Tham gia khởi nghĩa Yên Bái

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 54)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.5 Tham gia khởi nghĩa Yên Bái

Từ năm những năm 20, trên đất nƣớc ta tồn tại hai khuynh hƣớng cách mạng: vô sản và dân chủ tƣ sản, các tổ chức chính trị đại diện cho hai khuynh hƣớng đó cũng lần lƣợt ra đời. Trong quá trình đó, diễn ra sự thử thách, lựa chọn nghiêm khắc của lịch sử về vị trí, vai trò sứ mệnh của các khuynh hƣớng cách mạng, cùng các tổ chức chính trị và những lực lƣợng tham gia của các tổ chức đó. Việt Nam Quốc dân đảng là một điển hình.

Ngày 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài...đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là một chính đảng yêu nƣớc theo khuynh hƣớng cách mạng dân chủ tƣ sản. Bị chi phối bởi các điều kiện giai cấp và xã hội, Việt Nam đã không đề ra đƣợc một đƣờng lối chính trị độc lập, rõ ràng. Trong mấy năm tồn tại, tổ chức này đã mấy lần thay đổi chính cƣơng và điều lệ và chỉ đƣa ra đƣợc những mục đích chung chung, không rõ ràng đề thực hiện cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản. Sau 3 lần thay đổi, đến thời kì khởi nghĩa vũ trang, "đêm trƣớc" của khởi

nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng lại mô phỏng theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (nhà dân chủ tƣ sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX), song những nguyên tắc và chính sách cách mạng của chủ nghĩa Tam dân lại bị loại bỏ - bao gồm trong đó khẩu hiệu "bình quân địa quyền" và chính sách "liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông"...Tác giả Trần Dân Tiên nhận định: "Nó muốn một nƣớc cộng hòa, nhƣng thứ cộng hòa nào? Sẽ cai trị quốc gia nhƣ thế nào? với phƣơng pháp gì ngƣời ta sẽ xây dựng lại kinh tế quốc gia? Làm thế nào để nâng cao mức sống của những tầng lớp lao động, thợ thuyền, nông dân và trí thức? Về những điều này, Việt Nam Quốc dân đảng chƣa có chƣơng trình gì rõ rệt" [61, tr.73].

Thành phần xã hội của Việt Nam quốc dân đảng chủ yếu gồm trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những ngƣời làm nghề tự do, một số thân hào, thân sĩ ở nông thôn. Đảng có rất nhiều đảng viên là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Đây đƣợc coi là một lực lƣợng chính của đảng.

Về mặt tổ chức, Việt Nam Quốc dân đảng đƣợc phân thành bốn cấp theo thứ tự Tồng bộ, kì bộ, tỉnh bộ và chi bộ. Lãnh đạo Tồng bộ là một số nhân vật uy tín nhƣ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thế Nghiệp, Nhƣợng Tống, Tƣởng Dân Bảo, Nguyễn Hữu Đạt. Cơ quan tổng bộ gồm có các ban Tuyên huấn, Ngoại giao, Trinh sát, Kinh tài, Tổ chức, Ám sát.

Trong mấy năm tồn tại, Việt Nam Quốc dân đảng đã có nhiều nỗ lực trọng việc xây dựng và phát triển cơ sở mà địa bàn chính là Bắc Kỳ. Ngoài ra còn có một số chi bộ ở Nam Kì và Lào. Tại Trung Kì, từ Vinh trở vào, Việt Nam Quốc dân đảng không phát triển đƣợc vì thế lực của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt rất mạnh.. Mặc dù có chủ trƣơng liên kết, phối hợp hành đông với các tổ chức yêu nƣớc, cách mạng trong nƣớc và đã cử ngƣời đi liên lạc, ngoại giao bàn việc hợp nhất, nhƣng đều không có kết quả. Do vậy, Việt Nam Quốc dân đảng vẫn bị cô lập với các nhóm cách mạng khác ở Đông Dƣơng, công tác tuyên truyền, huấn luyện đảng viên cũng không đƣợc tập trung quan tâm.

Do không có lí luận cách mạng làm cơ sở cho đƣờng lối và phƣơng pháp đấu tranh nên Việt Nam thiên về hoạt động ám sát, khủng bố cá nhân...và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Điển hình nhất là vụ ám sát Bazanh - tên trùm mộ phu ở Bắc Trung Kì tại Hà Nội vào tháng 2-1930. Vụ án này đã làm nức lòng các tầng lớp nhân dân, thỏa nỗi bất bình, căm phẫn của họ, còn bọn thực dân vô cùng hoảng sợ, tức tối. Thực dân Pháp đã ra sức khùng bố, bắt hầu hết các đảng viên, từ trung ƣơng đến các địa phƣơng. Nhiều cán bộ quan trọng của đảng bị bắt. Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu và một số cán bộ khác đi công tác vắng nên thoát. Sau 5 tháng mở chiến dịch khủng bố, chính quyền thực dân đã bắt đƣợc 225 đảng viên ra xử án...Hệ thống tổ chức cơ sở của đảng hầu nhƣ bị phá vỡ. Nguy cơ tan rã hoàn toàn của Việt Nam Quốc dân đảng đang đến gần.

Trƣớc tình thế nguy cấp, biết thời cơ nổi dậy chƣa tới, nhƣng Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu cho rằng, nếu cứ ngồi yên để cho quâ địch bắt đƣợc rồi đƣa lên máy chém hay vào nhà tù kết liễu một đời hoạt động, chi bằng lúc còn đƣợc tự do dồn hết lực lƣợng còn lại để đánh một trận cuối cùng, dẫu "không thành công cũng thành nhân". Tinh thần bạo động còn đƣợc các đảng viên là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp thúc đẩy. Vì ở đây, các cuộc bắt bớ xảy ra liên tiếp, ngƣời nào cũng chờ đến phiên mình, và thấy rằng không nếu không kịp thời đứng lên sẽ bị tiêu diệt trong một ngày rất gần. Xuất phát từ quan điểm trên, ngày 17--1929, những cán bộ còn lại của Việt Nam Quốc dân đảng họp hội nghị ở gần ga Lạc Đạo (Hải Dƣơng) và quyết định khởi nghĩa. Nguyễn Thái Học cho rằng, phải bỏ qua thời kì phôi thai, bƣớc ngay vào thời kì hành động, phải đánh gấp rút vì "binh quý thần tốc", nếu để lâu sẽ khó khăn cho lƣợc lƣợng trụ cột là các đảng viên nhà binh. Phái cải tổ không thể phản ứng và chiếm ƣu thế trong hội nghị.

Chủ chƣơng bạo động cuối cùng đƣợc ban hành nhƣ một mệnh lệnh. Một bản "tổng công kích kế hoạch" đƣợc thảo ra với quy mô toàn quốc, cùng lúc

đánh vào những đo thị lớn và vị trí xung yếu của Pháp. Nhƣng trên thực tế, Việt Nam Quốc dân đảng không đủ sức làm đƣợc mà chỉ có thể nổ ra trong phạm vị Bắc Kỳ mà thôi. Lực lƣợng chính trong cuộc bạo động đƣợc xác định là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp ở Việt Nam, lực lƣợng phụ là đảng viên ngoài nhà binh. Trong lúc chuẩn bị bạo động, Việt Nam tích cực chuẩn bị vũ khí, chế tạo bom, mìn, tổ chức các vụ ám sát với những tên gián điệp lộ mặt; tống tiền để chi phí cho hoạt động...Những hoạt động trên đã làm lộ mục tiêu, nên nhà cầm quyển có dịp truy nã, khủng bố để bóp chết cuộc khởi nghĩa từ trong trứng nƣớc. Thậm chí, ngay cả trong nội những ngƣời đứng đầu của đảng, cũng có kẻ phản bội là Nguyễn Thành Dƣơng (Trƣởng Ban binh vụ của Đảng, phụ trách chi bộ binh lính Việt trong hàng ngũ Pháp). Tại hội nghị các ủy viên quân sự của Đảng bàn việc xúc tiến khởi ở Thanh Thủy - Phú Thọ, Dƣơng đã dẫn mật thám đến vây bắt. Nhƣng nhờ đƣợc dân làng che chở, các đại biểu đã chạy thoát. Sau hội nghị này, giặc Pháp truy lùng, phát hiện nhiều cơ sở chế bom của Việt Nam Quốc dân đảng ở Phao Tân, Nội Viên (Bắc Giang), Vĩnh Hồ, Bạch Mai, Thái Hà ấp (Hà Nội)...hàng trăm cai, đội, quân và binh lính đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt giam. Với tình thế ấy, bạo động nổ ra chỉ có thể là thất bại. Nhƣng các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng vẫn một mực lấy bạo động làm lối thoát. "Chƣơng trình tổng công kích" định vào trƣớc Tết âm lịch, tƣc vào những ngày đàu tháng 2 năm 1930, Kiến An sẽ là nơi nổ ra phát súng đầu tiên. Nhƣng vì bị mật thám dò biết đƣợc tung tích và phòng ngừa cẩn mật nên kế hoạch phải thay đổi nhiều lần. Lúc đó, Nguyễn Thế Nghiệp ở Vân Nam báo tin đã tổ chức đƣợc một chi bộ ở biên giới Lào Cai, gồm các sĩ quan ngƣời Việt trong quân đội Pháp, và khẳng định có thể nổi dậy chiếm đồn và tham gia tấn công Bắc Kỳ nếu nhổ đƣợc vị trí kháng cự của ở Yên Bái, mở đƣợc con đƣờng xuống sông Hồng. "Sau cuộc thao diễn của quân Pháp tại Sơn Tây, một số binh lính ngƣời Việt Nam tại Yên Bái tham dự cuộc thao diễn này đã chịu ảnh hƣởng tuyên truyền của những đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng trong quân đội Pháp ở Sơn Tây. Sau đó Quốc dân đảng đã đặc

phái một cán bộ nữ là Nguyễn Thị Bắc đến công tác và lạp đƣợc một chi bộ do ông Quản Cầm làm đại biểu và mấy ngƣời hăng hái trong quân đội nhƣ các ông Đội Trinh, Cai Hoàng, Cai Thuyết...tham gia" [49, tr.63,64]. Tuy vậy, số ngƣời trong chi bộ ở đây cung chỉ đƣợc mấy ngƣời, nhƣng anh em nhà binh ở đây mới gia nhập đảng nên chƣa bị lộ. Vì vậy, nhận đƣợc tin trên, Nguyễn Thái Học quyết định lấy Yên Bái là một trong những địa điểm của cuộc khởi nghĩa. Theo phân công, trong khi Nguyễn Thế Nghiệp chỉ huy đánh chiếm Lào Cai, Nguyễn Khắc Nhu sẽ chỉ huy đánh chiếm Yên Bái, Phú Thọ, Phó Đức Chính chỉ huy đánh Sơn Tây, còn Nguyễn Thái Học có sự giúp sức của Vũ Văn Giang sẽ chỉ khởi nghĩa ở Hải Phòng, Thái Bình, Kiến An, Hải Dƣơng...Do chuẩn bị không thống nhất, nên ngày khởi nghĩa phải hoãn đi hoãn lại mấy lần. Sau tết Canh Ngọ, ngày khởi nghĩa định vào 9-2, cuối cùng là hoãn đến 15-21930, nhƣng do truyền đạt không thông suốt, khởi nghĩa vẫn diễn ra ở các đị phƣơng một cách rời rạc. Yên Bái là nơi khởi nghĩa đầu tiên và có tiếng vang hơn cả, cũng là nơi có sự tham gia chủ yếu của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp (nhƣng lực lƣợng cũng rất mỏng, chủ yếu là lính khố đỏ, công tác tuyên truyền chƣa phát triển sang lính khố xanh). Ngƣời đƣợc phân công chỉ huy khởi nghĩa tại đồn Yên Bái là Quản Cầm, nhƣng khi chuẩn bị thì ông lại bị bệnh đƣa về Hà Nội. Hai ngƣời thay thế do Nguyễn Khắc Nhu phái đến không ở trong hàng ngũ nhà binh, không hiểu gì về quân sự, không hiểu bì về binh vận. Kết quả là sau khi khởi nghĩa nổ ra vào 1 giờ đêm 10-2-1930, bộ phận thứ nhất gồm lính khố đỏ và nghĩa quân chỉ chiếm đƣợc đồn dƣới mà không chiếm đƣợc đồn cao và cũng không lôi kéo đƣợc lính khố xanh theo, thậm chí họ còn quay súng bắn lại nghĩa quân. Đến sáng, Pháp huy động một lực lƣợng lớn phản công chiếm lại đồn dƣới và các vị trí, đẩy nghĩa quân vào tình trạng tan rã. Theo kế hoạch chung, khi Yên Bái nổi dậy, các nơi khác cũng phải tiến hành. Vì vậy, cùng đêm đó, ở Phú Thọ, Sơn Tây; sau đó mấy ngày là Hải Dƣơng, Thái Bình, Kiến An...cũng nổi dậy khởi nghĩa. Tại Hà Nội, ngay trong đêm 9-2, có ném bom

phối hợp. Điều đáng nói là tất cả đều không giành đƣợc thắng lợi vì bị lộ, địch chủ động đối phó, đàn áp, sự phối hợp không thống nhất...Thực tế, sau cuộc nổi dậy ở Yên Bái có sự tham gia của binh lính ngƣời Việt, thì ở các nơi khác, sự tham gia của họ là rất ít. Ví dụ, tại Phú Thọ, cánh quân do Nguyễn Khắc Nhu phụ trách, binh lính ngƣời Việt do không đƣợc truyền, giác ngộ nên họ không theo. Trọng tâm cuộc khởi nghĩa là các tỉnh miền xuôi: Hải Phòng, Hải Dƣơng, Thái Bình...thì sau vụ đội Dƣơng làm phản, nhiều "võ trang đồng chí" đã bị bắt nên cũng không có lực lƣợng để thực hiện nhƣ kế hoạch.

Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng ở miền xuôi, miền ngƣợc đã hoàn toàn thất bại. Các yếu nhân của trong cuộc khởi nghĩa đều bị bắt và kết án tử hình, hàng nghìn ngƣời bị bắt và kết án tù.

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái là hành động cách mạng đầu tiên và cuối cùng của Việt Nam Quốc dân đảng. Hành động hi sinh quả cảm của các chiến sĩ nghĩa quân bấy giờ đƣợc nhân dân ái mộ và đƣợc các lực lƣợng tiên tiến ủng hộ. Khởi nhĩa Yên Bái ngoài việc thể hiện đƣợc tinh thần cách mạng, lòng yêu nƣớc, chí căm thù giặc của tầng lớp tiểu tƣ sản, tƣ sản dân tộc Việt Nam, nhƣng đồng thời cũng cho ta thấy tiểu tƣ sản, tƣ sản không thể lãnh đạo đƣợc cách mạng Việt Nam, biểu lộ "tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tƣ sản". Từ sau thất bại này của Việt Nam Quốc dân đảng, khuynh hƣớng cách mạng dân tộc hoàn toàn thất bại, hệ tƣ tƣởng tƣ sản cũng hoàn toàn bất lực trƣớc nhiệm vụ lịch sử của cách mạng giải phóng dân tộc. Về vấn đề lực lƣợng binh lính ngƣời Việt tham gia trong Việt Nam Quốc dân đảng cũng nhƣ cuộc khởi nghĩa Yên Bái một lần cho thấy, những ngụy quân này dù là công cụ, tay sai của Pháp nhƣng trong tiềm thức của họ ít nhiều vẫn có tinh thần dân tộc. Họ sẵn sàng gia nhập đảng phái chính trị cách mạng nếu đƣợc tuyên truyền, giác ngộ kịp thời và đúng đắn. Trong Việt Nam Quốc dân đảng, lần đầu tiên có một chi bộ nhà binh, lần đầu tiên ở Việt Nam có một tổ chức chính trị coi lƣợc lƣợng binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp là lực lƣợng chính. Tuy nhiên, do nhiều hạn

chế nên đƣờng lối của Việt Nam Quốc dân đảng cũng nhƣ cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã không thành công, binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp không thể một lần nữa giúp lực lƣợng cách mạng mới đạt đƣợc mục tiêu của mình. Nhƣng một lần nữa, binh lính ngƣời Việt lại chứng minh họ là một thành phần quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX. Điều này đã đƣợc Quốc tế cộng sản ghi nhận trong thƣ gửi cho Đảng Cộng sản Đông Dƣơng nhƣ sau: "...song cuộc bạo động cũng có quần chúng nhân dân dự vào, cùng là cái tang chứng hùng dũng tranh đấu của lính An Nam biết lo việc cho toàn nhân dân. Lịch sử, ý nghĩa của cuộc Yên Bái bạo động là một sự bắt đầu chuyển biến quần chúng lao động tuy là lính khố đỏ An Nam (do nông dân Bắc Kỳ giúp đỡ) ra trực tiếp làm vũ trang tranh đấu chống đ.q.c.n Pháp. Bởi vậy cho nên cuộc bạo động ấy đóng một vai trò c.m to và trở nên một cộc phản đế vận động của quảng đại quần chúng nhân dân bắt đầu bành trƣớng mạnh mẽ" [20, tr.286, 287].

Nhƣ vậy, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930, dƣới tác động của những sự kiện lịch sử lớn nhƣ: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, lần thứ hai của thực dân Pháp; trận đại chiến thế giới lần thứ nhất, phong trào cách mạng bên ngoài, cách mạng tháng Mƣời Nga...cách mạng Việt Nam đã mang nhiều màu sắc mới về đối tƣợng, hàng ngũ cách mạng và tính chất cách mạng. Trong đó, binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp đƣợc coi là một lực lƣợng mới và những cuộc đấu tranh hoặc tổ chức họ tham gia cũng biểu lộ xu hƣớng cách mạng mới ở Việt Nam dƣới tác động của những lực lƣợng tiến bộ và thành phần giai cấp mới. Tác động đầu tiên đến các cuộc đấu tranh của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp là từ các sĩ phu tiến bộ trong phong trào Đông Du và Việt Nam Quang phục hội. Tiêu biểu là vụ "Hà thành đầu độc - 1908", âm mƣu khởi nghĩa của binh lính Huế (1916), đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), rồi vụ binh biến ở Bình Liêu - Quảng Ninh (1918-919) với hƣớng đấu tranh mới là phá tan âm mƣu "Dùng ngƣời Việt trị ngƣời Việt" của để thiết lập chính thể quân chủ lập hiến và cộng hòa, khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản đã biểu lộ. Và mục đích của một đảng cách mạng là phải đoạt chính quyền từ trong tay

địch để lập một bộ máy chính quyền mới tiến bộ hơn. Ngoài tầng lớp sĩ phu tiến bộ, từ năm 1925, binh lính ngƣời bản xứ Việt Nam còn đƣợc coi là một lực lƣợng quan trọng trong đấu tranh dân tộc của giai cấp tiểu tƣ sản. Để rồi đến năm 1930, sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cùng lực lƣợng chính của Việt

Một phần của tài liệu Đấu tranh của binh lính người việt trong quân đội pháp ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)