1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945

122 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THÚY HÀ ĐẤU TRANH CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên, 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THÚY HÀ ĐẤU TRANH CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy Thái Nguyên, 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thúy Hà Xác nhận của Trƣởng khoa chuyên môn PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy Xác nhận của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, những ngƣời đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những ngƣời đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có đƣợc thành quả ngày hôm nay. Luận văn này là kết quả bƣớc đầu của quá trình nghiên cứu khoa học song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện Tác giả luận văn Phạm Thúy Hà iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của đề tài 6 6. Cấu trúc của đề tài 7 Chƣơng 1. SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP 8 1.1 Nhu cầu về lực lƣợng thực hiện xâm lƣợc và bình định Việt Nam 8 1.2 Thực hiện triệt để chính sách "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" 12 1.3. Đội ngũ binh lính triều Nguyễn – nguồn bổ sung trực tiếp cho quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng 19 Tiểu kết chương 1 22 Chƣơng 2. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH TIÊU BIỂU CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 24 2.1 Đấu tranh trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 24 2.1.1 Vụ đầu đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (1908) 24 2.1.2 Tham gia âm mƣu khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) 29 2.1.3 Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) 32 2.1.4 Binh biến Bình Liêu (1918-1919) 42 2.1.5 Tham gia khởi nghĩa Yên Bái 48 iv 2.2 Đấu tranh trong giai đoạn 1930-1945 55 2.2.1 Tham gia khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) 57 2.2.2 Binh biến Đô Lƣơng (13-1-1941) 64 Tiểu kết chƣơng 2 67 Chƣơng 3. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 68 3.1 Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh 68 3.2 Ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng đầu thế kỉ XX 76 3.2.1 Ảnh hƣởng của khuynh hƣớng cách mạng dân chủ tƣ sản 76 3.2.2 Ảnh hƣởng của khuynh hƣớng cách mạng vô sản 85 3.3 Vai trò trong phong trào giải phóng dân tộc 91 3.4 Một số bài học kinh nghiệm 95 Tiểu kết chƣơng 3 99 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cuối thế kỉ XIX, sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định về quân sự và chính trị, thực dân Pháp bắt tay ngay vào thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam. Qua hai đợt khai thác thuộc địa, ở một chừng mực nhất định kinh tế - xã hội Việt Nam đã có sự chuyển biến. Nhƣng về cơ bản, nƣớc ta vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu, bị nô dịch và lệ thuộc chặt chẽ vào nƣớc Pháp. Thực dân Pháp ra sức bóc lột và thống trị một cách tàn bạo đối với ngƣời dân Việt Nam. Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp ngày càng sâu sắc và đòi hỏi phải đƣợc giải quyết. Các phong trào đấu tranh của quân chúng nhân dân chống Pháp diễn ra mạnh mẽ đã thu hút các lực lƣợng khác tham gia. Trong số đó phải kể tới cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Đây là hệ quả của chính sách cai trị truyền thống thực dân nói chung. cụ thể hơn, là hệ quả của chính sách “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp ở Việt Nam. Mặc dù mới đƣợc chính thức thành lập (7/7/1900 – Đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa) và từng bƣớc hoàn thiện cả về đội quân chính quy lẫn không chính quy những năm đầu thế kỉ XX, nhƣng ngay từ đầu, các cuộc phản chiến của lực lƣợng ngụy binh đã diễn ra. Tính đến trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945 có khoảng gần mƣời cuộc đấu tranh có sự tham gia cuả binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Đông Dƣơng nhƣ Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội (27/6/1908); sự tham gia của binh lính ngƣời Việt trong cuộc khởi nghĩa của đồng bào Dao và những ngƣời tù ở Bắc Kạn (năm 1914); sự tham gia của binh lính ngƣời Việt trong cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân ở Trung kì (năm 1916); cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (năm 1917); cuộc khởi nghĩa của binh lính đồn Bình Liêu – Quảng Ninh (16/11/1918); sự tham gia của ngụy binh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930); cuộc binh biến Đô Lƣơng – Nghệ An (13/1/1941)…Các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đƣợc coi là những mốc lịch sử có ý nghĩa quan 2 trọng. Nó quan trọng không chỉ bởi đã thể hiện đƣợc ý chí kiên cƣờng, dũng cảm, tinh thần yêu nƣớc sâu sắc của toàn thể dân tộc Việt Nam, mà còn thể hiện đƣợc vai trò của một lực lƣợng đặc biệt, đƣợc kẻ thù coi là công cụ xâm lƣợc, đàn áp, thống trị và bóc lột nhân dân ta, nhƣng họ đã biết đứng lên phản kháng, đứng về phía nhân dân, về phía chính nghĩa. Các cuộc đấu tranh của binh lính Việt đã phát huy đƣợc truyền thống đấu tranh chống thực dân Pháp , hƣớng tới mục tiêu độc lập, tự do cho dân tộc, gây tiếng vang lớn trong nƣớc và thế giới, làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ, chính quyền Pháp ở Đông Dƣơng chấn động, cho thấy sự thất bại của ngƣời Pháp trong âm mƣu lôi kéo và sử dụng ngƣời Việt làm công cụ thống trị và bóc lột ở Việt Nam, góp phần răn đe hệ thống cai trị của họ. Đặc biệt, ở mỗi thời điểm khác nhau, các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đã từng bƣớc thể hiện đƣợc những ảnh hƣởng của những khuynh hƣớng cách mạng mới ở nƣớc ta. Sự thành, bại của các cuộc đấu tranh đó đã ít nhiều chứng minh đƣợc tính đúng đắn và hạn chế của mỗi khuynh hƣớng cách mạng, đồng thời báo hiệu đƣợc sự thành công của các khuynh hƣớng đó đối với vận mệnh dân tộc, đƣợc coi là “những phát súng đầu tiên báo hiệu thời kì đấu tranh mới”. Để hiểu thêm và có hệ thống về phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp, góp phần khẳng định những trang sử vàng trong truyền thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc nơi xảy ra các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt nói riêng, đặc biệt là tìm ra nguyên nhân và đánh giá đƣợc vai trò của lực lƣợng binh lính ngƣời Việt trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, đồng thời phân định đƣợc những ảnh hƣởng khác nhau của các khuynh hƣớng cách mạng ảnh hƣởng tới các cuộc đấu tranh đó cũng nhƣ rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945” làm luận văn thạc sĩ của mình. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến đề tài “ Đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945” trên nhiều khía cạnh khác nhau đã có một số cơ quan, cá nhân giới sử học trong nƣớc đề cập đến và đƣợc công bố. Có lẽ, tác phẩm đề cập sớm nhất đến vấn đề này là tác phẩm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đó là: “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Tác phẩm đƣợc viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921-1925 và lần đầu tiên xuất bản ở Pari – thủ đô của nƣớc Pháp năm 1925. Tác phẩm đã tố cáo chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng và qua đó thấy đƣợc đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ trong đó có một số cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp nhƣ ở Trung kì, Thái Nguyên… Cuốn “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” của Trần Huy Liệu, tác giả viết về cuộc chiến tranh của nhân dân cả nƣớc chống Pháp, trong đó có đề cập đến hoàn cảnh, diễn biến của một số cuộc đấu tranh chống Pháp có sự hƣởng ứng và tham gia của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nhƣ: Vụ đầu độc Hà Thành (1908), cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân ở Trung kì (năm 1916); cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (năm 1917); cuộc khởi nghĩa của binh lính đồn Bình Liêu – Quảng Ninh (16/11/1918); sự tham gia của ngụy binh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930); cuộc binh biến Đô Lƣơng – Nghệ An (13/1/1941)… Trong các cuốn thông sử làm tài liệu, giáo trình cho dạy và học môn Lịch sử cho các trƣờng chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và THPT cũng đã đề cập tới hầu hết các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam với các nội dung: nguyên nhân, diễn biến, kết quả và một số đánh giá nhƣ: tác giả Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ (2008), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục; Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Trần Đức Cƣờng (2010), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập IV, NXB Đại học sƣ phạm. 4 Các cuốn sách khác nhƣ: Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hóa; Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội…; Các văn kiện Đảng nhƣ: Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng 1930-1945, NXB Sự thật Hà Nội… Các công trình nghiên cứu lịch sử của Đảng bộ các địa phƣơng nơi xảy ra các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhƣ Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Yên Bái, tỉnh Nghệ An… đều đề cập tới các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nhìn chung, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo cách mạng và những công trình nghiên cứu của các cơ quan và các nhà khoa học nói trên đã đề cập và cung cấp tƣơng đối đầy đủ về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của lực lƣợng ngụy binh Việt Nam trong quân đội Pháp nửa đầu thế kỉ XX, chủ yếu là các nội dung về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và một vài nhận xét đánh giá. Các tác phẩm và công trình đó là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu, tham khảo và hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên các sự kiện mà các công trình và tác phẩm đó nghiên cứu, đề cập hầu hết đều đặt các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc Việt Nam, hoặc lại nghiên cứu một cách riêng lẻ, phục vụ cho lịch sử của riêng địa phƣơng mình mà chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về phong trào đấu tranh của riêng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, để qua đó thấy đƣợc đây cũng là một trong những động lực đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam và từ đó xác định đƣợc vị trí, vai trò của lực lƣợng này đối với lịch sử dân tộc so với các lực lƣợng khác nhƣ: công nhân, nông dân…mà Đảng ta đã xác định trong Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên vào đầu năm 1930. Ngoài ra, có thể cũng chƣa có một công trình nghiên cứu nào phân định [...]... nghiên cứu các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Phạm vi: Đề tài đề cập tới quá trình xâm lƣợc Việt Nam của thực dân Pháp, sự ra đời của lực lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam và các cuộc đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Nhiệm vụ của đề tài: Thông...rõ ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng ở Việt Nam tới các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn những vấn đề này để nghiên cứu trong đề tài Đấu tranh vũ trang của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 3 Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đối tượng:... về các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 7 Chƣơng 1 SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP 1.1 Nhu cầu về lực lƣợng thực hiện xâm lƣợc và bình định Việt Nam Để xâm lƣợc Việt Nam, thực dân Pháp đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài, nhƣng vì nhiều lí do khác nhau nên phải đến giữa thế kỉ XIX, chính phủ Pháp mới chính... dạy lịch sử ở các trƣờng THPT, trong các tiết học thông sử hoặc lịch sử địa phƣơng 6 6 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Sự hình thành đội ngũ binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp Chƣơng 2: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Chƣơng 3:... quân đội Pháp, kế tục truyền thống yêu nƣớc của dân tộc để giành độc lập, tự do 23 Chƣơng 2 CÁC CUỘC ĐẤU TRANH TIÊU BIỂU CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 Đến cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lƣợc tạm thời bị thất bại Thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam và... dựng lại bức tranh lịch sử về các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, làm nổi bật đƣợc hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trên cả nƣớc, khái quát đƣợc diễn biến , kết quả của các cuộc đấu tranh Qua đó, đánh giá đƣợc tính chất, ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng với mỗi cuộc đấu tranh Những điểm... nhƣng phải đến 40 năm sau binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp mới đƣợc thừa nhận với với những cái tên lính khổ đỏ, lính khố xanh gọi chung là lính tập để phân biệt với lính thú của Việt Nam, nằm dƣới sự chỉ huy của các vua quan Từ lính tập cũng để chỉ thứ lính tuyển mộ từ ngƣời Việt Nam phục dịch cho ngƣời Pháp, đặt dƣới quyền chỉ huy của ngƣời Pháp (hàm ý coi khinh) 1.3 Đội ngũ binh lính triều... lƣợc Việt Nam của thực dân Pháp; âm mƣu và thủ đoạn của thực dân Pháp khi thành lập lực lƣợng quân đội bản xứ vào việc xâm lƣợc, thống trị và đàn áp nhân dân ta; những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đƣa đến các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong thời kì này - Luận văn trình bày một cách khái quát và có hệ thống các cuộc đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt. .. ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Luận văn đƣa ra những nhận định, đánh giá về nguyên nhân, tính chất, vai trò, vị trí và đóng góp của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc vận động và sử dụng lực lƣợng ngụy binh đối với hai cuộc cách mạng giải... khiển của thực dân Pháp Từ những binh lính đảo ngũ đầu tiên theo Pháp khi mới xâm lƣợc, dần dần, binh lính của triều đình đã trở thành nguồn bổ sung đắc lực và một thành phần của quân đội Pháp ở Đông Dƣơng cũng nhƣ Việt Nam Về danh nghĩa, sau khi Việt Nam trở thành xứ bảo hộ, triều Nguyễn tiếp tục thống lĩnh lực lƣợng này cho đến năm 1945, nhƣng trên thực tế, quân đội triều đình hoàn toàn do thực dân Pháp . BIỂU CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 24 2.1 Đấu tranh trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 24 2.1.1 Vụ đầu đầu độc lính Pháp ở. lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam và các cuộc đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Nhiệm vụ của đề. đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Chƣơng 3: Một vài nhận xét về các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân

Ngày đăng: 06/09/2015, 13:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w