Binh biến Đô Lƣơng (13-1-1941)

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 70)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2Binh biến Đô Lƣơng (13-1-1941)

Tình hình Đông Dƣơng dƣới hai tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phát xít Pháp - Nhật và những đòi hỏi về nhân lực, vật lực của chiến tranh đã làm cho các tầng lớp nhân dân vô cùng hoang mang. Từ đầu năm 1940, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng lan rộng và có ảnh hƣởng đến tinh thần các binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Nhất là những truyền đơn kí tên Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, kêu gọi binh lính và nhân dân chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa, hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kì càng làm kích thích tinh thần hƣớng nghĩa của quân dân ta trong những điều kiện mà cuộc khởi nghĩa đã đề ra. Tại Nghệ An, đã xuất hiện những truyền đơn của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng nêu những khẩu hiệu: Đả đảo Bảo Đại! Đả đảo đế quốc Pháp!. Cũng vào thời điểm đó binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp trong cuộc chiến với Thái Lan nên đã hình thành nên sự phản kháng trong hàng ngũ của một số tầng lớp binh lính, trong đó nổi bật nhất là binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chƣơng - Nghệ An). Ngƣời đứng đầu nhóm binh lính đó là Nguyễn Văn Cung. Ông quê ở xã Đông Thọ, huyện Đông Xƣơng (nay thuộc thành phố Thanh Hóa), ông giữ chức đội trƣởng lính khố xanh nên thƣờng gọi là Đội Cung. "Trong thời gian đóng binh tại đây, ông đã cùng một số binh lính đƣợc Tổng ủy Đại Đồng (huyện Thanh Chƣơng) liên lạc và cho xem sách báo tuyên truyền của Đảng. Ảnh hƣởng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và sự tuyên truyền của Đảng, binh lính ngƣời Việt tại Đô Lƣơng đã giác ngộ, nổi lên lấy súng giặc diệt giặc" [44, tr.132, 133].

Cuộc khởi nghĩa nổ ra vô cùng nhanh chóng sau khi Đội Cung lên nhậm chức đồn trƣởng đồn Chợ Rạng đƣợc 5 ngày. Theo kế hoạch, quân khởi nghĩa trƣớc hết chiếm đồn Chợ Rạng rồi kéo về Vinh một cách bất ngờ, chiếm trại lính khố xanh, rồi tập hợp lực lƣợng đánh chiếm tỉnh lị, dùng Nghệ An làm căn cứ địa, liên hệ với Hà Tĩnh và Thanh Hóa, mở rộng phạm vi hoạt động. Thực hiện kế hoạch, tối 13-1-1941, Đội Cung đƣợc sự ủng hộ của hai ông cai là Hoàng Á và Lê Văn Vỵ, cùng 11 lính khố xanh mặc quân phục thống nhất: áo dạ tím, quần vàng với đầy đủ súng đạn lên một xe ô tô giả trang tuần phòng, nhƣng thực chất là đi đánh chiếm đồn Đô Lƣơng. Tới Đô Lƣơng, Đội Cung chỉ huy 3 ngƣời giết tên chủ nhà đoan; xông vào nhà bƣu điện cắt liên lạc, bắt tên ký đi theo đến đồn Đô Lƣơng. Tới nơi, Đội Cung cùng nghĩa quân bắn chết tên đồn trƣởng Bách rồi ra lệnh cho Cai Á tập hợp lính, gồm 36 ngƣời; phân công 4 ngƣời về đồn Chợ Rạng đắp ụ đất canh đồn, 32 ngƣời lên 3 ô tô cấp tốc chạy về Vinh. Tới trƣờng Quốc học Vinh, Đội Cung phân công cho Cai Vỵ chỉ huy lính đóng ở trƣờng, chờ khi có 3 phát súng lệnh thì tấn công vào thành. Còn Đội Cung cùng Cai Á và ngƣời lái xe vào trại giám binh để giết giám binh Đê- ji-ru (Desjiroux) và tay chân của hắn là Uyển. Nhƣng khi lúc chuẩn bị giết giám binh thì có hai tiếng súng nổ ở ngoài làm giám binh Đê-ji-ru cảnh giác, đề phòng, điện thoại cho các nơi đối phó. Công việc bị lộ, Cai Á và lái xe bị bắt ngay. Cai Vỵ vào thành xin hàng. Một số nghĩa binh bị lộ sa vào tay giặc. Riêng Đội Cung đƣợc Đội Bốn dẫn đƣờng trốn thoát về quê Thanh Hóa, định tìm đƣờng trốn sang Thái Lan, nhƣng ngày 14/3/1941 Đội Cung bị quân Pháp bắt. Ngày 20/2/1941, tại Hà Nội, thực dân Pháp đã mở Tòa án binh xét xử những binh lính tham gia cuộc binh biến Đô Lƣơng. Đội Cung và 10 đồng chí của ông bị kết án tử hình, 12 ngƣời bị kết án chung thân, hai ngƣời bị xử 20 năm tù khổ sai, bảy án 15 năm tù, một án 12 năm tù… Ngày 25/4/1941, thực dân Pháp thi hành án tử hình Đội Cung và các nghĩa binh tại 3 địa điểm: Vinh, Chợ Rạng và Đô Lƣơng.

Cuộc binh biến Đô Lƣơng ngày 13-1-1941 không nằm trong chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, là cuộc đấu tranh tự phát, đầy anh dũng nhƣng thiếu tổ chức và chƣa trong điều kiện khởi nghĩa toàn quốc. Tuy nhiên, chính nó lại mang nét đặc thù. Binh biến Đô Lƣơng tiêu biểu cho phong trào của binh lính ngụy chống lại chính sách phản động của đế quốc Pháp - Nhật đang diễn ra sôi động ở Đông Dƣơng, là tiếng súng của một bộ phận binh lính ngƣời Việt yêu nƣớc dám đứng lên diệt thù cứu nƣớc. Đặc biệt, sau Lời

kêu gọi binh lính của Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1941. Đây

là cuộc đấu tranh đã chịu ảnh hƣởng của Đảng và hƣởng ứng tiếng gọi chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng, dẫu lẻ loi, đơn độc nhƣng vẫn đƣợc Đảng ta hoan nghênh và coi trọng. Báo Cởi Ách của Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Đông Dƣơng Nghệ An ngày 20-2-1941 viết: "Cuộc binh biến Chợ Rạng - Đô Lƣơng thất bại nhƣng nó có tác dụng kích thích tinh thần đồng bào ta, làm cho đế quốc Pháp bối rối, làm cho ai nấy đều hiểu rằng anh em binh lính cùng đi với dân chúng trong Mặt trận phản đế. Đồng thời nó cũng dạy chúng ta một bào học muốn đánh đuổi đế quốc ra khỏi xứ, cần phải có sự thống nhất hàng ngũ các giới. Một mình dân cày, thợ thuyền cũng không thể giết đƣợc giặc, một mình anh em binh lính dù có súng trong tay cũng thất bại" [58, tr.325]. Cuộc khởi nghĩa Đô Lƣơng lại một lần nữa tỏ rõ sự khủng hoảng đến cao độ trong hàng ngũ quân đội Pháp và tinh thần khởi nghĩa đang sôi sục trong binh lính, cũng nhƣ trong các tầng lớp nhân dân khác. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, cuộc binh biến Đô Lƣơng là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc "là bƣớc đấu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dƣơng", tin theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, chờ đợi ngày Tổng khởi nghĩa, giải phóng dân tộc.

Cho đến Hội nghị Ban thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (tháng 2-1943) bàn về chuẩn bị khởi nghĩa, Hội nghị đã rút ra những kinh nghiệm trong các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và Đô Lƣơng để làm bài học cho Tổng khởi nghĩa sau này.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong khoảng hơn 40 năm đầu thế kỉ XX, các phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam đã kế tiếp nhau diễn ra, dù không nhiều nhƣng là những ví dụ điển hình cho khí phách quật cƣờng của dân tộc Việt Nam, của một lực lƣợng đấu tranh mới do chính thực dân Pháp tạo dựng nên. Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp và khủng bố dã man, nhiều binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam tham gia đấu tranh chống Pháp đã bị bắt, tra tấn, chém giết, tù đày, có ngƣời tự vẫn để bảo toàn khí tiết, nhƣng các phong trào đó không bị dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn ra ở những mức độ và hình thức khác nhau. Hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang, có thể là do đặc điểm nghề nghiệp quy định. Những cuộc đấu tranh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 chủ yếu ảnh hƣởng của từ những lãnh tụ và các tổ chức chính trị mang khuynh hƣớng cách mạng dân chủ tƣ sản. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp mang một màu sắc mới, dƣới sự định hƣớng của khuynh hƣớng cách mạng vô sản. Những cuộc đấu tranh nhƣ khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), khởi nghĩa Nam Kì (23- 11-1945) và Binh biến Đô Lƣơng (13-11-1941) có sự tham gia của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đã trở thành "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, bƣớc đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc ở một nƣớc Đông Dƣơng" [24, tr.109], góp phần làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, khẳng định vai trò của một lực lƣợng mới, do chính thực dân Pháp tạo ra đã quay súng bắn lại kẻ thù trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chƣơng 3

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA BINH LÍNH NGƢỜI VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP Ở VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 70)