Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 74)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1 Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh

Kể từ khi thực dân Pháp sang xâm lƣợc và đặt ách thống trị, bóc lột dân ta thì chƣa bao giờ nhân dân ta ngừng tiếng súng đấu tranh chống lại chúng. Bởi lẽ, mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều hiểu rằng họ đã mang thân phận ngƣời dân mất nƣớc và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn chủ yếu giữa nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lƣợc. Với tinh thần yêu nƣớc, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc có từ hàng nghìn năm trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, với mong muốn giành lại độc lập, tự do cho nƣớc nhà, các giai cấp, tầng lớp và các lực lƣợng trên đất nƣớc Việt Nam đã liên tục vùng lên đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn dân tộc cơ bản đó. Binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp cũng không đứng ngoài phong trào chung của dân tộc. Cảnh nƣớc mất, nhà tan, quê hƣơng bị giày xéo, thân phận là nô lệ, công cụ xâm lƣợc đã khiến họ phải tổ chức đấu tranh hoặc tham gia đấu tranh để giải quyết nguyên nhân sâu xa, cốt yếu nhất mà cả dân tộc Việt Nam đòi hỏi. Chỉ có điều, từ đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp không còn bó hẹp trong phạm trù phong kiến nữa mà nó đã dần chuyển lên những khuynh hƣớng mới theo tiến trình của lịch sử dân tộc. Ngoài nguyên nhân cơ bản trên, còn có những nguyên nhân trực tiếp đƣa đến sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

Để thực hiện những tham vọng thực dân, Pháp đã xây dựng đội quân thuộc địa và lực lƣợng binh lính ngƣời Việt ở Việt Nam. Chúng muốn biến họ thành những con ngƣời mù quáng phục vụ cho chúng, quên Tổ quốc, phản lại đồng bào, để bảo vệ nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, ngân hàng, làm bia đỡ đạn cho chúng mỗi khi có chiến tranh... Sự thực, chúng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do không hiểu đƣợc truyền thống và văn hóa của ngƣời Việt Nam, nhất là trong vấn đề tƣ tƣởng nên đã dẫn đến những sai lầm của Pháp trong chính sách sử dụng. "Theo phong tục cổ truyền thì ngƣời Việt Nam coi rẻ nghề nhà binh" [53, tr.104]. Nhƣng vì bị ép buộc, vì sinh kế hoặc bị lừa bịp, những ngƣời dân hiền lành ấy đã phải đi lính cho Pháp. Khi bƣớc chân vào lính cho Pháp, họ không có nguyện vọng nào hơn là đƣợc đãi ngộ đúng với công sức, đủ lƣơng nuôi vợ con và sau khi mãn hạn đi lính sẽ có chút tiền làm vốn để sinh sống hay đƣợc chút phẩm hàm làm vinh dự. Nhƣng sự thực đã không phải nhƣ vậy. Sống trong trại lính Pháp, làm những công việc nặng nề, tập luyện vất vả, học những lí thuyết mơ hồ với những tên chỉ huy tàn bạo, chịu kỉ luật khắt khe, lúc nào cũng có thể bị trừng phạt và bị tòa án binh đe dọa thì thật không có gì hào hứng để lôi kéo thanh niên Việt Nam "tập tành cái nghề giết ngƣời ấy" và "thanh niên bản xứ ghét cay ghét đắng việc bọn quân phiệt bắt họ phải đi lính". Họ tìm mọi cách để có thể trốn đi lính. Khi không thể trốn đƣợc và cũng không biết trốn đi đâu đƣợc, bị cƣỡng bức về đồn thì ta hãy hình dung tâm trạng của họ: buồn bã, não nề, cha mẹ, chị em, vợ sắp cƣới đi theo khóc lóc, kêu van thảm thiết...thì ta sẽ hiểu đƣợc cái "vinh dự" to lớn của ngƣời dân Việt Nam khi đi làm cái nghĩa vụ quân sự cay nghiệt đó. Khi đi là vậy, khi trở về thì sao? Hãy xem Hồ Chí Minh thuật lại về hình ảnh những "anh hùng" Việt Nam trở về sau khi đã chiến đấu vì nƣớc Pháp: "Trƣớc khi đi chiến đấu, ngƣời ta hứa trời hứa biển với họ, thì đến nay trở về ngƣời ta lại rút bỏ hết mọi quyền lợi mà xƣa nay ngƣời Việt Nam ngƣời

Việt Nam đi tòng quân đều đƣợc hƣởng, nhƣ miễn thuế thân, miễn sai dịch v.v..Nhiều ngƣời đã phải đi ăn xin từ làng này qua làng khác, phải đi bộ hàng tuần để trở về quê hƣơng, nơi mà ngƣời ta dùng vũ lực buộc họ phải dứt áo ra đi" [53, tr.108]. Vì vậy, việc binh lính ngƣời Việt quay súng trở lại bắn vào kẻ đã cƣỡng bức họ làm cái nghề bắn vào đồng bào, dân tộc mình là điều dễ hiểu.

Mặc dù công dụng của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp là rất lớn, nhƣng việc đãi ngộ của thực dân Pháp đối với những ngƣời lính này lại đƣợc xây dựng trên quan niệm và chính sách bất bình đẳng.

Về lƣơng bổng, phụ cấp, trang bị, giữa binh lính Pháp với binh lính Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn. Năm 1887, lƣơng một quan hai Pháp cao gấp 30 lần một ngƣời lính Việt ở đại đội chủ lực (Lƣơng tên quan hai: 7.000 phơ-răng/01 năm; lƣơng ngƣời lính Việt Nam 254 phơ-răng/01 năm). Cũng theo biểu lƣơng năm này, một tên quản ngƣời Pháp lƣơng 5.000 phơ-răng/01 năm, một ngƣời quản Việt: 900 phơ-răng. Lấy năm 1945 để thấy đƣợc sự bất công lên đến cao độ đối với binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp: "...,chúng ta đem những khoản tiền chi cho tên Toàn quyền Đông Dƣơng trong năm 1945 tất cả là 241.350 so sánh với tiền lƣơng một thƣ kí đánh máy tập sự Việt Nam là 1.026 hay ngƣời lính khố xanh hạng hai 146 thì sẽ thấy lƣơng tên Toàn quyền ngƣời Pháp gấp 230 lần ngƣời thƣ kí đánh máy Việt Nam hay gấp 1.700 lần ngƣời lính khố xanh Việt Nam" [48, tr.13]. Đó là chƣa kể quần áo, nhà ở và các khoản phụ cấp khác lính Pháp đƣợc hƣởng, còn lính Việt Nam thì không. Điều kiện tối thiểu mà mỗi ngƣời lính cần phải có là đi giầy, đội mũ thì họ cũng không thể có. Việc ăn uống của binh lính ngƣời Việt vô cùng thiếu thốn, thậm chí lấy vợ cũng phải "xin phép riêng", không đƣợc tự do mua báo, đọc báo...

Về cấp bậc và quyền hành, binh lính ngƣời Việt đƣợc xếp hạng nhƣ sau:

TÊN QUÂN HÀM TRONG QUÂN ĐỘI ĐÔNG DƢƠNG

TÊN QUÂN HÀM CHÚNG TỘC GHI CHÚ

Quan tƣ Ngƣời Pháp

Quan ba Ngƣời Pháp

Quan hai Ngƣời Pháp

Quan một Ngƣời Pháp

Phó quản Ngƣời Pháp và ngƣời Việt Đội bốn Ngƣời Pháp và ngƣời Việt

Đội cai Ngƣời Việt

Bếp Ngƣời Việt

Lính Ngƣời Việt

Nhƣ vậy, quân hàm cao nhất của binhh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp phổ biến là hạ sĩ quan. Sau khi nổ ra những cuộc bạo động hay âm mƣu bạo động lớn của ngụy binh đầu thế kỉ XX thì thực dân Pháp mới dùng thủ đoạn mị dân nhƣ cho phép binh lính ngƣời Việt thăng đến chức đại úy, điển hình là "đại úy Đỗ Hữu Vị, một tên ngƣời Việt mang quốc tịch Pháp đã hi sinh cho cuộc đế quốc chiến tranh lần thứ nhất của Pháp" [48, tr.25]. Nhƣng sự thực, ngoài một số mang quốc tịch Pháp hay thân Pháp đƣợc học tại các trƣờng sĩ quan Pháp đặc biệt cấp cho cấp bậc sĩ quan cho đến những tên phản quốc, lập công cho giặc đƣợc Pháp ban ân huệ nhắc lên làm quan một hay quan hai là không đáng kể. Binh lính Việt Nam nói chung, ít có hi vọng vƣơn lên cấp chỉ huy dù là chỉ huy trung đội hay đại đội. Cho đến năm 1940, trƣớc khi Nhật kéo vào Đông Dƣơng, thực dân Pháp vội đào tạo cấp tốc một số cán bộ quân sự sơ cấp Việt Nam trong hàng ngũ của chúng để kịp thời huấn luyện binh lính mới, một mặt lôi kéo một số thanh niên trí thức vào các lớp đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan ngƣời Việt để sử dụng và gây ảnh hƣởng cho chúng và đối phó với Nhật.

Nhƣng dù là binh lính hay sĩ quan ngƣời Việt cũng đều bị thực dân Pháp khinh bỉ, đối xử bạc đãi. Kỉ luật trong quân đội đế quốc là một kỉ luật quân phiệt, nhƣng kỉ luật đối với binh lính thuộc địa trong quân đội đế quốc càng dã man hơn. Mục 6 của bản Điều lệnh về tổ chức của lính khố xanh ở Đông Dƣơng quy định những tội lỗi bị xử phạt sau đây: "...bị coi nhƣ phạm kỉ luật và bị trừng trị tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội lỗi; những binh lính nào thì thầm với nhau những chuyện không tốt...". Thế nghĩa là ngƣời lính Việt Nam luôn bị bịt mồm, khóa miệng, không đƣợc tự do thì thầm, không đƣợc nói gì mà chỉ huy không muốn. Hình phạt quy định có thể từ không cho đi chơi đến bị giam, bị tù và cúp lƣơng đối với những ngƣời lính vi phạm những điều kể trên. Nhƣng thậm chí "lính mộ lại thích nhà lao hơn là trại lính", hãy xem một đoạn nhật kí đƣợc đăng trong bài viết "Tội ác của chủ nghĩa quân phiệt" của đồng chí Nguyễn Ái Quốc: "Thứ sáu vừa qua, một việc nghiêm trọng đã xảy ra ở cơ pháo thủ thứ 5. Chiều ngày thứ sáu đó, trong khi duyệt một đội tân binh bản xứ cuối cùng, một viên hạ sĩ quan đã đánh ngƣời một cách dã man, hành động đó lại được nêu là gương mẫu trong cơ binh. Tên đội đánh ngƣời ấy lại đƣợc cấp trên của nó xem là một hạ sĩ tốt nhất, hơn nữa, lại còn đƣợc để nghị thăng chức. Thật đáng tiếc rằng những ngƣời đƣợc nƣớc Pháp gửi sang đây nhân danh là những ngƣời khai hóa kiên nhẫn, đã dạy nghề nhà binh cho đồng bào chúng tôi - mới sống chung chƣa đầy hai tháng với những ngƣời bảo hộ cho mình - lại tự tiện "hành động một cách bỉ ổi" đánh đập bằng nòng súng và báng súng một ngƣời lính bản xứ đáng thƣơng không hiểu qua một tiếng Pháp, viện cớ là ngƣời này không trả lời những câu hỏi tiếng Pháp "giả cầy" của tên đao phủ. Ngƣời lính đáng thƣơng ấy đã chết ngất, không thở đƣợc nữa. Bác sĩ quân y đƣa anh vào nhà thƣơng, anh lính pháo thủ Việt Nam đã bị gãy một xương sườn vì bị đánh quá tàn nhẫn.". Ở Thái Nguyên, nổi tiếng là công sứ Đáclơ với những tội ác về tra tấn và đánh đập tù nhân, dân thƣờng, binh lính (đã nêu rõ trong phần nói về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917). Việc ngƣời ta trông thấy Đáclơ "vụt roi gân bò vào mặt một viên đội ngƣời bản xứ" hay

"đánh một viên đội lòi mắt" là chuyện thƣờng. Đƣơng nhiên khi viên chủ tỉnh tàn ác nhƣ vậy thì dƣới quyền ông ta, các nhân viên cũng tàn ác với cấp dƣới và dân chúng. Trong lời khai của Nguyễn Văn Nhiêu (tức quyền Nhiêu), một nghĩa quân trong khởi nghĩa Thái Nguyên ngày 10-10-1917, về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa, Nhiêu đã trả lời: "Ở trại lính khố xanh, có các thầy Đội Cấn, thầy Đội Giá, thầy Đội thư lại, thầy Đội Xuyên, thầy Đội Năm và thầy Đội lính 935 thường bị quan Giám binh và thầy Phó quản Lạp trừng phạt, cho nên các thầy ấy khởi loạn để báo thù" [70, tr.68].

Việc làm nữa thể hiện sự văn minh của nƣớc Pháp, khác với thời trung cổ là nếu những chủ đồn điền dùng sắt nung đỏ đánh dấu nô lệ, thì "những viên tƣớng tài ngày nay" đánh dấu lính bản xứ bằng chất hóa học. Đề phòng binh lính Việt Nam bỏ trốn, chúng cho thích số vào cánh tay mỗi ngƣời lính bằng ni- tơ-rát bạc. Cách làm thì khác nhau nhƣng kết quả là nhƣ nhau, rất dễ tìm ra ngƣời bỏ trốn. Hầu hết các phiên tòa án binh đều có những vụ đào ngũ của binh lính Việt bị đem ra xét xử. Nhƣng binh lính Việt Nam vẫn tiếp tục đào ngũ.

Vì bị coi nhƣ là "vật thế thân" nên binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đƣợc "ƣu tiên" đến những nơi hiểm trở, rừng thiêng nƣớc độc để bảo vệ và chiến đấu cho công cuộc bình định của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng. Trong các trận càn quyét, họ cũng đƣợc xung phong đi trƣớc làm bia đỡ đạn cho chỉ huy và lính Pháp. Trong các đồn bốt, phòng tuyến mà Pháp lập ra để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân, lính bản xứ ngƣời Việt chỉ đƣợc giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài và làm các công việc tạp vụ hầu hạ bọn chỉ huy ngƣời "chính quốc" và vợ con hắn. Nhƣng, đóng "thuế máu" nơi đất mẹ vẫn là một điều "hạnh phúc" đối với binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp còn hơn là phải ra đi làm "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do" cho nƣớc Pháp ở nơi "đất khách quê ngƣời". Trong hai cuộc chiến tranh thế giới mà nƣớc Pháp tham gia, rất nhiều binh lính Việt Nam đã đƣợc đƣa đến các chiến trƣờng của Pháp ở châu Âu, châu Phi. Thế chiến thứ nhất (1914-1918), Pháp đã biến khoảng mƣời vạn "ngƣời Việt Nam thành những ngƣời "tình nguyện" bênh vực cho chính nghĩa,

cho công lý, v.v.." [53, tr.107]. Thế chiến thứ hai (1939-1945), hàng vạn thanh niên tiếp tục đƣợc đƣa sang Pháp làm lính chiến hoặc lính thợ. Cũng may mà nƣớc Pháp bại trận quá sớm và bị Đức chiếm đóng ngay, nếu không còn nhiều ngƣời phải đi đỡ đạn cho chúng nữa. Ngay tại Đông Dƣơng, họ phải đi làm bia đỡ đạn cho những tranh chấp lãnh thổ thuộc địa của chúng ở biên giới Lào, Campuchia và Thái Lan. Cho nên, dù cho chính quyền thực dân có dùng biện pháp gì đi chăng nữa thì rất nhiều ngƣời Việt Nam cũng không "hào hứng" để đi thí mạng cho "cái bả văn minh và cho nƣớc mẹ". Chính vì vậy, cứ mỗi lần "mộ lính tình nguyện" hay "bắt thăm" đi lính, ngƣời ta lại thấy cảnh "tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trƣớc khi xuống tàu, bị nhốt trong trƣờng trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lƣỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn?". [59, tr.25]. Có ngƣời phải tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất hoặc tự chém vào tay của mình, trốn vào rừng sâu...để khỏi phải đi lính. Nhân dân cũng cùng đấu tranh hô to với họ khẩu hiệu "Không làm bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh phục vụ cho quyền lợi của ngƣời điên"; "Chống bắt lính! Tăng tiền lƣơng cho lính!"...Âm mƣu khởi nghĩa của binh lính ngƣời Việt cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân ở Trung Kì năm 1916, cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) hay khởi nghĩa Nam Kì (1940) đều có động cơ trực tiếp từ việc cƣỡng bức ngƣời dân Việt Nam phải đóng "thuế máu". Những sự việc trên cho thấy, mặc dù đi lính và thuộc biên chế của quân đội Pháp nhƣng những ngƣời lính Việt không bao giờ gắn bó với quân đội Pháp. Mâu thuẫn giữa binh lính Việt Nam với bọn chỉ huy Pháp nói riêng, với bè lũ thực dân Pháp nói chung là điều dễ hiểu và ngày càng sâu sắc. Vì thế, các cuộc đấu tranh của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đã liên tục bùng nổ.

Phong trào đấu tranh của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Việt Nam còn là hậu quả của chính sách "Dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" của thực dân Pháp. Đa số binh lính Việt Nam xuất thân từ nông dân, là những thành phần cơ bản trong xã hội, có liên hệ chặt chẽ với gia đình, nên anh em binh lính vẫn không bị thoát li nhân dân. Vì thế, trừ một số ít thuộc lực lƣợng

trên đã gắn quyền lợi của chúng với quân cƣớp nƣớc, cam tâm làm tay sai cho giặc, còn đại đa số vẫn thông cảm sâu sắc những thống khổ của nhân dân, trong đó có cha mẹ, vợ con, anh em của họ, cộng với những khổ nhục mà chính họ đang phải chịu. Đó là gánh nặng thuế mà, là phu phen, tạp dịch, là sự khinh bỉ, hành hạ, tra tấn...mỗi khi họ và gia đình không nộp đủ những nghĩa vụ đó cho

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)