Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
2,21 MB
Nội dung
1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ KHUÊ NGHIÊN CỨU GIẢI TRÌNH TỰ VÙNG GEN TRONG HỆ GEN TY THỂ CỦA LOÀI SÁN LÁ RUỘT NHỎ HAPLORCHIS TAICHUI PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hà Nội – 12/2013 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Nguyễn Thị Khuê Nghiên cứu giải trình tự vùng gen trong hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui phân lập tại Việt Nam Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số : 60 42 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. LÊ THANH HÒA Viện Công nghệ sinh học Hà Nội – 12/2013 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU Sán lá ruột nhỏ nguyên nhân gây ra bệnh sán lá ruột nhỏ (haplorchiasis), một bệnh kí sinh trùng lây truyền từ động vật sang người (zoonotic), được phát hiện lưu hành phổ biến ở nhiều nước châu Á, một phần châu Phi và miền Trung Nam Mỹ. Các kết quả nghiên cứu gần đây về dịch tễ lưu hành, phân bố của sán lá ruột nhỏ tại Việt Nam, trong dự án FIBOZOPA do Đan Mạch tài trợ, đã ghi nhận có sự lưu hành của nhiều loài sán lá ruột nhỏ, trong đó chủ yếu là Haplorchis taichui (H. taichui), nguyên nhân gây bệnh sán lá ruột nhỏ ở người tại nhiều địa phương trong cả nước. Sán lá ruột nhỏ H. taichui có nhiều đặc điểm tương đồng về hình thái, cũng như đặc tính gây bệnh các loài sán lá ruột nhỏ trong cùng giống Haplorchis và một số loài sán lá gây bệnh khác. Đây là vấn đề gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán, giám định, phân biệt loài sán lá ruột nhỏ H. taichui với các loài sán lá ruột nhỏ, dựa trên các phương pháp hình thái học và sinh lí học truyền thống. Do đó, việc nghiên cứu phát hiện chỉ thị đặc trưng của loài sán lá ruột nhỏ H. taichui so sánh với các loài sán lá, đặc biệt là sán lá ruột nhỏ, nhằm tìm ra nguồn gốc lây nhiễm, phục vụ công tác giám định, phân loại, chẩn đoán, giúp cho việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả là thực sự cần thiết hiện nay. Phương pháp nghiên cứu di truyền cho phép phân tích sự biến đổi gen ở mức độ phân tử, qua đó đánh giá những biến đổi đặc tính di truyền, bổ sung các dữ liệu có giá trị khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thống trong việc giám định và phân loại sinh vật. Trong đó, dữ liệu di truyền hệ gen ty thể của sinh vật, là một trong các cơ sở dữ liệu đang được sử dụng phổ biến cho việc phân tích quan hệ họ hàng và phân loại tiến hóa sinh vật, bao gồm cả các loài ký sinh trùng. Trên thế giới, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ hệ gen ty thể, làm chỉ thị phân tử trong chẩn đoán, giám định nghiên cứu kí sinh trùng và sán lá ruột nhỏ đã được nhiều nước áp dụng. Ở Việt Nam, một số tác giả đã áp dụng chỉ thị di truyền trong chẩn đoán, giám định nhiều loài ký sinh trùng như: sán dây Taenia asiatica, sán lá phổi Paragonimus heterotremus, sán lá gan lớn Fasciola gigantica. Đặc biệt, 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đối với loài sán lá ruột nhỏ H. taichui lưu hành tại Việt Nam, một số công trình bước đầu cũng đã nghiên cứu sinh học phân tử sử dụng chỉ thị gen cox1, ITS-2, 16S và 18S, so sánh với các gen tương ứng trong hệ gen ty thể của các chủng thu nhận từ Ngân hàng gen (GenBank) để chẩn đoán phân loại và thẩm định loài. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có những dữ liệu hệ gen ty thể hoàn chỉnh cho các loài sán lá ruột nhỏ (heterophyid) lây truyền từ động vật sang người nói chung và H. taichui nói riêng, lưu hành ở các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong cơ sở dữ liệu Ngân hàng gen. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, nhằm bổ sung dữ liệu hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ H. taichui lưu hành tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giải trình tự vùng gen trong hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui phân lập tại Việt Nam”. - Đối tượng nghiên cứu: Chủng H. taichui trưởng thành phân lập trên người tại Quảng Trị (Việt Nam) - kí hiệu là HTAQT. - Mục tiêu của đề tài: Giải mã một phần hệ gen ty thể (chủ yếu là gen cox1, 16S RNA ribosome) của loài sán lá ruột nhỏ H. taichui – loài sán lá động vật lây sang người (ĐVLSN) phổ biến (mẫu thu tại Việt Nam), phân tích và so sánh đặc điểm sinh học phân tử với các loài sán lá khác trong ngành sán dẹt (Platyhelminthes); ứng dụng chỉ thị ty thể thu được để phát triển các phương pháp chẩn đoán giám định loài. - Nội dung nghiên cứu: 1. Thu nhận khoảng 3 kb dữ liệu di truyền của hệ gen ty thể chứa gen mã hóa protein, gen RNA vận chuyển (tRNA), gen RNA ribosome (rRNA) và phân tích trật tự sắp xếp và thành phần gen của chúng trong hệ gen ty thể của chủng HTAQT. 2. Thống kê, phân tích về độ dài, trình tự nucleotide của từng nhóm gen. 3. Phân tích so sánh trình tự nucleotide và amino acid một gen đại diện mã hóa cho protein (gen cox1), của sán lá ruột nhỏ H. taichui chủng HTAQT với gen tương ứng của các chủng đại diện trong lớp sán lá. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4. Xác lập cây phả hệ sử dụng một đoạn gen đại diện (đoạn gen cox1) trong hệ gen ty thể chủng sán lá ruột nhỏ H. taichui đang nghiên cứu, với các chủng đại diện một số loài thuộc lớp sán lá. 5. Xác định vị trí sắp xếp và trình tự nucleotide trong cấu trúc bậc một (mạch thẳng) của gen mã hóa cho protein, cung cấp mô phỏng cấu trúc bậc hai của gen RNA vận chuyển (tRNA), của loài sán lá ruột nhỏ H. taichui chủng HTAQT. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. PHÂN LOẠI VÀ DỊCH TỄ SÁN LÁ RUỘT NHỎ H. TAICHUI 1.1.1. Sơ lƣợc phân loại và dịch tễ sán lá ruột nhỏ Sán lá ruột nhỏ gồm nhiều họ khác nhau thuộc bộ Plagiorchiida (phân bộ Opithorchiata), lớp Trematoda (lớp phụ Digenea), ngành Platyhelminthes, giới Animalia, lưu hành phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số 70 loài sán lá ruột nhỏ được biết là ký sinh ở người, có tới 69 loài sán ruột nhỏ thuộc 11 họ sán lá ruột nhỏ khác nhau được phát hiện ký sinh ở người, trong đó: - Họ Heterophyidae có 31 loài; - Họ Echinostomatidae có 21 loài; - Họ Leicithodendriidae có 5 loài; - Họ Plagiorchiidae có 4 loài; - Ba họ: Diplostomidae, Nanophyetidae và Paramphistomatidae, mỗi họ có 2 loài; - Bốn họ: Gastrodiscidae, Gymnophallidae, Microphllidae và Strigeidae, mỗi họ chỉ có 1 loài được phát hiện kí sinh ở người. Đáng chú ý là hai họ Heterophyidae và Echinostomatidae, có số loài được phát hiện kí sinh ở người nhiều nhất và lây truyền chủ yếu qua cá (WHO/WR, 2002). Họ Heterophyidae được Odhner phát hiện năm 1914, thường ký sinh ở chim, một số loài động vật có vú và người (Chai et al., 2007). Trong họ này, các loài trong giống Haplorchis được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, đã có 5 loài thuộc giống Haplorchis được thông báo gây bệnh trên người, bao gồm: H. taichui, H. pumilio, H. yokogawai, H. pleurolophocerca và H. vanissimus (WHO/WR, 2002). H. pumilio, H. taichui và H. yokogawai là ba loài gây bệnh haplorchiasis được thường xuyên công bố tại các nước châu Á bao gồm: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (Belizario et al., 2004; Chai et al., 2009; 2010; Dung et al., 2007; Phan et al., 2010). Loài H. yokogawai được phát hiện ký sinh trên người ở 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Philippin, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan, bởi Katsuta vào năm 1932. H. pumilio được Loss phát hiện năm 1986, phân bố lưu hành và ký sinh trên người ở các quốc gia: Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Ai Cập, Thái Lan, Australia và cả ở Việt Nam (De, Le, 2011). 1.1.2. Dịch tễ học sán lá ruột nhỏ H. taichui Sán lá ruột nhỏ H. taichui thuộc giống Haplorchis trong họ Heterophyidae được Nishigori phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924, ký sinh trên người ở Philippin. Cho đến nay, H. taichui được ghi nhận là lưu hành rộng rãi ở Thái Lan, Lào, Đài Loan, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Palestin, Ai Cập, I rắc, nam Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam (Dung et al., 2007; Chai et al., 2004; 2007; 2012; De, Le, 2011). Sán lá ruột nhỏ H. pumilio được Loss phát hiện năm 1986, phân bố lưu hành và ký sinh trên người ở Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Ai Cập, Thái Lan, Australia và Việt Nam (De, Le, 2011). Điều tra quốc gia về tình hình nhiễm bệnh giun sán tại Hàn Quốc năm 2004 cho thấy, tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis và sán lá ruột nhỏ (Heterophyidae) đã tăng lên so với các năm điều tra trước. Tổng số người được xét nghiệm phân dương tính với sán lá nhỏ họ Heterophyidae là 228.253 người (Kim et al., 2009). Tại Lào, sán lá ruột nhỏ trưởng thành H. taichui được phát hiện đầu tiên năm 1991 trên 5 học sinh tại trường Czechslovakia (Giboda et al., 1991). Từ đó đến nay, tình hình nhiễm H. taichui tại Lào ngày càng phổ biến. Năm 2007, tại tỉnh Savannakhet có 67,1% người nhiễm các loài sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ, nhiễm phối hợp O. viverrini và 6 loài sán lá ruột nhỏ khác. Trong tổng số 7.693 sán trưởng thành được thu nhận, đa số là các loài H. taichui, H. pumilio, H. yokogawai, Prosthodendrium molenkampi, Phaneropsolus bonnei, và Echinostoma spp (Chai et al., 2007). Tại một nghiên cứu khác ở hai tỉnh của Lào cho thấy có 65,2% số người được xét nghiệm bị nhiễm phối hợp giữa sán lá gan nhỏ O. viverrini với sán lá ruột nhỏ bao gồm các loài H. taichui, H. pumilio, H. yokogawai, Centrocestus caninus, P. molenkampi, P. bonnie. Tiếp đó, năm 2009, một nghiên cứu sử dụng phương pháp xét nghiệm phân cho thấy 62,9% những người được xét nghiệm (97 người) đã 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhiễm các loại sán lá ruột nhỏ, sau khi được điều trị và tẩy đãi. Sán lá trưởng thành thu thập bao gồm 76/97 (78,4%) H. taichui, trong khi tỷ lệ nhiễm với P. bonnie là 22.7%, P. molenkampi (14.4%), H. pumilio (5.2%), H. yokogawai (3.1%) và Echinochasmus japonicus (3.1%) (Sayasone et al., 2009). Trong nghiên cứu của Chai và cộng sự năm 2013 tại Lào, cho thấy người nhiễm sán lá ruột nhỏ H. taichui rất phổ biến, với tỉ lệ nhiễm cao ở hai tỉnh Saravane và Champasak trung bình l21.565 và 12.079 sán/người (Chai et al., 2013). Tại Thái Lan có 14 loài sán lá đã được ghi nhận, trong khi đó tại Philippin là 12 loài, tại Indonesia là 8 loài và Malaysia là 4 loài (Waikagul, 1991). Một cuộc điều trị tổng quát ở phía Nam Phillippin cho thấy 36% bệnh nhân có biểu hiện đau vùng bụng do heterophyid, chủ yếu là do H. taichui (Liu, 2012). Chính do sự phân bố rộng rãi đó mà bệnh sán lá ruột nhỏ đang ngày càng chiếm lĩnh sự quan tâm của cộng đồng ở châu Á, châu Phi và Trung Nam Mỹ (Chai et al., 2009; 2010; Dung et al., 2007). H. pumilio, H. taichui và H. yokogawai là ba loài gây bệnh haplorchiasis được thường xuyên công bố tại các nước châu Á bao gồm: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam (Belizario et al., 2004; Chai et al., 2009; 2010; Dung et al., 2007; Phan et al., 2010). Tại Việt Nam, haplorchiasis được ghi nhận do nhiều loài sán lá ruột nhỏ. Do tập quán ăn gỏi cá nên con người cũng bị nhiễm với tỷ lệ cao ở một số vùng đặc hữu. Tỉnh Nam Định được biết đến như một vùng đặc hữu với tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá (Fish-borne zoonotic trematodes (FZT)) cao ở người (64,9%), mèo (70,2%) và chó (56,9%) (Dung et al., 2007). Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân được phát hiện mang trong người tới 4.834 sán lá ruột nhỏ và sán lá gan nhỏ (De, 2004). Chó, mèo và lợn cũng bị nhiễm sán lá lây truyền từ cá với tỷ lệ 13 - 38% (Skov et al., 2009; Dung et al., 2007; Van et al., 2009). Mười tám tỉnh của Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam đã được xác định là vùng dịch tễ cho sán lá ruột nhỏ. Các khu vực này bao gồm vùng cao nguyên và cao nguyên miền núi, đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long (De, Hop, 2006) (Hình 1.1). 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 1.1. Bản đồ phân bố sán lá ruột nhỏ ở Việt Nam (Nguyễn Văn Đề và cs., 2008) 1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SÁN LÁ RUỘT NHỎ H. TAICHUI 1.2.1. Hình thái, cấu tạo Giống như nhiều loài sán lá ruột nhỏ khác, H. taichui trưởng thành có hình chiếc lá dẹt theo hướng lưng bụng hoặc hình trụ. Kích thước cơ thể dao động từ 0,1- 120 µm. Cơ quan bám đặc trưng là giác bám và gai bám thường nằm phần trước và phần sau mặt bụng. Giác miệng nằm ở phía trước cơ thể có đường kính khoảng 0,06 mm, giác bụng nằm lệch về phía bên phải dọc trục cơ thể nối với giác sinh dục tạo thành cơ quan giác bụng - sinh dục. Buồng trứng nằm phía trước tinh hoàn, tử cung chứa đầy trứng tạo thành nhiều gấp khúc. Tinh hoàn lớn, nằm ở phía dưới (Le et al., 2004) (Hình 1.2A). Trứng của H. taichui hình oval, vỏ dày, nhẵn, có nắp nhô lên giống như có vai, có thể có mấu nhỏ ở phía dưới hoặc không, kích thước (25-28) µm x (12-15) µm (Mishra et al., 2007) (Hình 1.2B). Trong một nghiên cứu tại Nam Định, kích thước của H. taichui là: (24,2-28) µm x (12,8-16) µm; của H. pumilio là (25,5-31,9) µm x 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (12,8-17,9) µm (De Lellis et al., 2008). Trứng của các loài sán lá ruột nhỏ này có hình thái và kích thước gần giống nhau, do đó bằng kĩ thuật xét nghiệm phân thông thường như Kato hoặc Kato-Katz (Katz et al., 1972), không thể phân biệt được trứng của loài sán lá ruột nhỏ này với trứng của loài sán lá khác (Nguyễn Văn Đề và Lê Thanh Hòa, 2006). A B Hình 1.2. Sán lá ruột nhỏ H. taichui trưởng thành (A) và trứng của H. taichui (B) (Dung et al., 2007). Ấu trùng (metaceraria) của H. taichui có hình elip có kích thước (0,19-0,22) x (0,16-0,19) mm, giống như quả bóng chày (Hình 1.3A). Bộ phận sinh dục ở phần bụng có 11-19 hạt kitin và một hệ bài tiết hình bầu dục, gọi là túi sinh dục – bụng (ventrogenital). Bộ phận này chiếm một khoảng không gian lớn nằm ở phía đuôi (Rim et al 1.3B). Hình 1.3. Ấu trùng H. taichui (Rim et al., 2008). (A): Ấu trùng H. taichui phát hiện trong cá nước ngọt ở Lào; (B): Hình phóng to các túi ventrogenital hình găng tay (mũi tên trong hình A). Ghi chú: OS (oral sucker): giác miệng, EB (excretory bladder): bộ phận bài tiết. [...]... công trình nghiên cứu về đặc tính phân tử hệ gen ty thể đầy đủ của các loài H taichui, gây bệnh sán lá ruột nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam được công bố Một nghiên cứ trình tự toàn bộ hệ gen ty thể chủng Hàn ất của Lee, 2013, đã công bố dữ liệu 15130 bp củ H taichui Quố (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/KF214770) Kết quả phân tích so sánh dữ liệu di truyền hệ gen ty thể của chủng sán lá ruột nhỏ. .. 2010), gen 28S RNA ribosome (Thaenkham et al., 2010; Skov et al., 2009) và một số đoạn gen khác trong hệ gen ty thể Trong các nghiên cứu giám định loài trước đây, một số chỉ thị là các gen 28S, 18S, 12S, cox1 của hệ gen ty thể và chỉ thị hệ gen nhân như vùng giao gen ITS2 đã được sử dụng Đối với loài sán lá ruột nhỏ H taichui, các dữ liệu nghiên cứu về hệ gen ty thể còn rất hạn chế tại Việt Nam cũng... 15035-15093 Gen lồng (2 bp) nad5 1587 tRNA-Glu 73 Vùng lặp AT 1710 tRNA-Gly 59 Vùng giao gen (6 bp) Vùng giao gen (9 bp) Vùng giao gen (1 bp) GTG TAA Vùng giao gen (11 bp) Vùng giao gen (2 bp) Vùng giao gen (2 bp) Loài sán lá ruột nhỏ H taichui thuộc lớp Sán lá, ngành Sán dẹt, giới Động vật, vì thế ty thể của loài này mang các đặc điểm chung cơ bản của giới, ngành và các đặc điểm riêng của lớp sán lá Cho... VIỆC NGHIÊN CỨU GIẢI MÃ HỆ GEN TY THỂ LOÀI SÁN LÁ RUỘT NHỎ H TAICHUI Ngày nay, các bệnh do các loài kí sinh trùng (giun, sán) , đặc biệt loài sán lá ruột nhỏ kí sinh trong đường tiêu hóa xuất hiện phổ biến ở người và số người mắc các bệnh này không ngừng gia tăng hàng năm Nguyên nhân chủ yếu của bệnh sán lá ruột nhỏ là do ăn cá sống, ăn thức ăn chưa nấu chín từ cá có chứa ấu trùng sán lá ruột nhỏ Bên... bệnh sán lá ruột nhỏ Hệ gen ty thể có đặc tính ổn định và đặc trưng cao giữa các loài động vật nói chung và sán lá nói riêng Nghiên cứu sự biến đổi đặc tính di truyền hệ gen ty thể của các loài sán lá ruột nhỏ là thực sự cần thiết, nhằm tìm hiểu và phát hiện chỉ thị đặc trưng khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thống trong việc giám định, phân loại và phục vụ công tác chẩn đoán chính xác loài sán. .. vào của amino acid đã được hoạt hoá để tạo thành các aminoacyl-tRNA (Hoàng Trọng Phán, Đỗ Quý Hai, 2008) B A Hình 1.7 Cấu trúc bậc ba (A) và bậc hai (B) của một phân tử tRNA (Hoàng Trọng Phán, 2008) 1.3.2 Cấu trúc hệ gen ty thể sán lá ruột nhỏ Hiện nay, đã có 31 hệ gen ty thể hoàn chỉnh của sán dẹt; trong đó có 11 hệ gen hoàn chỉnh của sán lá (Trematoda), 17 của sán dây (Cestoda) và 3 của các loài trong. .. sán lá ruột nhỏ gây bệnh Ngoài ra, hiểu biết đầy đủ về hệ gen ty thể của các loài sán lá ruột nhỏ, còn có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 giá trị định hướng trong công tác phòng chống, tìm kiếm hóa chất, hóa dược, hoặc thực nghiệm các loại vacxin thế hệ mới Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học phân tử của các gen/ hợp phần gen cả trong hệ gen nhân và hệ gen. .. người, một mắt xích truyền lây quan trọng trong vòng đời của sán lá ruột nhỏ, được xác định có ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả nhất để phòng chống bệnh sán lá ruột nhỏ Như vậy, biện pháp phòng bệnh phòng bệnh sán lá ruột nhỏ có sự giống như các biện pháp hướng dẫn phòng bệnh của bệnh sán lá gan nhỏ (De, 2004) + Truyền thông giáo dục về sán lá ruột nhỏ, bệnh sán lá ruột nhỏ và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ,... al., 2010) 1.2.3 Bệnh sán lá ruột nhỏ Sán lá ruột nhỏ là nguyên nhân gây ra bệnh sán lá ruột nhỏ, một trong các bệnh kí sinh trùng lây truyền từ động vật sang người (zoonotic) Bệnh sán lá ruột nhỏ (haplorchiasis) do loài sán lá ruột nhỏ H taichui kí sinh ở người gây nên, được phát hiện ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của cộng đồng ở Châu Á, một phần châu Phi và Trung Nam Mỹ (Chai et al.,... trên gen cox1 là đủ cơ sở khoa học và chính xác Như vậ ột nhỏ , ột nhỏ loài sán lá ruột nhỏ đang nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 CHƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NGUYÊN LIỆU Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong nghiên cứu là sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui trưởng thành được thu nhận trên người ở tỉnh Quảng Trị - Việt Nam, ký hiệu: HTAQT Mẫu sán trưởng . tài: Nghiên cứu giải trình tự vùng gen trong hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui phân lập tại Việt Nam . - Đối tượng nghiên cứu: Chủng H. taichui trưởng thành phân lập. NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ KHUÊ NGHIÊN CỨU GIẢI TRÌNH TỰ VÙNG GEN TRONG HỆ GEN TY THỂ CỦA LOÀI SÁN LÁ RUỘT NHỎ HAPLORCHIS TAICHUI PHÂN LẬP TẠI. SINH VẬT Nguyễn Thị Khuê Nghiên cứu giải trình tự vùng gen trong hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui phân lập tại Việt Nam Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm