6. Cấu trúc của đề tài
3.3 Vai trò trong phong trào giải phóng dân tộc
Phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam nằm trong phong trào đấu tranh chung của các tầng lớp nhân dân ta từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Nó chứng tỏ tinh thần yêu nƣớc, sức sống trƣờng tồn, ý trí quyết tâm giết giặc để giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam không gì có thể dập tắt đƣợc. Các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp cũng tạo nên sự phong phú, đa dạng về các hình thức và khuynh hƣớng đấu tranh dân tộc và dân chủ ở nƣớc ta từ đầu thế kỉ XX.
Vì nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam đều thất bại, song nó có ảnh hƣởng lớn tới tình hình trong và ngoài nƣớc. Phong trào không chỉ cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các địa phƣơng nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa và nhân dân cả nƣớc mà còn xây đắp thêm truyền thống đấu tranh chống Pháp của binh lính ngƣời Việt yêu nƣớc trong quân đội Pháp. Đặc biệt, phong trào đấu tranh của binh lính đã đƣa cách mạng nƣớc ta gia nhập Phong trào châu Á thức tỉnh, một phong trào hết sức sôi động, thể hiện sự phát triển mới về chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á. Từ sau cuộc cách mạng Nga 1905 "Cuộc cách mạng dân chủ đã lôi cuốn toàn thể Châu Á" [41, tr.186,188]. Trên phạm vi toàn thế giới, thực tế lịch sử cho thấy có cả một cao trào đấu tranh quyết liệt bùng lên mạnh mẽ của nhân dân các dân tộc châu Á nhƣ ở Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Inddoonexia, Philippin, Malaixia, Apganistan...châu Á đã thức tỉnh, các quốc gia dân tộc châu Á đá trở thành "nơi phát sinh nguồn bão táp lớn và mới của thế giới...". Từ rất sớm. V.I Lê-nin đã đặc biệt quan tâm, theo dõi sát sao và cổ
vũ các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đầu thế kỉ XX. Ngƣời đã đƣa ra khái niệm "Châu Á thức tỉnh". Mặc dù thực dân Pháp đa cố tình bƣng bít, nhƣng những tin tức về các cuộc nổi dậy của nhân dân ta trong những năm 1916, 1917 vẫn lọt ra ngoài. Năm 1916, trong một loạt các sự kiện nổ ra ở châu Á, Lê-nin đã nhắc đến "âm mƣu khởi nghĩa An Nam thuộc Pháp" (âm mƣu khởi nghĩa củ các sĩ phu Việt Nam Quang phục hội và vua Duy Tân năm 1916). Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã chấn động dƣ luận Pháp và một số nƣớc Tây Âu. Sự kiện này đã đƣợc Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, thông báo với bạn bè và lấy đó để lay động bầu nhiệt huyết của nhà ái quốc Phan Chu Trinh đang ở Pháp lúc đó. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đƣợc Quốc tế Cộng sản nhận định: "Trong hoàn cảnh toàn dân căm thù đế quốc Pháp, cuộc khởi nghĩa Yên Bái...vẫn đƣợc dân chúng coi là hành động đấu tranh anh hùng của binh lính An Nam vì sự nghiệp của toàn dân...cuộc khởi nghĩa ấy đã đóng vai trò cách mạng to lớn và đã trở thành bƣớc khởi đầu của một cao trào phản đế hùng hậu của quần chúng nhân dân đông đảo" [21, tr.344].
Phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 còn cho thấy binh lính ngƣời Việt đã trở thành một lực lƣợng mới, đóng vai trò tích cực trong tiến trình vận động giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam. Họ là những ngƣời tiêu biểu, đi đầu cho việc đấu tranh chống lại âm mƣu "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" của thực dân Pháp. Trƣớc khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp chính là sự lựa chọn số một cho các cuộc bạo động vũ trang đánh Pháp của khuynh hƣớng cách mạng dân chủ tƣ sản do các sĩ phu cấp tiến và giai cấp tƣ sản yêu nƣớc khởi xƣớng, lãnh đạo để giành lấy độc lập, khôi phục lại giang san. Thực tế, họ đã thực hiện đƣợc phần nào sự lựa chọn ấy khi trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có lá cờ "Nam binh phục quốc" và bản
Tuyên ngôn Thái Nguyên độc lập. Tuy nhiên, do thiếu một đƣờng lối chính trị đúng đắn của một đảng tiền phong, sự lãnh đạo của một giai cấp đại diện cho nhân dân, đƣợc nhân dân ủng hộ nên các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời
Việt trong quân đội Pháp đã thất bại. Nhƣng, sự thất bại ấy lại báo tin cho một phong trào đang lan rộng, động viên đƣợc nhiều giới, nhiều tầng lớp tham gia cứu quốc trong đó binh lính ngƣời Việt là lực lƣợng không thể thiếu.
Qua các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam, chính sách "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt", "chia để trị" của thực dân Pháp đã bị giáng những đòn rất nặng nề. "Công cụ biết nói" đƣợc tạo ra để bắn vào chính đồng bào mình đã không thụ động theo sự điều khiển của những kẻ tạo ra nó. Ngƣợc lại, chính họ là những ngƣời quay trở lại cầm súng tiêu diệt chúng, đây đƣợc coi là những đòn "Gậy ông lại đập lƣng ông". Nó cũng thể hiện sức mạnh đáng kể của binh lính, là lực lƣợng nội ứng quan trọng khi cách mạng cần.
Ngay khi khuynh hƣớng cách mạng vô sản có mặt ở Việt Nam thì vai trò của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đã đƣợc chú ý. Điều khác trƣớc, họ đƣợc tập hợp, đấu tranh chung trong hàng ngũ của những ngƣời dân cày và thợ thuyền, những ngƣời bị bóc lột và đè nén ở Đông Dƣơng, vì quyền lợi của họ
"HỠI ANH EM BINH LÍNH KHỐ ĐỎ KHỐ XANH Chúng ta tổ chức nhau vào binh hội
Theo đảng Cộng sản Đông dƣơng chỉ đòi cho đƣợc I - Tăng lƣơng lên 50 phần trăm
II - Bỏ sự đánh đập, bỏ phạt sà lim III - Bỏ cỏ vê, bỏ lệ chào
IV - Bỏ lệ trở [chở] sang Tây [Pháp], sang Ma rốc, Sy ry, Tầu V - Đƣợc đi giầy đội mũ
VI - Tối ai cũng đƣợc về nhà
VII - Đƣợc tự do hội họp, xem sách báo
ĐÔNG DƢƠNG CỘNG SẢN ĐẢNG"[15, tr.57] Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong Quân đội vận động (Án Nghị quyết của T.Ƣ toàn thể hội nghị, tháng 10-1930) nêu rất rõ: "Quân đội là bộ
máy trọng yếu trong bộ máy áp bức bóc lột của đế quốc và địa chủ. Nếu quân đội không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cuộc cách mạng không thể thắng lợi đƣợc" [20, tr.204]. Đảng ta cho rằng, công tác vận động, tập hợp binh lính ngƣời Việt cùng tham gia cách mạng cũng quan trọng nhƣ công tác vận động, tập hợp quần chúng và nó phải đƣợc tiến hành đồng thời với nhau thì cách mạng mới có thể thành công đƣợc. Bở lẽ "Công nông nổi loạn mà binh lính không hƣởng ứng thì khó mà thành công". Nhƣ vậy, binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đã giữ một vai trò quan trọng, là một lực lƣợng tích cực, đối với cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Cho dù trong tiến trình cách mạng, Đảng ta đã xây dựng đƣợc một lực lƣợng chính trị và vũ trang chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, nhƣng đấu tranh của binh lính ngƣời Việt đã góp phần làm suy yếu, đẩy nhanh hơn quá trình tan rã của kẻ địch. Quan điểm này xuất phát từ chủ trƣơng tập hợp lực lƣợng cách mạng của Đảng cùng đứng trong một mặt trận dân tộc thống nhất nhƣ đã nói ở trên. Giai cấp công nhân và nông dân, hay liên minh công nông và các giai tầng khác đƣợc xác định là lực lƣợng nòng cốt trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nƣớc ta từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Nhƣng nói đến thợ thuyền và nông dân, không thể không nói đến binh lính, vì binh lính là từ công nông mà ra. Binh lính là một phần trong công nông. Vì thế, cuộc đấu tranh của công nhân, thợ thuyền, nông dân sẽ là cuộc đấu tranh chung của binh lính, cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp bị áp bức. Khi đƣợc phối hợp tiến hành sẽ tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn. Đảng ta xác định "Thu phục quân đội là một cái nhiệm vụ cần kíp của ta" và coi đó nhƣ là một công việc 'nhật thứ" (hàng ngày). Quá trình đó đƣợc Đảng ta duy trì cho đến ngày cách mạng tháng Tám thành công và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng sau này.
"Song vị trí của Đảng ta đối với binh lính khác hẳn các đảng phái khác (nhƣ Việt Nam Quốc dân Đảng). Thu phục binh lính, vì nhiệm vụ của
ta là giải phóng cho hết thảy lao động. Binh lính là một phần trong lao động nên là ngƣời của ta. Ta thu phục binh lính không phải là để lợi dụng binh lính nhƣ các đảng phái khác, các giai cấp khác, mà để làm cho họ giác ngộ, kéo họ về cùng phe với công nông mà tranh đấu cho quyền lợi của mình, giải phóng cho toàn thể lao động khỏi cái ách chế độ ngƣời bóc lột ngƣời"[21, tr.290]. Quan điểm đúng đắn đó nhƣ một lời hiệu triệu, một ngọn cờ thu hút rất nhiều binh lính ngƣời Việt, thậm chí binh lính các nƣớc khác trong quân đội thuộc địa của Pháp hoặc quân viễn chinh ở Việt Nam đứng về phía nhân dân, làm nội ứng, quay súng bắn lại kẻ thù.