Ngôn ngữ - chữ viết

Một phần của tài liệu Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG III: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

3.1. Ngôn ngữ - chữ viết

1. Bức tranh về các ngôn ngữ Đông Nam Á hiện đại cực kì phong phú, đa dạng và cũng khá phức tạp bởi lẽ, ở khu vực này, hiện đang tồn tại không phải hàng chục mà hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, đan xen vào nhau. Tính chất đa dạng và phức tạp của bức tranh ngôn ngữ được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện, trong đó có một tình hình đáng chú ý là một ngôn ngữ có thể tồn tại ở rất nhiều quốc gia, chẳng hạn, tiếng Thái không chỉ có ở Thái Lan mà còn có ở Lào, Việt Nam, Myanmar, Campuchia; tiếng Khmer không chỉ ở Campuchia mà còn ở Việt Nam, Thái Lan; tiếng Melayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore,…. Một tình hình khác cũng đáng quan tâm là ở bất kì quốc gia Đông Nam Á nào cũng có hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Chỉ riêng Indonesia cũng đã có hơn 200 ngôn ngữ đang được sử dụng. Thêm vào đó, mối quan hệ cội nguồn, sự tiếp xúc ngôn ngữ, sự vay mượn từ vựng,… giữa các ngôn ngữ cũng góp phần tạo nên tính chất nhiều vẻ cho bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á.

Tuy nhiên, sự đa dạng không hề thủ tiêu tình thống nhất của chúng. Và nếu như nói rằng văn hóa Đông Nam Á là sự thống nhất trong đa dạng thì nhận định đó cũng hoàn toàn chính xác đối với ngôn ngữ-một thành tố quan trọng của văn hóa. Các ngôn ngữ Đông Nam Á là bức tranh đa dạng trong sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng.

Ngày nay, dựa vào phương pháp so sánh - lịch sử, các nhà khoa học đã quy được các ngôn ngữ Đông Nam Á về một số họ ngôn ngữ (ngữ hệ) chính. Dĩ nhiên, xung quanh vấn đề phân loại các ngôn ngữ Đông Nam Á đã có một quá trình lịch sử nhật định và cũng có một số ý kiến khác nhau về vị trí của tiếng Việt, tiếng Thái,… Song, cho đến gần đây, nhiều ý kiến tương đối thống nhất xếp tiếng Việt vào ngữ hệ Nam Á, còn tiếng Thái thì được tách ra thành một ngữ hệ riêng. Trên tinh thần đó có thể hình thành các họ ngôn ngữ Đông Nam Á như sau:

A. Ngữ hệ Nam đảo (Austronesia )

Ngữ hệ Nam đảo còn được gọi là Mãlai-Đa đảo (Malayopolynesia ). Ngữ hệ này gồm 4 nhóm: Melanesia, Polynesia, Micronesia và Indonesia. Ngữ hệ Nam đảo phân bố khá rộng, đến tận Australia và các đảo Nam Thái Bình Dương. Ở khu vực Đông Nam Á, chủ yếu là nhóm Indonesia, trong đó có ngôn ngữ Melayu (gồm khoảng 170 triệu người nói, ở các quốc gia Brunei, Malaysia, Indonesia, Singapore), ngôn ngữ Tagalog (50 triệu người nói, ở Philippines) và các ngôn ngữ Giarai, Êđê, Chăm, Raglai, Churu ở Việt Nam.

B. Ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic)

Ngữ hệ Nam Á chủ yếu được phân bố ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Có thể chia ngữ hệ này thành bốn nhóm như sau:

63 a. Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer

- Các ngôn ngữ của người Môn ở Myanmar và tây nam Thái Lan. Ngôn ngữ này được khoảng 700.000 người sử dụng.

- Ngôn ngữ của người Khmer ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam. Có khoảng 9 triệu người nói ngôn ngữ này.

- Các ngôn nhữ của những tộc người Môn-Khmer ở Việt Nam sống rải rác ở vùng Tây Nguyên, Trường Sơn và Tây Bắc, gồm: Bahna, Sơđăng, Kơho, Hrê, Mnông, Stiêng, Bru-Vân Kiều, Katu, Khmú, Tẵi, Mạ, Giĩtriíng, Sinhmul, Chơro, Mảng, Khâng, Rơnăm, Ơđu vă Brđu.

b. Nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao

Nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao được khoảng 7 triệu người châu Á sử dụng. Riêng ở khu vực Đông Nam Á, nhóm ngôn ngữ này được phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar.

Thuộc nhóm Hmông-Dao là các ngôn ngữ Hmông (còn gọi là Mèo), Dao, Pàthẻn, Sơ và Klao.

c. Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường

Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường gồm bốn ngôn ngữ: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt. Nhóm ngôn ngữ này chỉ có ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có người Việt sinh sống.

d. Nhóm ngôn ngữ Nam Á khác

Có người goi đây là nhóm hỗn hợp hay Kađai (cái gạch nối giữa ngôn ngữ Tày-Thái cổ và Mãlai-Đa đảo, theo Paul K. Benedict). Đó là các ngôn ngữ Lachí, Laha, Klao, Pupéo ở Việt Nam.

C. Ngữ hệ Thái

Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái được phân bố ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar.

Thuộc họ này có các ngôn ngữ: Thái (Xiêm), Lào, Tày-Nùng, Sán chay, Giáy, Bố Y, Lự, Laha.

Ở Thái Lan, các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái chiếm khoảng 74% dân số cả nước, nghĩa là có khoảng 45 triêu người nói.

D. Ngữ hệ Hán-Tạng

Ngữ hệ Hán-Tạng được phân thành hai nhóm.

a. Nhóm ngôn ngữ Hán

Tiếng Hán được hơn 20 triệu người sử dụng ở ngiều nước Đông Nam Á như Singapore, Malayxia, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines,… Ở Malayxia, khoảng 30% (7 triệu người) dân số nói tiếng Hán. Ở Singapore, con số đó là 78%.

Thuộc ngóm ngôn ngữ Hán, ngoài tiếng Hán (Hoa) còn có Sán Rìu, Ngái.

b. Nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến

Nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến được phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở Myanmar, ngóm ngôn ngữ này được khoảng 70% (28 triệu) dân số sử dụng.

Các ngôn ngữ thuộc họ Tạng-Miến ở Đông Nam Á là Miến, Kachin, Karen, Kaya, Lôlô, Chin (ở Myanmar), Hà nhì, Phù lá, La hủ, Sila (ở Việt Nam), Lisu, Akha (ở Thái Lan), Kọ, Phu nọi (ở Lào).

64

Ngoài bốn họ ngôn ngữ chính nêu trên, ở một số khu vực Đông Nam Á còn có một vài ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác theo dòng người nước ngoài đến Đông Nam Á như tiếng Tamil (thuộc Dravidian) của người Ấn Độ ở Malayxia, Indonesia, tiếng Aryen (thuộc Ấn-Âu) của một số người Ấn Độ và Pakistan ở Myanmar.

2. Tuy ngày nay bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á rất đa dạng nhưng theo các ngôn ngữ học, trước đây chúng đều có một gốc chung, tạm gọi là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử.80 Từ ngôn ngữ gốc chung này, trong quá trình phát triển lịch sử, nó được phân thành các ngữ hệ khác nhau và phát triển theo hướng khác nhau. Một trong những sự thay đổi quan trọng nhất để từ ngôn ngữ gốc chung phát triển thành các nhánh khác nhau chính là sự thay đổi về mặt hình thái học, mà cụ thể là sự thay đổi phương pháp phụ tố. Qúa trình thay đổi đó diễn ra như sau:

Ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử có các phụ tố mà theo vị trí có thể gọi là tiền tố, trung tố và hậu tố. Các phụ tố đó không nhiều và được hiển thị bằng những phụ âm nhất định, kèm với nguyên âm “ơ” dòng pha không có giá trị âm vị học, không tồn tại độc lập. Trong ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử, căn tố thường là những â tiết có dạng CVC (phụ âm-nguyên âm-phụ âm), do đó dù có thêm loại phụ tố nào thì rút cuộc đa số các loại từ cơ bản cũng đều có dạng CCVC, cụ thể là:

Thêm tiền tố (C) + CVC  CCVC Thêm trung tố C + (C) VC  CCVC

Thêm hậu tố CVC + (C)  CVCC  CCVC

Trong quá trình tiếp xúc, phương pháp phụ tố của ngữ hệ Đông Nam Á biến đổi theo hai hướng trái ngược nhau: trong khi một số ngôn ngữ bỏ mất phương pháp phụ tố thì một số khác lại phát triển phương pháp phụ tố mạnh hơn.

Các ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa, nói chung, phát triển theo hướng bỏ phụ tố. Trong quá trình phát triển theo hướng này, các ngôn ngữ Đông Nam Á lục địa chia làm hai dòng:

a. Mất hẳn phương pháp phụ tố, nghĩa là từ CCVC chuyển sang thành CVC, ví dụ: tlem

 trèm, blời  giời, tlăm  trăm, do đó, trong đa số trường hợp, âm tiết trùng với từ và hình vị, đồng thời nảy sinh hệ thống thanh điệu. Các ngôn ngữ dòng Đồng Thái (thuộc khu vực cực bắc Đông Nam Á thời tiền sử) phát triển theo hướng này.

b. Mất phương pháp phụ tố nhưng còn dấu vết, vì vậy cấu trúc từ đơn tiết vẫn là CCVC, không thanh điệu. Các ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc dòng này. Ví dụ, ở tiếng Bahna, Par “bay”, Pnar “cái cánh”.

Các ngôn ngữ Đông Nam Á hải đảo, do tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Đại Dương, đặc biệt là Papua, nên đi theo hướng phát triển thứ hai, nghĩa là phát triển mạnh phương pháp phụ tố. Các căn tố có cấu trúc CCVC, do sự gia tăng phụ tố chắp nối vào, phát triển thành những từ đa tiết chắp dính. Trong tiếng Melayu chẳng hạn, từ gốc api “lửa”, bằng phương pháp chắp dính phụ tố, người ta đã tạo ra hàng loạt từ đa tiết, ví dụ, berapi “có lửa, bốc lửa”. mengapi

“hóa thành lửa, như bốc lửa”, mengapi-apikan “kích thích, khuyến khích”, memperapikan

“quay, nướng”, perapian “bếp lò, lò”,...

80 Xin xem thêm: Phạm Đức Dương, 1983, phần này chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả được trình bày trong các trang từ 76 đến 90.

65

Như vậy có thể hình dung sự phân chia ngữ hệ Đông Nam Á tiền sử thành ba dòng theo mô hình cấu tạo từ căn như sơ đồ hình cây dưới đây.

CCVC

Đông Nam Á tiền sử

Mất phụ tố Phát triển phụ tố Mất hẳn CVC còn dấu vết CCVC CVCVCVC dòng đồng thái dòng Môn-Khmer dòng Malay

Tất nhiên, sau này, mỗi dòng ngôn ngữ đều có những đặc điểm mới riêng song, như đã trình bày ở trên, tất cả chúng đều có chung một nguồn gốc là ngữ hệ Đông Nam Á tiền sử. Như vậy rõ ràng là trong ngôn ngữ cũng phản ánh rất rõ đặc trưng thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á.

Các ngôn ngữ Đông Nam Á không chỉ có chung nguồn gốc mà còn có nhiều mối quan hệ, nhiều sự tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển lịch sử. Ở các ngôn ngữ Đông Nam Á có một tình huống rất đáng chú ý là từ một ngôn ngữ A, khi tiếp xúc với ngôn ngữ B, dần dần A bị giải thể cấu trúc và các yếu tố ngôn ngữ này được vận hành theo cơ chế của B, từ đó nảy sinh một ngôn ngữ mới là C.

A + B  C A: ngôn ngữ gốc - cơ tầng.

B: ngôn ngữ mà A tiếp xúc với - cơ chế C: ngôn ngữ mới

Sau quá trình phân ba (thành dòng Môn-Khmer, dòng Tày-Thái, dòng Mãlai) từ một ngữ hệ chung (ngữ hệ Đông Nam Á tiền sử), vào những thiên nhiên kỉ tiếp theo, hàng loạt nhóm ngôn ngữ mới đã được hình thành bằng con đường A + B  C như trên, chẳng hạn:

- Nhóm Việt-Mường là kết quả của sự tiếp xúc của một bộ phận cư dân Môn-Khmer với một bộ phận cư dân Đồng Thái (hay nói cách khác là nhóm ngôn ngữ này có cơ tầng Môn- Khmer và cơ chế Đồng Thái).

- Nhóm Chàm có cơ tầng Malay và cơ chế Môn-Khmer.

- Nhóm Hmông-Dao có cơ tầng Môn-Khmer và cơ chế Tạng-Miến.

- Nhóm Karen có cơ tầng Tạng-Miến và cơ chế Đồng Thái,…

Những điều vừa mới được trình bày trên đây lại một lần nữa khẳng định tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Đông Nam Á xét về mặt ngôn ngữ học.

3. Một đặc trưng văn hóa chung khác của các ngôn ngữ Đông Nam Á là ở sự phong phú của các đại từ nhân xưng.

66

So với các ngôn ngữ Ấn-Âu như Nga, Sec, Latinh, Anh, Pháp,…, số lượng các đại từ nhân xưng ở các ngôn ngữ Đông Nam Á nhiều hơn hẳn: Trong khi tiếng Nga có 8, tiếng Sec 10, tiếng Anh 7, tiếng Pháp 8 thì tiếng Việt có tới 22, tiếng Lào 32, tiếng Khmer 32.81 Đây không phải đơn thuần là sự khác biệt về mặt số lượng mà còn đằng sau nó là sự khác biệt về mặt văn hóa. Cũng cần nói thêm rằng, một số ngôn ngữ Đông Nam Á, trong đó tiếng Việt là một ví dụ tiêu biểu, đã sử dụng một số lượng khá lớn những từ chỉ quan hệ họ hàng (ông-cháu, bà-cháu, bác-cháu, chú-cháu, cháu-cô, anh-em, chị-em,… ) để thay thế cho đại từ nhân xưng.

Việc sử dụng một số lượng lớn các đại từ nhân xưng, kể cả việc dùng từ chỉ quan hệ họ hàng làm đại từ nhân xưng là một đặc điểm văn hóa nổi bật của các ngôn ngữ Đông Nam Á. Ở đây, việc chọn lựa sử dụng một đại từ nào đó cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi tác, mức độ thân sơ, thái độ ứng xử (kính trọng hay xem thường),…

Trong tiếng Melayu (bahasa Melayu) chẳng hạn, tương ứng với chỉ một từ “You” trong tiếng Anh, tùy từng hoàn cảnh giao tiếp, người nói có thể chọn Saudara, Saudari, Awak, Anda, Cik, Encik,.... Tình hình cũng đúng như thế đối với các ngôn ngữ Lào, Khmer, Việt Nam,… Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nước ngoài nói rằng học và sử dụng được đúng các đại từ nhân xưng tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Khmer,... là đã tiếp thu được một số tri thức văn hóa dân tộc nhất định ẩn náu đằng sau chúng.

4. Chữ viết cũng là một thành tố của văn hóa. Từ đầu công nguyên trở đi, khi cần ghi chép, các dân tộc ở Đông Nam Á hoặc sử dụng chữ Hán (như ở Việt Nam) hoặc sử dụng chữ Pali-Sanskrit (như ở các nước khác). Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là, trước khi tiếp thu những thành tựu về chữ viết của Trung Quốc và Ấn Độ, ở Đông Nam Á đã có các loại chữ viết do cư dân bản địa tạo ra hay chưa. Câu hỏi này, cho đến nay, vẫn chưa được trả lời bằng cách khẳng định. Tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng xưa kia người Việt cổ đã tạo ra được một loại chữ viết sơ khai cho mình. Theo GS.Hà Văn Tấn, ngay từ thời các vua Hùng đã có một hệ thống các chữ Việt cổ. Chữ này được ghi lại trên lưỡi cày Đông Sơn và trên chiếc qua đồng ở Thanh Hóa và vùng Hồ Nam. Đây là loại chữ vừa ghi hình vừa biểu ý, bởi vì, ngoài hình mặt trời còn có cả những hình vẽ biểu hiện các khái niệm trừu tượng, ví dụ, khái niệm về sự sôi, sự nấu chín (qua hình một chiếc nồi bốc hơi). Theo tác giả bài báo, “hệ thống chữ viết Việt cổ thời kì văn minh Đông Sơn phát triển rực rỡ ở khoảng thế kỉ thứ IV trước công nguyên, trước khi người Hán vào xâm lược”.82

Nói về chữ viết ở Đông Nam Á, ta không thể bỏ qua vai trò rất to lớn của chữ Pali- Sanskrit, còn được gọi là chữ Devanagari (chữ thánh thần), ở khu vực này.

Ở Ấn Độ, trên cơ sở cải biên mẫu tự Devanagari để ghi chép ngôn ngữ Ấn-Âu, chữ Sanskrit (chữ Phạn) đã ra đời ở thế kỉ thứ VII. Tuy nhiên sau đó ở các vùng bắc Ấn Độ, người ta đã cải biên và sáng tạo ra một hệ thống mẫu tự mới với cái tên gọi Pali đơn giản hơn. Chữ Pali được dùng để ghi lại tiếng nói của cư dân ở đây. So với chữ Sanskrit là ngôn ngữ văn học, phổ biến trong giới trí thức và học giả. Pali là ngôn ngữ phổ thông mà đông đảo quần chúng thường dùng. Vì muốn tư tưởng của mình thấm sâu vào đông đảo quần chúng nhân dân nên Đức Phật đã sử dụng chữ Pali để truyền bá. Chữ Pali không phải là một hệ thống hoàn toàn mới và khác với Sanskrit, do đó người ta thường dùng cả cụm từ Pali-Sanskrit để nói về hệ thống chữ viết này.

81 Nguyễn Văn Chiến, 1992, tr.127-128.

82 Hà Văn Tấn, 1983a.

67

Nói chung, chữ Pali-Sanskrit (chữ Phạn) vào các nước Đông Nam Á từ đầu công nguyên.

Chữ Pali-Sanskrit vào khoảng thế kỉ III-IV. Trên tấm bia Đông Yên Châu được khác vào thế kỉ IV-V, người ta cũng thấy xuất hiện một loại chữ Chăm cổ mà hình nét giống chữ Devanagari.

Dĩ nhiên, chữ Pali-Sanskrit vào Champa đã được cải biến đi nhiều để phù hợp với ngôn ngữ Chăm. Những thế kỉ sau đó, người Chăm đã dùng chữ viết của mình (tức là chưc Pali-Sanskrit đã được cải biên) để ghi chép kinh thánh và trao đổi thư từ.83

Tấm bia cổ nhất ghi lại chữ Khmer cổ có niên đại năm 611. Chữ Khmer cổ có nguồn gốc từ chữ viết miền nam Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu theo truyền thuyết thì chữ viết Ấn Độ được đưa vào đây sớm hơn nhiều, khoảng thế kỉ thứ II.

Chữ Pali-Sanskrit cũng được đưa vào các quốc gia hải đảo khá sớm. Những bi kí cổ tìm được ở Indonesia xác nhận rằng chữ viết ở khu vực này xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ IV.

Bảng chữ cái cổ nhất ở Java là thứ chữ cái theo dạng vùng nam Ấn Độ có tên gọi là Brami (chữ của Brahma, do Brahma sáng tạo ra). Chữ Java, chữ Madura đều bắt nguồn từ chữ Brami.

Với chữ Thái cổ, các nhà khoa học thường coi năm 1283 là cái mốc đánh dấu sự ra đời của nó. Sở dĩ như vậy là vì họ đã căn cứ vào một tấm bia được lập dưới triều vua Thái Lan Ram Kham Heng, trong đó có ghi: “Ngày xưa chữ Thái này không có. Năm 1205 Xaka (1283), tức năm con dê, vua Ram Kham Heng có mời một ông thầy đến. Ông này đã sáng tạo ra chữ Thái này. Đó là người mà ngày nay chúng ta phải biết ơn.84 Thực ra, “chữ Thái này”, theo các nhà nghiên cứu, là do những người Shan từ Miến Điện mang đến. Song công lao của Ram Kham Heng chính là chỗ đã đưa chữ Thái của một bộ phận người Shan (xuống dịnh cư ở Thái Lan) lên thành một thứ chữ chính thức của quốc gia Thái Lan. Như vậy, xét về gốc gác, chữ Thái cũng bắt đầu từ chữ viết nam Ấn Độ như chữ Khmer, chữ Madura cổ. Nhân đây cũng cần nói thêm rằng chữ của người Shan ở bắc Miến Điện chính là chữ Pegu cổ xuất hiện vào đầu công nguyên, trên cơ sở của chữ cổ Ấn Độ.

Chữ Miến Điện cổ xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ XI. Nó bắt nguồn từ chữ Môn cổ vốn có từ khoảng thế kỉ thứ IV và cũng có nguồn gốc từ chữ cổ Ấn Độ.

So với các quốc gia khác, nước Lào (với tên gọi Lansang) xuất hiện muộn hơn. Trong mối tương quan như thế, chữ Lào xuất hiện muộn hơn các thứ chữ Đông Nam Á khác cũng là điều dễ hiểu. Theo các nhà khoa học, chữ Lào có từ năm 1353 với dấu vết còn lại là lời huấn thị của Pha Ngừm. Chữ Lào được xây dựng trên cơ sở của chữ Thái cổ, tuy nhiên so với chữ Thái, nó đơn giản hơn nhiều.

Như vậy là, nói chung, các quốc gia Đông Nam Á đều xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali-Sanskrit (như các thứ chữ Khmer, Chăm, Thái, Lào, Miến Điện, Jawa, Madura cổ) và từ chữ Hán (như chữ Nôm của Việt Nam). Các chữ viết dân tộc này, nói chung được sử dụng cho đến hết thời kì trung cổ.

Từ thế kỉ XIII, các quốc gia hải đảo Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của đạo Hồi. Từ đó văn hóa Arập thâm nhập mạnh mẽ vào khu vực này cùng với đạo Hồi. Chữ viết Arập chuyển tải nội dung Hồi giáo đã được mang vào Malayxia, Indonexia và có ảnh hưởng đáng kể ở đây vào các thế kỉ XVI-XV.

83 Vũ Dương Ninh chủ biên), 1997, tr.85

84 Quế Lai, 1994a, tr.154.

Một phần của tài liệu Bài giảng khái lược văn hóa đông nam á (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)