởng rất đậm của trường phái Pala Sena Ấn Độ qua vùng thượng Myanmar.134 Hàng loạt tranh tường, tranh trên giấy, gỗ, vỉa của Thái Lan có mục đích tôn giáo là minh họa cho các kinh sách Phật giáo, tuyên truyền cho đạo Phật, do đó đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của phong cách Ấn Độ.
Ảnh hưởng của nghệ thuật tạo hình Phương Tây đối với Đông Nam Á cũng không phải nhỏ, đặc biệt là từ đầu thế kỉ XX. Ảnh hưởng của nghệ thuật tạo hình phương Tây đến Đông Nam Á xuất hiện ở nhiều mặt: chất liệu, bút pháp, phong cách…
Xét về mặt chất liệu, tranh sơn dầu là một thể loại mới được du nhập từ phương Tây của hội họa Đông Nam Á.
Xét về mặt phong cách, ảnh hưởng của nghệ thuật tạo hình phương Tây hết sức đa dạng.
Tại Indonesia chẳng hạn, ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, phong cách tả thực của phương Tây đã được một số họa sĩ bắt chước và họ coi là chuẩn cho các bức tranh phong cảnh.
Trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của nền nghệ thuật tạo hình phương Tây thì Philippines là một ví dụ tiêu biểu. Trong thời kì thuộc Tây Ban Nha, nghệ thuật tạo hình nước này có ảnh hưởng không nhỏ đến Philippines. Vào lúc đó, điêu khắc và hội họa Philippines mang nặng phong cách Âu châu và chủ đề của nó thường mang tính chất tôn giáo thuần túy.
Hình tượng Adam và Êva được khắc trên đá, xuất hiện ở nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo Philippines thời đó. Từ sau thế kỉ XIX, hội họa Philippines bắt đầu đi vào phản ánh hiện thực của cuộc sống với tính chất đời thường. Cũng từ đó các loại tranh phong cảnh, tranh chân dung, tượng người bình dân mới tìm được chỗ đứng của mình. Đặc biệt từ đầu thế kỉ XX thì ảnh hưởng của nghệ thuật tạo hình Âu, Mĩ đối với Philippines càng mạnh. Chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa hiện thực Âu, Mĩ được nhiều nghệ sĩ Philippines tiếp thu và áp dụng thành công ở Philippines. Trong số các nghệ sĩ đó, người ta thường nhắc đến họa sĩ A. Amorcolo - tác giả của những bức tranh mô tả cuộc sống thường nhật của người dân Philippines dưới ánh sáng của
133 Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Doanh, Phan Ngọc, Ngô Thế Phong, 1992, tr.125.
134 Trần Thị Lý, 1994, tr.230.
102
chủ nghĩa ấn tượng Âu châu, và nhà điêu khắc G.Toletino - tác giả của nhiều tượng đài nổi tiếng ở Philippines (chẳng hạn, tượng Hose Risan và Andres Bonifasio - hai anh hùng dân tộc của Philippines).135
Ở Việt Nam, sự tiếp xúc với phương Tây cũng đã làm xuất hiện tranh sơn dầu, tranh bột màu theo bút pháp tả thực phương Tây. Nhiều bức tranh sơn dầu nổi tiếng của tác giả Tô Ngọc Vân (với bức Thiếu nữ bên hoa loa kèn), Trần Văn Cẩn (với bức Em Thúy),… vẫn còn có giá trị thẩm mĩ cao cho đến tận ngày nay bởi chúng đã khắc họa được cái hồn, nêu bật được bản sắc dân tộc Việt Nam.
Dù có sự tiếp thu những thành tựu của nghệ thuật tạo hình Ấn Độ, phương Tây (và cả Trung Quốc, Arập), nền nghệ thuật tạo hình của các dân tộc Đông Nam Á vẫn bảo tồn được giá trị truyền thống và tạo ra được một bản sắc riêng, một phong cách tinh túy đặc biệt của mình.
Tiếp thu văn hóa Ấn Độ, nghệ thuật tạo hình Khmer đã nhanh chóng khẳng định được bản sắc riêng của mình qua các công trình kiến trúc - điêu khắc nổi tiếng thế giới: Ăngco Vat và đền Bayon. Đó chính là phong cách Khmer Ăngco Vat và Bayon, nói đúng ra là sự kế thừa trực tiếp và nâng cao của nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc Bantay Srây và Takeo các thế kỉ trước. Đối với các công trình vĩ đại này, giá trị của chúng chính là ở sự phối hợp tuyệt mĩ và sự đồng điệu diệu kì giữa kiến trúc và điêu khắc. Ở Ăngco Vát, nói như nhiều tác giả, “điêu khắc không chỉ là sự tô điểm mà còn là ngôn ngữ, là âm điệu của kiến trúc. Nhờ điêu khắc mà Ăngco Vát ngân lên như một bản nhạc thần tiên êm ả, trang nghiêm”. Còn Bayon, với những tượng mặt người luôn luôn nở một nụ cười huyền bí thì được coi là “phong cách lãng mạn hay Barốc của nghệ thuật Khmer”.136
Ở Việt Nam, các nghệ sĩ dân gian đã mượn hình thức tôn giáo để tạo ra những bức tượng, những công trình điêu khắc đặc sắc, có giá trị thẩm mĩ cao. Đó là những tác phẩm điêu khắc hiện còn ở chùa Keo, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương và hàng loạt đền chùa khác. Người ta còn nhắc đến tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay, tượng Tuyết Sơn, tượng các vị La Hán chùa Tây Phương,... và coi đó là nét đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Phong cách Việt Nam trên lĩnh vực hội họa thì được biểu hiện rõ ở tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống và các sản phẩm tranh lụa, tranh sơn mài,…
Ở Thái Lan, trường phái nghệ thuật Su Kho Thai, mà cụ thể là tượng phật Su Kho Thai, gắn liền với tên tuổi của vua Ram Khăm Hẻng, được coi là giai đoạn hoàng kim của nghệ thuật Thái Lan. Tượng phật Su Kho Thai trở thành loại hình điêu khắc độc đáo nhất, thể hiện rõ nhất phong cách điêu khắc Thái Lan. Tượng Sụ Kho Thai không chỉ nổi tiếng ở tính chất tâm linh siêu thoát mà còn ở cách diễn đạt các tư thế. “Lần đầu tiên trong lịch sử điêu khắc Phật giáo vùng Đông Nam Á, tượng Phật Su Kho Thai đã được diễn tả trong cả bốn tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi”.137
Ngoài trường phái Su Kho Thai, ở Thái Lan còn xuất hiện các trường phái khác như trường phái điêu khắc Uthong mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự phối hợp của ba phong cách chính: phong cách Môn, phong cách Khmer và phong cách Thái Lan; trường phái Ayutthaya-một trường phái điêu khắc thừa kế cả Ăngco lẫn Su Kho Thai, và trường phái Bangkok hiện đại. Điểm nổi bật của điêu khắc Thái Lan là mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng đã
135 Ngô Văn Doanh, 1996, tr.161.
136Cao Văn Phổ, Ngô Văn Doanh, Phan Ngọc, Ngô thế Phong, 1992, tr.129.
137 Trần Thị Lý, 1994, tr.234.
103
biết kế thừa và tiếp thu những thành tựu chính của các nền văn hóa khu vực như Dvarawati, Srivijaya, Ăngco,… cho nên nó đã nhanh chóng tạo được cho mình một chỗ đứng vững vàng ở Đông Nam Á với một bản sắc dân tộc độc đáo, một phong cách riêng biệt.
Trên đất nước hải đảo Indonesia, mặc dù là cửa ngõ của mọi luồng tác động từ bên ngoài, nghệ thuật tạo hình Indonesia vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Xin dẫn ra một ví dụ: Đó là tổ hợp tranh dân gian Bali. Có thể nói rằng, mặc dù đã va chạm với nhiều phong cách, thể loại, trường phái hội họa khác nhau của phương Tây nhưng, cho đến ngày nay tranh dân gian Bali vẫn được bảo tồn, vẫn giữ gìn được bản sắc, phong cách ngôn ngữ tạo hình độc đáo của mình. Chính vì thế Bali đã và đang là một trung tâm hội họa dân tộc duy nhất ở Indonesia.
Nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á có một đặc điểm chung khác với nghệ thuật tạo hình phương Tây, là ở tính biểu trưng, ước lệ và cách điệu. Các nghệ sĩ Đông Nam Á muốn hướng người xem đến nội dung biểu đạt sâu kín ở bên trong hơn là hình thức bên ngoài, do đó, đối với họ, đường nét tả thực theo kiểu phương Tây dường như không được chú ý. Chính vì thế, đối với một tác phẩm tạo hình Đông Nam Á, bản thân người xem cũng đồng điệu với tác giả, nghĩa là người ta không bắt bẻ những chi tiết phi lôgic, những chi tiết không thật lắm ở tác phẩm.
Trong một tác phẩm điêu khắc hay hội họa, có chi tiết được phóng to, nhấn mạnh (nếu đó là chi tiết biểu hiện trực tiếp nội dung) lại có những chi tiết bị thu nhỏ hoặc lược bỏ hoàn toàn.
Trong một tác phẩm tạo hình, cái thuyền, ngôi nhà có thể nhỏ hơn con chim (như điều này đã được thể hiện trên trống đồng Đông Sơn), đôi chân có thể chỉ dài bằng hoặc hơn khuôn mặt chút xíu (như tượng người ở Indonesia),… nhưng đều không bị phê là phản ánh sai lạc thực tế khách quan. Điều mà người ta cần quan tâm hơn cả chính là “cái thần” của tác phẩm. Tất nhiên, sau này, khi tiếp xúc với nền nghệ thuật phương Tây, phong cách tả thực đã được đưa vào Đông Nam Á nhưng đó là sự tiếp thu từ bên ngoài chứ không phải là truyền thống cổ xưa của văn hóa khu vực này.