Tham gia âm mƣu khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 35)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.2Tham gia âm mƣu khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)

Từ 1914, chiến tranh thế giói thứ nhất bùng nổ, đế quốc Pháp tham chiến trong phe Hiệp ƣớc. Ở Đông Dƣơng, thực dân Pháp vơ vét sức ngƣời, sức của của nhân dân Việt Nam phục vụ cho âm mƣu của chúng trong cuộc chiến đã gây ra sự căm phẫn trong nhân dân, kích động mạnh mẽ tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam bị điều sang Tây Âu làm bia đỡ đạn, thậm chí tác động tới cả lòng yêu nƣớc của vị vua Duy Tân trẻ tuổi và thông minh.

Việt Nam Quang phục hội ở nam Trung Bộ khác với Việt Nam Quang phục hội ở các nơi khác là đã tổ chức đƣợc một “Kỳ bộ” do các nhà yêu nƣớc giàu tâm huyết đứng đầu. Đó là Trần Cao Vân, một nhà nho tham gia chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908 mới thoát khỏi nhà tù Côn Đảo về; là Thái Phiên đã hơn 20 năm hoạt động cứu nƣớc và là cộng sự thân tín của Phan Bội Châu; là Đỗ Tuyển, Lê Nhung, Phạm Thành Chƣơng, Phan Thanh Tài, Đỗ Tự, Lê Đình Dƣơng, Cử Súy. Tất thảy họ đều có chung quyết tâm nổi dậy. Sự quyết tâm đó nhận đƣợc sự ủng hộ của ngƣời Đức qua lãnh sự Đức ở Xiêm. Họ hứa sẽ viện trợ cho Việt Nam chống Pháp nếu đạt đƣợc những thắng lợi đầu tiên. Tổ chức Việt Nam Quang phục Hội ở Trung Quốc và Xiêm cũng đƣa tin hƣởng ứng.

Nhiều cuộc hội nghị đƣợc triệu tập bàn về việc xây dựng lực lƣợng, phân công các nhà lãnh đạo phụ trách từng địa phƣơng, vận động nhân dân tham gia, xây dựng căn cứ địa, nắm tình hình địch. Sau một thời gian, Hội đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu.

Lực lƣợng chính mà những ngƣời lãnh đạo dựa vào là lớp lính mộ đang tuyển lựa, đang luyện tập hoặc sắp xuống tàu sang Pháp đánh nhau với Đức. Rải rác các tỉnh, chỗ nào cũng có lính mộ, nhất là ở Huế. "Sắp bƣớc vào cuộc

chiến tranh, đa số lính đều giao động, nhớ nhà. Những tin Pháp bại trận đƣa tới càng làm họ lo sợ" [50, tr.98]. Những ngƣời tuyên truyền của khởi nghĩa một mặt đƣa ra những tin đồn khủng khiếp về cuộc chiến và cổ động binh lính sẵn sàng quay súng giết giặc. tinh thần phản chiến và hƣởng ứng cách mạng trong binh lính ngày một dâng cao.

Tại cuộc họp tháng 9-1915, Lê Nhung báo cáo: ở Quảng Ngãi có 580 lính khố xanh, thì có tới 450 ngƣời đã ngả theo cách mạng. Ở Quảng Nam cũng vậy, khoảng 80% lính khố xanh và lính tập ngả theo ta. Về vũ khí, ngoài 580 khẩu súng do lính khố xanh sử dụng, còn 350 khẩu đang trong kho và rất nhiều đạn dƣợc.

Đồng thời qua các nguồn tin, Kỳ bộ còn biết đƣợc tình hình là lúc bấy giờ, đang diễn ra sự thuyên chuyển lực lƣợng của địch do chúng phải điều động lực lƣợng cho chiến tranh. Ở Quảng Nam, trƣớc có 150 lính lê dƣơng nay chỉ còn 35 tên. Ở Huế cũng vậy, riêng ở Mang Cá, trƣớc có một sƣ đoàn, trong đó nhiều lính Tây, nay chỉ còn 50 tên. Trong số 2.500 lính mộ, mà Pháp chuẩn bị cho xuống tàu, ta đã vận động đƣợc khá đông làm nội ứng. . .

Qua các cuộc hội nghị ở Đà Nẵng, Huế, các nhà lãnh đạo đã đi đến nhất trí tiến hành khởi nghĩa dƣới danh nghĩa vua Duy Tân, lấy Huế làm địa bàn nổi dậy đầu tiên. Lực lƣợng khởi nghĩa là những binh lính ngƣời Việt, phần lớn là lính sắp bị đƣa sang chiến trƣờng châu Âu. Kế hoạch cũng đƣợc vạch ra một cách rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể cả ở Huế và Quảng Nam và Quảng Ngãi. Công việc chuẩn bị đã tiến hành trong mấy tháng mà không bị lộ.

Kế hoạch khởi nghĩa định vào ngày 3-5-1916. Theo kế hoạch vào đêm mồng 2 rạng ngày 3-5, khi vua Duy Tân cùng 4 thị vệ ra khỏi Hoàng thành xuống thuyền ra sông Phú Cam sẽ phát động khởi nghĩa. Hiệu lệnh là tiếng pháo nổ và tiềng voi gầm. Nhƣng gần đến ngày khởi sự thì bị lộ do việc bảo mật quá sơ hở. Vợ con lính tấp nập dồn về quê, gây ra một không khí khác thƣờng khiến địch sinh nghi. Chúng tung mật thám dò manh mối. Việc liên hệ giữa Thái Phiên và Trần Cao Vân với Huế đã bị địch phát hiện. Kế hoạch chuẩn bị đánh đồn Tam Kỳ và đồn Quảng Nam cũng bị lộ.

Chúng lo ngại nhất là 2000 lính chiến đang ở Huế sắp sửa đƣa sang Pháp. Trong lúc chúng đang ráo riết đề phòng thì chiều ngày 3-5, tên Trần Quang Trữ phụ trách việc điều động 2.500 lính mộ trong kế hoạch khởi nghĩa đã phản bội đi báo tin ngày giờ khởi sự cho khâm sứ Huế. Ở Quảng Ngãi, Huỳnh Quang Trí phụ trách tài chính của Hội bị địch bắt, tri phủ hƣu trí là Nguyễn Đĩnh đem giấy tờ sổ sách của Hội nộp cho toà sứ Hội An. Điện tín ở Huế đánh vào, Quảng Ngãi đánh ra, do đó Quảng Nam cũng lộ nốt.

Trên cơ sở những nguồn tin nắm đƣợc, địch đã chủ động đề phòng và chuẩn bị kế hoạch đàn áp. Ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Pháp đóng chặt cửa trại lính, thu hết vũ khí của binh lính ngƣời Việt và ra lệnh giới nghiêm. Về phía nghĩa quân, theo kế hoạch, đêm 3-5, dân binh ở nhiều địa phƣơng kéo về các tỉnh lỵ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chờ mãi không có lửa hiệu đốt lên, không có binh lính nội ứng nổi dậy, lực lƣợng này đã buộc phải tự giải tán trƣớc sự truy bắt khám xét gắt gao của địch.

Riêng ở Quảng Nam, dân quân ngoại thành do Trần Chƣơng (cháu họ của Trần Cao Vân) chỉ huy đã dùng thang trèo vào thành, đốt một nhà nhỏ bỏ trống, làm hiệu, nhƣng bên trong binh lính không nổi dậy, nên cũng phải tự giải tán. Ở Tam Kỳ, quân khởi nghĩa nổi dậy diệt ba lính, chiếm huyện lỵ. Ngay sau đó, quân Pháp kéo tới đàn áp, nghĩa quân tan rã.

Ở Huế không có một hành động vũ trang nào, kể cả viên thiếu tá ngƣời Đức nhận làm nội ứng cũng không hƣởng ứng. Toàn bộ kế hoạch khởi nghĩa đƣợc chuẩn bị không thực hiện đƣợc.

Địch thẳng tay đàn áp, lùng bắt những ngƣời yêu nƣớc. Vua Duy Tân bị bắt ở núi Thiên Mụ (6-5-1916) và bị đƣa đi đày ở đảo Rêuyniông. Lê Nhung tự vẫn. Các thủ lĩnh nghĩa quân nhƣ Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Thành Chƣơng và nhiều yếu nhân khác bị Pháp bắt và xử tử ở cửa An Hoà. Một só lãnh đạo khác bị đày đi tù ở các nhà ngục Khánh Hòa, Lao Bảo. Cuộc khởi nghĩa ở nam Trung Kỳ và Huế đã bị thất bại.

Sau vụ Hà thành đầu độc, Âm mƣu khởi nghĩa ở Nam Trung Kì và Huế cho thấy, binh lính Việt Nam tiếp tục trở thành động lực mới trong phong trào yêu nƣớc đầu thế kỉ XX và tỏ rõ quyết tâm dùng súng giết giặc. Cuộc khởi nghĩa không thành vì thiếu tổ chức, thiếu cảnh giác, nhất là thiếu một đƣờng lối chính trị rõ rệt, một bộ tham mƣu đúng đắn. Nhƣng, đây là sự tiếp nối của phong trào yêu nƣớc có xu hƣớng dân chủ tƣ sản đầu thế kỉ XX, thể hiện tinh thần yêu nƣớc bất khuất của các nhà lãnh đạo, ý chí diệt thù cứu nƣớc cao cả của nhân dân và những sáng kiến về chủ động xây dựng lực lƣợng, vận động vua Duy Tân, vận động binh lính tham gia. Cuộc đấu tranh này đã cho thấy binh lính Việt Nam cũng là một lực, lƣợng đông đảo, phản kháng lại kẻ thù xâm lƣợc, nếu những ngƣời lãnh đạo có đƣờng lối vận động và chỉ huy đúng đắn.

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 35)