1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam đại cương

113 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 527 KB

Nội dung

-Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: "Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao g

Trang 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ

VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VIỆT NAM

1.1 Văn hóa và những đặc trưng, chức năng của nó

1.1.1 Khái niệm văn hóa

1.1.2 Những đặc trưng và chức năng của văn hoá

1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh

1.3 Văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội

1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hoá

1.5 Các loại hình văn hoá

1.6 Điều kiện hình thành văn hoá Việt Nam

1.6.1 Tự nhiên

1.6.2 Lịch sử - xã hội

1.6.3 Con người- Chủ thể của văn hoá Việt Nam

Trang 2

Chương 2

DIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

2.1 Văn hoá Việt Nam thời tiền sử

2.2 Văn hoá Việt Nam thời sơ sử

2.3 Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên

2.4 Văn hoá Việt Nam thời tự chủ (thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX) 2.5 Văn hoá Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945

2.6 Văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Trang 3

Chương 3:

CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

3.1 Vùng văn hóa Tây Bắc

3.2 Vùng văn hóa Đông Bắc

3.3 Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

3.4 Vùng văn hóa Trung Bộ

3.5 Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên3.6 Vùng văn hóa Nam Bộ

Trang 4

Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ

VIỆT NAM

4.1 Văn hoá nhận thức

4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương; nguyên lý Ngũ hành; Hà đồ và Lạc thư; Tứ tượng và bát quái; lịch pháp và hệ đếm can - chi

4.1.2 Nhận thức về con người: Con người tự nhiên và con người

Trang 5

4.3.6.Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ

4.3.7.Nghệ thuật thanh sắc và hình khối

4.4 Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

4.4.1 Tận dụng môi trường tự nhiên

4.4.2.Đối phó với môi trường tự nhiên

4.5 Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội

4.5.1.Giao lưu với Ấn Độ: Ấn Độ giáo,Bà la môn giáo, Phật giáo tiểu thừa

Trang 6

4.5.2.Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại

thừa

4.5.3.Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo

4.5.4.Hồi giáo với văn hoá Việt Nam

KẾT LUẬN:

Văn hoá và phát triển

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam

Trang 7

4.5.2.Giao lưu với Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đại

thừa

4.5.3.Giao lưu với Phương Tây: Thiên Chúa giáo

4.5.4.Hồi giáo với văn hoá Việt Nam

KẾT LUẬN:

Văn hoá và phát triển

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam

Trang 8

Học liệu

Học liệu bắt buộc:

1 Trần Quốc Vượng (chủ biên) Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996.

2 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB TP HCM, 1996.

3 Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam NXB Trẻ, TP HCM, 1999.

Tài liệu tham khảo:

1 Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB VHTT, Hà Nội, 2002.

2.Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí

Minh,1990.

3 Lương Duy Thứ (chủ biên), Đại cương văn hoá Phương Đông, NXB Giáo dục, Hà Nội 1996.

4.Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Phong tục tập quán các dân tộc

Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội,1997

Trang 9

Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH

VĂN HOÁ VIỆT NAM 1.1 Văn hóa và những đặc trưng, chức năng của nó

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Ở phương Đông khái niệm văn hoá bắt nguồn từ tiếng Hán, văn là văn

vẻ (ý đẹp lời hay) hoá là sự biến đổi giáo hoá… Chính vì vậy

phương Đông khái niệm văn hoá biểu hiện thế ứng xử đẹp, vẻ đẹp của con người nặng về văn hoá chuẩn mực, đạo đức xã hội

Văn hoá là nét đẹp, thế ứng xử đẹp Nhà triết học nhìn nhận văn hoá dưới dạng chinh phục nhận thức thế giới thiên nhiên, con người

trong quá trình lịch sử Nhà dân tộc học nhìn nhận văn hoá dưới

dạng những sắc thái văn hoá đặc thù của dân tộc Nhà văn hoá học nhìn nhận văn hoá dưới góc độ sáng tạo văn hoá của nhân loại Nhà

Sử học nhận thấy tiến trình phát triển văn hoá- lịch sử con người =>

Chính vì vậy cách tiếp cận về khái niệm văn hoá rất đa tuyến và

nhiều chiều

Trang 10

Từ "văn hóa” có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn

hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn),

-Với ông Taylor lần đầu tiên văn hoá có 1 định nghĩa:

“Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật,

đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng tập quán khác mà con người có được với tư cách là một

thành viên của xã hội.

Trang 11

-Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết:

"Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những

kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,

phong tục, tập quán, lối sống và lao động Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise“.

Trang 12

- Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người

đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống

và đòi hỏi của sự sinh tồn"

- Theo ông Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người

sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

nhiên và xã hội của mình

Trang 13

Ban đầu khái niệm văn hoá là từ gốc la tinh (culture)

có nguồn gốc là vun trồng Khái niệm văn hoá của phương Tây nặng về chinh phục, cải tạo tự nhiên Sau này nó phát triển và lý giải theo nhiều cách

khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận.

Văn hoá là biểu hiện của phương thức sống của con người Cho đến nay, các nhà khoa học đã thống kê

có trên 500 định nghĩa về văn hoá Sở dĩ có nhiều định nghĩa về văn hoá bởi có nhiều ngành khoa

học khác nhau tìm hiểu về văn hoá, lấy văn hoá

làm đối tượng nghiên cứu.

Trang 14

Như vậy, văn hoá là sự sáng tạo của con người, là

sự biến đổi cái tự nhiên của từng cộng đồng

người nhất định Văn hoá là lối sống của cộng đồng người, của xã hội và hệ thống các giá trị Văn hoá là sản phẩm của con người nhằm sản sinh ra những giá trị vật chất và tinh thần phục

vụ cho chính bản thân con người Văn hoá là

quá trình biến đổi cái tự nhiên tạo nên những

khuôn mẫu mới và là dấu ấn của cộng đồng tộc người về mọi phương diện vật chất và ý thức

cũng như nhân sinh quan và thế giới quan (ứng

xử với môi trường tự nhiên và xã hội).

Trang 15

Văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra,

Văn hóa là đối lập với tự nhiên

Trang 16

Con người mong muốn càng ngày càng trở nên

con người hơn Nhân loại mong muốn tiến đến

một nhân loại tiến bộ hơn Văn hóa hướng tới một nền văn hóa ngày càng cao, hoàn hảo hơn, nhân

bản hơn Văn hóa là cái nhân loại có rồi, nhưng

luôn luôn còn thiếu Nghị trưởng Pháp Edouard

Herriot nói: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta

đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” ( La culture c’ est ce qui rest quand on

a tout oublié, c’ est ce qui manque quand on a tout appris).

Trang 17

1.1.2 Những đặc trưng và chức năng của văn hoá :

Trước đây người ta chia văn hoá thành hai lĩnh vực vật

chất và tinh thần, UNESCCO phân chia văn hoá thành hai lĩnh vực văn hoá hữu thể - văn hoá vô thể, văn hoá vật thể

- phi vật thể… Gần đây với những góc độ tiếp cận khác

nhau các nhà nghiên cứu văn hoá có trình bày các đặc

trưng, chức năng của văn hoá như sau:

+ Ông Tạ Văn Thanh: Chức năng chính của văn hoá là chức năng giáo dục, và các chức năng dưới đây góp phần thực hiện các chức năng trên:

- Chức năng nhận thức

- Chức năng định hướng, đánh giá xác định chuẩn mực, điều chính xã hội, điều chỉnh cách ứng xử của con người -Chức năng giao tiếp

- Chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử

Trang 18

-Trong giáo trình Văn hoá Xã hội chủ nghĩa có trình bày các chức năng của văn hoá:

- Chức năng giáo dục; Chức năng nhận thức; Chức năng thẩm mỹ; Chức năng dự báo;Chức năng giải trí

Sở dĩ có sự khác nhau trong cách trình bày các chức năng của văn hoá là do góc độ tiếp cận của từng tác giả khác nhau hay là cách nói khác nhau về cùng một chức năng văn hoá Theo ông Trần Ngọc Thêm các đặc trưng và chức năng của

văn hoá như sau:

a Nói đến văn hoá là nói đến tính hệ thống Sự phân biệt tính

hệ thống với tính tập hợp giúp chúng ta hiểu biết những

sợi dây liên hệ vô hình nhằm phát hiện ra những đặc trưng

và tìm ra quy luật hình thành và phát triển của văn hoá

trong thời điểm lịch sử nhất định.

Trang 19

Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá với tư cách là đối tượng bao trùm mọi hoạt động xã hội thực hiện chức năng tổ chức xã hội Chính văn hoá thường xuyên làm tăng tính ổn định của xã hội.

b Đặc trưng thứ 2 của văn hoá đó là tính giá trị Văn hoá theo nghĩa thuần nhất của nó trở nên đẹp và có giá trị Ở đây tính giá trị là

chuẩn để phân biệt với phi giá trị Trong tính giá trị chúng ta có thể phân chia thành:

- Về mục đích: giá trị vật chất của văn hoá và giá trị tinh thần

Không phân biệt rạch ròi giữa mục đích vật chất và tinh thần

- Về ý nghĩa: Có thể phân chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức

và giá trị thẩm mỹ

- Về thời gian: giúp chúng ta nhìn nhận sự vật hiện tượng khách

quan khoa học (đồng đại và lịch đại)… Điều này giúp văn hoá thực hiện chức năng thứ 2 của mình là điều chỉnh xã hội, giúp xã hội

cân bằng và tự hoàn thiện theo đúng quy luật đồng thời nó cũng

thích ứng với những biến đổi của môi trường xã hội giúp định

hướng các hệ thống giá trị chuẩn mực làm động lực cho sự phát

triển của xã hội

Trang 20

c Đặc trưng thứ 3 của văn hoá là tính nhân sinh Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như hiện tượng xã hội (chủ thể sáng tạo văn hoá) với các giá trị của tự nhiên Văn hoá là tất cả những gì con người tác động vào tự nhiên mang tính vật chất hay tinh thần

để tạo nên văn hoá cho chính mình Tính nhân sinh của đặc trưng văn hoá gắn liền với hoạt động của con người trong xã hội Văn hoá trở thành công cụ giao tiếp quan trọng và trở thành chức năng giao tiếp (nếu ngồn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của sự giao tiếp)

d Văn hoá được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc Văn hoá cũng được tích luỹ qua nhiều thế

hệ Tính lịch sử tạo cho văn hoá một chiều sâu Trong quá trình lịch sử văn hoá tự tiếp biến, biến đổi cho phù hợp với các giá trị đương đại Chính vì vậy tính lịch sử vô cùng quan trọng trong

tiến trình phát triển văn hoá những giá trị văn hoá tương đối ổn định: kinh nghiệm tập thể trong trị thuỷ, chống ngoại xâm, lao

động sản xuất…) qua thời gian và không gian lịch sử nhất định được đúc kết thành các khuôn mẫu xã hội và cố định dưới các

dạng: ngôn ngữ, phong tục, tập quán lễ nghi, pháp luật…

Trang 21

Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ vào chức năng giáo dục của văn hoá Chính chức năng giáo dục của văn hoá (những giá trị văn

hoá ổn định và đang hình thành) đã dần tạo nên những hệ thống chuẩn mực mà con người chủ thể của văn hoá phải tiếp thu, phát tín hiệu để hình thành nhân cách Chức năng giáo dục hướng lý tưởng cao đẹp, đạo đức của con người vào điều hay lẽ phải theo khuôn mẫu xã hội quy định

1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn minh NHOM 1

Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng "văn minh" (civilization,

civilisation) như một từ đồng nghĩa với "văn hóa" Thực ra, như viện sĩ D Likhacho[1990] có nhận xét, "đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn

thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi" Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất Văn minh là giai đoạn phát triển của xã hội đối lập với giai đoạn mông muội, dã man Theo quy luật tất cả các dân tộc sẽ bước vào thời đại “văn minh” sau khi đã trải qua giai đoạn”mông muội, dã man”

Trang 22

Đối với nền văn minh nhân loại thì chính trị được xuất hiện như nền tảng đầu tiên Bởi lẽ khi con người quần tụ lại thành xã hội, thì điều thiết yếu đầu tiên là làm sao con người có thể cùng chung sống với nhau một cách an ninh, và thế là chính trị xuất

hiện Aristote nói: “Chính trị là nghệ thuật quyền

lực mạnh nhất”.

Đường sắt, ga xe lửa, xe hơi tiện nghi, sân bay hiện đại, rạp hát đa chức năng, nghi lễ tôn giáo nhanh,gọn giản tiện ? Một xã hội sống trong nhân

ái công bằng là nhờ ở nền chính trị tiến bộ, nền chính trị ấy chẳng là gì khác hơn là theo đuổi công bằng cho xã hội

Trang 23

Khi sắt thép càng được khai thác rầm rộ, khoa học kỹ

thuật quân sự phát triển thì con người càng rơi vào thảm họa diệt chủng bằng chính vũ khí tàn khốc của mình, khi

xã hội càng giải phóng những tập tục của mình thì xã hội càng rơi vào lối sống buông thả, phóng dật, và những

bệnh dịch phi luân càng ngày càng phát triển: nạn đồng tính luyến ái, lưỡng dục, AIDS khi người ta càng giải phóng phụ nữ thì phụ nữ ngày càng bị hạ thấp nhân

phẩm, thân xác bị biến thành phương tiện hoá để phục vụ nền công nghệ trục lợi phái đẹp, hay hội chợ thương mại hoá đàn bà (instrumentalization de la femme),

Sradadhkrishnan nói: “Sự đầu hàng của con người trước

quyền lực của vật chất là nhược điểm chính của nền văn minh hiện đại”

Trang 24

Văn minh là gì? Nó chẳng là gì khác hơn là cách thức của

đời sống hơn là chính đời sống Một con người có văn hoá không phải vì anh ta ngồi trong xe hơi mà là cách thức ngồi của anh ta Một xã hội có văn minh, không phải xã hội có xe hơi, rạp hát, hay trường đại học, mà ở chỗ xã hội đó sống

trong những giá trị văn minh đã được khai sáng Một nhà

hát dù to nhưng đó chưa phải là giá trị văn hoá khi mà

những gánh diễn bên trong vẫn phô diễn những trò vô văn hoá Một xã hội nhà cao cửa rộng, người xe tấp nập, không hẳn đã văn minh khi những công dân của nó sống bê tha,

bừa bãi, phóng túng, phi luật pháp, phép tắc và đạo lý

White Head nói: “Các nền văn minh chỉ có thể hiểu được

bởi những người được văn minh hoá”

Trang 25

Văn minh là sự giao thoa, giao tiếp các giá trị của toàn thể nhân loại trong đời sống của mỗi dân tộc Văn minh chủ yếu liên quan đến

kỹ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao cho đáp ứng đòi hỏi của con người Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao

trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi.

Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn

hóa luôn luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của

văn hóa; từ "văn minh" có thể được định nghĩa khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến "trình độ phát triển"

Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu,

nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa rất nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa phong phú

Trang 26

Và sự khác biệt về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây

đô thị Các nền văn hóa cổ đại hình thành từ trên hai nghìn năm

trước công nguyên như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa đều

là sản phẩm của phương Đông Nền văn hóa phương Tây sớm nhất

là văn hóa Hy Lạp thì cũng sau các nền văn hóa phương Đông cổ đại tới hàng nghìn năm (thế kỷ XI-III trước công nguyên) và được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa phương Đông gần nó nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà - từ hệ thống thần thoại, lịch pháp cho đến chữ viết - chỗ nào cũng thấy dấu ấn của ảnh hưởng phương Đông Về vị trí và đặc điểm kinh tế thì các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là

những nơi sản xuất nông nghiệp.

Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ "văn hóa" bắt nguồn từ chữ cultus

tiếng La-tinh có nghĩa là "trồng trọt" Từ trồng trọt phát triển ra

nghĩa chăm sóc (cây cối), từ "chăm sóc (cây cối)" dẫn đến chăm sóc (con người) = giáo dục Trong khi đó thì từ "văn minh" trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas tiếng La-tinh có

nghĩa là "thành phố"

Trang 27

Nghĩa gốc này kéo theo mình hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các

ngôn ngữ châu Âu: "thị dân", "công dân" (civilis) , từ đó đến

civilisation, civilization là "làm cho trở thành đô thị", đầy đủ tiện nghi

như đô thị (= văn minh)

Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó

có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán hoặc thay đổi được; còn văn minh thì có

tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại,

bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.

Như vậy, VĂN MINH (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất

Ở Việt Nam còn có các khái niệm "văn hiến" và "văn vật" Từ điển thường

định nghĩa văn hiến là "truyền thống văn hóa lâu đời", còn văn vật là

"truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử", "công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử" So sánh các định nghĩa này, ta thấy "văn hiến" và "văn vật" thực ra chỉ là những

khái niệm bộ phận của "văn hóa", chúng chỉ khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị:

Trang 28

Văn hiến là văn hóa thiên về "truyền thống lâu đời", mà truyền

thống lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến tranh và thời gian

hủy hoại chính là các giá trị tinh thần, còn văn vật là văn hóa

thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di tích, công trình, hiện

vật)

Chính vì vậy mà ông cha ta thường nói đất nước ta có hàng ngàn năm văn hiến (chứ không nói văn vật, vì trải qua hàng ngàn

năm, phần lớn các giá trị vật chất đã bị tàn phá), nhưng lại nói

Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn vật (vì trong 1000 năm trở

lại đây, từ khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long, các giá trị vật chất còn lưu giữ được nhiều)

Phương Tây không có hai khái niệm "văn hiến" và "văn vật", cho nên hai khái niệm này không thể dịch ra các ngôn ngữ phương Tây được Văn vật và văn minh tuy cùng thiên về giá trị vật chất, nhưng lại rất khác xa nhau

1.3 Văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (Đọc tài liệu)

Trang 29

1.4.Cấu trúc của hệ thống văn hóa:

Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Cấu trúc này không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa

+ L White phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội

và tư tưởng Đào Duy Anh dựa theo F Sartiaux mà chia văn

hóa thành ba phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh

hoạt trí thức Nhóm Văn Tân thì phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; nhưng văn hóa xã hội (phong tục, tập quán ) đâu có nằm ngoài văn hóa tinh thần? M.S

Kagan cũng chia văn hóa ra ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật;nhưng có nghệ thuật nào lại không phục vụ các nhu cầu tinh thần?

+ Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật [Ngô Đức Thịnh 1987], hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt

động tinh thần, hoạt động nghệ thuật [Nguyễn Tấn Đắc]

Trang 30

• Trên cơ sở này, chúng tôi thấy hợp lý hơn cả là xem văn hóa như một hệ thống gồm bốn thành tố (bốn tiểu hệ) cơ bản, mỗi tiểu hệ lại có hai vi hệ nhỏ hơn như sau: Mỗi nền văn hóa đều

là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể văn hóa Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu, và do vậy đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về

vũ trụ và về bản thân con người - đó chính là hai vi hệ của tiểu

hệ văn hóa nhận thức

• Tiểu hệ thứ hai liên quan trực tiếp đến những giá trị văn hóa

nội tại của cộng đồng người - chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ

chức cộng đồng Nó bao gồm hai vi hệ là văn hóa tổ chức đời

sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong

một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị),

và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan

đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật )

Trang 31

• Cộng đồng người (chủ thể văn hóa) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên (thiên

nhiên, khí hậu, v.v.) và môi trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng) Cho nên, hệ thống văn hóa còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với hai loạ ̣i môi trường ấy Hai tiểu hệ đó là

văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

• Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp

với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động

tiêu cực) Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống

và giữ gìn sức khỏe, để tạo ra các vật dụng hàng ngày ; đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa, kiến trúc) Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hóa, tiếp biến

văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng các thành tựu của

các dân tộc, quốc gia lân bang để làm giàu thêm cho nền văn

hóa của mình; đồng thời lại phải lo đối phó với họ trên các mặt

trận quân sự, ngoại giao …

Trang 33

1.5 Các loại hình văn hoá:TIN HOC, NHOM 3

So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng

đa dạng và phong phú Chính vì vậy mà khi nói đến chúng, người

ta thường liệt kê; chẳng hạn, Arnold Toynbee kể ra 38 nền văn

minh thế giới, trong đó văn minh Việt Nam xếp cạnh văn minh

Triều Tiên, Nhật Bản Song, cũng đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương đồng

Từ cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu đã phổ biến thuyết Khuếch tán văn

hóa (cultural diffusion) với những đại biểu như F Ratsel, L

Frobenius, F Grabner, W.Schmidt ở Đức, Áo; G Elliot Smith, W Rivers ở Anh Quan điểm chủ yếu của những người theo thuyết này là văn hóa được hình thành từ một trung tâm rồi được "truyền bá", "lan tỏa" ra các nơi khác bằng cách mô phỏng hoặc nhờ

những cuộc thiên di của các dân tộc Có lan tỏa toàn bộ hoặc lan tỏa bộ phận (truyền bá những yếu tố riêng lẻ của một nền văn

hóa); lan tỏa tiên phát (trực tiếp từ nơi phát sinh) hoặc lan tỏa thứ sinh Việc cực đoan hóa thuyết này đã dẫn đến chỗ bị giới cầm

quyền thực dân lợi dụng để đề cao dân tộc này và khinh rẻ các dân tộc khác, đi ngược lại quyền lợi của con người

Trang 34

Đầu thế kỷ XX, từ những ý kiến của F Boas, các nhà

nhân chủng học Mỹ C.L Wisler và A.L Kroeber đã

phản đối thuyết khuyếch tán văn hóa và đề xuất thuyết

vùng văn hóa (cultural areas) Trên cơ sở nghiên cứu

văn hóa các dân tộc da đỏ Mỹ, các tác giả này đã khẳng định sự tồn tại của nhiều dân tộc trên cùng một vùng lãnh thổ mà văn hóa của họ có những điểm chung

Nghĩa là các dân tộc ở cùng một vị trí tương đồng sẽ

hình thành nên những đặc trưng chung về văn hoá Họ chú ý đến yếu tố địa/ văn hoá và phân loại ra nhiều cấp độ: văn hoá vùng (phương Đông- Phương Tây), các

vùng và tiểu vùng trong khu vực nhất định Trong cùng một quốc gia có các vùng văn hoá và các tiểu vùng.

Văn hoá vùng cũng kết hợp các nhân tố lịch sử, kinh tế-

xã hội là cách phân loại hợp lý về các loại hình văn

hoá.

Trang 35

Từ cách tiếp cận vùng văn hóa trên cơ sở một đặc trưng hạn hẹp, C.L Wisler và một số tác giả về sau đã đi đến kết

luận về sự cần thiết lựa chọn một tập hợp những đặc

trưng, tạo nên tip, hay loại hình văn hóa vùng

Trên cơ sở quan điểm này, từ những năm 30, trong dân tộc

học Xô-viết đã hình thành thuyết loại hình kinh tế - văn

hóa mà đại biểu là N.N Cheboksarovà một số tác giả

khác Họ cho rằng các dân tộc trên thế giới cách xa nhau không có liên hệ chung với nhau nhưng có 2 yếu tố

chung: Sống trong một môi trường địa lý có sự tương

đồng, có cùng một loại hình kinh tế thì sẽ sản sinh ra

những đặc trưng văn hoá giống nhau Đây chính là loại hình kinh tế -văn hoá Các học giả này cho rằng trong lịch

sử văn hóa nhân loại từng tồn tại ba nhóm loại hình kinh

tế - văn hóa: loại hình kinh tế - văn hóa săn bắt, hái lượm

và đánh cá; loại hình kinh tế - văn hóa nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi; loại hình kinh tế văn hóa nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật [xem: Cheboksaro1971]

Trang 36

• Nguyên lý và cơ sở của các loại hình văn hoá: Thông qua các thuyết luận trên, sự giống nhau của văn hoá nhân loại xuất hiện, bắt nguồn từ nguyên lý tự nhiên, lịch sử, con người dân cư, dân tộc… các nguyên lý trên bổ sung cho nhau và hình thành nên các hằng số chung của các dân tộc trên thế giới

• a Yếu tố địa lý: Trong quá trình phát triển thì yếu tố địa lý có vai trò quan trọng là môi trường sống, đối tượng con người sáng tạo ra văn hoá Con người tồn tại trước thiên nhiên như một thực thể của tự nhiên và có xu hướng quay về với tự nhiên, dựa vào

tự nhiên ngay cả khi con người chinh phục tự nhiên thì con

người cũng phải dựa vào các yếu tố của tự nhiên Tự nhiên là đối tượng để con người sáng tạo ra văn hoá, yếu tố tự nhiên để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tạo văn hoá của các dân tộc Dù ở cách xa nhau nhưng trong cùng một khu vực địa lý, môi trường tương đồng; dù ở trình độ cao hay thấp đều sản sinh ra văn hoá tương đồng

Trang 37

• b Lịch sử và nguồn gốc tộc người (nguồn gốc là

sự hình thành, lịch sử là sự phát triển) NHOM 3 Yếu tố chủng tộc liên quan đến sự hình thành các

tộc người là yếu tố phụ thuộc rất lớn vào điều

kiện địa lý, chủng tộc ít nhiều có liên quan đến các sắc thái văn hoá Dường như chủng tộc và văn hoá có mối liên hệ trong quá trình hình

thành và phát triển về sau này Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (số lượng người đông lên, chiến tranh, thiên tai ) buộc các chủng tộc có sự di cư đến nhiều vùng đất khác nhau

(địa lý có phần cách biệt) tuy nhiên họ vẫn giữ những yếu tố văn hoá truyền thống ban đầu.

Trang 38

Trong quá trình phát triển tộc người gắn liền với vận mệnh lịch sử các dân tộc có những mục đích chung như chống giặc ngoại

xâm, hệ thống thuỷ lợi, lao động sản

xuất… thì sẽ nảy sinh các hằng số văn hoá chung Nhân tố nguồn gốc tộc người ít

nhiều tham gia vào các hằng số chung về văn hoá của các dân tộc trên thế giới.

Trang 39

Từ trung tâm phía Tây, con người nguyên thủy phân tán

ra thành hai đại chủng: a) Đại chủng Âu (Europeoid)

bao gồm các chủng: Ban-tích, Trung Âu và Địa Trung

Hải; b) Đại chủng Phi (Negroid) bao gồm các chủng:

Nam Ấn (Dravidien), Etiopi, Đông Phi, Trung Phi,

Nam Phi

Từ trung tâm phía Đông, con người nguyên thủy cũng

phân tán ra thành hai đại chủng: a) Đại chủng Á

(Mongoloid) bao gồm các chủng: Bắc Mongoloid,

Đông Mongoloid, Nam Mongoloid, Mỹ (Indien); b) Đại

chủng Úc, hay phương Nam (Australoid, t.La-tinh

Austra = "phương Nam") bao gồm các chủng: Negrito,

Melanésien, Australien, Tasmanien, Polinésien, Ainu

Trang 40

Sự phân biệt hai trung tâm vừa xét thành "Tây" và

"Đông" là thuần túy dựa vào địa lý Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, hình thành

sự phân biệt hai khái niệm "phương Tây" và

"phương Đông" về mặt văn hóa Sự phân biệt

này do người châu Âu đặt ra: "phương Tây" là khu vực châu Âu nơi họ cư trú (vùng Tây-Bắc của cựu lục địa Á-Âu); vùng đất rộng lớn phía Đông-Nam còn lại mà họ chưa biết tới, bao gồm toàn bộ châu Á và mở rộng tới châu Phi, được gọi là "phương Đông“ Các nhà khoa học nghiên cứu về vùng đất này được gọi là các nhà "Đông phương học"

Ngày đăng: 06/05/2016, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w