Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 101)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4 Một số bài học kinh nghiệm

Phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 là những ngọn lửa yêu nƣớc liên tục đƣợc nhóm lên và thổi bùng dữ dội đốt cháy kẻ thù cƣớp nƣớc, cổ vũ nhân dân ta bƣớc tiếp con đƣờng đấu tranh giành độc lập. Đồng thời, những cuộc đấu tranh đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng và nhân dân ta khảo nghiệm, sàng lọc, lựa chọn con đƣờng và lực lƣợng tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Thứ nhất: Cách mạng muốn thành công cần phải có thời cơ đầy đủ, chín muồi. Nhìn tổng thể hoàn cảnh dẫn đến các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, chúng ta nhận thấy:

Về điều kiện khách quan: Các cuộc đấu tranh bùng nổ vào đúng thời điểm thực dân Pháp gặp khó khăn nhất. Đó là khi Pháp tham gia vào các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1914), nên chúng phải huy động nguồn nhân lực và vật lực rất lớn cho cuộc chiến. Khi điều kiện trong nƣớc không đáp ứng đƣợc thì chúng vơ vét, bóc lột nhân dân các nƣớc thuộc địa trong đó có Việt Nam. Tức là khi Pháp đang ở tình thế khó khăn, lúng túng cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Tuy nhiên, bộ

máy thống trị của chúng ở Việt Nam vẫn chƣa hoàn toàn suy sụp, vẫn đủ sức đàn áp và bóc lột nhân dân thuộc địa. Ngay cả trong thế chiến thứ hai khi bị Nhật nhảy vào Đông Dƣơng đòi chia xẻ quyền lợi.

Về chủ quan: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra là để giải quyết mâu thuẫn sâu xa giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp mà đại diện lúc ấy là giữa binh lính ngƣời Việt với bọn chỉ huy Pháp. Tuy nhiên, tình thế để thúc đẩy cuộc khởi nghĩa bùng nổ và đƣa đến thành công lại không thể đảm bảo. Vụ Hà thành đầu độc xảy ra khi Pháp đã "đánh hơi" đƣợc và đề phòng; ở khởi nghĩa Thái Nguyên có phần đặc biệt hơn đó là sự cai trị tàn ác của Công sứ Đáclơ và kế hoạch bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần và cuối cùng là bị động khi nghe tin sắp bị điều động đi nơi khác và thêm vào đó là sự sai lầm về phƣơng pháp nên cuối cùng thất bại; hay nhƣ vụ âm mƣu khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân, cuộc khởi nghĩa Yên Bái đều đƣợc tiến hành trong tình thế ép buộc, đã bị lộ nên thực dân Pháp đã nhanh chóng dập tắt; cuộc khởi nghĩa Nam Kì nổ ra trong tình thế thúc bách "Thà chết cho cách mạng còn hơn làm bia đỡ đạn cho kẻ thù"

Tình hình kể trên là những biểu hiện của tình thế cách mạng đã xuất hiện trong phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, nhƣng chƣa đủ thời cơ chín muồi cho thắng lợi trong cả nƣớc. Về vấn đề này, Lê-nin đã tổng kết nhƣ sau: "Quy luật cơ bản của tất cả các cuộc cách mạng và nhất là ba cuộc cách mạng Nga trong thế kỉ 20 xác minh là: muốn có cách mạng thì việc quần chúng bị áp bức và bóc lột nhận thức rằng không thể sống nhƣ trƣớc nữa và đòi hỏi phải có sự thay đổi cũng chƣa đủ; muốn có cách mạng, còn phải có tình hình là những kẻ bóc lột cũng không thể sống và thống trị nhƣ trƣớc đƣợc nữa. chỉ khi nào "những ngƣời bên dƣới" không thể tiếp tục sống nhƣ trƣớc nữa và "những kẻ bên trên" cũng không thể tiếp tục sống nhƣ trƣớc nữa, thì cách mạng mới có thể thắng lợi" [42, tr.96].

Từ những cuộc đấu tranh của binh lính hay có sự tham gia của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam, đã để lại cho Đảng ta bài học vô cùng sinh động, đƣợc trả giá bằng xƣơng máu là: khi tình thế cách mạng chƣa hoàn toàn chín muồi, chƣa có thời cơ thì khởi nghĩa sẽ đi đến thất bại.

Thứ hai: Để cách mạng thành công phải có quá trình chuẩn bị, xây dựng lực lƣợng, liên kết lực lƣợng một cách vững chắc. Trong các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, dù theo sự chỉ đạo và định hƣớng của khuynh hƣớng cách mạng nào thì cũng đã có sự chuẩn bị về lực lƣợng, nhƣng đều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khởi nghĩa. Tất cả chỉ diễn ra chủ yếu trong binh lính ngƣời Việt, rất đơn độc cả về thành phần lẫn khu vực. Chƣa có sự kết hợp nổi dậy chặt chẽ, lâu dài giữa các thành phần giai cấp và tầng lớp với binh lính. Bất cứ một cuộc cách mạng chân chính nào cũng thực sự là ngày hội của quần chúng. Đa số quần chúng nhân dân mà chƣa xuống đƣờng chƣa thể thành ngày hội đƣợc. Một thực tế phải thừa nhận, mặc dù là lực lƣợng quan trọng nhƣng không thể coi ngụy binh ngƣời Việt trong quân đội Pháp nói riêng và ngụy binh nói chung là đội quân nòng cốt, đội quân xung kích của cuộc khởi nghĩa. Quyết định thắng lợi của một cuộc Tổng khởi nghĩa là đội quân chính trị của quần chúng trong đó lực lƣợng công nông làm nòng cốt và lực lƣợng vũ trang cách mạng là mũi nhọn của đội quân chính trị quần chúng. Chủ trƣơng của các cuộc đấu tranh trong phong trào của binh lính Việt Nam chống Pháp là dựa vào binh lính nổi dậy, lấy súng địch, bắn lại kẻ thù và đánh những nơi quan trọng. Nhƣng gặp trƣờng hợp những ngƣời lãnh đạo không tính đến, kế hoạch bị lộ, địch cấm trại, khóa kho súng...thế là mọi việc bị đảo lộn. Đó là chƣa kể việc giác ngộ, vận động không đều trong ngụy binh...nên dẫn đến mọi việc đều đổ vỡ. Bài học từ vụ Hà Thành đầu độc, âm mƣu khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân ở Huế, khởi nghĩa Yên Bái, khởi nghĩa Nam kì...cho chúng ta thấy rõ điều đó. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận vai trò của lực lƣợng ngụy binh ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam trong cuộc

đấu tranh chung của dân tộc. Những cuộc đấu tranh và hƣởng ứng của họ trong phong trào dân tộc đã góp phần làm suy yếu lực lƣợng địch, làm nội ứng cho các cuộc cách mạng thành công. Kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mƣời Nga, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam và cách mạng Cu Ba...cho thấy, khi đã xuất hiện những điều kiện khách quan, chủ quan cho một thời cơ cho cách mạng chín muồi, quần chúng đã xuống đƣờng giành chính quyền thì một phần quân đội địch ngả hẳn về phe cách mạng, đứng về phía nhân dân.

Thứ ba: Cần có một đƣờng lối đấu tranh đúng đắn, bảo toàn lực lƣợng và duy trì cuộc đấu tranh lâu dài để chờ đón thời cơ.

Phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt để lại bài học lớn lao về sự cần thiết phải có một đƣờng lối đấu tranh đúng đắn, lâu dài, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Hình thức đấu trang chủ yếu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam là đấu tranh vũ trang. Họ chỉ biết lấy súng giặc, giết giặc và không biết sau đó sẽ phải làm gì. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, sau thắng lợi bƣớc đầu mới bàn tiếp nên tiếp tục nhƣ thế nào? tấn công hay phòng ngự? Cuối cùng, họ đi theo đƣờng lối của yếu nhân Việt Nam Quang phục hội, thực hiện chiến thuật phòng ngự, bị động. Theo Lê-nin "Phòng ngự là con đƣờng chết của khởi nghĩa", sự thực đã diễn ra đúng nhƣ vậy. Hay cuộc binh biến Bình Liêu, tuy đã mở rộng tấn công nhƣng thực tế binh lính chỉ loay hoay trong khu vực cửa biển Đông Bắc để rồi trƣớc sự vây ráp của kẻ thù họ cũng lui vào phòng ngự và bị tiêu diệt. Tƣơng tự, cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, sau khi dốc toàn lực đánh trận cuối cùng thì nghĩa quân chỉ còn "chờ đến sáng để giặc bắt". Vì vậy, nếu thiếu đi một đƣờng lối đúng đắn, sự chuẩn bị lâu dài thì cách mạng không thể thành công. Thứ tƣ: Đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp còn để lại cho Đảng ta những bài học về công tác binh vận. Từ kinh nghiệm thực tế, Đảng ta coi binh vận là một nghệ thuật quân sự với cách đánh "xuất quỷ nhập thần", "nội công ngoại kích", quân sự đánh từ ngoài vào, binh vận đánh từ trong ra, lập đƣợc nhiều chiến công hiển hách trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ sau này.

Bằng việc khơi dậy lòng yêu thƣơng của con ngƣời với con ngƣời, cùng dòng máu con Lạc cháu Rồng, Đảng ta đem đạo lý dân tộc, nghĩa tình đồng bào tác động vào trái tim, khối óc của binh sĩ đối phƣơng, làm thức tỉnh lƣơng tri của những con ngƣời lầm đƣờng lạc lối. Hƣớng họ đi vào con đƣờng của chân lý, nhận thức rõ về Đảng, tin Đảng và theo Đảng. Giúp họ bỏ súng quy hàng trở về với gia đình với lòng yêu thƣơng, sự cƣu mang đùm bọc của làng xóm láng giềng, để tất cả cùng vùng lên chống lại kẻ thù đang giày xéo quê hƣơng mình. Đó là công tác binh vận, là một sáng tạo độc đáo của Đảng ta trong phát triển nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh cách mạng, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chƣơng 3

Phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nằm trong phong trào đấu tranh chung của các tầng lớp nhân dân chống Pháp đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Tuy nhiên, do đặc điểm xuất thân và nghề nghiệp, đấu tranh của binh lính ngƣời Việt còn xuất phát từ những nguyên nhân khác, trực tiếp và gián tiếp. Nhƣng, tất cả đều nhằm một mục đích chung là giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Qua các cuộc đấu tranh tiêu biểu từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đã thể hiện đƣợc phần nào vai trò của mình đối với tiến trình lịc sử cách mạng của dân tộc. Tuy không thể trở thành động lực chính, nhƣng ngụy binh Việt trong quân đội Pháp đã đóng vai trò tích cực, làm nội ứng đối với sự thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần làm phá sản âm mƣu "Dùng ngƣời Việt Nam đánh ngƣời Việt Nam" của thực dân Pháp. Từ các cuộc đấu tranh của binh lính Việt trong quân đội Pháp, Đảng ta đã rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm, làm bài học quý báu cho quá trình lãnh đạo cách mạng đi đến thành công vào tháng Tám năm 1945 cũng nhƣ sau này.

KẾT LUẬN

Để phục vụ cho công cuộc xâm lƣợc và khai thác, thực dân Pháp đã tạo ra ở nƣớc ta một lực lƣợng mới, nằm trong âm mƣu "Dùng ngƣời bản xứ đánh ngƣời bản xứ", đó là binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Lực lƣợng này đã dần bị đƣợc dân Pháp hợp pháp hóa trở thành những thành viên trong biên chế quân đội chính quy và không chính quy của chúng ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng là những ngƣời Việt Nam bị mất nƣớc, trở thành nô lệ, ngay từ đầu binh lính Việt Nam đã phản kháng lại thực dân Pháp. Đến đầu thế kỉ XX, đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân dội Pháp ở Việt Nam trở thành phong trào kéo dài đến năm 1945. Cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp là những đòn đánh trực diện đầu tiên vào chính sách "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" của Pháp ở Việt Nam.

Đấu tranh của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp từ đầu thế kỉ XX đã mang màu sắc mới. Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, có khoảng 10 cuộc đấu tranh tiêu biểu có sự tham gia hoặc trực tiếp tổ chức của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Nhìn chung, hình thức đấu tranh của binh lính ngƣời Việt thời điểm này rất phong phú, đa dạng nhƣng nổi bật lên là đấu tranh vũ trang. . Các cuộc đấu tranh không còn đi theo khuynh hƣớng phong kiến lạc hậu nữa mà tiếp thu, ảnh hƣởng của những khuynh hƣớng cách mạng mới ở Việt Nam lúc đó: dân chủ tƣ sản và vô sản. Trƣớc năm 1930, đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp diễn ra với vai trò định hƣớng hầu hết thuộc về tầng lớp sĩ phu yêu nƣớc cấp tiến, giai cấp tiểu tƣ sản và tƣ sản dân tộc. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đấu tranh của nhân dân nói chung, binh lính ngƣời Việt nói riêng đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Với đƣờng lối chính trị, quân sự đúng đắn, hƣớng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp vào cuộc đấu tranh chung của các tầng lớp nhân dân giành lại độc lập dân tộc và xây dựng một nhà nƣớc mới dân chủ, công bằng, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi ngƣời. Đảng ta đã đƣa lực lƣợng binh lính ngƣời Việt nằm trong mặt trận cứu

nƣớc chung của toàn dân tộc, tham gia đấu tranh trong tiến trình vận động giải phóng dân tộc, góp phần làm nên thắng lợi tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 diễn ra trên quy mô tƣơng đối rộng. Từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi, và có lúc lan rộng ra nhiều tỉnh, nhất là ở Nam Kì với mức độ sôi nổi, mạnh mẽ gây cho quân thù nhiều tổn thất và nhiều phen sóng gió nhƣ khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), khởi nghĩa Nam Kì (1940). Vì vậy, sau mỗi lẫn dập tắt đƣợc các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt, thực dân Pháp lại một lần lo củng cố, tăng cƣờng và tổ chức lại chính sách cai trị, quản lí để ngăn chặn phong trào tiếp tục diễn ra.

Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam, đánh giá cao vai trò của các những ngƣời lãnh đạo và tinh thần anh dũng đấu tranh của các binh sĩ yêu nƣớc trong các cuộc khởi nghĩa của binh lính đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau 30 năm bôn ba ở nƣớc ngoài, trong bài viết "Kính cáo đồng bào" kêu gọi nhân dân đứng lên đánh duổi Pháp - Nhật để giành lại độc lập tự do, Ngƣời đã nói: "Tấm gƣơng oanh liệt của các bậc lão tiền bối nhƣ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Lƣơng Ngọc Quyến còn đó. tinh thần anh dũng của các liệt sĩ ở Thái Nguyên, Yên Bái, Nghệ An hãy còn đây...Đồng bào ta quyết nối gót xƣa, phấn đấu hy sinh đặng phá xiềng xích" [55, tr.321]. Đó là những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong lịch sử cận đại Việt Nam trƣớc và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Họ đã trở thành những tấm gƣơng tiêu biểu để các thế hệ sau noi theo, làm thức tỉnh những binh lính ngƣời Việt khác ở trong và ngoài nƣớc trong quân đội Pháp cùng đứng lên, cầm súng quay trở về với nhân dân, với cách mạng.

Trong tất cả các phong trào cách mạng diễn ra trên đất nƣớc ta từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 thì đấu tranh của binh lính ngƣời Việt là yếu tố nội hàm.

Đó là mặt trái của chính sách "Dùng ngƣời bản xứ, trị ngƣời bản xứ" mà thực dân Pháp đã áp dụng ở tất cả các thuộc địa của mình. Qua các cuộc đấu tranh, Đảng ta càng nhận thức rõ hơn về vai trò của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh chung giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Từ đó, đã biết huy động lực lƣợng này đóng vai trò nội ứng, sẵn

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)