6. Cấu trúc của đề tài
2.1.4 Binh biến Bình Liêu (1918-1919)
Với vị trí thuận lợi, tiếp giáp Trung Quốc, vùng Đông bắc Việt Nam từ Hải Phòng ra đến Quảng Yên, Móng Cái là cửa ngõ để các chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua lại hoạt động giữa hai nƣớc. Vì vậy, Việt Nam Quang phục hội đã có chủ trƣơng đẩy mạnh hoạt động vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở nơi này. Biết đƣợc sự ảnh hƣởng của Hội ở đây, thực dân Pháp đã tăng cƣờng, củng cố các đồn binh để đề phòng sự trỗi dậy của nhân dân địa phƣơng.
Binh lính ngƣời Việt ở đây gồm cả con em các dân tộc địa phƣơng nhƣ Dao, Hán, Nùng, từng tham gia hoặc chứng kiến hoạt động vũ trang của Việt Nam Quang phục hội. Họ rất có cảm tình. Những điều kiện khách quan và chủ quan trên đã hun đúc nên trong những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc do hoàn cảnh
buộc phải mặc áo lính một tinh thần quả cảm quyết đứng lên diệt thù cứu nƣớc khi có thời cơ. Các cuộc binh biến ở đây đã nổ ra trong hoàn cảnh nhƣ vậy, mà khởi đầu là binh biến của binh lính đồn Bình Liêu.
Đồn Bình Liêu là một đồn binh nằm sát biên giới Việt-Trung thuộc tỉnh Móng Cái. Đồn đƣợc xây dựng trên bờ sông Tiên Yên, có đƣờng hàng tỉnh nối liền với Móng Cái cũng nhƣ với các thị trấn Hoành Mô, bắc Phòng Sình. Chính quyền thực dân đã cho xây dựng đồn Bình Liêu để án ngữ Tiên Yên và các đƣờng liên lạc với Quảng Đông - Trung Quốc. Đồn Bình Liêu thuộc Tiểu quân khu Móng Cái, thuộc đạo quan binh thứ nhất - Đạo quan binh Phả Lại. Đồn do một trung uý Pháp Bayuốctƣ (Bayourte) chỉ huy cùng một tên đội ngƣời Âu và 35 lính đóng giữ. Tên Bayuốctờ khét tiếng về những thủ đoạn tham tàn, bạo ngƣợc đối với binh lính và nhân dân địa phƣơng, khiến binh lính khắp các đồn trại, từ Tiên Yên, đến Hoành Mô, Hà Cối căm giận. Những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội ở vùng này những năm trƣớc đây đã ảnh hƣởng tới binh lính. Vì yêu nƣớc, căm giận thực dân Pháp, họ muốn có một cuộc đấu tranh bằng bạo lực nhƣ Việt NamQuang phục hội đã tuyên truyền và thực hiện.
Ngƣời khởi xƣớng cuộc binh biến ở Bình Liêu là một Hoa kiều có tên Thàm Cam Say (Đàm Giám Tây) trú ở Đông Hƣng (Quảng Đông, Trung Quốc) - đối diện với thị xã Móng Cái - ngƣời đã liên hệ với Việt Nam Quang phục hội ở Lƣỡng Quảng và đã từng dự định tiến công các mục tiêu trên địa bàn Móng Cái tháng 12-1914 nhƣng bị lộ. Đàm Giám Tây bị thực dân Pháp xử tử vắng mặt. Trƣớc thời cơ thuận lợi, nhận thấy sự đồng tình hƣởng ứng của nhân dân và binh lính ở đây, Đàm Giám Tây đứng ra vận động binh lính Bình Liêu nổi dậy chống Pháp. Đàm Giám Tây bắt liên lạc với một Hoa kiều là Phong Lai Bảo đóng cai ở đồn Bình Liêu và trao cho Phong Lai Bảo nhiệm vụ vận động binh lính làm nội ứng. Nhƣng cuộc vận động bị lộ. Phong Lai Bảo bị tống giam và bọn chỉ huy Pháp bố trí đề phòng.
Trƣớc tình hình đó, cuộc binh biến buộc phải nổ ra dù chuẩn bị chƣa xong và do đó, ngay từ giờ phút đầu, đã rơi vào thế bị động. Đêm 16-11- 1918, mấy hôm sau khi Phong Lai Bảo bị bắt, binh lính trong đồn đƣợc Lò Thập Nhất (Lò Sáp Giáp) và Sam Sót Giang chỉ huy, đã nổi dậy chiếm đồn, giết tên đội Pháp Lănggie (Langeais), bắn bị thƣơng tên trung uý chỉ huy đồn Bayuốctƣ, thu toàn bộ vũ khí đạn dƣợc của địch. Sau khi làm chủ đồn Bình Liêu, nghĩa quân ban hành Bố cáo kêu gọi nhân dân và binh lính ủng hộ cuộc khởi nghĩa.
"Thừa lệnh đức vua Thành Thái, chúng tôi thành lập bộ đội để trừ giặc cứu nƣớc...
"Nhờ sự giúp đỡ của Đức quốc, chúng tôi lập đƣợc 6 đội quân. . . Chúng tôi làm bản Tuyên ngôn này để kêu gọi quan lại binh lính và nhân dân hãy cùng nhau lập lại non sông đất nƣớc. Kẻ nào biết lẽ phải và biết chọn thời cơ hành động sẽ trở nên dũng cảm, khôn ngoan và sự nghiệp cứu nƣớc sẽ hoàn thành mau chóng. . . . Kẻ nào không nghe lời trong bản Tuyên ngôn này sẽ bị giết ngay khi quân cách mạng tới" [12, tr.104].
Nội dung Bố cáo thể hiện sự ảnh hƣởng của Việt Nam Quang phục hội về việc tranh thủ sự viện trợ của Đức chống Pháp, mà Hội chủ trƣơng; đồng thời, nó cũng cho thấy rõ những nghĩa quân Bình Liêu, ngay từ đầu, đã chủ trƣơng: sẽ từ binh biến chuyển lên khởi nghĩa nhằm đánh chiếm các nơi khác trong vùng. Và tất cả cũng vì sự nghiệp cứu nƣớc.
Khác với khởi nghĩa Thái Nguyên, phát huy thắng lợi ở Bình Liêu, nghĩa quân do Lò Sáp Giáp, Sam Sót Giang và Phong Lai Bảo chỉ huy chia làm hai đoàn kéo tới Hoành Mô. Binh lính Hoành Mô do hai viên cai chỉ huy đã nổi lên hƣởng ứng, giết tên đồn trƣởng Soaden (Choisel) rồi gia nhập nghĩa quân. Cả hai toán từ Bình Liêu tới hội quân với lực lƣợng làm binh biến Hoành Mô. Nhân dân trong khu vực cũng kéo đến hƣởng ứng. Đƣợc nhân dân tham gia nên quân số nghĩa quân đã tăng lên gần 100 ngƣời, đƣợc trang bị vũ khí lấy đƣợc từ hai đồn. Nghĩa quân tạm rút sang bên kia biên giới Việt - Trung. Đội quân của Đàm Giám
Tây còn tập hợp đƣợc khoảng 20 ngƣời sót lại của Việt Nam Quang phục hội bấy giờ đang sống lƣu vong ở Lƣỡng Quảng chờ đón nghĩa quân từ trong nƣớc sang.
Ngày 19 - 11 - 1918, khi nghĩa quân trở về Việt Nam đƣợc bổ sung thêm một số ngƣời Trung Hoa. Khi tới đồn Chúc Bài Sơn, nơi do một viên đội khố xanh ngƣời Dao là Tang Moi chỉ huy, nghĩa quân thuyết phục đƣợc phần lớn binh lính nộp súng đạn rồi gia nhập nghĩa quân.
Thừa thắng, nghĩa quân kéo về vây đồn Đầm Hà. Đến 1 giờ 30 sáng, Lò Sáp Giáp ra lệnh tiến công đồn Đầm Hà, diệt năm tên địch . Nghĩa quân hy sinh hai ngƣời. Tên đồn trƣởng Pháp trốn thoát. Sau trận này, nghĩa quân rút về Ping Hô hội quân với đoàn nghĩa quân thứ hai vừa tới phối hợp đánh chiếm Ping Hô. Sáng hôm sau, toàn thể nghĩa quân tiến đánh trại khố xanh Đầm Hà, buộc binh lính trong trại rút về Vạn Hoa và sau đó tới Tiên Yên.
Nhƣ vậy, chỉ trong thời gian đầu, với chiến thuật tƣơng đối đúng đắn, không bị động cố thủ một chỗ mà tiếp tục thế tiến công, nghĩa quân đã làm chủ đƣợc vùng rộng lớn từ Bình Liêu đến Chúc Bài Sơn, Đầm Hà, từ sông Tiên Yên ra đến biển.
Trƣớc thắng lợi rất nhanh chóng của nghĩa quân, địch đã huy động toàn bộ lực lƣợng Quân khu I gồm ba đại đội lê dƣơng thuộc Trung đoàn thuộc địa số 9, 4 đại đội khố đỏ thuộc trung đoàn Bắc Kỳ số 1, số 2, một đại đội khố đỏ của Trung đoàn Bắc Kỳ số 3 ở Hải Phòng lên hỗ trợ, do Avéclăng (Averland) chỉ huy trƣởng Quân khu I chỉ huy tiến công nghĩa quân. Tổng số quân địch hơn 1.000 tên và toàn bộ lực lƣợng này chiếm đóng hai đồn Bình Liêu, Chúc Bài Sơn, thay thế cho số binh lính ngƣời thiểu số và Hoa kiều.
Đƣợc tin Pháp tiến công, nghĩa quân không dừng lại mà định tiến về chiếm đồn Chúc Bài Sơn, nhƣng trên đƣờng bị địch đánh chặn phải đóng lại ở đồn Phai Lau, một đồn binh mà địch đã bỏ rút về Chúc Bài Sơn từ trƣớc đó.
Từ đây, nghĩa quân chuyển sang chống càn diệt địch. Ngày 1-12, địch tập trung lực lƣợng bao vây, tiến công Phai Lau. Nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm, phá vỡ cuộc bao vây của địch. Tiếp đó, nghĩa quân đánh địch ở Pai Nam
Sơn, gây cho chúng một số thiệt hại. Sau trận này, nghĩa quân rút toàn bộ lực lƣợng sang Trung Quốc.
Trong suốt tháng 12-1918, nghĩa quân đánh một số trận, điển hình là trận Bản Bạc ở giữa Bình Liêu và Hoành Mô (16-12) và trận Ping Hô (22-12) gây cho địch nhiều thiệt hại.
Sang năm 1919, địch dùng nhiều thủ đoạn thâm độc quyết tiêu diệt nghĩa quân. Trƣớc hết, chúng dàn lực lƣợng dọc biên giới để chặn đƣờng tiếp xúc giữa nghĩa quân với nhân dân các bản làng dọc theo biên giới, đồng thời tăng cƣờng khủng bố, mua chuộc nhân dân mà trƣớc tiên là những gia đình nghĩa quân. Chúng còn câu kết với lực lƣợng biên phòng Trung Hoa trấn áp các phong trào. Thực dân Pháp chủ trƣơng thƣơng thuyết, giảng hòa với nghĩa quân để làm nhụt ý chí chiến đấu của họ. Cuộc thƣơng thuyết kéo dài nhƣng không có kết quả.
Kế hoạch này sau khi triển khai thực hiện đã ít đem lại hiệu quả, chúng liền chuyển sang truy quét tuần tiễu và thực hiện chính sách “lấy ngƣời Việt trị ngƣời Việt”, đƣa binh lính ngƣời Dao lên đánh nghĩa quân mà thành phần đa số là ngƣời Hán và ngƣời Kinh
Trƣớc sức tiến công và các thủ đoạn thâm độc trên đây của địch, nghĩa quân chuyển đại bộ phận lực lƣợng ra các hải đảo vùng Móng Cái, Hạ Long và di chuyển một bộ phận xuống vùng Ba Chẽ, Quảng Yên, tổ chức nhiều trận tập kích, phục kích đánh địch. Ngày 12-3, nghĩa quân phục kích đánh chặn một đoàn thuyền chở lƣơng thực của địch ở ven biển; tiếp đó nghĩa quân tiến đánh một toán lính khố xanh ở đồn Ba Chẽ. Đến tháng 3-1919, tức sau bốn tháng kể từ cuộc binh biến Bình Liêu khởi phát, mặc dù địch tập trung mọi lực lƣợng tiến công và đàn áp khốc liệt, chúng còn những thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, dọa nạt, nhƣng vẫn không tiêu diệt đƣợc nghĩa quân. Nghĩa quân vẫn tồn tại và mở rộng địa bàn hoạt động ra cả một vùng Đông Bắc, kéo dài từ Móng Cái tới Cẩm Phả, Hòn Gai, Quảng Yên...ra tới tận Hải Phòng.
Quy mô cuộc khởi nghĩa và ảnh hƣởng của nó ngày càng lan rộng. Tình hình đó buộc thực dân Pháp phải cử tƣớng Nôghét chỉ huy một lữ đoàn mới
đƣa từ chiến trƣờng Pháp sang Đông Dƣơng, đến Quảng Yên để tăng thêm lực lƣợng mở cuộc càn quét tiêu diệt nghĩa quân. Toàn bộ lực lƣợng đó, giờ đây đã tăng tới 1.850 tên, trong đó có tới 300 lính Pháp, 1.300 lính khố đỏ, khố xanh và 250 lính dõng. Chúng tiến hành sục sạo, truy quét, khủng bố các địa phƣơng có nghĩa quân hoạt động và gia đình nghĩa quân, dụ dỗ nghĩa quân ra hàng. Lúc này, nghĩa quân đã chuyển về vùng Đông Triều (bắc Hải Đƣờng) hoạt động uy hiếp Hải Phòng. Ngày 16-4, nghĩa quân tiến công đồn điền Pi vê (Pivet), bắt cả vợ và anh vợ tên chủ đồn điền Pháp Pi vê. Lúc này, tên thanh tra mật thám Ác nu (Arnoux) đến gặp nghĩa quân đàm phán xin chuộc lại tên Pi vê. Tham dự cuộc đàm phán còn có giáo sĩ Ba rô (Bao), bốn quan lại ở Hoành Bồ và Sam Sót Giang đại diện nghĩa quân. Lợi dụng thời gian đình chiến và hội đàm, địch dùng mƣu chia rẽ nội bộ các lãnh đạo nghĩa quân, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quân sự tiến công bất ngờ, khiến nghĩa quân phải phân tán lực lƣợng làm ba bộ phận rút khỏi núi Nam Mẫu.
Bộ phận thứ nhất gồm toàn ngƣời Hán, Hoa kiều rút trƣớc sang Trung Quốc. Bộ phận thứ hai rút về Đầm Hà, Ba Chẽ, Hòn Gai bị địch tiêu diệt, tự tan rã. Bộ phận thứ ba rút sau cùng về phía vùng biên giới Việt - Trung, sau đó cũng sang Trung Quốc. Cuối tháng 6-1919, nghĩa quân tan rã. Địch truy nã, bắt giết 4 ngƣời đều là chức dịch ở địa phƣơng tham gia ủng hộ phong trào và giam 85 lính dõng, lính khố xanh.
Cuộc binh biến Bình Liêu và khởi nghĩa của các dân tộc vùng Đông Bắc đã phát huy tinh thần yêu nƣớc, nêu cao dũng khí diệt địch. Những hoạt động vũ trang kể trên của cuộc binh biến Bình Liêu cho thấy: khác với khởi nghĩa Thái Nguyên, trong cuộc nổi dậy ở Bình Liêu, nghĩa quân đã làm binh biến thắng lợi từ Bình Liêu đến Chúc Bài Sơn, chủ động mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động diệt địch, phát triển lực lƣợng, nhanh chóng chuyển cuộc binh biến thành cuộc khởi nghĩa.
Trong chiến đấu, nghĩa quân đã cố gắng giành thế chủ động bằng cách mở các cuộc tập kích, phục kích và ít khi dựa vào cứ điểm hoặc phòng ngự nhƣ
nghĩa quân Yên Thế. Bên cạnh đó nghĩa quân cũng đã triệt dể lợi dụng địa hình vùng biển giới vùng núi, vùng biển, hải đảo..., tạo thế thuận lợi để bảo toàn lực lƣợng mở rộng hoạt động đánh tiêu hao sinh lực địch, gây một số thiệt hại và khó khăn cho chúng. Tham gia trong cuộc khởi nghĩa, còn có đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc, thời gian tƣơng đối dài.
Cũng nhƣ những cuộc binh biến và khởi nghĩa trƣớc đây, cuộc binh biến Bình Liêu về cơ bản đã không có đƣợc một đƣờng lối rõ ràng và một bộ máy chỉ huy thống nhất. Hạn chế đó là một nguyên nhân cốt tử khiến cho binh biến và khởi nghĩa Bình Liêu, sau những thắng lợi bƣớc đầu, đã dần đi vào thế bị cô lập, suy yếu dần và cuối cùng tan rã...Cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần yêu nƣớc chống Pháp của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp và đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh, thể hiện một sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa ngƣời Việt và ngƣời Hoa hai bên biên giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp. Nó cũng để lại nhiều bài học trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta sau này.