Đội ngũ binh lính triều Nguyễn – nguồn bổ sung trực tiếp cho quân độ

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 25)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3. Đội ngũ binh lính triều Nguyễn – nguồn bổ sung trực tiếp cho quân độ

thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng

Đến năm 1884, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lƣợc Việt Nam. Mọi quyền hành về kinh tế, chính trị, quân sự của Việt Nam đều do ngƣời Pháp thâu tóm. Triều Nguyễn chỉ là bù nhìn. Trong bối cảnh đó, quân đội nhà Nguyễn từ năm 1884 đến 1945 đã có những chuyển biến về tổ chức, biên chế lẫn chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với triều đình Huế và dƣới sự điều khiển của thực dân Pháp. Từ những binh lính đảo ngũ đầu tiên theo Pháp khi mới xâm lƣợc, dần dần, binh lính của triều đình đã trở thành nguồn bổ sung đắc lực và một thành phần của quân đội Pháp ở Đông Dƣơng cũng nhƣ Việt Nam. Về danh nghĩa, sau khi Việt Nam trở thành xứ bảo hộ, triều Nguyễn tiếp tục thống lĩnh lực lƣợng này cho đến năm 1945, nhƣng trên thực tế, quân đội triều đình hoàn toàn do thực dân Pháp điều khiển.

Dƣới thời Pháp thuộc, quân đội nhà Nguyễn vẫn tồn tại hai thành phần là Vệ binh và Cơ binh ở kinh đô và quân địa phƣơng. Binh lính ở kinh đô là đội quân đóng ở kinh thành Huế đƣợc chia thành ba hạng: thân binh - để bảo vệ vua, cấm binh - để canh giữ kinh thành và tinh binh - đƣợc giao trấn giữ khu vực ngoài kinh thành. Ngoài ra còn có các thuộc binh trong phủ đệ của các

vƣơng tôn, hoàng từ và đại thần, dùng để hầu hạ, không dùng vào quốc sự. Binh lính ở các tỉnh có các đội bộ binh, pháo binh và tƣợng binh. Lính tòng quân đƣợc chia thành hai lực lƣợng: Lính vệ và Lính cơ. Lính vệ là quân đội chính quy, thƣờng tại ngũ, chủ yếu đóng ở kinh kì và các tỉnh thành. Lính cơ thuộc loại lính mộ địa phƣơng nên còn gọi là biền binh hay mộ binh, khi cần thì gọi, thời bình thì về quê làm ruộng, chủ yếu để bổ sung vào lực lƣợng chính quy. Lúc đầu, Pháp vẫn chấp nhận để cho các đề đốc, võ quan triều Nguyễn chỉ huy dƣới sự giám sát của ngƣời Pháp. Nhƣng đến năm 1891, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định thành lập lực lƣợng Cơ binh, do Pháp trực tiếp tổ chức, trang bị và chỉ huy. Ban đầu, lực lƣợng này có khoảng 4000 quân, làm nhiệm vụ phục vụ quan lại ngƣời Việt Nam ở các tỉnh, huyện và canh gác công sở địa phƣơng. Nghị định này đã đặt dấu chấm hết cho quân đội nhà Nguyễn với tƣ cách là lực lƣợng vũ trang của nhà nƣớc phong kiến độc lập. Dƣới thời Pháp thuộc, nhà Nguyễn vẫn duy trì phép tuyển binh "Giản binh định lệ". Tuy nhiên, số lƣợng tuyển giảm đi kể cả kinh đô hay các tỉnh. Việc giảm số lƣợng quân lính, đặc biệt quân số ở kinh đô là để đáp ứng yêu cầu của thực dân Pháp. Ngƣời Pháp ở Việt Nam muốn giảm số lƣợng quân chính quy, để từ đó lập nên những đội "lính khố xanh", "lính khố đỏ", "lính tập" phục vụ cho nhu cầu quân sự, mà nòng cốt chủ yếu là những binh lính An Nam cũ.

Đối với một xã hội thuộc địa nhƣ Việt Nam, hai thế lực thực dân và phong kiến có quan hệ mật thiết với nhau, là chỗ dựa của nhau. Về lực lƣợng vũ trang, quân đội nhà Nguyễn đƣợc thực dân Pháp sử dụng nhƣ một công cụ để đàn áp các phong trào yêu nƣớc của nhân dân Việt Nam. Phía Pháp, chính quyền thực dân lại dùng chính những ngƣời An Nam làm công cụ cho công cuộc bình định tại thuộc địa. Vì vậy, ngay từ khi mới bắt đầu xâm lƣợc Việt Nam, thực dân Pháp đã lợi dụng cơ chế binh dịch sẵn có và nguồn nhân lực sẵn có để sẻ bớt gánh nặng xƣơng máu cho quân đội thực dân xâm lƣợc. Những quân lính đƣợc "giản binh" theo quy định của triều Nguyễn sau đó đƣợc chiêu

mộ thành những toán Lính tập, Lính thủy, Lính Mã tà ...dặt dƣới quyền chỉ huy của quân đội Pháp. Hai đại đội Lính tập đƣợc tập hợp đầu tiên ở Đà Nẵng, lấy chủ yếu từ lính triều đình đảo ngũ. Họ đƣợc trang bị nhƣ lính hải quân khinh chiến trừ khẩu carabinne đƣợc thay bằng khẩu súng kiểu 1842 xƣa. Từ năm 1884 trở đi, thực dân Pháp cho thành lập các Trung đoàn Lính tập An Nam, Đội Bảo an binh, Lính thủ hộ...mà lực lƣợng chủ yếu vẫn là những ngƣời lính An Nam "giản binh".

Trong nghị định về việc thành lập các đội Bảo an binh cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa quân đội thuộc địa với quân đội Pháp. Tháng 11-1889, Hội đồng tối cao xứ Đông Dƣơng quyết định giải tán 3 tiểu đoàn lính truy kích An Nam và thay vào đó là những đội dân vệ. Những lính truy kích giải ngũ nhập vào tổ chức dân vệ ở các tỉnh. Tổng quân số các đội này lên tới 2.700 ngƣời và đƣợc chuyển sang biên chế của nhà nƣớc bảo hộ. Theo các Nghị định ngày 17- 5-1919, ngày 31-12-1930, 23-11-1940...lính thủ hộ của triều Nguyễn là một bộ phận trong quân đội thuộc địa Pháp. Số lƣợng lính thủ hộ thay đổi theo tình hình trong và ngoài nƣớc. Nhƣ vậy, dù đƣợc gọi theo cách nào thì trên danh nghĩa, triều đình Nguyễn có quyền chỉ huy các toán lính trên, nhƣng quyền điều động binh lính thuộc về các tƣớng lĩnh Pháp.

Quân đội Nam triều, dƣới sự bảo hộ của Pháp, phục vụ cho mục đích xâm lƣợc của thực dân Pháp. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là đàn áp các phong trào yêu nƣớc nhƣ: đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vƣơng, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Đông Du...

Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra giữa lúc thực dân Pháp đã củng cố xong nền cai trị của chúng ở Đông Dƣơng. Lực lƣợng quân đội thuộc địa, trong đó có binh lính Việt thuộc triều Nguyễn đƣợc tập hợp, sử dụng cho cuộc "khai phá" của "mẫu quốc". Đã có một phong trào rầm rộ cổ động cho Đông Dƣơng gửi ngƣời, tiền bạc sang giúp "mẫu quốc". Số ngƣời sang "mẫu quốc" phần lớn phải trải qua thể thức điền lính hàng năm và rút từ các binh đoàn hiện có để gửi

qua Pháp. Năm Khải Định nguyên niên (1916), vua lệnh cho Án sát Nguyễn Văn Hiền sung làm Khâm sai phái sang Tây. Trong bối cảnh triều Nguyễn trở thành tay sai cho thực dân Pháp thì quân đội triều đình cũng chỉ còn là công cụ tay sai cho chúng. "Nhìn xét bảng lƣơng cho Lính tập, lính Mã tà, Lính mộ, ngƣời ta vẫn thấy dấu vết của một ông Cai đội Vệ binh ngạch Chánh ngũ phẩm, còn Cại đội Mộ binh chỉ có Chánh lục phẩm và Đội trƣởng Lệ Mục thì Chánh cửu phẩm" [68, tr.41]. Nhƣng nơi thân xác của những thanh niên ấy, nhà cầm quyền mới đã nhồi nắn một kĩ thuật khác, trao vào tay họ những vũ khí mới để họ sẽ chống lại những anh em của họ mới hôm qua còn trong cùng một cơ binh, cùng nắm chuôi cày, cán quốc, trong cùng làng xóm quê hƣơng.

Là quân đội chính quy của triều đình, từng đƣợc đánh giá khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á, đến thời kì Pháp thuộc, quân đội nhà Nguyễn đã mất dần sức mạnh và nhuệ khí. Đúng quy luât, quân đội của mỗi nhà nƣớc đƣợc thành lập là để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhƣng thời Pháp thuộc, quân đội nhà Nguyễn đã đi ngƣợc lại với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, trở thành công cụ trong chính quyền thực dân nhằm chống lại các lực lƣợng yêu nƣớc của nhân dân Việt Nam và bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn thực dân. Chức năng, nhiệm vụ của quân đội triều Nguyễn ngày càng phụ thuộc vào mục đích và đƣờng hƣớng cai trị của chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam. Nhƣ vậy, nhà Nguyễn chính là kẻ tiếp tay cho thực dân Pháp thực hiện tốt hơn chính sách "Dùng ngƣời Việt Nam đánh ngƣời Việt Nam".

Tiểu kết chương 1

Để phục vụ cho yêu cầu xâm lƣợc và bình định Việt Nam, ngay từ đầu dùng, thực dân Pháp đã dùng thủ đoạn "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt". Những đơn vị lính ngƣời Việt đầu tiên đƣợc Pháp xây dựng nên trở thành công cụ hữu dụng giúp chúng đẩy nhanh hơn quá trình hoàn thành xâm lƣợc nƣớc ta. Trong đó, quân đội triều đình Nguyễn cũng là một nguồn bổ sung quan trọng.

Với việc hợp thức hóa và tăng cƣờng lực lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội thuộc địa làm công cụ đàn áp dân tộc Việt Nam, thực dân Pháp hy vọng sẽ ổn định đƣợc tình hình để thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo, đồng thời cũng là công cụ để chúng thực hiện những tham vọng của chủ nghĩa thực dân đế quốc ra bên ngoài. Nhƣng trong thực tế, chúng đã không hoàn toàn thực hiện đƣợc những âm mƣu đó. Binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã tiến hành những cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là những đòn nặng phá kế hoạch "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" của giặc và cũng là cuộc vùng dậy mãnh liệt của những ngƣời nông dân mặc áo lính, lấy súng giặc giết giặc, gây một truyền thống cho những binh sĩ cứu quốc Việt Nam sau này. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin khái quát lại các cuộc đấu tranh tiêu biểu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp, kế tục truyền thống yêu nƣớc của dân tộc để giành độc lập, tự do.

Chƣơng 2

CÁC CUỘC ĐẤU TRANH TIÊU BIỂU CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX

ĐẾN NĂM 1945

Đến cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lƣợc tạm thời bị thất bại. Thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới bằng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) đến trƣớc cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Dƣới tác động của hai cuộc khai thức và hai cuộc chiến tranh thế giới: lần thứ nhất (1918-1918), lần thứ hai (1939-1945), nƣớc Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc về nhiều mặt, từ một xã hội phong kiến thuần túy đã trở thành xã hội thuộc địa. Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuân chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị áp bức càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh càng mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và lực lƣợng. Binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp cũng đóng góp sức mình vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

2.1 Đấu tranh trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 2.1.1Vụ đầu đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (1908)

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)