Ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng đầu thế kỉ XX

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 82)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2 Ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng cách mạng đầu thế kỉ XX

3.2.1 Ảnh hưởng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản

Đến năm 1896, phong trào Cần vƣơng chống Pháp của nhân dân ta đã bị dập tắt hoàn toàn. Thất bại của phong trào Cần Vƣơng chứng tỏ sự bất lực của hệ tƣ tƣởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử yêu cầu. Nhu cầu tìm kiếm một con đƣờng cứu nƣớc mới đặt ra một cách cấp thiết.

Cũng vào thời điểm đó, những trào lƣu cách mạng dân chủ tƣ sản lại dâng cao ở các nƣớc lân cận và trong khu vực, đặc biệt Trung Quốc và Nhật Bản. Nhƣng điều đặc biệt là trào lƣu tƣ tƣởng mới ấy chƣa thể thông qua giai cấp tƣ sản dân tộc hiện chƣa thành hình ở Việt Nam lúc ấy mà lại thông qua giới sĩ phu yêu nƣớc, tiến bộ đang trên con đƣờng tƣ sản hóa. Họ phần nào nắm bắt đƣợc nguyện vọng của quần chúng nhân dân và đƣợc hƣớng dẫn bởi những tƣ tƣởng chính trị mới đã đảm nhiệm vai trò của giai cấp lãnh đạo, động viên đƣợc quần chúng nổi dậy đấu tranh trong đó có binh lính ngƣời Việt.

Tiêu biểu và đi đầu cho khuynh hƣớng này là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Biểu hiện rõ nhất là việc hƣớng tới xây dựng một nƣớc Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng mạnh, theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa, lúc đầu là chính thể quân chủ lập hiến nhƣ của Nhật Bản, sau đó theo chính thể cộng hòa nhƣ của Cộng hòa Trung Hoa dân quốc. Tuy nhiên, biện pháp tiến hành cách mạng của các bậc sĩ yêu nƣớc đầu thế kỉ XX lại khác nhau. Nếu nhƣ Phan Bội Châu chủ trƣơng bạo động để đánh đuổi giặc Pháp thì Phan Châu Trinh lại chủ chƣơng cứu nƣớc bằng biện pháp cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại. Nhƣng dù là cải cách công khai hay bí mật tuyên truyền bạo động thì những sách báo, văn kiện tuyên truyền của nó đều nung nấu thêm lòng phẫn uất của dân chúng. Đặc biệt, chủ trƣơng bạo động của Phan Bội Châu đã đƣợc sự đón nhận của phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu và những ngƣời lính Việt Nam yêu nƣớc trong quân đội Pháp. Chủ trƣơng này đƣợc ghi rõ trong phƣơng châm hoạt động của Duy Tân hội lúc mới thành lập. Vì vậy, trong khi tổ chức các cơ quan và vận động học sinh sang Nhật du học của phong trào Đông Du thì phái bạo động vẫn liên lạc với nghĩa quân Yên Thế. Trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu vào tháng 12 - 1906, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám đã đồng ý gia nhập Duy Tân hội và cam kết phối hợp hành động. Đôi bên mật ƣớc khi nào Trung kì khởi nghĩa thì Đề Thám đem quân ứng viện cũng nhƣ Yên Thế bị đánh thì Trung kì nổi lên viện trợ. Những văn thơ tuyên truyền, phổ biến kêu gọi binh

lính quay súng giết giặc, cổ động binh lính Việt làm nội ứng đã biểu lộ tính chất bạo động rõ rệt. Lời chữ, âm giọng trong những bài thơ của Phan Bội Châu nhƣ có dầu sôi, lửa cháy:

Anh em ơi xin tuốt gươm ra Của nhà ta trả chủ ta (...)

Vạch trời xanh mà tuốt gươm ra Cũng xương, cũng thịt, cũng da

Cũng hòn máu đỏ con nhà Lạc Long (...) Hai mươi triệu dân cùng của hết

Bốn mươi năm nước mất quyền không Than ôi công nghiệp tổ tông

Nước tanh máu đỏ non chồng thịt cao Non nước ấy biết bao máu mủ

Nỡ nào đem nuôi lũ sài lang..."

Hay:

"Gió tanh xông mũi khó ưa

Kiếm sao cắp nách mà ngơ cho đành! Hòn máu uất chất đầy quanh ruột, Anh em ơi xin tuốt gươm ra!"

(Phan Bội Châu - Lưu Cầu huyết lệ tân thư)

Những câu thơ nhƣ thế còn rất nhiều trong trong các thơ văn cổ động lúc bấy giờ nhƣ bài "Mƣời điều đồng tâm" có nhắc đến sự đồng tâm của thủy, lục quân. Bài kêu gọi "Các chú tập binh" còn nói lên sự liên hệ của anh em họ hàng thân thích, đừng đế giặc lợi dụng "yếm bà lại buộc cổ bà"... Nó nói lên tinh thần yêu nƣớc bài Pháp, lấy bạo động làm phƣơng châm của một bộ phận phong kiến đang thu hút tàn lực của giai cấp để quyết chiến với quân cƣớp nƣớc một trận cuối cùng. Đồng thời, nó có tác dụng rất lớn, thu hút một giới ngƣời tay cầm vũ khí ngay ở trong lòng địch là các binh lính Việt Nam. Vì

thế, khi đƣợc vận động, họ đã sẵn sàng đứng lên trở thành những lực lƣợng chính trong vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội năm 1908 và chuẩn bị khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân cùng vua Duy Tân ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi năm 1916 với hi vọng nếu thành công sẽ thiết lập chính thể mới nhƣ đƣờng lối của Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu nƣớc đã lựa chọn trong phong trào Đông Du và tổ chức Việt Nam Quang phục hội. Cuối năm 1908, phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xƣớng bị thất bại. Ông cùng một số nhà cách mạng Việt Nam lánh sang Trung Quốc rồi sang Xiêm chờ thời cơ gây những cuộc bạo động mới. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi - Trung Quốc bùng nổ, những thắng lợi đầu tiên của nó đã kích động phong trào các nƣớc thuộc địa ở châu Á. Những nhà cách mạng Việt Nam từ Xiêm, Việt Nam kéo sang Quảng Đông, mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của quân cách mạng Trung Quốc. Họ cùng nhau lập một tổ chức cách mạng với tên gọi mới: Việt Nam Quang phục hội. Tôn chỉ của Hội là: đánh đuổi giặc Pháp giành lại nƣớc Việt Nam, thành lập nƣớc Cộng hòa dân quốc Việt Nam. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng cách mạng đã có sự thay đổi từ chính thể lập hiến sang cộng hòa nhƣng phƣơng pháp cách mạng vẫn không thay đổi, đó là bạo động. Sau những vụ nổ bom ở Thái Bình và Hà Nội vào cuối năm 1912, đầu năm 1913 rồi dự định Tổng bạo động không thành của Việt Nam Quang phục hội, thực dân Pháp đã câu kết với quân phiệt Trung Quốc, giao thiệp với chính phủ Xiêm khủng bố, làm tan rã Việt Nam Quang phục hội. Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh chống Pháp dƣới ảnh hƣởng của Việt Nam Quang phục hội vẫn diễn ra, đặc biệt là trong binh lính ngƣời Việt, khi họ đƣợc gặp gỡ, tiếp xúc với những yếu nhân chân chính của hội và đƣợc giác ngộ. Trong các cuộc khởi sự của binh lính ngƣời Việt nhƣ: âm mƣu khởi nghĩa ở Huế (1916), khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), binh biến đồn Bình Liêu (1918) đều có sự tham gia của các thành viên nguyên là ngƣời của Việt Nam Quang phục hội. Họ chính là những ngƣời tuyên truyền, vận động, cảm hóa và vạch kế hoạch, thậm chí là chỉ đạo cho binh lính ngƣời Việt hành động. Điển hình là cuộc vận động khởi nghĩa ở Huế và

Nam Trung Kì năm 1916. Các yếu nhân trong "Kì bộ" của Việt Nam Quang phục hội nhƣ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Đỗ Tuyển, Lê Ngung...đều là những nhà nho, thành viên tâm huyết, đều có chung quyết tâm nổi dậy cứu nƣớc. Sau khi đƣợc biết phong trào của Hội ở Trung Quốc đã suy yếu, nhƣng kì bộ không trông chờ mà chủ động đứng lên lập kế hoạch khởi nghĩa, vận động nhân dân, lực lƣợng binh lính ngƣời Việt tham gia làm nòng cốt và hƣởng ứng của vua Duy Tân.

Trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, Đội Cấn trƣớc đó đã có một số bạn bè, đồng chí là những cai, đội...trong trại lính khố xanh ở Thái Nguyên để cùng nhau bàn việc đánh Pháp. Nhƣng không hẹn mà gặp, nhà tù Thái Nguyên lại là nơi hội tụ của những chiến sĩ trong những phong trào yêu nƣớc trƣớc đó nhƣ khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Đông Du, tập hợp xung quanh Lƣơng Ngọc Quyến, một cácn bộ cao cấp của Việt Nam Quang phục hội cũng bị giam cầm ở đây. Khi Việt Nam Quang phục hội thành lập ở Quảng Châu (1912) ông đã giữ chức Ủy viên Quân vụ trong Bộ chấp hành. Giữa hai nhóm này đã có sự liên hệ với nhau, chủ yếu thông qua hai ngƣời đứng đầu là Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến. Trên cơ sở chung bầu tâm sự và một hoài bão cứu nƣớc, cộng thêm vào đó là uy tín của ngƣời chỉ huy quân sự của tổ chức yêu nƣớc cách mạng, từng học nhiều trƣờng quân sự cao cấp từ nƣớc ngoài về, Đội Cấn và các đồng chí theo sau ông đã tự nguyện đứng dƣới cờ của Hội Quang phục hội, tổ chức cách mạng duy nhất của nƣớc ta lúc đó để cùng với nhóm tù cứu nƣớc, cứu dân. Trong Bộ lãnh đạo khởi nghĩa, Lƣơng Ngọc Quyến là cố vấn tối cao, Trịnh Văn Cấn giữ chức Quang phục quân Đại Đô Đốc. Tôn chỉ và mục đích của Việt Nam Quang phục hội đã tới với những ngƣời chỉ huy. Rõ ràng là khởi nghĩa Thái Nguyên đã đƣợc tiến hành dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của tƣ tƣởng Cộng hòa Dân chủ. Đây là sự tiến bộ vƣợt bậc về mặt chính trị, tổ chức của khởi nghĩa Thái Nguyên so với các cuộc đấu tranh khác của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam trong khoảng thời gian trƣớc và sau đó nhƣ

cuộc binh biến ở Huế (1916) hay vụ binh biến ở Bình Liêu - Quảng Ninh (1918). Mặc dù ở cả hai sự kiện này đều có vai trò lãnh đạo của hội viên Quang phục hội. Sở dĩ có sự khác nhau nhƣ vậy là vì Lƣơng Ngọc Quyến là ngƣời hoạt động ở nƣớc ngoài, giữ vai trò trọng yếu trong sự chuyển biến từ Duy Tân hội với chủ chƣơng quân chủ lập hiến sang Việt Nam Quang phục hội với chủ trƣơng Cộng hòa Dân quốc. Vì vậy, ông nắm chắc đƣợc tôn chỉ, mục đích của tổ chức mới để vận dụng vào chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Trong khi đó, các cơ sở Việt Nam Quang phục hội ở miền Trung, dù có tinh thần chủ động, nhƣng do yếu về mặt tƣ tƣởng và tổ chức nên đến giờ phút cuối trƣớc khi hành động lại quyết định mời vua Duy Tân tham gia với mục đích tăng thêm ảnh hƣởng của phong trào. Hay nhƣ cuộc binh biến Bình Liêu - Quảng Ninh (1918) chỉ nặng về bạo động mà không có một đƣờng lối rõ ràng và bộ chỉ huy thống nhất.

Giữa lúc những ngƣời lính Việt Nam yêu nƣớc còn lúng túng chƣa tìm đƣợc phƣơng pháp đấu tranh chống lại sự áp bức, cƣờng quyền của giặc Pháp thì họ đƣợc tiếp nhận một khuynh hƣớng cứu nƣớc mới do văn thân sĩ phu tiến bộ truyền bá. Lập tức, họ đã hƣởng ứng, đi theo tiếng gọi bạo động đánh Pháp để mong lập nên một chính thể mới. Ngƣợc lại, các văn thân sĩ phu theo con đƣờng cách mạng dân chủ tƣ sản đã nhìn thấy binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp là một lực lƣợng mới, thích hợp với khuynh hƣớng bạo động. Cả hai đều có mục tiêu chung là đánh Pháp giành độc lập dân tộc. Vì vậy, họ đã hợp tác với nhau, hòa chung trong các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân khác chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX. Mặc dù đƣợc coi là một tác nhân quan trọng trong việc làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX, nhƣng khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản do giới sĩ phu lãnh đạo với những phong trào, tổ chức và ngƣời đại diện của nó đã bộc lộ những hạn chế về tổ chức, đƣờng lối chính trị, phƣơng pháp cách mạng...nên đã không thể giành thắng lợi. Một loạt

những thất bại của phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp thêm một lần nữa chứng tỏ rằng: đƣờng lối và tổ chức cách mạng của các sĩ phu yêu nƣớc thông qua ảnh hƣởng của tƣ tƣởng tƣ sản càng ngày càng tỏ ra bất cập với thời đại.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình cách mạng thế giới có nhiều biến động. Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển. Ở trong nƣớc, dƣới ảnh hƣởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến. Cùng với sự lớn lên của giai cấp tƣ sản và tiểu tƣ sản là những ảnh hƣởng của phong trào cách mạng Trung Quốc, cách mạng tháng Mƣời đã thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh ở Việt Nam từ năm 1925- 1926 trở đi. Những hạt nhân trong phong trào bắt đầu nảy nở lên theo các xu hƣớng chính trị rồi đi vào các tổ chức mang tính chất giai cấp và có đƣờng lối đấu tranh rõ ràng hơn. Một trong những trong những hạt nhân đó là Việt Nam Quốc dân đảng (25-12-1927). Đây là tổ chức chính trị gồm phần lớn là giai cấp tiểu tƣ sản với khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản nên họ không công nhận đấu tranh giai cấp trong nƣớc và cho rằng lực lƣợng cách mạng dân tộc là toàn dân nhƣng theo sự lãnh đạo của giai cấp tiểu tƣ sản. Ngoài những thành phần đảng viên ở thành thị, thôn quê thì điều đặc biệt là sự phát triển của họ lại nhằm nhiều vào binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Có lẽ là do sách lƣợc đấu tranh nặng về bạo động và ám sát cá nhân, không dựa trên quan điểm giai cấp.

"Một địa hạt hầu nhƣ độc quyền của Việt Nam Quốc dân đảng hồi ấy là những binh lính trong hàng ngũ quân đội Pháp. Đối với hai đảng Thanh niên và Tân Việt, binh lính mới đƣợc tuyên truyền nhiều chƣa có tổ chức. Trái lại Việt Nam Quốc dân đảng vừa thành lập đã bắt tay ngay vào việc tổ chức các chi bộ ở trong quân đội Pháp. Do đó, không bao lâu, đảng có một số trung kiên trong hàng ngũ khố đỏ và pháo binh của Pháp, nhất là ở Hải Phòng và Kiến An" [49, tr.38]. Chính Nguyễn Thái Học là ngƣời chú ý đến các chi bộ nhà binh và điều tra quân sự. Theo tài liệu của Sở Mật thám Pháp - đến đầu năm 1929, Việt Nam

Quốc dân đảng có 120 chi bộ, tập hợp khoảng 1.500 đảng viên trong đó có 120 ngƣời nhà binh. Việc tổ chức binh lính Việt Nam trong hàng ngũ quân Pháp thời gian đầu ở các địa phƣơng thƣờng gồm cả binh lính ở trong và dân chúng ở ngoài. Nhƣng sau vì những điều bất tiện và dễ lộ bí mật, Việt Nam Quốc dân đã tổ chức thành một ngành riêng cho những đảng viên nhà binh. Ngành này cử đại biểu trực tiếp liên hệ với Tổng bộ của đảng. Tuy vậy, nếu nơi nào chỉ mới có một số binh lính lẻ tẻ vào đảng thì tạm sinh hoạt với chi bộ ỏ ngoài. Việt Nam Quốc dân đảng còn thành lập thêm Ban binh vận phụ trách các binh đoàn thuộc chi bộ nhà binh do Nguyễn Thành Dƣơng làm trƣờng ban. Nhƣ vậy, Việt Nam Quốc dân đảng rất chú trọng tới lực lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp, coi đây là một nhân tố chủ lực của đảng. Sau này, trong cuộc bạo động ở Yên Bái, lực lƣợng chính tham gia "là binh lính trong hàng ngũ Pháp, lực lƣợng phụ là đảng viên ở ngoài nhà binh" [32, tr.90]. Bản cáo trạng của Hội đồng đề hình xét xử vụ án Bazanh (Bazin) năm 1929 thừa nhận: "Các giáo viên, các binh sĩ là hai cái cột chống đỡ mái nhà Đông Dƣơng, Quốc dân đảng đã làm lay chuyển hai cây cột ấy" [39, tr.276]. Trong quá trình xúc tiến khởi nghĩa, việc tuyên truyền cho binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đƣợc đẩy mạnh. Vì theo quan niệm của các nhà lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng lúc này là phải biến lực lƣợng binh lính chủ lực thành đội quân cách mạng. Họ sẽ là những ngƣời trực tiếp chiến đấu chống Pháp, sẽ là những ngƣời hạ các đồn lũy Pháp và lôi kéo toàn bộ binh lính Việt Nam về với cách mạng. Các đảng viên ngoài quân đội chỉ cần phần nào hỗ trợ cho binh lính về mặt chính trị và quân sự mà cách mạng vẫn có thể thành công. Về mặt này, Nguyễn

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)