Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 38)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.3Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

Cuộc nổi dậy của binh lính Thái Nguyên năm 1917 bùng nổ khi chiến tranh thế giới thứ nhất đã bƣớc sang năm thứ ba. Thực dân Pháp đang ráo riết bòn rút của cải, xƣơng máu của nhân dân Việt Nam đổ vào guồng máy chiến tranh trên đất Pháp. Chúng tăng cƣờng mộ lính, đem sắc lệnh tổng động viên của Pháp áp dụng vào Việt Nam, để buộc thanh niên trai tráng ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng mà trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Nguyễn Ái Quốc gọi là "Thuế máu". Liên tiếp từng đoàn lính Việt Nam bị kéo xuống tàu chở sang chính quốc. Đời sống của của tất cả các giai tầng trong xã hội Việt Na thời kì này đều gặp rất nhiều khó khăn, thêm vào đó lại bị áp bức, bóc lột nặng nề để phục vụ cho bộ máy ăn cƣớp của chính quyền thực dân trong nƣớc và ở chính quốc nên ngƣời dân vô cùng căm phẫn. Những cuộc phản kháng bùng nổ nhƣ ở Nam Kỳ, ở Trung Kỳ, nhất là phong trào binh lính ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi hƣởng ứng khởi nghĩa của vua Duy Tân; nhƣng vụ đánh đồn ở miền biên giới Việt Trung của Việt Nam Quang Phục hội đã kích thích phong trào ái quốc ở khắp nơi.

Thái Nguyên với vị trí trung tâm chiến lƣợc của vùng Đông Bắc sông Hồng, nên từ lâu đã là vùng đất có truyền thống trong lịch sử giữ nƣớc của dân tộc, đóng vai trò là bức ngăn chặn giặc tràn xuống cƣớp phá vùng đồng bằng, là điểm xuất

phát triển khai chống giặc xâm phạm biên giới. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, Thái Nguyên có rất nhiều thành tích dƣới sự chỉ huy của các thổ hào. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám đã kéo dài hơn 20 năm trên căn cứ địa Bắc Giang và Thái Nguyền. Nhân dân Thái Nguyên sẵn có một truyền thống đấu tranh anh dũng. Lúc này, ngọn lửa cách mạng Việt Nam lại bùng lên. Núi rừng Thái Nguyên chờ đón một đoàn nghĩa dũng vùng dậy.

Biết rõ vị trí chiến lƣợc quan trọng của Thái Nguyên, truyền thống yêu nƣớc kiên cƣờng của con ngƣời nơi đây, thực dân Pháp đã thiết lập một lực lƣợng quân sự lớn, với hệ thống đồn binh dày đặc. Đứng đầu bộ máy cai trị của Thái Nguyên là tên công sứ Đáclơ, đƣợc xếp hạng "tứ hung" - một trong bốn quan cai trị tàn ác nhất ở Bắc Kỳ. Dƣới chính lệnh tham tàn của hắn, từ nhân dân, tù phạm cho đến binh lính đều điêu đứng, khổ sở. Với công nhân làm đƣờng: "Cứ mỗi khi ông ta đi xem xét các con đƣờng có dân phu làm việc thì số chân ngƣời bị đánh què bằng lƣỡi xẻng, cán cuốc, phải tính bằng đơn vị nửa tá. Những ngƣời dân phu làm đƣờng ấy đều là những ngƣời bị ông ta bắt ép đi làm với tiền công mỗi ngày một, hai xu, sau khi họ đã phải nộp tiền chuộc phần tạp dịch của họ với giá mƣời lăm xu mỗi ngày."; Với tù nhân: "Khi hỏi cung tù nhân, quan công sứ thƣờng lấy thanh gƣơm đâm vào đùi họ. Có ngƣời khi về đến nhà lao thì lăn ra bất tỉnh.

Một đoàn tù khốn khổ, gầy đói, quần áo tả tơi, bị lôi dậy từ tờ mờ sáng, cổ mang gông, chân buộc xiềng, ngƣời nọ bị xích vào ngƣời kia, cùng kéo một chiếc xe lu to tƣớng trên những lớp sỏi dày. Hoàn toàn kiệt sức, họ ỳ ạch kéo chiếc xe lu nặng nề dƣới ánh nắng nhƣ thiêu nhƣ đốt. Bỗng quan Công sứ đến. Nhƣ lệ thƣờng, quan cầm theo một cái gậy to tƣớng, rồi bỗng dƣng vô cớ, quan xông vào đám ngƣời khốn khổ ấy, nhƣ con thú dữ, đánh túi bụi, tàn nhẫn không tƣởng tƣợng đƣợc, vừa đánh vừa chửi họ là đồ lƣời."; với những viên chức ngƣời Việt: "Một hôm nhà khai hoá của chúng ta vừa quở trách một nhân viên ngƣời Âu xong, không biết trút cơn giận lên đầu ai đƣợc, vớ cái thƣớc sắt trên bàn giấy đập nát hai ngón tay của một viên Thƣ ký ngƣời An Nam chẳng liên

can gì đến việc kia cả. "; đối với binh lính ngƣời Việt: "Một số lính tình nguyện (!) bản xứ, bị điệu về để sung vào lính khố đỏ và vì thế họ phải đi khám sức khoẻ. Đó là những ngƣời mù chữ, nhút nhát, khi hỏi thì trả lời chậm chạp, nên quan Công sứ đã chửi bới, đấm đá và lấy gậy phang họ túi bụi....Ba ngƣời lính khố xanh để xổng một ngƣời tù, đã bị ông Đáclơ đánh đập một cách rất tàn nhẫn, nắm tóc họ kéo lê dƣới đất và đập đầu họ vào tƣờng toà sứ...Lại một lần khác, có mấy ngƣời lính khố xanh làm trái ý ông ta, ông ta bèn cho đem chôn họ đến tận cổ, mãi đến khi họ ngắc ngoải mới cho moi lên." [53, tr.49,50]. Chủ tỉnh tàn ác bao nhiêu thì các nhân viên cấp dƣới của hắn cũng theo đó mà tàn ác tƣơng tự. Đây chính là một trong những nguyên nhân trọng yếu của cuộc khởi nghĩa. Nhà lao Thái Nguyên lúc ấy còn là nơi tập trung một số chính trị phạm thuộc vụ Duy Tân, Đề Thám...đặc biệt trong đó có Lƣơng Ngọc Quyến, thành viên của Việt Nam Quang phục hội, đƣợc coi là "quốc sự phạm" nguy hiểm, phải giao cho ĐácLơ trừng trị. Tại đây đã diễn ra cuộc hội ngộ giữa những binh lính Việt Nam yêu nƣớc, sẵn sàng đứng lên diệt giặc với những nhà chí sĩ yêu nƣớc cách mạng đang bị giam cầm mà tiêu biểu là Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến.

Nhƣ vậy, sự lúng lúng của thực dân Pháp ở Việt Nam trong thế chiến thứ nhất cũng nhƣ tinh thần hƣớng nghĩa của nhân dân nói chung và binh lính nói riêng đã kích động lòng công phẫn của binh lính Thái Nguyên. Nhƣng ngòi nổ của cuộc nổi dậy chính là sự đến man rợ của công sứ Đaclơ (Darles) và giám binh Nô-en (Noel).

Hai lãnh tụ của khởi nghĩa Thái Nguyên là Trịnh Văn Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến. Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn), tên khai sinh là Trịnh Văn Đạt, quê làng Yên Nhiên, tục gọi là làng Nhàn, tổng Thƣợng nhung, phủ Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Yên, nay là xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi còn nhỏ, Trịnh Văn Đạt học chữ Nho vài năm ở làng, sau đó, phụ giúp cha mẹ việc nhà nông. Chứng kiến cảnh đàn áp, cƣớp bóc của bọn thực dân, phong kiến, cảnh bần cùng của nông dân trong vùng, Trịnh Văn Cấn nhen nhóm ý định tìm

đƣờng giết giặc cứu nƣớc. Song chƣa tìm đƣợc cơ hội thì Đạt đã phải thay anh là Trịnh Văn Cấn đi lính ở Vĩnh Yên. Kể từ đây, Trịnh Văn Đạt mang tên của ngƣời anh là Trịnh Văn Cấn. Năm 1910, Trịnh Văn Cấn, số lính 71 bị điều lên đóng quân ở đồn Chợ Chu, thuộc châu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, đã mấy lần Đội Cấn dự định chiếm đồn rồi kéo về đánh chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên nhƣng không thực hiện đƣợc.

Trong những năm cụ Đề Thám hành quân ở Thái Nguyên, Đội Cấn đã bị quân Pháp bắt đi chống cự nhiều lần. Do đó cách bày binh bố trận và đƣờng lối núi rừng ông đều thông thạo. Cũng trong những lần chống nhau với nghĩa quân Đề Thám, Trịnh Văn Cấn đƣợc chứng kiến tinh thần can đảm, tài thao lƣợc của cụ Thám và nghĩa quân, nhất là tinh thần yêu nƣớc bất khuất của cụ. Điều này làm cho Trịnh Văn Cấn kính phục. Đề Thám hi sinh, phong trào Yên Thế thất bại, Trịnh Văn Cấn đã nung nấu ý chí tiếp tục sự nghiệm của Đề Thám. Chuyển về đóng ở Trại lính khố xanh Thái Nguyên, Đội Cấn tập hợp xung quanh mình những cai, đội có lòng yêu nƣớc, thƣơng nòi, căm thù giặc Pháp nhƣ: Đội Giá, Đội Trƣờng, Cai Xuyên, Cai Mánh, Ba Chén, Quyền Nhiều, Quyền Yên, Đội Năm, Đội Thƣ lại, Đội số 1035 và một số binh lính khố xanh trong trại để mƣu đồ khởi nghĩa. Do luân phiên phải vào nhà lao Thái Nguyên canh giữ tù phạm, trong đó có nhiều tù nhân chính trị, những ngƣời yêu nƣớc tham gia âm mƣu khởi nghĩa của Thái Phiên, Trần Cao Vân và những chỉ huy nổi tiếng của nghĩa quân Yên Thế… Đặc biệt, đƣợc tiếp xúc với những nhân vật nổi tiếng của Việt Nam Quang Phục hội là Lƣơng Ngọc Quyến, Hai Hòa nên Đội Cấn và những ngƣời gần gũi với ông vô cùng cảm phục ý chí bất khuất và tri thức cách mạng của những nhà chí sĩ yêu nƣớc; họ đã đƣợc giác ngộ để dấn thân vào con đƣờng làm cách mạng giành độc lập cho đất nƣớc. Có thế nói, cuộc hội ngộ giữa Lƣơng Ngọc Quyến và trịnh Văn Cấn là cuộc hội ngộ lịch sử, là sự gặp gỡ của những nhà yêu nƣớc có trí lớn để dẫn đến cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Đội Cấn đã đƣợc Lƣơng Ngọc Quyến giác ngộ kết nạp vào Việt Nam Quang Phục hội. Sang năm 1917, Đội Cấn và các đồng chí

của ông ráo riết tập hợp lực lƣợng, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Lực lƣợng bao gồm: các cai, đội và binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đóng ở Thái Nguyên. Sau khi khởi sự, có sự tham gia của đông đảo của nhân dân Thái Nguyên, một bộ phận nhỏ công nhân các mỏ than, kẽm lân cận "Tháng Tám năm 1917, năm mƣơi thợ mỏ Phấn Mễ cùng gia nhập hàng ngũ nghĩa quân một lần trong cuộc binh biến của Đội Cấn...Khi địch dồn nghĩa quân lên phía bắc Thái Nguyên, tập thể công nhân mỏ Nà Lƣơng và các mỏ lân cận đã phối hợp chiến đấu với nghĩa quân, chặn đánh địch ở Bảo Năng" [2, tr.42]. Ngoài ra còn có sự tham gia của những ngƣời thuộc nghĩa quân Yên Thế trƣớc đó. Nhƣng trong quá trình chiến đấu, lực lƣợng trung kiên nhất vẫn là binh lính và tù phạm. Sau khi khởi nghĩa bùng nổ và làm chủ tình thế, nghĩa quân đã có trong tay một lƣợng vũ khí khá nhiều và còn cƣớp đƣợc kho bạc với tổng số tiền là 71.000đ Đông Dƣơng. Số tiền này đã giúp nghĩa quân duy trì cuộc chiến đấu trong một thời gian khá dài. Nhƣ vậy, những điều kiện trên đây đã giúp nghĩa quân có thêm tinh thần, nghị lực cho cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù.

Vào tháng 5 và tháng 7-1917, đã 3 lần Đội Cấn dự định nổi dậy, song không thực hiện đƣợc. Cuối tháng 8-1917, có dấu hiệu của một số binh lính sắp bị thuyên chuyển hoạt động bị đƣa sang tham chiến ở châu Âu (Đội Cấn và mấy yếu nhân nữa cũng có tin đồn là phải đổi đi nơi khác), cùng lúc ấy, Công sứ và Phó Công sứ tỉnh Thái Nguyên đều đi nghỉ mát ở Đồ Sơn. Cuộc khởi nghĩa phải nổ ra, không thể lần lữa mãi đƣợc. Đội Cấn mật viết thƣ cho các đồng chí ở các đồn lẻ trong tỉnh về lĩnh lƣơng cuối tháng sẽ cùng nổi dậy. Trƣa chủ nhật ngày 28-8-1917, Đội Cấn nhóm họp Bộ Chỉ huy khởi nghĩa và quyết định khởi nghĩa vào 23 giờ ngày 30-8-1917.

Đêm 30, rạng sáng ngày 31-8-1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ. Theo lệnh của Đội Cấn, Đội Trƣờng đã tiêu diệt Giám binh Noen (bằng súng lục do tình thế bắt buộc, nhƣng đã sai kế hoạch vì có tiếng súng nổ làm lộ bí mật, trại lính Tây đã biết xảy ra biến lớn), Ba Chén giết tên Phó quản Lạp và 7-8 binh sỹ chống đối. Hơn 140 binh sĩ trong Trại lính khố xanh tập hợp để

nghe Đội Cấn tuyên bố mệnh lệnh khởi nghĩa để “giành lại nƣớc Nam”. Đầu của Nôen và phó quản Lạp đƣợc dâng lên làm lễ tế cờ.

Sau khi nghe ban bố mệnh lệnh, nghĩa quân chia thành các mũi đi làm nhiệm vụ. Mũi tấn công nhà lao do Đội nhất Dƣơng Văn Giá (Đội Giá) chỉ huy, phá cửa ngục, giết Giám ngục Lôe (Loew), giải phóng tù nhân, khiêng Lƣơng Ngọc Quyến về Trại kính khố xanh (Lƣơng Ngọc Quyến bị thực dân Pháp hành hạ tra tấn dã man khiến ông bị liệt 1 chân). Ngay trong đêm 30-8, tại Trại lính khố xanh, binh sỹ và các chính trị phạm mới đƣợc giải phóng (khoảng trên 350 ngƣời, trong đó có khoảng cả thủ hạ của Đề Thám), đƣợc phát quân trang, vũ khí. Một tốp 5 binh sỹ do Cai Mánh chỉ huy tấm công phá hủy máy móc của Nhà dây thép (trƣớc đó quân Pháp đã kịp ra nhà dây thép đánh tin về Hà Nội). Nghĩa quân còn đánh chiếm nhiều vị trí khác: Tòa công sứ, , Sở Điền Bạ, Tòa án, Nhà đoan, kho vũ khí...chiều 31-8, nghĩa quân chiếm đƣợc kho bạc.

Thế là ngoài trại lính Tây, nghĩa quân đã hoàn toàn làm chủ tỉnh lị. Hội đồng quân sự khởi nghĩa và những ngƣời có mặt nhất trí đề cử Đội Cấn làm Tƣ lệnh trƣởng Quang phục quân Thái Nguyên và Lƣơng Ngọc Quyến làm Quân sƣ. Đội Cấn quyết định đặt Quốc hiệu là Đại Hùng, lấy lá cờ vàng có 5 ngôi sao

đỏ có hàng chữ “Nam binh phục quốc” làm quốc kỳ, treo ở ngoài cửa thành Thái Nguyên rồi phát hịch (Tuyên ngôn thứ nhất) tuyên bố Thái Nguyên độc lập. Dân chúng xung quanh lỉnh lị rất phấn khởi, kéo đến xin gia nhập hàng ngũ nghĩa quân. Trịnh Văn Cấn tuyên bố ai muốn giết giặc cứu nƣớc thì xung vào nghĩa quân, ai muốn giải ngũ về nhà cũng có thể đƣợc (chỉ có 7 ngƣời xin rút lui, nộp súng lại và đƣợc trở về). Nghĩa quân biên chế thành đội ngũ cẩn thận. Nghĩa quân khố xanh gọi là lính cũ, anh em phạm nhân và nhân dân mới gia nhập gọi là lính mới. Con số lên đến hơn 600 ngƣời. Số vũ khí cƣớp đƣợc cũng đủ trang bị cho nghĩa quân. Tuy nhiên trong hàng ngũ lính mới, đại đa số chƣa hiểu biết gì về quân sự nên phải huấn luyện cấp tốc để biết sử dụng súng giết giặc.

Ngay trong đêm 31-8-1917, một hội nghị quân sự đã đƣợc mở để quyết định đƣờng lối hành động. Chủ trƣơng đƣợc lựa chọn trong hội nghị đã quyết định cả vận mệnh của cuộc khởi nghĩa. Hai chủ trƣơng thế công và thế thủ đã bộc lộ và đấu tranh với nhau kịch liệt. Thế tấn công đề nghị trong lúc này nên mở rộng địa bàn khởi nghĩa để thu hút lực lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở các vùng lân cận hƣởng ứng, rồi dùng những nơi đó làm bàn đạp để tấn công các nơi khác nhằm phân tán lực lƣợng quân Pháp, khiến chúng không thể đánh Thái Nguyên đƣợc. Ngƣợc lại, phái chủ trƣơng thế thủ mà đại biểu là Lƣơng Ngọc Quyến lại cho rằng "quân Pháp chƣa thể tiến lên Thái Nguyên ngay đƣợc. Trong lúc đó, ta phải tranh thủ củng cố lực lƣợng, thao luyện tân binh giữa Thái Nguyên làm một căn cứ địa. Không nên tấn công vội. Vì tấn công chƣa chắc đã thắng, mà thất bại thì mất hết cứ điểm" [50, tr.109].

Cuối cùng Đội Cấn đã ngả theo chủ chƣơng của Lƣơng Ngọc Quyến vì rất tin tƣởng ông là ngƣời nhìn xa trông rộng. Lực lƣợng nghĩa quân đƣợc chia làm 8 đội, xây dựng 8 phòng tuyến chuẩn bị chống địch phản kích. Lƣơng Ngọc Quyến làm chỉ huy trƣởng 5 phòng tuyến ở ngoại vi tỉnh lỵ, Đội Cấn làm chỉ huy trƣởng 3 phòng tuyến trong tỉnh lỵ, lo giữ thành trì và là lực lƣợng cơ động chi viện cho các phòng tuyến ở ngoại vi.

Tin Thái Nguyên khởi nghĩa nhƣ sấm sét đánh vào chế độ cai trị của thực dân Pháp. Ngay trong đêm 30-8-1917, Đáclơ đƣợc triệu tập ngay, Thống sứ Bắc Kỳ yêu cầu Tƣ lệnh tối cao quân đội Pháp ở Đông Dƣơng cứu viện, đồng thời tập trung lực lƣợng quân sự hiện có ở các tỉnh xung quanh Thái Nguyên nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa. Bộ binh, pháo binh, cơ giới của quân đội Pháp và lính thuộc địa từ Hà Nội, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái gồm hàng ngàn tên, đặt dƣới sự chỉ huy trực tiếp của tƣớng Misa – Tổng Tƣ lệnh quân Pháp ở Đông Dƣơng và Lơgalen – Thống sứ Bắc Kỳ, đêm 31-8 và ngày 1-9-1917 đã tập kết tại Gia Sàng gồm 14 xe ô tô chở 1 trung đội súng máy, 1 trung đội lính Tây, trang bị cả lựu đạn và cả trung đội sơn pháo quá sơn 80 ly. Ngày 2-9,

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 38)