Tham gia khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 63)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1Tham gia khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)

Ngay khi chiến tranh thế giới hai nổ ra, thực dân Pháp ở Đông Dƣơng đã ban hành lệnh Tổng động viên nhằm "cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dƣơng về quân đội, nhân lực, các sản phẩm và nguyên liệu" (Ca-tơ- ru, toàn quyền Đông Dƣơng). Ngày 12-9-1939, hai nghìn lính Đông Dƣơng có học thức cấp tốc rời cảng Sài Gòn sang Pháp. Đợt tăng viện thứ hai, Đông Dƣơng phải gửi 65000 quân, trong đó "Nam Kì phải gửi 7500 ngƣời. Ngoài ra, có khả năng cung cấp thêm, nếu có biến cố đòi hỏi". [28, tr.22]. Do đó, một làn sóng chống bắt lính diễn ra ồ ạt ở Nam Kì.

Kể từ khi quân Nhật kéo vào Đông Dƣơng, nhân dân Đông Dƣơng dƣới ách thống trị của giặc Pháp, nay lại chồng thêm một tầng áp bức nữa là phát xít Nhật. "Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dƣơng để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nƣớc ta rƣớc Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật". [54, tr.556]. Việc bắt dân đi phu, đi lính cũng nhƣ bóc lột tài nguyên để cung cấp cho chiến tranh ngày càng trở nên gay gắt. Sƣu thuế nặng nề, chính sách bòn vét của của đế quốc Pháp làm cho nhân dân Đông Dƣơng từ giàu đến nghèo đều cảm thấy sự thiệt thòi vô kể. Đời sống của đại đa số dân chúng đã khốn quẫn về sinh hoạt đắt đỏ lại bị sƣu thuế đóng góp làm cho khốn quẫn thêm. "Anh em binh lính bị hành hạ, hắt hủi. Ăn uống kham khổ, xà phòng không đủ giặt, quần áo không đủ thay" [24, tr.53].

Công tác binh vận lúc này của Đảng lúc này tập trung vào việc tuyên truyền binh lính và chống việc đi lính, khẩu hiệu "Không một ngƣời lính đi chết thay cho đế quốc Pháp". Khẩu hiệu ấy phù hợp với ý dân. Để đối phó, thực dân Pháp dùng thủ đoạn "bắt thăm", những ngƣời đến tuổi đi lính đều phải ra "bắt thăm", ai trúng thì phải đi. Mục đích của chúng là hƣớng dƣ luận vào việc may rủi để khỏi dồn căm hờn vào chúng. Nhƣng nhiều cuộc biểu tình chống bắt lính vẫn diễn ra ở Mĩ Tho, Vĩnh Long...thực dân Pháp đƣa quân tới đàn áp, quần chúng biểu tình kháng cự mãnh liệt. Cùng với những cuộc đấu tranh bên ngoài của nhân dân, binh lính Việt trong quân đội địch cũng nổ ra những cuộc đấu tranh phản đối: nhịn ăn đòi cải thiện sinh hoạt, chống kỉ luật hà khắc. Thậm chí cao hơn là đề ra khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc. Tại Tây Ninh, một toán binh lính ngƣời Việt bỏ trốn; hàng trăm cựu binh sĩ Chợ Lớn biểu tình chống chiến tranh. Ở Vũng Tàu, xuất hiện truyền đơn và biểu ngữ phản đối chiến tranh của binh lính Việt. Ở Mĩ Tho còn có cả lính Việt Nam, lính Tây và lính Cao Miên đấu tranh với viên tƣ lệnh đòi thả hai ngƣời đồng đội bị bắt. Nhƣ vậy, tại Nam Kì, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân và trong binh lính ngƣời Việt đã diễn ra râm rộ, sôi sục cùng một lúc, làm thực dân Pháp rất vất vả đối phó.

Đúng vào lúc ấy, xảy ra một sự việc làm tăng thêm sự hoang mang trong binh lính ngƣời Việt. Với chiến lƣợc Đại Đông Á, phát xít Nhật đã buộc quân phiệt Thái Lan đứng về phía mình. Nhƣng chúng vẫn lo sợ Pháp tìm cách mua chuộc chính phủ Thái Lan nên Nhật đã tìm cách xúi dục Thái đƣa quân tới biên giới Lào, Campuchia gây chiến với Pháp để đòi lại những đất Pháp chiếm năm 1907 giao cho Lào và Campuchia. Thế là chiến tranh lại nổ ra. Thực dân Pháp, một lần nữa lại đem binh lính ngƣời Việt đi làm bia đỡ đạn để giữ đất cho chúng tại mặt trận này. Lính ngƣời Việt Nam đóng tại Nam Kì phần nhiều là ngƣời Nam Kì không muốn ra trận chết thay cho Pháp, không muốn chết vì quyền lợi của nƣớc Pháp. Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Anh em muốn nổi dậy làm cách mạng giành độc lập cho đất nƣớc, biến cuộc chiến tranh phi nghĩa đó thành cuộc cách mạng chống chiến tranh đế quốc, chống chủ nghĩa đế quốc.

Từ tháng 3-1940, đã xuất hiện Đề cương khởi nghĩa Nam Kì, thực chất là đề cƣơng khởi nghĩa vũ trang do Xứ ủy Nam Kì đề ra. Nhƣng phải trải qua nhiều hội nghị lớn của Xứ ủy, chủ trƣơng khởi nghĩa vũ trang mới dần hình thành và ngày càng rõ ràng. Đến tháng 7-1940, tại "Hội nghị Tân Hƣơng" (thuộc huyện Châu Thành - Mĩ Tho), căn cứ vào nhận định trên và trƣớc một tình thế khẩn cấp, trong khi cử đồng chí Phan Đăng Lƣu ra Bắc xin ý kiến Trung ƣơng, Xứ ủy Nam Kì vẫn tiến hành chuẩn bị gấp rút cho cuộc khởi nghĩa. Các hội nghi tiếp theo của Xứ ủy Nam Kì tiếp tục bàn và ra Thông cáo, Nghị quyết về việc chuẩn bị khởi nghĩa. Công tác tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh, lực lƣợng chính là binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp, ngoài ra còn có các lực lƣợng quần chúng trong Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, các ban khởi nghĩa đƣợc thành lập ở các địa phƣơng, phong trào quyên tiền mua sắm vũ khí, tổ chức sản xuất vũ khí (chủ yếu là dao găm, giáo, súng thủ công, lựu đạn tự tạo) diễn ra nhiều nơi...Nhìn chung, công tác chuẩn bị khởi nghĩa rất sôi nổi. Đầu tháng 11-1940, số binh lính ngƣời Việt bị tập tập trung để chờ đƣa ra mặt trận Pháp - Thái tại biên giới Campuchia ngày một đông. Tại một trại lính gần Sài Gòn, 2000 lính ngƣời Việt bị nhốt để đƣa ra trận. Tình hình rất căng thẳng, khẩu hiệu "Không chịu chết cho thực dân Pháp ở mặt trận Pháp - Thái" đƣợc phổ biến rộng rãi khắp Nam Kì, từ khẩu hiệu này tiến lên khẩu hiệu vũ trang khởi nghĩa. Cơ sở từ trong báo ra, nhiều anh em binh lính muốn khởi nghĩa chứ không đợi bị điều ra mặt trận chết thay cho Pháp. Do đó, cuộc nổi dậy đã trở thành vấn đề hàng ngày, hàng giờ.

Từ Nam Kì ra, đồng chí Phan Đăng Lƣu bắt liên lạc đƣợc với Trung ƣơng và tham dự Hội nghị lần thứ VII, của BCH Trung ƣơng Đảng tại Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh (từ ngày 6 đến 9-11-1940) do đồng chí Trƣờng Chinh chủ trì. Sau khi bàn về đƣờng lối chung và công tác chung cho phong trào cách mạng cả nƣớc, Hội nghị bàn về vấn đề khởi nghĩa vũ trang. Riêng về đề nghị khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kì do đồng chí Phan Đăng Lƣu báo cáo, Hội nghị đã cân nhắc, xét những điều kiện chủ quan và khách quan

chƣa đảm bảo cho khởi nghĩa thắng lợi nên quyết định hoãn việc phát động khởi nghĩa. Đảng bộ Nam Kì cần chờ tình hình phát triển ở Bắc Kì, Trung Kì, sẽ phát động khởi nghĩa theo kế hoạch chung của Trung ƣơng. Đồng chí Phan Đăng Lƣu có nhiệm vụ truyền đạt chủ trƣơng này cho Xứ ủy Nam Kì, ngoài ra đồng chí còn có trách nhiệm vụ phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII cho các đảng bộ Trung Kì, nên đến ngày 22-11-1940 mới về tới Sài Gòn. Trong khi đó, do chờ đợi lâu không thấy đồng chí Phan Đăng Lƣu về, Thƣờng vụ Xứ ủy Nam Kì đã hạ lệnh khởi nghĩa và gửi đi khắp các tỉnh vào 24 giờ đêm 22-11- 1940. Xứ ủy chọn Sài Gòn là nơi trung tâm của cuộc khởi nghĩa, vừa là nơi phát lệnh, vừa là nơi đánh đòn quyết định của cuộc khởi nghĩa. Khi Sài Gòn phát lệnh thì toàn thể nhân dân các tỉnh Nam Kì nhất tề nổi dậy cùng lúc. Nhƣng một ngày trƣớc khi khởi nghĩa nổ ra, thực dân Pháp đã dò biết và tổ chức một cuộc vây bắt tại các ngả đƣờng Sài Gòn - Chợ Lớn. Thực dân Pháp đã bắt đƣợc gần nhƣ toàn bộ cán bộ chủ chốt của Xứ ủy Nam Kì. Trong đó có đồng chí Tạ Uyên, Bí thƣ xứ ủy kiêm trƣởng ban khởi nghĩa thành, đồng chí Nguyễn Nhƣ Hạnh, Bí thƣ thành thủy...và các tài liệu rất quan trọng về kế hoạch khởi nghĩa. Đồng chí Phan Đăng Lƣu cũng bị rơi vào tay giặc. Kế hoạch khởi nghĩa ở Sài Gòn bị lộ. Lập tức thực dân Pháp hạ lệnh thiết quân luật toàn thành phố Sài Gòn. Một mặt chúng lùng bắt những cán bộ phụ trách cuộc khởi nghĩa ở các nơi, một mặt tƣớc khí giới và nhốt chặt những binh lính ngƣời Việt tại các trại không cho ra ngoài. Thống đốc Nam Kì điện cho Tƣ lệnh sƣ đoàn trƣởng Nam Kỳ - Cao Miên kiểm soát chặt chẽ các đơn vị binh lính, chỉ thị cho tất cả các khu vực, các chủ tỉnh phải đề phòng, "bằng mọi cách ngăn chặn trƣớc những hành động phá hoại". Đúng giờ dự định, cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn không nổ ra. Thấy vậy, Veber (Thống đốc Nam Kì) hí hửng báo với toàn quyền Đông Dƣơng bằng điện khẩn số 1358: "Hai mƣơi giờ hoàn toàn yên tĩnh khắp nơi" [28, tr.22]. Nhƣng không ngờ, toàn Nam Kì vẫn nổi dậy dù cho chúng đã đề phòng ngăn chặn. Cũng có lẽ vì thế mà một tuần sau, toàn quyền Đông Dƣơng đã cho thay Veber và cử Rivoal về làm Thống đốc Nam Kì.

Theo đúng lệnh của Xứ ủy Nam Kì đã ban hành, hàng loạt các tỉnh quanh Sài Gòn nhƣ Gia Định, Chợ Lớn, Tân An và các tỉnh nhƣ Mĩ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Xuyên, Bạc Liêu...từ không giờ ngày 23-11, nghĩa quân đã vùng dậy nhƣ vũ bão. Nhiều đồn bốt và châu, quận bị tấn công. Nhiều quãng đƣờng giao thông bị phá đứt. Một số tỉnh thành lập đƣợc chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng nhƣ Mĩ Tho, Tân An, Bạc Liêu, Sóc Trăng...Có nơi chính quyền cách mạng còn tịch thu thóc của địa chủ phản động chia cho dân cày nghèo. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân đã làm chủ tình thế khoảng một tuần. Trong quá trình đó, binh lính ngƣời Việt nhờ đƣợc thuyết phục, vận động và giác ngộ cũng tham gia vào đấu tranh. Ở Gia Định, trong trận đánh đồn Ngã Năm Vĩnh Lộc, các đồng chí bày trò cờ bạc vì biết bọn gác đồn rất ham mê. Cai Triều, Bếp Dũng phụ trách đồn cũng đến đánh. "23 giờ, đúng lúc đang vui và cũng đã đến giờ quy định, ta liền tƣớc hai súng. Bị bất ngờ và ta thuyết phục, 2 ngƣời quay về gọi đồn mở cửa. Nghĩa quân ập vào tƣớc nốt 2 súng. Việc chiếm đồn diễn ra nhanh, gọn...Sau khi giáo dục, Cai Triều, Bếp Dũng và lính đƣợc thả ngay trong đêm" [29, tr.99]. Trong cuộc nổi dậy ở Cần Thơ (Làng Phú Hữu - Quận Phụng Hiệp), quận trƣởng Trà Ôn dùng xuồng máy đến ứng cứu "Nhƣng thợ máy là đồng chí Đầm, đảng viên của Trà Ôn, nửa đƣờng làm chết máy. Chúng đe dọa, đồng chí Đầm không hoảng sợ, mà lại dùng luôn búa phá máy. Đồng chí Đầm hy sinh trƣớc họng súng của địch" [28, tr.243]. Ở Bạc Liêu, trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, công tác binh vận đƣợc tỉnh ủy coi trọng, cử hẳn một đồng chí có năng lực đảm nhiệm công tác này. Trong lính cơ, mã tà, ta đã xây dựng đƣợc một chi bộ, đóng tại tỉnh lỵ Bạc Liêu.

Trƣớc tình thế đó, thực dân Pháp phải dùng bộ máy bạo lực phản cách mạng, nhất là dùng quân đội chính quy, trang bị vũ khí hiện đại nhƣ máy bay, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, súng liên thanh..., dùng cả quân lê dƣơng, quân

ngƣời Miên, ngƣời dân tộc ít ngƣời, để giành lại quyền cai trị và bóc lột. Vì địa thế Nam Kì không có những núi rừng hiểm trở nhƣ Bắc Kì, Trung Kì, lại không thể đánh thông ra Trung Kì nhƣ đã định, quân khởi nghĩa đã chiến đấu anh dũng và cuối cùng bị gục ngã trƣớc một lực lƣợng quân địch mạnh gấp nhiều lần. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì bị dìm trong bể máu. Chúng cho hàng chục phi cơ ném bom triệt hạ từng vùng, đặc biệt những vùng có phong trào lên cao. Ngoài số ngƣời bị giết tại trận, số ngƣời bị bắt nhiều đến nỗi không nhà tù nào chứa hết. Chúng nhốt cả những chiến sĩ cách mạng vào những chiếc tàu hỏng hoặc xà lan ở giữa sông. Chúng còn dùng dây thép sâu qua bàn tay, gót chân của tất cả đàn ông, đàn bà, trẻ con để giam giữ cùng một chỗ hay ném xuống . sông. Ƣớc tính cho đến năm 1941, chúng đã bắt hàng vạn ngƣời của ta. Đây là cuộc khủng bố chƣa từng có ở Đông Dƣơng trong lịch sử thống trị của thực dân Pháp từ trƣớc. Kể từ tháng 1-1941, đế quốc Pháp mới thực sự đƣa những ngƣời bị chúng bắt trong các cuộc nổi dậy ra xét xử trƣớc tòa án. Hơn 8000 ngƣời bị kết án, trong đó có 158 ngƣời bị tử hình, 180 ngƣời tù chung thân...trong số những ngƣời bị tử hình có đồng chí Võ Văn Tần - ủy viên Trung ƣơng Đảng, nhiều đồng chí trong Xứ ủy Nam Kì, những ủy viên Trung ƣơng Đảng, cán bộ cao cấp bị bắt từ trƣớc cuộc khởi nghĩa cũng bị kết tội can dự vào cuộc khởi nghĩa và bị xử tử.

Thực tế cho thấy, cuộc khởi nghĩa Nam Kì chƣa đủ điều kiện chín muồi về chủ quan (mặc dù tinh thần đấu tranh của quần chúng rất cao), cũng nhƣ khách quan để đi đến thắng lợi (nhất là vào lúc hai kẻ địch Pháp - Nhật đang mạnh và "đề huề" với nhau), cho nên đã thất bại đau đớn. Nhƣng những gì đã diễn ra có ý nghĩa rất lớn. Đây là cuộc khởi nghĩa mạnh và rộng nhất Nam Kì sau cuộc khởi nghĩa của Trƣơng Định, kế tục, phát triển truyền thống yêu nƣớc của dân tộc nhƣng chiến đấu dƣới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Là cuộc khởi nghĩa do Xứ ủy phát động và lãnh đạo, là sự kiện chói lọi vùng lên ngay khi phong tào cách mạng nƣớc ta bƣớc vào thời kì

mới: chuyển hƣớng cách mạng, giƣơng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Với khí thế "tiến công trời", phất cao ngọn cờ đỏ sao vàng đã làm rung chuyển chính quyền thống trị của đế quốc Pháp và của bọn phong kiến tay sai. Cuộc khởi nghĩa đã bóc trần mâu thuẫn vô cùng sâu sắc giữa toàn thể dân tộc với bọn thống trị cƣớp nƣớc. và tay sai. Cuộc khởi nghĩa cho thấy, khi Đảng Cộng sản ra lời kêu gọi thì quần chúng nhân dân và các tầng lớp yêu nƣớc khác trong đó có binh lính ngƣời Việt đã biểu lộ sức mạnh của mình, sẵn sàng nổi dậy đấu tranh dù có phải hi sinh, đổ máu, để giành lấy quyền sống, giành độc lập tự do. Một trong những động cơ khiến cuộc khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ là binh lính ngƣời Việt. Với một tinh thần "Thà chết cho cách mạng còn hơn làm bia đỡ đạn cho kẻ thủ", họ mong muốn đƣợc làm cách mạng. Nhƣ vậy, một lần nữa binh lính ngƣời Việt lại thể hiện đƣợc tinh thần yêu nƣớc, chống Pháp giành độc lập. Nhƣng cũng từ cuộc khởi nghĩa này, Đảng ta đƣợc kiểm nghiệm, đánh giá và rút ra những bài học vô cùng sâu sắc về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của lực lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đối với cách mạng Việt Nam. Qua đó, Đảng ta cũng rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm góp phần đƣa cách mạng đến thắng lợi. Và Đảng ta đã làm rất tốt việc này, do đó đã lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công.

Ngày 14 tháng 4 năm 1948, thay mặt Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng Huân chƣơng quân công hạng nhất, huân chƣơng cao quý nhất lúc bấy giờ cho cuộc khởi nghĩa Nam Kì năm 1940, do "đã nổi lên chiến đấu oanh liệt với địch và biểu dƣơng đƣợc ý chí quật cƣờng của dân tộc". Một ngày sau khi khởi nghĩa Nam Kì nổ ra, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ra thông cáo kêu gọi toàn quốc hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kì. Tiếp đó ngày 21-12-1940, Trung ƣơng lại thông tri cho các cấp bộ Đảng nhấn mạnh thi hành những phƣơng pháp hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì trong đó có

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 63)