Đấu tranh trong giai đoạn 1930-1945

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 61)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2Đấu tranh trong giai đoạn 1930-1945

Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, khuynh hƣớng cách mạng dân chủ tƣ sản không còn chỗ đứng ở Việt Nam. Thực dân Pháp đàn áp dã man những ngƣời yêu nƣớc, cộng với hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 mà nhân dân ta phải gánh chịu khiến cho tình hình xã hội nƣớc ta vô cùng căng thẳng, phong trào cách mạng dâng cao. Cách mạng Việt Nam cần có một đƣờng lối mới, hƣớng đi mới. Trong bối cảnh đó, đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công nông, trong đó có cả binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp.

Ngay trong Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập tới đoàn kết công, nông, binh trong một mặt trận chống Pháp giành độc lập, lập chính phủ công nông binh theo kiều Nga Xô viết. Đồng thời Đảng còn định hƣớng cho binh lính Việt Nam đấu tranh chống lại thực dân Pháp theo những mục tiêu rõ ràng và hòa cùng phong trào đấu tranh của quần chúng công nông trong phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939. Điều này đã đƣợc ghi nhận trong Văn kiện Đảng nhƣ sau: "Phong trào ở Nghệ An có một mục đích rất xác định và rất rõ. Đối với dân cày và thợ thuyền, phong trào này có tiếng vang rất lớn. Những ngƣời lãnh đạo đã hy sinh tính mạng của mình của

mình cho cuộc đấu tranh, hàng nghìn dân cày đƣợc tấm gƣơng ấy cổ vũ và đi theo công nhân tham gia các cuộc biểu tình của họ: lính khố xanh cảm động trƣớc cảnh tƣợng ấy không bắn vào đoàn ngƣời biểu tình. Đây là lần đầu tiên dân cày, thợ thuyền và lính khố xanh đã xiết chặt tay nhau trên chiến trƣờng, đoàn kết lại để thành một đoàn thể duy nhất, một đạo quân duy nhất...bọn đế quốc, tƣ bản dù muốn hay không đã phải nhƣợng bộ" [20, tr.61. Đảng ta cũng nhận thấy, việc tuyên truyền đấu tranh đối với binh lính ngƣời Việt không dễ dàng. Nếu làm không khéo sẽ đứng trƣớc nguy cơ bị trả đũa dã man của bọn đế quốc. Vì vậy, trong thời gian này, công tác vận động của Đảng chủ yếu lập các tổ chức chi bộ đảng trong binh lính An Nam, các hội ái hữu của binh lính dự bị, hội hƣơng hữu, tƣơng tế của những ngƣời lính đã mãn hạn để liên lạc, đoàn kết với lính tại ngũ. Đặc biệt, ủy ban vận động binh lính vung núi Bắc Kì còn có sáng kiến đƣa binh lính ngƣời Việt vào các chi bộ và hội quần chúng trong làng.

Từ năm 1939 đến 1945, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, nhân dân ta bƣớc vào thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc, đấu tranh của binh lính ngƣời Việt cũng không là một ngoại lệ và nằm trong phong trào đấu tranh chung của nhân dân cả nƣớc. Dù không công khai, nhƣng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đã có một chỗ đứng trong một mặt trận tập hợp những ngƣời yêu nƣớc, đấu tranh cho cuộc giải phóng dân tộc: Liên đoàn giải phóng dân tộc Việt Nam phản đế hội và Việt Nam thống nhất dân tộc hội làm cơ sở cho việc thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dƣơng. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong giai đoạn này thiên về phản đối mộ lính, bắt thăm cƣỡng bách, chống chở lính sang Pháp và các thuộc địa khác của Pháp, dân chủ hóa chế độ đi lính.

Mặc dù kỉ luật nhà binh rất khắc nghiệt, nhƣng anh em binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp vẫn hăng hái tham gia đấu tranh chống đế quốc, góp sức với phong trào của thợ thuyền và dân cày. Ngay trong tháng 9-1939, đã có nhiều cuộc mít tinh chống bắt lính diễn ra ở Thái Bình, Mĩ Tho, Vĩnh Long...tiếp đến là cuộc đấu tranh của 4000 lính ở Hải Phòng, Sài Gòn, Quảng

Trị, Vĩnh Yên..."phát súng" đầu tiên báo hiệu "thời kì mới" nổ ra ở Bắc Sơn ngày 27-9-1940 đã có sự tham gia của một số lính khố đỏ, lính khố xanh và lính dõng. Đảng bộ Nam Kì đi tiên phong trong công tác binh vận với những sáng kiến hay và hiệu quả. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã đƣợc gây dựng trong trong ngụy binh ngƣời Việt ở Nam Kì. Đây là một trong những lí do giải thích vì sao Nam Kì là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 61)