NGUYỄN VĂN PHƯỢNG
T¦ S¶N NG¦êI VIÖT ë TRUNG KúTõ §ÇU THÕ Kû XX §ÕN N¡M 1930
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2015
Trang 2NGUYỄN VĂN PHƯỢNG
T¦ S¶N NG¦êI VIÖT ë TRUNG KúTõ §ÇU THÕ Kû XX §ÕN N¡M 1930
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảsử dụng trong luận án là trung thực Nhữngkết luận được rút ra trong luận án chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nàokhác.
Tác giả Luận án
Nguyễn Văn Phượng
Trang 4Trang
Trang phụ bìaLời cam đoanMục lục
Danh mục các chữ viết tắtDanh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung 7
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, kinh tế - xãhội, phong trào yêu nước - cách mạng… của Trung Kỳ 14
1.2 Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 20
Chương 2: TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ ĐẦUTHẾ KỶ XX ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914) 22
2.1 Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 22
2.1.1 Điều kiện lịch sử 22
2.1.2 Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 32
2.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh 38
2.2.1 Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh 38
2.2.2 Các hình thức sản xuất, kinh doanh 47
2.3 Tư sản người Việt ở Trung Kỳ với các cuộc vận động yêu nước đầu thếkỷ XX 51
Trang 53.1.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh 65
3.1.3 Tham gia phong trào yêu nước 73
3.2 Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1919 đến năm 1930 77
3.2.1 Điều kiện lịch sử mới 77
3.2.2 Sự trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ 81
3.2.3 Hoạt động sản xuất, kinh doanh 89
3.2.4 Tham gia phong trào dân tộc dân chủ 105
Tiểu kết chương 3 115
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA TƯ SẢN NGƯỜIVIỆT Ở TRUNG KỲ TRONG 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 116
4.1 Đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ 116
4.2 Vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Trung Kỳ 136
Trang 6NCLS: Nghiên cứu lịch sửNXB: Nhà xuất bản
TTLTQG : Trung tâm lưu trữ Quốc gia
Trang 7Ký hiệuNội dung các bảngTrang
Bảng 3.1: Khối lượng hàng hóa đường dài qua cảng Đà Nẵng từ năm 1914
đến năm 1918 63Bảng 3.2: Thống kê số lượng thuyền buôn và khối lượng hàng hóa của thương
nhân Việt Nam xuất cảng, giai đoạn 1910 - 1916 64Bảng 3.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển ven bờ qua cảng Đà Nẵng từ
năm 1913 đến năm 1918 70Bảng 3.4: Thống kê số lượng người Việt đóng thuế môn bài ở Trung Kỳ các
năm 1921 - 1922 87Bảng 3.5: Phân bố các làng nghề dệt ở Phú Yên trước năm 1930 90Bảng 3.6: Các sản phẩm dệt của tỉnh Phú Yên tham gia hội chợ 92Bảng 3.7: Khối lượng hàng xuất - nhập khẩu qua cảng Bến Thủy, Đà Nẵng
năm 1924 và 1926 93Bảng 4.1: Thống kê số tiền người Âu và người Việt đóng thuế ở một số tỉnh
khu vực Trung Kỳ năm 1922 130
Trang 8MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Trung Kỳ (Annam) là tên gọi theo sự phân chia của người Pháp khi đặt áchthống trị lên đất nước ta Theo hiệp ước Hácmăng được ký kết giữa triều Nguyễn vớithực dân Pháp ngày 25-8-1883 thì khu vực Trung Kỳ bao gồm các tỉnh từ Quảng Bìnhtới Ninh Thuận Sau đó, trong Hiệp ước Patơnốt được ký ngày 6- 6- 1884, thực dânPháp trả lại Bình Thuận ở phía Nam và Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc chokhu vực Trung Kỳ Như vậy, đến đầu những năm 20 của thế kỷ XX khu vực Trung Kỳchính thức được xác lập từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận trở ra tới địa giới phíaNam tỉnh Ninh Bình, với các tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,Phan Rang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Viên (sau tách thành Thành phố ĐàLạt và tỉnh Đồng Nai Thượng) và một thành phố “nhượng địa” là Đà Nẵng Đây là khuvực có nhiều nét tương đồng về điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội, có nhiều tiềm năngđể phát triển kinh tế công - nông - thương nghiệp, có sức hấp dẫn đối với các nhà tưsản nước ngoài và Việt Nam
Dưới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa và những điều kiện chủ quan,khách quan khác, cùng với tư sản người Việt cả nước, bộ phận tư sản người Việt ởTrung Kỳ cũng dần hình thành, phát triển, từ một bộ phận nhỏ bé trong xã hội ở đầuthế kỷ XX trở thành lực lượng có địa vị nhất định trong xã hội Trung Kỳ từ sau Chiếntranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
Vừa ra đời, tư sản người Việt Trung Kỳ đã có những hoạt động dưới nhữnghình thức khác nhau và cổ động làm ăn theo lối tư bản chủ nghĩa khá sôi nổi, vớinhững phương thức kinh doanh phù hợp Họ không ngừng vươn lên và từng bướckhẳng định vai trò, vị thế của mình, trên cơ sở đó góp phần vào phong trào dân tộctrong những năm đầu thế kỷ XX.
Cho đến nay vấn đề tư sản người Việt thời Pháp thuộc đã được các nhà khoahọc trong và ngoài nước nghiên cứu, một số công trình đã công bố Tuy vậy, nhiều vấnđề lịch sử về tư sản người Việt như tác động của chính sách thống trị của thực dânPháp đối với sự ra đời và trưởng thành của nó, hoạt động sản xuất kinh doanh, sự thamgia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ, đặc điểm và vai trò lịch sử của họ đối vớilịch sử dân tộc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng Hơn nữa, cho đến nay vẫn chưa có
Trang 9công trình nào chuyên nghiên cứu về tư sản người Việt ở khu vực Trung Kỳ trongnhững thập niên đầu thế kỷ XX.
Sự nghiệp đổi mới hiện nay đang gặt hái được nhiều thành tựu, đặc biệt sự kiệnViệt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đang thúc đẩy quá trình hộinhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh những cơ hội thuận lợi, các doanhnghiệp (cả quốc doanh lẫn tư doanh) vẫn còn lúng túng, chưa thích ứng kịp với nhữngchuyển biến của cơ chế mới về cạnh tranh trên thị trường Công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở khu vực đang gặp nhiều trở ngại Chính sách của Nhà nước đối vớidoanh nhân, doanh nghiệp và cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” vẫncòn những bất cập, chưa đạt kết quả như mong đợi Cần phải có những nghiên cứu vềkinh tế - xã hội thời kỳ trước đổi mới để đúc rút những bài học kinh nghiệm có giá trịtham khảo cho quá trình triển khai những chính sách trên.
Từ thực tế trên, thiết nghĩ nghiên cứu về sự ra đời; hoạt động sản xuất, kinhdoanh; hoạt động của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộcdân chủ; đặc điểm và vai trò của bộ phận người này trong 30 năm đầu thế kỷ XX vừacó giá trị khoa học vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc.
Về khoa học: Nhìn nhận toàn diện, sâu sắc về nguồn gốc, quá trình ra đời và
những đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế lẫn chính trị của tư sản người Việt ởTrung Kỳ; góp phần vào việc đánh giá đúng vai trò của tư sản người Việt trong tiếntrình lịch sử khu vực và dân tộc; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Về thực tiễn: Giải quyết đề tài góp phần bổ sung, làm sáng tỏ, đầy đủ hơn trong
nhận định, đánh giá về giai cấp tư sản Việt Nam; về tình hình kinh tế - xã hội Việt Namdưới thời Pháp thuộc và tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Phápđến quá trình công nghiệp hóa của thực dân Pháp ở Đông Dương; là tài liệu cần thiếtđể biên soạn, giảng dạy lịch sử Việt Nam thời cận đại ở bậc đại học.
Với những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tư sản người Việt ở Trung
Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930” để nghiên cứu viết luận án Tiến sĩ Lịch sử.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư sản người Việt ở Trung Kỳ, với nhữngvấn đề liên quan tới nó như sự ra đời, quá trình phát triển, hoạt động sản xuất, kinh
Trang 10doanh trong các lĩnh vực kinh tế, sự tham gia phong trào dân tộc dân chủ và đặc điểm,vai trò lịch sử của họ trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu của luận án là 30 năm đầu thế kỷ XX Theo đó, luận ánchia làm hai giai đoạn (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914 và 1914 - 1930) để thấy rõ quátrình trưởng thành và bước chuyển biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạtđộng chính trị - xã hội của tư sản người Việt ở Trung Kỳ dưới tác động của những điềukiện lịch sử cụ thể.
- Không gian nghiên cứu của luận án là khu vực Trung Kỳ theo sự phân chiacủa người Pháp, gồm các tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, PhanRang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Viên (sau tách thành Thành phố Đà Lạtvà tỉnh Đồng Nai Thượng) và thành phố Đà Nẵng.
- Nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn trong việc tìm hiểu điều kiện,sự ra đời, quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự tham gia của tư sản người Việtvào phong trào dân tộc dân chủ và đặc điểm, vai trò của họ đối với tiến trình lịch sửdân tộc trong trong 30 năm đầu thế kỷ XX
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu có hệ thống về quá trình phát sinh, phát triển và trưởng thành của tưsản người Việt ở Trung Kỳ; đặc điểm và vai trò của giai cấp này trên các lĩnh vực kinhtế, chính trị - xã hội trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
3.2 Nhiệm vụ của luận án
Luận án giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Phân tích những điều kiện lịch sử và nguồn gốc xuất thân của tư sản ngườiViệt ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX.
- Tái hiện có hệ thống hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việtở Trung Kỳ trên từng lĩnh vực, ngành kinh tế cụ thể; sự tham gia của họ vào phongtrào dân tộc dân chủ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 Qua đây làm rõ những thànhcông và hạn chế trong hoạt động của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 30 nămđầu thế kỷ XX.
- Bước đầu rút ra những đặc điểm và vai trò lịch sử của bộ phận tư sản ngườiViệt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
Trang 114 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Luận án được hoàn thành dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin; văn kiện của Đảng Cộngsản Việt Nam; các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng,Nhà nước.
- Tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, IV, Viện Thông tin Khoahọc Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Thư viện Quốc gia ViệtNam và Thư viện các tỉnh thuộc khu vực Trung Kỳ Các văn bản, nghị định, báo cáo,chuyên san, niên giám thống kê của chính quyền thuộc địa được đăng tải trên báo chíđương thời.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài, baogồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, bài viết đăng trên các báo, tạp chí,tập san tiếng Pháp và tiếng Việt, các luận án, luận văn đã bảo vệ thành công có liênquan đến đề tài.
- Tư liệu điền dã: Điền dã một số nơi vốn là địa điểm xây dựng nhà máy, xưởngsản xuất, chế biến và hàng buôn, hiệu buôn của các nhà tư sản người Việt dưới thờiPháp thuộc trên địa bàn Trung Kỳ.
- Ngoài ra, còn khai thác nguồn tài liệu trên mạng Internet.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềgiai cấp và sự ra đời của giai cấp tư sản.
- Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra là tái hiện hoạt động sản xuất, kinhdoanh và sự tham gia của tư sản người Việt ở Trung Kỳ vào phong trào dân tộc dân chủtrong 30 năm đầu thế kỷ XX, đồng thời phân tích, đánh giá những đặc điểm, vai trò củahọ đối với lịch sử dân tộc, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cơbản: phương pháp lịch sử và phương pháp logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này.Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chính xác về nội dung, sự kiện và tính thuyếtphục của các luận điểm nghiên cứu nêu ra trong luận án, tác giả còn sử dụng một sốphương pháp liên ngành khác như thống kê, tổng hợp, phân tích và đối sánh tài liệu…
Ngoài ra, còn thực hiện phương pháp điền dã ở một số địa điểm trên địa bàn cáctỉnh Trung Kỳ
Trang 125 Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp chủ yếu sau đây:
- Trình bày một cách có hệ thống trên cơ sở khai thác và xử lý các tài liệu thuthập được về sự ra đời, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở TrungKỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
- Làm rõ quá trình tham gia và đóng góp của của bộ phận tư sản người Việt ởTrung Kỳ vào phong trào dân tộc dân chủ; đồng thời, phân tích những hạn chế về mặtchính trị của họ khi tham gia phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
- Nêu và đánh giá một cách khách quan đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sảnngười Việt ở Trung Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX.
- Kết quả của luận án nêu lên những nhận thức lịch sử khách quan, cụ thể hơnvề tư sản người Việt, do đó có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về lịchsử Việt Nam thời cận đại, nhất là nghiên cứu về tình kinh tế, chính trị - xã hội khu vựcTrung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung thời thuộc Pháp
6 Bố cục của luận án
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận án được cấu tạo thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914)
Chương 3: Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1914 đến năm 1930
Chương 4: Đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30
năm đầu thế kỷ XX.
Trang 13Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về giai cấp tư sản nói chung là một vấn đề lịch sử quan trọng đãđược đặt ra từ lâu, suốt từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, những hoạt động công thương nghiệp củatư sản người Việt nói chung và tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng đã đượcngười Pháp quan tâm tìm hiểu Tuy nhiên, nhắc đến tư sản người Việt thời kỳ nàychỉ là các bản báo cáo của các viên cai trị đầu tỉnh và cơ quan chuyên môn về kinhtế hay các tạp chí, niên giám thống kê của chính quyền thực dân.
Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, nhất là sau thắng lợi của cuộc khángchiến chống Pháp (1945 - 1954), việc nghiên cứu về tư sản người Việt được đặt ranhư là một nhiệm vụ chính trị của giới sử học nhằm phục vụ cho công cuộc cải tạoxã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Do đó, trên Tập san Văn Sử Địa đã liên tiếp đăngnhững bài viết của các tác giả như Minh Tranh, Nguyễn Công Bình, Nguyễn KiếnGiang, Đào Hoài Nam, Văn Tạo… Những bài viết này đã dẫn ra các ý kiến về quátrình phát sinh, phát triển, tình hình hoạt động, đặc điểm của tư sản người Việt vàvai trò của nó trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có tư sản ngườiViệt ở Trung Kỳ
Bên cạnh các tác giả trong nước, thời kỳ này cũng có một số tác giả nước ngoài,người Việt Nam ở nước ngoài hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề này
Sau năm 1975, vấn đề tư sản người Việt được tiếp tục quan tâm nghiên cứuvới tư cách là một giai cấp mới trong cơ cấu xã hội Việt Nam thời thuộc địa Cácbài viết chủ yếu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Trong những bài viết này,các tác giả bắt đầu đi vào tìm hiểu hoạt động của tư sản người Việt nhằm chấn hưngthực nghiệp, phát triển thế lực, giành vị thế của bộ phận giai cấp mình cả về kinh tếlẫn chính trị trong sự so sánh với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều Tuy nhiên, chođến nay, các tác giả vẫn giành sự quan tâm nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Namnói chung, ít có công trình nghiên cứu về tư sản người Việt ở một khu vực cụ thể.Đó là cơ sở để tác giả định hướng tiếp cận nguồn tài liệu và xác định hướng nghiêncứu cho luận án của mình.
Trang 141.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung
Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chưa có cuốn sách nàonghiên cứu sâu về tư sản người Việt nói chung, tuy nhiên có nhiều bài viết đăngtrên các báo, tạp chí tiếng Việt giới thiệu những cơ sở sản xuất, phương thức kinhdoanh của một số tư sản người Việt tiêu biểu, đồng thời phản ánh tiếng nói của họtrong cuộc đấu tranh giành quyền lợi về kinh tế, chính trị cho giai cấp mình Điển
hình như: Bài “Hiện tình buôn bán người mình còn thua người khách” đăng trên
Khai Hóa Nhật báo, số 132, ra ngày 20-12-1921 [59], bàn về việc cạnh tranh yếukém của các nhà buôn, hiệu buôn người Việt và cách thức để tăng cường sức cạnhtranh của họ trước sự chèn ép của thương nhân Pháp kiều và Hoa kiều Trong đó cóđề cập đến tên, tiềm lực vốn, phương thức kinh doanh của một số hiệu buôn nổitiếng trên cả nước thời bấy giờ Báo Lục tỉnh Tân văn, số ra ngày 19-1-1922 đăng
bài viết “Muốn nước giàu dân thịnh kíp dùng đồ nội hóa” [97], phản ánh tình trạng
hàng ngoại hóa tràn ngập thị trường trong nước, xu hướng chuộng đồ ngoại củangười dân; kêu gọi mọi người hưởng ứng cuộc vận động dùng hàng nội hóa để kíchthích nền sản xuất trong nước phát triển Bên cạnh đó, trên các tạp chí tiếng Pháp,trong niên giám thống kê của chính quyền thuộc địa cũng giới thiệu các cơ sở sảnxuất của một số tư sản người Việt điển hình từ Bắc chí Nam.
Đối với sử học Việt Nam, việc nghiên cứu về tư sản người Việt được bắt đầutừ sau Cách mạng tháng Tám-1945, nhằm nghiên cứu một cách toàn diện về quátrình phát sinh, phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản ở ViệtNam thời thuộc Pháp Nhất là trong thời kỳ 1954 - 1975, khi cuộc cách mạng phảnđế, phản phong do giai cấp công nhân lãnh đạo đã hoàn thành ở miền Bắc và miềnBắc đang trên bước đường thực hiện công cuộc cải tạo, xây dựng xã hội chủ nghĩathì việc nghiên cứu về giai cấp tư sản được đặt ra như một nhiệm vụ chính trị chogiới sử học miền Bắc Đó là lý do vì sao ở thời kỳ này, hàng loạt các giáo trình vàcông trình chuyên khảo viết về tư sản người Việt nói chung đã được xuất bản Cụthể như:
Cuốn “Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc” của Nguyễn
Công Bình do Nhà xuất bản Văn- Sử- Địa ấn hành vào năm 1959 [20] Trong côngtrình này tác giả tìm hiểu nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của tư sản
Trang 15người Việt từ một tầng lớp người nhỏ bé trong cơ cấu giai cấp xã hội ở đầu thế kỷXX, vươn lên thành một giai cấp thực thụ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Nêuvà phân tích đặc điểm kinh tế của tư sản người Việt trong thời Pháp thuộc Đồngthời, công trình cũng đã giới thiệu sơ lược về thái độ chính trị của giai cấp tư sảnngười Việt trong cách mạng qua hai thời kỳ khác nhau: thời kỳ trước và sau khiĐảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và tương đối đầy đủ về tư sảnngười Việt thời Pháp thuộc Trong đó rải rác ở một số trang có nêu tên, lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh, số vốn của một số tư sản người Việt ở lĩnh vực thủ công nghiệp,công nghiệp, thương nghiệp, in ấn… Bước đầu nêu lên nguồn gốc xuất thân và pháchọa sự trưởng thành của tư sản người Việt nói chung Tuy nhiên, do đây là côngtrình tìm hiểu về tư sản người Việt trên cả nước nói chung nên chưa nghiên cứu cóhệ thống, toàn diện về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
Cuốn “Về giai cấp tư sản Việt Nam: Một số ý kiến về sự hình thành và pháttriển của giai cấp tư sản Việt Nam” của tác giả Minh Tranh và Nguyễn Kiến Giang,
do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành vào năm 1959 [141] Nội dung của công trình tậptrung tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh vàtham gia phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản người Việt qua hai giaiđoạn lịch sử: 1858 - 1920 và 1920 - 1945 Tác động của chính sách thống trị, khaithác bóc lột của thực dân Pháp lên toàn bộ nền kinh tế - xã hội nước ta và quá trìnhphát triển đầy thăng trầm của tư sản người Việt Thông qua đó, công trình bước đầuđánh giá về vai trò của tư sản người Việt trong phong trào dân tộc dân chủ ở ViệtNam trong hơn hai thập niên đầu thế kỷ XX Trong khi trình bày sự trưởng thành,hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập luận về vai trò của tư sản người Việt, côngtrình có nêu nhưng chưa đầy đủ tên, lĩnh vực, quy mô sản xuất, kinh doanh, thực lựcvề vốn, số lượng công nhân sử dụng của một số công ty, hội buôn, xưởng sản xuất ởTrung Kỳ tiêu biểu như Liên Thành, Quảng Nam hiệp thương công ty, PhượngLâu Bước đầu nêu lên và đánh giá vai trò về mặt chính trị - xã hội của tư sảnngười Việt thời Pháp thuộc.
Cuốn “Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của chủ nghĩa tư bảnViệt Nam” của tác giả Đoàn Trọng Truyến do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành vào
năm 1959 [145] Công trình chủ yếu nghiên cứu về sự xuất hiện mầm mống tư bản
Trang 16chủ nghĩa ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến khi thực dân Pháp xâm lượcvà thống trị Việt Nam Gắn với đó, nội dung có đề cập đến quá trình hoạt động sảnxuất, kinh doanh của tư sản người Việt qua hai thời kỳ: thời kỳ từ cuối thế kỷ XIXđến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) và thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giớithứ nhất đến năm 1945 Đồng thời, công trình đã đưa ra nhận định về phạm vi, quymô hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc điểm về kinh tế và thái độ chính trị của bộphận giai cấp này đối với cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945.Trong khi minh chứng cho sự trưởng thành của tư sản người Việt, tác giả nêu lêntên tuổi, lĩnh vực kinh doanh và có đánh giá về những hoạt động sản xuất, kinhdoanh của một số tư sản người Việt.
Cuốn “Đặc điểm hình thành giai cấp tư sản Việt Nam” của M.A Trescov do
Nhà xuất bản Khoa học, Mátxcơva ấn hành năm 1968 [143] đề cập đến quá trìnhphát triển của tư sản người Việt thời Pháp thuộc Bằng số liệu cụ thể về số lượngngười, vốn và công nhân làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của tư sảnngười Việt khẳng định sự yếu đuối về mọi mặt của tư sản người Việt thời Phápthuộc trong sự so sánh với tư sản Pháp.
Ngoài những công trình đề cập và đi sâu nghiên cứu về tư sản người ViệtNam nói chung nêu trên, trong những năm 1954 - 1975 còn phải kể đến một sốcông trình khác trong quá trình nghiên cứu có đề cập đến tư sản người Việt thời
Pháp thuộc Có thể điểm qua một số cuốn như: “Tài liệu tham khảo lịch sử Cáchmạng cận đại Việt Nam, tập 4” của Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Hướng Tân do Ban
Nghiên cứu Văn- Sử- Địa xuất bản năm 1956 [91], đã khái quát quá trình ra đời vàphát triển của tư sản người Việt từ khi mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé đến lúc trởthành một giai cấp trong cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam thuộc địa Các tác giảcũng đã trình bày khái quát hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việttrên khắp cả nước trong thời kỳ 1918 - 1930, trong đó có một số tư sản người Việtđiển hình ở Trung Kỳ trên từng lĩnh vực cụ thể như công nghiệp, thương nghiệp,nông nghiệp… Qua những số liệu cụ thể, công trình đánh giá địa vị kinh tế của tưsản người Việt trong sự so sánh với tư sản ngoại quốc Đồng thời, các tác giả cònnêu lên tác động của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) đến sựchuyển biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt.
Trang 17Cuốn “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh [37] và “Dưới lá cờvẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắnglợi mới” của Lê Duẩn [47] đề cập đến sự phân hóa của tư sản người Việt thành hai
bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc; nêu thái độ chính trị và đánh giá khảnăng tham gia phong trào dân tộc dân chủ của mỗi bộ phận tư sản nêu trên
Tác giả Minh Tranh với cuốn “Tìm hiểu lịch sử phát triển của xã hội ViệtNam” [140], đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt
Nam Từ một tầng lớp phát triển thành giai cấp, có đầy đủ vị thế về kinh tế và ýthức giai cấp Qua đó đã dẫn chứng ra một số lĩnh vực tiêu biểu có sự tham gia hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt Riêng phần viết về tư sản ngườiViệt ở Trung Kỳ rất ít, chỉ nêu tên, lĩnh vực kinh doanh của một số tư sản tiêu biểu,thiếu tính hệ thống và chưa chi tiết Trong khi đó, tác giả Phan Gia Bền trong cuốn
“Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam” [31] đã nghiên cứu sơ lược
lịch sử phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ, vấn đề mầm mốngtư bản chủ nghĩa trong thủ công nghiệp Việt Nam, những ảnh hưởng của chủ nghĩatư bản Pháp đối với thủ công nghiệp Việt Nam, trong đó có nhắc tới một số cơ sởsản xuất thủ công nghiệp, hiệu kinh doanh, các sản phẩm thủ công của tư sản ngườiViệt ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc.
Bên cạnh đó, thời kỳ 1945 - 1975 có nhiều bài viết về tư sản người Việt đượcđăng trên các tạp chí mà chủ yếu là Tập san Văn - Sử - Địa và Tạp chí Nghiên cứuLịch sử của nhiều tác giả khác nhau, đề cập về quá trình ra đời, phát triển, đặc điểmcũng như vai trò của tư sản người Việt trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thếkỷ XX, trong đó có tư sản người Việt ở Trung Kỳ Tiêu biểu phải kể đến như: Bài
“Hoạt động kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” của
Nguyễn Công Bình, Tập san Văn - Sử - Địa số 4, năm 1955 [18], đề cập những nétkhái quát tình hình công thương nghiệp ở Việt Nam từ trước Chiến tranh thế giớithứ nhất đến năm 1918, nêu tên một số nhà buôn, hội buôn, một số tư sản dân tộctiêu biểu kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau ở Trung Kỳ Qua đó phản ánhsự chèn ép của tư bản Pháp đối với tư sản người Việt, dẫn tới sự bấp bênh trong
hoạt động kinh doanh của họ Tác giả này còn có loạt bài viết với nhan đề “Tìnhhình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam trong thời Pháp thuộc” đăng trên Tập
san Văn - Sử - Địa, từ số 41 đến số 46 năm 1958 [21], [22], [23], [24], [25], [26], đề
Trang 18cập đến quá trình phát triển của tư sản người Việt qua từ đầu thế kỷ XX đến hếtnăm 1945 và rút ra một số đặc điểm của họ trong thời kỳ Pháp thuộc.
Trong khi đó, tác giả Minh Tranh lại có các bài viết đề cập đến quá trìnhhình thành giai cấp tư sản Việt Nam và đặc điểm, vai trò của họ trong cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc Với bài “Thử bàn về sự hình thành của giai cấp tư sảnViệt Nam” đăng trên Tập san Văn - Sử - Địa, số 17 năm 1956 [139], tác giả đề cập
đến sự hình thành tầng lớp tư sản người Việt, sự phát triển lên thành giai cấp, bướcphát triển kinh tế hàng hóa, tiền tệ ở Việt Nam Đồng thời, nêu lên những nhận định
ban đầu về sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam Còn trong bài “Một vài đặcđiểm của tư sản Việt Nam và vai trò của họ trong cuộc cách mạng giải phóng dântộc” đăng trên Tập san Văn - Sử - Địa số 23 năm 1956 [138], tác giả nêu một số đặc
điểm chủ yếu của giai cấp tư sản người Việt, trong đó có tư sản người Việt ở TrungKỳ về phương diện kinh tế và thái độ chính trị của bộ phận giai cấp này trong cuộccách mạng phản đế, phản phong Theo đó, tác giả khẳng định tư sản người Việt cóquan hệ kinh tế với phong kiến, kinh doanh trong điều kiện luôn bị đế quốc chèn épnên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, nếu có hoạt động về côngnghiệp cũng hết sức nhỏ bé Vì vậy, nội bộ tư sản người Việt luôn luôn bị phân hóa,càng về sau yếu tố mại bản tăng lên và yếu tố dân tộc ngày càng giảm sút
Ngoài ra, tác giả Đào Hoài Nam trong bài “Góp vào việc nghiên cứu tìnhhình và đặc điểm giai cấp tư sản Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc” đăng trên Tập
san Văn - Sử - Địa, số 3 năm 1959 [98] cũng đề cập đến các vấn đề sản xuất hànghóa, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam, từ đó đi đến những nhận định về tưsản người Việt trên các khía cạnh: quá trình tích lũy vốn, số lượng, sự phân hóa,thái độ chính trị…
Từ năm 1975 đến nay, trong điều kiện hòa bình, nhằm góp phần nghiên cứusâu tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp với xã hội ViệtNam, cũng như cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa, giới sử họcViệt Nam đã quan tâm nghiên cứu về tư sản người Việt Trong đó, tập trung tìmhiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt tiêu biểu phải kể đên
các công trình như: Cuốn “Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 1945)” của Nguyễn Văn Khánh [74] khi trình bày quá trình hình thành và phát triển
-cơ cấu kinh tế thuộc địa ở nước ta có đề cập đến sự ra đời, phát triển thành giai cấp
Trang 19và khái quát hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt, trong đó có một
số tư sản người Việt ở Trung Kỳ Tác giả Vũ Huy Phúc trong công trình “Tiểu thủcông nghiệp Việt Nam (1858 - 1945)” xuất bản năm 1996 [112] tìm hiểu về hoạt
động của thủ công nghiệp Việt Nam trong các giai đoạn 1858 - 1919, 1919 - 1930và 1930 - 1945, trong đó có nhắc tới một số ngành nghề thủ công phát triển theo lốisản xuất tư bản chủ nghĩa ở khu vực Trung Kỳ Trong khi đó, tác giả Trần VănGiàu, Nguyễn Ngọc Cơ lại quan tâm về thái độ chính trị, hoạt động và vai trò của tư
sản người Việt trong phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX Với cuốn “Sự pháttriển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám: Ý thức hệtư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử” [54], tác giả Trần Văn Giàu
nghiên cứu về hệ ý thức của giai cấp tư sản người Việt, những hạn chế về khả năngchính trị và sự bất lực của tư sản người Việt trong việc thực hiện nhiệm vụ của cuộccách mạng dân tộc dân chủ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Tác giả Nguyễn Ngọc
Cơ trong cuốn “Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam (1885- 1918)” do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành năm 2007 [39] nghiên
cứu về những biến đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội dưới tác động của chính sáchkhai thác thuộc địa của thực dân Pháp, sự xuất hiện của tầng lớp tư sản người Việtvà diễn biến của phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷXX (đến năm 1918).
Ngoài ra, những năm gần đây, trên các Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chíNghiên cứu Lịch sử đăng tải một số bài viết về tư sản người Việt nói chung Các bàiviết này tuy không nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tư sản người Việtnhưng lại đề cập đến những khía cạnh khác nhau về tư sản người Việt như sự ra đời,quá trình trưởng thành; hoạt động sản xuất, kinh doanh; sự tham gia vào phong tràodân tộc, dân chủ của họ những năm đầu thế kỷ XX; đặc biệt đã bước đầu đưa ranhững nhận định về đặc điểm, vị trí, vai trò của tư sản người Việt trong tiến trình
lịch sử dân tộc Có thể dẫn ra đây các bài viết đó như: Bài “Suy nghĩ về giai cấp tưsản dân tộc, quá khứ và hiện tại” của Vũ Dương Ninh đăng trên Tạp chí Lịch sử
Đảng [111], đề cập đến việc đánh giá vai trò của giai cấp tư sản dân tộc ở các nướcchâu Á trong tiến trình lịch sử dân tộc của các nước, từ đó rút ra những bài học kinhnghiệm cho công cuộc xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện
nay ở Việt Nam Tác giả Trần Viết Nghĩa với bài viết “Hoạt động chấn hưng thực
Trang 20nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
[104], lý giải nguyên nhân vì sao tư sản người Việt thực hiện phong trào chấn hưngthực nghiệp, những vấn đề cơ bản mà hoạt động chấn hưng thực nghiệp tập trungvào như: đánh giá vai trò của thực nghiệp đối với đất nước; vai trò của từng ngànhkinh tế; chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa; thành lập các hội công thương Trongđó có đề cập đến những hội buôn, công ty tiêu biểu của tư sản người Việt và hoạtđộng cạnh tranh của họ với tư sản Pháp kiều và Hoa kiều Còn tác giả Phạm Xanh
và Nguyễn Dịu Hương lại có bài viết với nhan đề “Hội Bắc Kỳ công thương đồngnghiệp và Hữu Thanh tạp chí với vấn đề bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản ViệtNam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử [147], nêu khái quát về Hội Bắc Kỳ
công thương đồng nghiệp và Hữu Thanh tạp chí với hệ thống chi hội ở khu vựcTrung Kỳ và những hoạt động của hội này trong việc bảo vệ quyền lợi của giới tưsản Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế và chính trị thông qua Tạp chí Hữu Thanh.Trong đó, nêu tên một số tư sản người Việt tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh ởBắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Đặc biệt, năm 2012 tác giả Trần Thanh Hương đã nghiên cứu và bảo vệ
thành công Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong ba thập niênđầu thế kỷ XX” tại Đại học Sư phạm Hà Nội [72] Đây là công trình đầu tiên nghiên
cứu khá toàn diện về tư sản người Việt ở một khu vực cụ thể Luận án đề cập đếnbối cảnh lịch sử thế giới và trong nước với tư cách là những tiền đề cho sự ra đờicủa tầng lớp tư sản người Việt; những hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị vàđánh giá đặc điểm, vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Bắc Kỳ trong ba thập niênđầu thế kỷ XX Qua đó, cung cấp những tư liệu về tư sản người Việt ở Bắc Kỳ, làcơ sở để tác giả so sánh với tư sản người Việt ở Trung Kỳ khi giải quyết nội dungcủa luận án.
Điểm qua các công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung đã côngbố nêu trên, có thế thấy rằng:
- Những công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung chủ yếu đượcxuất bản trong những năm 1954 - 1975 Từ năm 1975 đến nay hầu như không cómột quyển sách chuyên khảo nào về tư sản người Việt được xuất bản, mà chủ yếu làcác bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.
Trang 21- Các công trình trên qua các thời kỳ khác nhau đã đề cập đến một số vấn đềcó liên quan đến nội dung luận án, đó là:
+ Cơ bản nêu lên nguồn gốc ra đời, quá trình phát sinh, phát triển của tư sảnngười Việt từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1930.
+ Khái quát hoạt động của tư sản người Việt nói chung và một số tư sảnngười Việt điển hình ở Trung Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, vănhóa - tư tưởng trong những năm đầu thế kỷ XX.
+ Nêu một số đặc điểm (chủ yếu về hoạt động sản xuất, kinh doanh) của tưsản người Việt, từ đó bước đầu đánh giá thái độ chính trị của họ trong cuộc cáchmạng dân tộc, dân chủ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, đây chưa phải là những công trình chuyên khảo về tư sản ngườiViệt ở Trung Kỳ nên vẫn chưa trình bày có hệ thống, toàn diện về điều kiện lịch sử,sự ra đời, hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự tham gia của tư sản người Việt ởkhu vực này vào phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX Đặc biệt,các công trình nêu trên vẫn chưa rút ra được những đặc điểm, vai trò và đánh giáthỏa đáng về tính tức cực cũng như những hạn chế của tư sản người Việt ở miềnTrung trong tiến trình lịch sử dân tộc Có khá nhiều bài viết được đăng trên các tạpchí, kỷ yếu hội thảo đề cập đến tư sản người Việt; song, những bài viết này hoặc lànêu lên quá khái quát theo từng thời đoạn lịch sử ngắn, hoặc là đi vào chi tiết mộtvài hoạt động, khía cạnh cụ thể của một số tư sản người Việt tiêu biểu Do đó, cònthiếu tính hệ thống, toàn diện khi nghiên cứu về sự ra đời, nguồn gốc, hoạt động,cũng như vai trò, đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong ba thập kỉ đầuthế kỷ XX.
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội,phong trào yêu nước - cách mạng… của Trung Kỳ
Khu vực Trung Kỳ theo sự phân chia của người Pháp trong Hiệp ước Patơnốt(6-6-1884) gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên Vớibề dày lịch sử - văn hóa lâu đời và đặc biệt có phong trào yêu nước - cách mạng sôi nổitừ sớm nên khu vực này được nhiều học giả quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.Trong những công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội, phong tràoyêu nước - cách mạng… của Trung Kỳ ít nhiều có đề cập đến bộ phận tư sản ngườiViệt thời Pháp thuộc
Trang 22Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các công trình nghiên cứudưới dạng địa chí của học giả người Pháp và người Việt Nam về lịch sử, kinh tế -chính trị, văn hóa - xã hội, tộc người của khu vực Trung Kỳ nói chung và các tỉnhtrong khu vực này nói riêng tuy không nhiều nhưng có đề cập đến bộ phận tư sản
người Việt Điển hình có một số công trình như: Cuốn “L’Annam en 1906”,
Imprimerie Samat et Quai du canal, Marseille, 1906 [163], giới thiệu về lịch sử, tộcngười, văn hóa của các tỉnh khu vực Trung Kỳ, trong đó có phần giới thiệu cụ thểvề công nghiệp, thương mại và nông nghiệp của từng tỉnh từ Bình Thuận đến ThanhHóa; nêu tình hình sản xuất công nghiệp, các ngành sản xuất thủ công tiêu biểu,hoạt động trao đổi buôn bán ở các tỉnh này dưới dạng những bảng thống kê hoạt
động xuất - nhập khẩu hàng hóa Tập san “Những người bạn Cố Đô Huế” (Bulletin
des Amis du Vieux Hué) của Hội Đô thành Hiếu Cổ [63], [64], [65] có nhiều bài viếtgiới thiệu về các tỉnh Trung Kỳ, trong đó cũng ít nhiều đề cập đến hoạt động sản xuất,thương mại và một số cơ sở kinh tế tiêu biểu của người Việt Đặc biệt, thông qua cácbảng số liệu tổng hợp về kinh tế, tập san đưa ra những đánh giá về trình độ phát triểnkinh tế của các tỉnh ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc.
Tác giả Ch Robequain với cuốn “Le Thanh Hoa” ấn hành ở Paris năm 1918
[194] giới thiệu khá đầy đủ về tỉnh Thanh Hóa ở đầu thế kỷ XX, trong đó có đề cậpđến tiểu thủ công nghiệp, công cuộc thực dân hóa về kinh tế và hệ thống giao thông,phương tiện vận tải ở tỉnh Thanh Hóa A.Monfleur trong Tập sách chuyên khảo giới
thiệu về tỉnh Đắc Lắc có tên “Monographie de la province du Darlac 1930”,
Imprimerie d’Extrême- Orient, Ha Noi, 1931 [155] đã nghiên cứu các mặt kinh tế,văn hóa, xã hội, chính trị tỉnh Đắc Lắc trong những năm 1929 - 1930 Trong đó, cóphần nhỏ khái quát về các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại ở tỉnhnày Đồng thời, mô tả cách thức tổ chức sản xuất của một số ngành nghề, cơ sở sảnxuất tiêu biểu ở đây nhưng không nhiều Cuối năm 1933, trong 5 số liên tục, Tạp
chí Nam Phong đăng bài viết dài kỳ với tiêu đề “Kom Tum tỉnh chí” [76], [77], [78],
[79], [80] nhằm giới thiệu tổng quan về hình thể, chính trị, tôn giáo, kinh tế của tỉnhKon Tum Trong phần giới thiệu về tình hình kinh tế, bài viết giới thiệu hoạt độnggiao thương, sản xuất công nghiêp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải… tuy chưađầy đủ nhưng tác giả có đề cập đến tình hình kinh doanh của các nhà tư sản ngườiViệt ở địa phương này
Trang 23Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu về các tỉnh ở khu vực
Trung Kỳ như “An - Tĩnh cổ lục” của Hippolyte le Breton [34], “Địa dư tỉnh Phú Yên”của Nguyễn Đình Cầm và Trần Sĩ [35], “Les province de l’Annam (Phu Yen) 1907”[165], “Province Binh Dinh” [169], “Province de Nghe An 1907” [170]… cũng có khái
quát qua về hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số tư sản người Việt ở Trung Kỳ,đặc biệt trong đó thống kê khá đầy đủ về sản lượng, thị trường xuất - nhập khẩu củanhững tỉnh này
Bên cạnh đó, trên các tạp chí, tờ báo thời Pháp thuộc cũng có những bài viếtmiêu tả các cơ sở sản xuất, phương thức kinh doanh của một số tư sản người Việt ở
Trung Kỳ, tiêu biểu như: Bài “Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi” đăng
trên Thực nghiệp dân báo, ngày 30-7-1923 [103], miêu tả cách thức tổ chức sản xuất,hiện tượng giàu lên của các chủ “công xi” làm đường thông qua bóc lột lao động làm
thuê và bán sản phẩm ra thị trường ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi Bài “Lescamions à gaz pauvre de bois sur la route de Vinh à Thakhek” đăng trên tạp chí
L’Eveil Economique, 22- 3- 1925 [164], miêu tả và đánh giá về công ty vận tải củanhà tư sản nổi tiếng Phạm Văn Phi ở Vinh thuộc Trung Kỳ - một công ty vận tải màtheo thực dân Pháp đánh giá là có sức cạnh tranh lớn với tư bản Pháp trong lĩnh vựcgiao thông vận tải Hay các bài viết về kinh tế và giao thông vận tải ở Trung Kỳ vàVinh; về nghề trồng mía đường tại Nghệ An và Trung Kỳ đăng trên Tập san Chấnhưng kinh tế Đông Dương được sao dịch tại Phòng địa chí thuộc Thư viện các tỉnhTrung Kỳ [122], [123], cung cấp những thông tin về kinh tế, sản xuất mía đường vàgiao thông vận tải ở Trung Kỳ nói chung và Nghệ An nói riêng, trong đó có nêu tênvà miêu tả hoạt động của các công ty, hãng buôn, hiệu buôn của một số nhà công -thương nghiệp ở Vinh - Bến Thủy và khu vực Trung Kỳ.
Trên các tạp chí, tờ báo bằng tiếng Pháp trước năm 1945 như: L’Eveiléconomique de l’Indochine, Bulletin économique de l’Indochine, Revueindochineoise, Revue économique politique… có một số bài đề cập đến tư sản ngườiViệt, chủ yếu là hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ
Tuy nhiên, những bài viết ở trên các báo, tạp chí trước năm 1945 thường chỉtìm hiểu những nhà tư sản điển hình hoặc một số ngành sản xuất thủ công nổi tiếngcủa Trung Kỳ thời bấy giờ, thiếu toàn diện Đặc biệt, những bài viết này ít đề cập đến
Trang 24sự tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ của tư sản người Việt ở Trung Kỳ, cũngnhư chưa nêu được đặc điểm, vai trò của họ đối với tiến trình lịch sử dân tộc trong 30năm đầu thế kỷ XX.
Từ năm 1945 đến nay, số lượng công trình nghiên cứu các khía cạnh lịch sửkhác nhau của khu vực Trung Kỳ nói chung và các tỉnh, thành ở khu vực này nóiriêng khá nhiều và đa dạng về thể loại, gồm cả sách, bài báo, luận án, luận văn…,trong đó có đề cập đến số lượng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự tham gia phongtrào dân tộc dân chủ của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc
Tác giả Nguyễn Văn Xuân trong cuốn “Phong trào Duy Tân” do Nhà xuất bản
Đà Nẵng ấn hành năm 1995 [148] có đề cập đến hoạt động kinh doanh của một sốhãng buôn được thành lập theo lời kêu gọi của các sĩ phu Duy Tân ở Trung Kỳ đầu
thế kỷ XX Tập kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam 100 năm phong tràoĐông Du và hợp tác Việt - Nhật” [67], tập hợp nhiều bài viết của các tác giả có uy tín
cả trong và ngoài nước xoay quanh về phong trào Đông Du và Phan Bội Châu người đứng đầu phong trào; ý nghĩa, vai trò và bài học kinh nghiệm của phong tràoĐông Du đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX Trong một số bài viết của tác giảTrần Vũ Tài, Chương Thâu, Hoàng Văn Hiển, Lưu Anh Rô… có đề cập đến sự thamgia, ủng hộ của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào này.
-Các công trình nghiên cứu về lịch sử các tỉnh ở khu vực Trung Kỳ như:
“Thanh Hóa thời kỳ 1802 - 1930” của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử tỉnhThanh Hóa [11]; “Lịch sử Hà Tĩnh”, tập 2 của Đặng Duy Báu [14]; “Lịch sử NghệAn, tập I” [136]; “Lịch sử Quảng Bình: dùng trong nhà trường” của Nguyễn ThếHoàng [62]; “Lịch sử thành phố Đà Nẵng” của Dương Trung Quốc [114], “Lịch sửThành phố Quy Nhơn” của Đỗ Bang [12]; “Lịch sử Phú Yên từ năm 1900 đến năm1930” của nguyễn Văn Nhật [105]; tập “Địa chí Bình Thuận” do Tô Quyên, TrầnNgọc Trác, Phan Minh Đạo biên soạn [116]; “Địa chí Gia Lai” của Nguyễn Chí Bền,Vũ Ngọc Bình [33]; “Địa chí Đắk Lắk” của Y Ghi Niê, Trịnh Đức Minh, Nguyễn
Lưu [55]… trong phần về kinh tế - xã hội có nêu tên và hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như thái độ chính trị của bộ phận tư sản người Việt trong phong trào yêunước - cách mạng ở địa phương
Tác giả Nguyễn Quang Hồng trong công trình “Thành phố Vinh quá trìnhhình thành và phát triển (1804 - 1945)” [69] đã giành một số trang nhất định giới
Trang 25thiệu về bộ phận tư sản người Việt ở thành phố Vinh qua các giai đoạn lịch sử từ đầuthế kỷ XX đến năm 1945 Qua đó, tác giả nêu tên và cơ sở sản xuất, kinh doanh vàhiện tượng độc quyền kinh doanh ở một số lĩnh vực của tư sản người Việt ở đây.Đồng thời, tác giả còn so sánh thế lực kinh tế của tư sản người Việt với tư sản Pháp.Tuy nhiên, do không phải là công trình chuyên khảo về kinh tế - xã hội hay về tư sảnngười Việt nên chưa nghiên cứu có hệ thống về tư sản người Việt, nhất là hoạt độngcủa họ trong phong trào dân tộc và đánh giá về những đặc điểm, vai trò của họ trong
tiến trình lịch sử Trong công trình “100 năm thị xã Phan Thiết (1898 - 1998)” [96]
của tác giả Trương Quốc Minh cũng có một số bài viết giới thiệu về phố buôn của tưsản người Việt, người Hoa ở Phan Thiết thời Pháp thuộc, đặc biệt là hoạt động chếbiến nước mắm- sản phẩm nổi tiếng của Bình Thuận thời kỳ này.
Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình chuyên khảo về lĩnh vực kinh tế của
các tỉnh Trung Kỳ qua các thời kỳ lịch sử như: “Phác thảo lịch sử kinh tế ThanhHóa (Từ nguyên thủy đến 1945)” của Phạm Văn Đấu [50]; tác giả Nguyễn QuangHồng với công trình “Kinh tế Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1945” [60]… cũng có
khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt trên các lĩnh vựckinh tế
Đặc biệt, những năm gần đây có một số bài bài báo, luận án, luận văn nghiêncứu về những vấn đề lịch sử, kinh tế ở các tỉnh Trung Kỳ có đề cập đến hoạt động sảnxuất kinh doanh và sự tham gia vào phong trào dân tộc của tư sản người Việt ở khu
vực này, cụ thể như: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Đồn điền Thanh Hóa thời thuộcPháp (1900-1945)” của Nguyễn Thị Hạnh [58], đề cập và miêu tả về quy mô, vị trí
địa lý, phương thức kinh doanh của một số ít tư sản người Việt trên lĩnh vực nông
nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; Luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Thành phố Thanh Hóa - Quátrình hình thành và phát triển từ 1804 đến trước Cách mạng tháng 8-1945” của
Nguyễn Thị Thu Hà [57] trong phần trình bày về sự chuyển biến của kinh tế - xã hộiở thành phố Thanh Hóa có khái quát qua về bộ phận tư sản người Việt ở địa phươngnày Đồng thời, nêu tên, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và các công ty,xưởng sản xuất, đồn điền của một số tư sản người Việt tiêu biểu ở thành phố Thanh
Hóa; Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Trang 26(1903-1908)” của Trương Thị Dương [48] đề cập đến sự hưởng ứng phong trào phát triển
công - thương nghiệp theo lời kêu gọi của giới sĩ phu tiến bộ của một số tư sản ngườiViệt ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về các khía cạnh lịch sử - văn hóa,kinh tế - xã hội, phong trào yêu nước - cách mạng… của khu vực Trung Kỳ qua cácthời kỳ đã ít nhiều đề cập đến sự ra đời, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sảnngười Việt cũng như sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ trong 30năm đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, đây không phải là những công trình chuyên sâu về tưsản người Việt nên chỉ đề cập ở mức độ khái quát nhất về các hoạt động sản xuất,kinh doanh cũng như thái độ chính trị của một số tư sản người Việt điển hình vàmang tính riêng lẻ từng địa phương Do vậy, việc nghiên cứu về tư sản người Việt ởTrung Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX vẫn còn là khoảng trống.
Điểm qua tình hình nghiên cứu về tư sản người Việt từ trước đến nay của giớinghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy việc nghiên cứu về tư sản người Việt đãcó từ sớm, cả trong nước lẫn ngoài nước Tuy nhiên, việc nghiên cứu bài bản, rầm rộphải đến sau kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thắng lợi, miền Bắc đi lên xâydựng chủ nghĩa xã hội Việc quan tâm tìm hiểu về hoạt động của tư sản người Việttrước đó của người Pháp chỉ nhằm mục đích phục vụ cho chính sách cai trị của chínhquốc, nhất là các chính sách về kinh tế.
Tổng hợp từ các nhóm công trình trên cho thấy với những mức độ khác nhauđã đề cập đến những vấn đề cơ bản của đề tài:
Thứ nhất, các công trình đã cơ bản làm rõ được nguồn gốc, thời gian ra đời
của tầng lớp tư sản người Việt, tuy nhiên còn có những ý kiến khác nhau về thời điểmhọ trở thành giai cấp.
Thứ hai, các công trình đã khái quát được quá trình phát triển của tư sản người
Việt dưới thời Pháp thuộc qua từng thời đoạn lịch sử gắn với chính sách thuộc địa vềmặt kinh tế của thực dân Pháp Qua đó, chỉ ra những tác động thuận chiều, cũng nhưngược chiều của các chính sách kinh tế của thực dân Pháp đối với quá trình phát triểncủa giai cấp này.
Thứ ba, đã đề cập ở những mức độ khác nhau về hoạt động của tư sản người
Việt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội dưới thời Pháp thuộc
Trang 27Thứ tư, các nhóm công trình nêu trên đã bước đầu đưa ra nhận xét về đặc điểm
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt và sơ lược về thái độchính trị của họ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Trên cơ sở nguồn tài liệu là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đitrước mà tác giả tiếp cận trên, tuy đa dạng và phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề vềtư sản người Việt thời Pháp thuộc, nhưng nhìn chung, vẫn chưa có công trình nàonghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30năm đầu thế kỷ XX Hơn thế nữa, việc nghiên cứu, đánh giá về đặc điểm, vai trò củatư sản người Việt ở Trung Kỳ thời kỳ này vẫn ít được đề cập trong các công trình nêutrên Tuy nhiên, đó là nguồn tư liệu có ý nghĩa, gợi mở để tác giả lựa chọn, hìnhthành hướng nghiên cứu, đồng thời là những tư liệu quý có giá trị tham khảo trongviệc triển khai thực hiện đề tài.
1.2 Những vấn đề luận án tập trung làm rõ
Từ tình hình nghiên cứu về tư sản người Việt thời Pháp thuộc nêu trên có thểkhẳng định chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về tư sảnngười Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX Thực tiễn nêu trên đặt ra choluận án của tác giả nhiều nội dung cần nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụthể là:
Một là, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, điều kiện về kinh tế, chính trị - xã hội, văn
hóa - tư tưởng dẫn tới sự ra đời, phát triển của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30năm đầu thế kỷ XX Từ đó, phân tích, đánh giá khách quan, thỏa đáng về tác độngcủa các điều kiện đó đối với sự trưởng thành của lớp người này, nhất là chính sáchthống trị của thực dân Pháp ở khu vực Trung Kỳ.
Hai là, nghiên cứu có hệ thống các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản
người Việt ở Trung Kỳ và sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ trong30 năm đầu thế kỷ XX gắn với các chính sách kinh tế của thực dân Pháp qua từngthời kỳ lịch sử cụ thể: từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914) và từ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến năm 1930
Ba là, tìm ra đặc điểm và đánh giá khách quan vị trí, vai trò của tư sản người
Việt ở Trung Kỳ trong tiến trình lịch sử dân tộc ở ba thập niên đầu thế kỷ XX; lý giải
Trang 28những hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thái độ chính trị của họ tronggiai đoạn lịch sử đã nêu.
** *
Nghiên cứu về tư sản người Việt thời thuộc Pháp có một quá trình lâu dài.Đối với giới sử học mác xít, vấn đề này bắt đầu được đặt ra từ sau năm 1954 Trongđó, những thập niên 50, 60 của thế XX diễn ra rầm rộ nhất Đã có nhiều công trình,bài viết được xuất bản và đăng tải trên các chuyên san, tạp chí chuyên ngành.Những năm gần đây, vấn đề tư sản người Việt thời thuộc địa được quan tâm vàphản ánh nhiều hơn.
Dưới những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu về tư sản người Việtngày càng tăng về số lượng và chất lượng Dần làm rõ diện mạo của giai cấp nàycũng như đóng góp của họ trong lịch sử dân tộc
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong vàngoài nước; nguồn tài liệu đã sưu tầm, tiếp cận, nhất là nguồn tài liệu lưu trữ, tác
giả tập trung làm rõ đề tài “Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đếnnăm 1930”.
Trang 29Chương 2
TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)2.1 Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ
2.1.1 Điều kiện lịch sử2.1.1.1 Điều kiện quốc tế
Ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới chứng kiến những biến độnghết sức lớn lao Chủ nghĩa tư bản đã xác lập thành một hệ thống và chuyển biến sanggiai đoạn đế quốc chủ nghĩa Cùng với quá trình đó, chủ nghĩa thực dân hiện đại ra đờivà bành trướng ra toàn thế giới Làn sóng xâm thực với cường độ lớn của chủ nghĩa tưbản phương Tây đã dẫn tới sự chuyển biến trong cấu trúc và cơ chế vận hành của kinhtế các nước thuộc địa và phụ thuộc Tại các nước Đông Á - nơi đang nằm dưới sựthống trị của thực dân phương Tây, kinh tế tư bản chủ nghĩa nảy sinh và phát triển, dẫntới sự ra đời giai cấp tư sản Giai cấp tư sản đến lượt nó đã tiến hành cuộc vận độngnhằm đánh đuổi các thế lực xâm lược, giải phóng dân tộc Từ đó, những điều kiện chosự ra đời của tư sản người Việt trên cả nước nói chung và ở khu vực Trung Kỳ nóiriêng cũng dần xuất hiện.
Cho đến nửa sau thế kỷ XIX, các nước Đông Á đã lần lượt trở thành thuộc địavà phụ thuộc của tư bản phương Tây Tại các nước này, tư bản phương Tây đã đầu tưvốn xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành khai thác, bóc lột về kinh tế Những chính sáchcai trị và bóc lột của tư bản phương Tây đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế truyền thốngcủa các nước Đông Á, dẫn tới sự ra đời và phát triển của một loạt ngành kinh tế mới.Đó là cơ sở để hình thành những giai cấp, tầng lớp mới của xã hội hiện đại, trong đó cótư sản dân tộc
Ở Trung Quốc, từ khi đế quốc chủ nghĩa xâm nhập, kinh tế nước này đã cónhững biến chuyển căn bản Bên cạnh các xí nghiệp lớn của đế quốc đầu tư vào, một sốcông xưởng của tư sản bản xứ cũng xuất hiện ở các tỉnh ven biển Tầng lớp tư sản trỗidậy, bày tỏ những bực tức đối với sự kìm hãm, thống trị của bọn xâm lược ngoại quốc;tiếp thu tư tưởng mới, ủng hộ cuộc vận động Duy Tân đất nước
Ngay sau khi Tiết Phúc Thành đề xướng “biến pháp” nhằm thúc đẩy thương nghiệp Trung Quốc phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, tinh thần cải cách,hướng theo ngọn cờ mới ở Trung Quốc phát triển mạnh Điển hình nhất trong chuỗi sự
Trang 30công-kiện vận động Duy Tân ở Trung Quốc là việc Trần Xí vận động thành lập Nghị việntheo tinh thần dân chủ của phương Tây (1893) và cuộc Chính biến Mậu Tuất do LươngKhải Siêu và Khang Hữu Vi lãnh đạo (1898) Cuộc vận động Duy Tân này tuy thất bại,nhưng đã tấn công mạnh mẽ hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu, mở đường cho tư tưởngdân chủ tư sản phát triển trong xã hội Trung Quốc Nó thức tỉnh lòng yêu nước, đề caoý thức độc lập dân tộc, chống ngoại xâm và ý thức dân chủ chống chuyên chế.
Cuộc đấu tranh nói trên đã dẫn tới cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) do Đồngminh hội- một tổ chức yêu nước của giai cấp tư sản Trung Quốc, đứng đầu là TônTrung Sơn lãnh đạo Cuộc cách mạng này, như Lênin đánh giá, đã kết thúc chế độphong kiến tồn tại hai ngàn năm nay, đưa quan niệm dân chủ cộng hòa vào sâu tận đáylòng người.
Năm 1868, Nhật Bản tiến hành cuộc vận động Duy Tân đất nước Sau 30 năm(1898), Nhật Bản đã tiến sang con đường tư bản chủ nghĩa với tốc độ nhanh Nhiềucông ty độc quyền được thành lập Nhờ đó, Nhật không chỉ giữ được độc lập mà cònbành trướng, tham gia xâu xé thuộc địa Đến đầu thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành nướcđế quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á mà minh chứng rõ nhất chính là làm nên hiệntượng “gió đảo chiều” trong quan hệ ở khu vực Đông Bắc Á, trước hết với Trung Quốcvà giành thắng lợi vang dội trong cuộc chiến tranh với nước Nga (1904 - 1905) Giaicấp tư sản Nhật, sau khi ủng hộ phe quý tộc miền Nam đánh đổ phái Mạc phủ, đã trởthành giai cấp đặc quyền trong xã hội, nắm toàn bộ quyền chi phối kinh tế và chính trịtrong nước.
Tại khu vực Đông Nam Á, cuộc vận động phát triển kinh tế dân tộc và chốngthực dân xâm lược, giải phóng dân tộc diễn ra rầm rộ dưới sự lãnh đạo của giai cấp tưsản dân tộc Cùng với những biến đổi trong nền kinh tế dưới tác động của cuộc khaithác, bóc lột của tư bản Tây Ban Nha, kết cấu giai cấp trong xã hội Philíppin cũng thayđổi theo Những thập niên 60 và 70 của thế kỷ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Philíppincũng hình thành Những phần tử trí thức thuộc giai cấp tư sản sớm tiếp xúc với văn hóaphương Tây đã phát động “phong trào tuyên truyền”, nhằm đòi quyền tự do, bình đẳngcho người Philíppin Tiếp đó, từ năm 1896, phái cấp tiến trong giai cấp tư sản nước nàyđã xây dựng tổ chức “Hiệp hội cao quý nhất của toàn thể dân tộc” gọi là Katipunan,xây dựng cương lĩnh, lãnh đạo nhân dân Philíppin thực hiện cuộc cách mạng tư sảnchống thực dân Tây Ban Nha
Trang 31Ở các nước Đông Nam Á khác như Mã Lai, Thái Lan, Inđônêxia…, tư sản dântộc cũng lần lượt ra đời; tiến hành cuộc vận động xây dựng nền kinh tế dân tộc và phátđộng cuộc đấu tranh chống lại sự bảo hộ, cai trị của các nước tư bản phương Tây, giànhđộc lập dân tộc
Những thay đổi lớn lao của tình hình thế giới mà trước hết là tình hình tại TrungQuốc và Nhật Bản có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam đầu thế kỷ XX Đặc biệt khi nướcta đang có những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế - xã hội dưới tác động của cuộc khaithác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
Cho đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đặt ách thống trị lên ba nước ĐôngDương (Việt Nam, Lào, Campuchia), biến những nước này thành thị trường tiêu thụ sảnphẩm, cung cấp nguyên liệu Đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thácthuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) Cuộc khai thác này đã phá vỡ nền kinh tế cổ truyềnmang nặng tính chất tự cấp của các nước Đông Dương, thúc đẩy mầm mống kinh tế tưbản chủ nghĩa vốn đã có trong lòng xã hội các nước này nẩy nở, phát triển.
Như vậy, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản ra đời, củng cố vững mạnh ở phươngTây và giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu; tư sản dân tộc ở các nước lân cận đãtrưởng thành nhanh chóng thì sự ra đời của tư sản người Việt trên cả nước nói chung vàTrung Kỳ nói riêng không còn là quá sớm hay không phù hợp với xu thế thời đại
2.1.1.2 Điều kiện trong nước
Từ trước tới nay, khi đề cập đến sự ra đời của giai cấp tư sản, các nhà nghiêncứu đều thừa nhận phải xuất phát từ sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa tư bản.Những điều kiện đầu tiên để nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát sinh là sản xuất hànghóa và mối trao đổi trên thị trường phải phát triển đến mức độ làm cho nhiều tiền bạctập trung trong tay một số người và nông thôn phân hóa tạo nên tầng lớp lao động làmthuê Trong tác phẩm Các Mác và chủ nghĩa Mác, Lênin đã từng viết như sau:
Điều kiện lịch sử tiên quyết cho tư bản xuất hiện, trước hết là ở chỗ phải cómột số tiền nào đó tích lũy trong tay những tư nhân, ở một giai đoạn sản xuấthàng hóa đã tương đối cao; sau nữa là ở chỗ phải có những công nhân tự dovề hai phương diện: tự do không bị bó buộc hạn chế gì cả trong việc bán sứclao động của họ, và tự do vì không có ruộng đất và nói chung không có tư liệusản xuất; phải có những công nhân không có chủ; những công nhân “vô sản”chỉ có thể sống được bằng cách bán sức lao động của mình [86, tr.33].
Trang 32Nhận định trên là quy luật chung cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở tất cả cácnước Tuy nhiên, ở mỗi nước, do những hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà quy luật đódiễn ra với nhịp độ, hình thức khác nhau Ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Kỳnói riêng, sự xuất hiện của tư sản người Việt ngoài những điều kiện từ bên ngoài tácđộng vào mà trực tiếp nhất là sự thống trị và bóc lột của thực dân Pháp còn có nhữngđiều kiện bên trong Những điều kiện có tính chất nội sinh này không chỉ tạo tiền đềcho sự ra đời của tư sản người Việt ở Trung Kỳ mà còn ít nhiều tác động tới hoạt độngcủa họ trong sản xuất, kinh doanh và trong phong trào giải phóng dân tộc những nămđầu thế kỷ XX.
* Về kinh tế
- Thứ nhất, nền sản xuất hàng hóa có bước phát triển
Trước khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị, nền kinh tế Việt Nam còn mangnặng tính tự cấp tự túc Nền tảng kinh tế - xã hội là nông nghiệp Do chính sách bóc lộtcủa giai cấp phong kiến, nông nghiệp ngày càng suy sụp Công - thương nghiệp dân tộccũng hết sức trì trệ Đó cũng là nguyên nhân làm cho nền sản xuất hàng hóa không thểphát triển lên được.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ở nước ta không có nền sản xuất hàng hóa,mà ngược lại, sản xuất hàng hóa và trao đổi trên thị trường đã xuất hiện từ rất sớm Từthế kỷ XVI - XVIII, việc buôn bán đã khá thịnh hành, trong đó có khu vực Trung Kỳ.Đây cũng là thời kỳ kinh tế Việt Nam bắt đầu tiếp xúc phần nào với những hoạt độngngoại thương không chỉ với các nước phương Đông mà cả với một số nước phươngTây- đang bước vào thời kỳ hình thành và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa Điều đólàm cho những hoạt động giao dịch với bên ngoài trở nên thường xuyên và rộng rãihơn trước, đặc biệt là với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây Nền sản xuất hànghoá giản đơn đã mở rộng và thâm nhập vào nền kinh tế phong kiến tự nhiên Đây làmột sự vận động tất yếu của nội lực nền kinh tế
Vào thời kỳ vương triều Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX) nền sảnxuất hàng hoá lại tiến thêm một bước mới Nhà nước đã ban hành những chính sáchkhuyến khích đối với kinh tế thương nghiệp, giải quyết một phần mâu thuẫn giữa sức sảnxuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xãhội đương thời, đẩy kinh tế hàng hoá và hoạt động công - thương nghiệp tiến lên mộtbước Thống nhất tiền tệ thành một đồng tiền duy nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Trang 33việc giao lưu hàng hoá giữa các địa phương Những chính sách kinh tế tiến bộ của nhàTây Sơn đã góp phần khôi phục nền kinh tế nước ta sau một thời gian dài bị chia cắt bởitình trạng cát cứ, phân tranh giữa các tập đoàn phong kiến Tuy nhiên, sự phát triển nàyđã không được duy trì lâu dài bởi sự thất bại mau chóng của vương triều Tây Sơn Nềnkinh tế tư bản chủ nghĩa mới manh nha ở nước ta lại bước vào một thời kỳ khó khănmới Khi nhà Nguyễn lên nắm quyền thống trị (đầu thế kỷ XIX) đã không xoá bỏ quanhệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời Hệ thống thượng tầng kiến trúc dưới thời Nguyễncàng bóp nghẹt cơ sở kinh tế ban đầu của kinh tế tư bản Sức sản xuất mới trong đà pháttriển của nó bị chặn đứng lại càng khoét sâu thêm mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phongkiến lỗi thời, và càng tăng cường sự đối kháng gay gắt giữa quan hệ sản xuất với sức sảnxuất mới Thêm vào đó, những luật lệ hà khắc, chính sách “ngăn sông cấm chợ” của triềuđình phong kiến, chế độ tài chính bất bình đẳng và nạn thuế khoá, hà lạm của vua quanngày càng làm thui chột những mầm mống tư bản chủ nghĩa mới manh nha
Tuy vậy, nửa đầu thế kỷ XIX, nền công - thương nghiệp vẫn tồn tại và cókhuynh hướng phát triển Khuynh hướng phát triển đó được thể hiện ở các ngành nghềthủ công thịnh hành lúc bấy giờ Ví như ngành ươm tơ, dệt the, lụa, nhiễu Nghề này cótừ lâu đời và là ngành sản xuất hàng hóa quan trọng bậc nhất ở Việt Nam nói chung vàTrung Kỳ nói riêng Vào thời kỳ này, ở nhiều địa phương như Bình Định, Phú yên,Quảng Nam, Thanh Hóa… đã có những làng chuyên ươm tơ, dệt lụa, nhiễu nổi tiếng.Điều đó được thực dân Pháp thừa nhận qua nhận xét của Jacquet: Công nghệ tơ lụa quảthực chiếm hàng đầu trong số những công nghệ khiến cho ta phải chú ý Ở Trung Kỳvà Bắc Kỳ nhiều dân cư làm giàu và nuôi sống bằng thứ công nghệ này [20, tr.18-19].Hay như nghề gốm, ở các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Địnhlà những nơi có nhiều lò sản xuất bát, đĩa, chậu, độc bình, là gạch, lò chum vại…
Từ khi tiến hành xâm lược Việt Nam (1858) cho đến cuối thế kỷ XIX, thực dânPháp tìm mọi biện pháp, kể cả biện pháp kinh tế lẫn phi kinh tế để độc chiếm thị trườngViệt Nam, ngăn cản sự phát triển của nền công - thương nghiệp bản xứ Tuy nhiên,ngoài ý muốn chủ quan của chúng, do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bên ngoài thâmnhập vào nước ta, nối liền thị trường Việt Nam với thị trường thế giới, nên có tác dụngkích thích khách quan cho sản xuất hàng hóa ở Trung Kỳ mở rộng.
Các thương cảng quan trọng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, sau đó là Bến Thủyđược mở rộng; tàu buôn của Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Mĩ, Bỉ, Hà Lan… đến xuấtvà nhập hàng ngày càng đông đã làm cho tầng lớp thương nhân ở Trung Kỳ đông lên
Trang 34Riêng đối với thủ công nghiệp, khi thị trường đã được mở rộng, nhu cầu xuấtcảng tăng lên đã thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển mạnh theo hướng sản xuất hànghóa Từ những làng nghề thủ công trước đó đã hình thành những vùng thủ công nghiệpnhư Nhơn Ngãi, An Ngãi thuộc phủ An Nhơn, Trung Sơn, Tài Lương thuộc huyệnHoài Nhơn ở Bình Định, chuyên sản xuất nhiễu, the, lụa; Thọ Hạc, Cốc Hạ, Đò Lèn ởThanh Hóa chuyên sản xuất đồ gốm và một số vùng chuyên làm đường ở Quảng Ngãi,Quảng Nam… Trong những xưởng sản xuất này đã bắt đầu có hiện tượng thuê mướnnhân công và phân hóa thành chủ - thợ với thân phận khác nhau Trong nghề ươm tơ ởTrung Kỳ, mỗi chỗ ươm tơ thường thuê ba phụ nữ hoặc hai phụ nữ một trẻ em Côngnhật thợ phụ nữ được trả 6 tiền, trẻ em được 3 tiền Mỗi cân tơ người chủ bán được từ4,5 quan đến 5,5 quan [31, tr.97] Hay như tại Bình Định, việc thuê mướn nhân công đãcó trong nghề dệt nhiễu Mỗi khung dệt thường sử dụng 4 người thợ Tiền công trả chomỗi người người thợ cũng khác nhau, tùy theo tính chất công việc Ví như khi dệt mộttấm nhiễu hạng thường trong 2 ngày đến 2 ngày rưỡi, tiền công được tính như sau: thợdệt và hồ nhiễu 3 quan, thợ quay guồng 2 quan, thợ đưa thoi 1 quan, thợ soạn tơ 1quan Trong khi đó mỗi tấm nhiễu bán ra người chủ trung bình lãi từ 5 - 6 quan [166]
Trong những xưởng thủ công ấy, quan hệ giữa người chủ và thợ khômg còn làquan hệ kiểu phong kiến thợ cả với thợ bạn, mà đã có tính chất của quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa Chủ xưởng là người sản xuất hàng hóa nhỏ hay thương nhân tiến lên;họ có toàn quyền sở hữu những tư liệu sản xuất như lò gốm, lò ươm tơ, khung dệtnhiễu…, họ chuyên thuê người sản xuất hàng hóa để kiếm lời Bóc lột của họ là lối bóclột tư bản chủ nghĩa Khi đem hàng hóa ra thị trường như một tấm nhiễu, một cân tơ,một lô chum vại do công nhân thủ công sản xuất, họ kiếm được những món lời nhấtđịnh Những người thợ thủ công làm thuê trong xưởng là những nông dân hoặc thợ thủcông đã bị phá sản Họ chuyên đi làm thuê, bán sức lao động cho chủ xưởng Và tùytheo năng suất lao động, kỹ thuật lao động họ được hưởng tiền công khác nhau Hiệntượng này đến đầu thế kỷ XX càng trở nên phổ biến hơn.
Như vậy, dưới tác động khách quan của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất,công - thương nghiệp Trung Kỳ mặc dù nằm trong tình cảnh chung của công - thươngnghiệp cả nước là bị kìm hãm, cản trở phát triển nhưng vẫn có bước tiến hơn trước.Bước tiến đó thể hiện rõ nhất ở việc mở rộng nền sản xuất hàng hóa theo lối tư bản chủnghĩa Và như thế, càng có tác dụng thúc đẩy sự ra đời một bộ phận người tương ứng-bộ phận tư sản người Việt.
Trang 35- Thứ hai, lưu thông, trao đổi hàng hóa trên thị trường được đẩy mạnh
Trước thế kỷ XX, việc trao đổi hàng hóa trên thị trường Việt Nam đã tồn tại vàkhá thịnh hành Các nhà buôn đã mang các sản phẩm thủ công của địa phương mình,như nhiễu ở Bình Định, Quảng Nam, chum vại ở Thanh Hóa… sang các địa phươngkhác để trao đổi kiếm lời.
Từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam, với việc đầu tư xây dựng hệ thốnggiao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy thì việc lưu thông hàng hóa, nhất làhàng hóa xuất cảng diễn ra mạnh mẽ hơn
Về đường bộ, ngoài con đường xuyên Việt (Quốc lộ 1A) đi qua tất cả các tỉnhTrung Kỳ, hàng loạt những con đường nội tỉnh, liên tỉnh được xây dựng vươn tớinhững khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng, thậm chí sang tận Lào và Campuchia nhưđường Vinh - Sầm Nưa (Lào), đường Quốc lộ số 7, số 8 ở Nghệ An và Hà Tĩnh, Quốclộ 19 ở Bình Định Tại Bình Thuận, năm 1896, đường cái quan mới được xây dựng(năm 1912 trở thành Quốc lộ 1) nối Phan Thiết với Biên Hòa Năm 1899, dựng đènbiển ở mũi Khe Gà Năm 1901, khởi công xây dựng đường sắt Sài Gòn - Nha Trangqua Bình Thuận, có đường nhánh nối ga Mương Mán với ga Phan Thiết dài 12km.Năm 1904, đắp xong liên tỉnh lộ số 8 nối Phan Thiết với Di Linh, nối cao nguyên vớibiển Đông Bên cạnh đó, nhiều cây cầu lớn, bến phà quan trọng cũng được xây dựngnhiều nơi như cầu Trường Tiền- Huế (1899), cầu Hàm Rồng- Thanh Hóa (1904), cầuĐà Rằng (Phú Yên), cầu Thạch Hãn (Quảng Trị)…, bến phà qua sông Lam (Nghệ An),sông Gianh (Quảng Bình)… Chỉ tính riêng tỉnh Thanh Hóa, theo Robequain ngoài 100km đường Quốc lộ 1A đi qua tỉnh này, thực dân Pháp còn xây dựng tới 11 con đườngtới tất cả các huyện trong tỉnh [194, tr.232]
Về đường sắt, ở Trung Kỳ thực dân Pháp đã ưu tiên đầu tư xây dựng Ngay từrất sớm, với sắc luật ngày 25-2-1898, thực dân Pháp mở công trái 200 triệu phơrăng đểthực hiện dự án xây dựng đoạn đường sắt Nha Trang - Đà Nẵng - Quảng Trị Năm1906 tuyến Đà Nẵng - Huế hoàn thành với việc đào hầm chui qua đèo Hải Vân và ratới Đông Hà (Quảng Trị) năm 1908 [114, tr.76] Cũng trong thời gian này, nhiều đoạnđường sắt nối Trung Kỳ với các khu vực khác cũng được hoàn thành như Hà Nội -Vinh (1905), Sài Gòn - Nha Trang (1919)
Đường thủy cũng được chú ý đầu tư xây dựng và chiếm một vị trí quan trọngtrong việc đi lại ở Trung Kỳ Ngoài việc khai thông tuyến đường thủy ở các con sông
Trang 36lớn và những kênh, sông được tu bổ (như kênh Thanh Hóa - Nghệ An) hoặc đào mớithêm (như sông Cu Nhí ở Quảng Nam), nhiều hải cảng quan trọng như Đà Nẵng, BếnThủy, Quy Nhơn cũng được xây dựng kết nối con đường biển trong và ngoài khu vực.
Cho đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914), các tuyến đường bộ, sắt,thủy quan trọng trong khu vực Trung Kỳ đã hoàn thành bước đầu, tạo nên một mạnglưới giao thông khá hiện đại nối các trung tâm đô thị ở Trung Kỳ với các tỉnh ở BắcKỳ, Nam Kỳ và các nước khác Tình trạng giao thông lỗi thời, lạc hậu chỉ thích hợp vớiloại hình giao thông như đi bộ, đi ngựa ở thế kỷ XIX đã được cải thiện một bước Dođó, tất cả các loại hàng hóa ở Trung Kỳ có thể chuyên chở đi khắp nhiều vùng trongnước và thế giới.
Cũng bắt đầu từ khi Pháp thống trị, thị trường Việt Nam được hòa nhập vào thịtrường thế giới, hàng hóa xuất - nhập cảng vào khu vực Trung Kỳ ngày càng tăng, lớpthương nhân ở thành thị thu mua nông phẩm và thủ công nghiệp phẩm để bán cho cáchãng xuất cảng hoặc buôn bán hàng ngoại hóa nhập cảng ngày càng nhiều Tiền vốn củahọ tăng lên nhanh chóng Nếu năm 1865, chỉ tính riêng Nam Kỳ và Trung Kỳ có 7.843thuyền buôn của người Việt ra vào cửa biển Sài Gòn thì hai năm sau đó (1867), con sốđó đã lên đến 9.492 thuyền [20, tr.22] Năm 1908, số hàng xuất cảng Đà Nẵng là 12.500tấn [114, tr.80], sang năm 1909, số lượng hàng xuất cảng đã tăng lên hơn 47.198 tấn [45,tr.8] Những thuyền buôn này thường xuyên mang hàng hóa như muối, gạo, đồ gốm, tơlụa, đường… buôn bán giữa các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Cần Thơ, Mỹ Tho ở Nam Kỳvới các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Định ở Trung Kỳ.
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa thủ công, lưu thông hàng hóa trên thị trườngđược đẩy mạnh; việc tăng dần số lượng thợ thủ công chuyên nghiệp và thương nhân ởthành thị… đã chứng tỏ rằng nền kinh tế hàng hóa có từ trước đến đầu thế kỷ XX đã pháttriển mạnh hơn, làm cho nội bộ những người sản xuất hàng hóa nhỏ tiếp tục phân hóa,thúc đẩy mầm mống của chủ nghĩa tư bản tiếp tục nẩy sinh và phát triển Đây chính làđiều kiện bên trong cho sự ra đời tầng lớp tư sản người Việt ở khu vực Trung Kỳ.
* Về xã hội
Trước khi thực dân Pháp chiếm đóng, ở Trung Kỳ đã xuất hiện tầng lớp tiểuthương, tiểu chủ Họ là những thương nhân chuyên buôn hàng hóa giữa các vùng vớinhau, giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước và lực lượng chủ cácxưởng, lò sản xuất thủ công nghiệp
Trang 37Khi Pháp thống trị Việt Nam, dưới tác động khách quan của cuộc khai thácthuộc địa lần thứ nhất, kinh tế hàng hóa ngày một phát triển, thị trường Việt Nam đãđược mở rộng Kinh tế phong kiến và nông dân bị lôi cuốn vào thị trường Các sảnphẩm thủ công và nông phẩm buôn bán trên thị trường trong nước và xuất cảng ngàymột tăng Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong điều kiện đó làm cho sự phânhóa trong lực lượng tiểu thương, tiểu chủ diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn Một số ít đãgiàu có lên trở thành chủ xưởng, chuyên thuê người sản xuất và một số khác bị phá sảnchuyên đi làm thuê Đồng thời, vai trò môi giới của thương nhân trở nên quan trọng.Nhiều thương nhân đã làm giàu nhanh chóng Từ vai trò của những người môi giớigiữa những người sản xuất hàng hóa ở địa phương, nhiều thương nhân và hội buôn đãtiến lên thành những chủ bao mua và cuối cùng, làm phá sản nhiều người tiểu sản xuất,trở thành chủ xí nghiệp Đầu thế kỷ XX, đã có những thương nhân hoạt động trênphạm vi thị trường khá rộng Ví như công ty Phượng Lâu ở Thanh Hóa chuyên buônbán lụa giữa Bắc Kỳ và Trung Kỳ, số vốn ban đầu (1885 - 1888) chỉ có 200 đồng,nhưng sau đó đã phát triển lên, mở rộng chi nhánh ra nhiều tỉnh ở Trung Kỳ, mỗi nămthu lãi hàng chục ngàn đồng Hay như công ty Liên Thành ở Phan Thiết, chuyên buônbán giữa Trung Kỳ với Sài Gòn, Miên đến năm 1907 số vốn lên đến 93.000 đồng…
Cuộc khai thác thuộc địa của đế quốc Pháp được tiến hành trên tất cả các lĩnhvực từ công - thương nghiệp đến nông nghiệp đã làm phân hóa giai cấp nông dân vàthợ thủ công
Trước hết là đối với nông dân, chính sách bóc lột của đế quốc Pháp cộng với sựbóc lột của giai cấp địa chủ làm cho đời sống của nhiều nông dân lâm vào cảnh phásản Kể từ khi thực dân Pháp thống trị, mọi thứ thuế đều tăng vọt Theo đạo dụ ngày14-8-1898, ở Trung Kỳ, thuế đinh từ 14 xu đã tăng lên 2,30 đồng, tăng gấp 17 lần.Thuế điền trước mỗi mẫu tốt nhất nộp 1 đồng, năm 1897 tăng lên gấp rưỡi (1,50 đồng)[81, tr.115- 116] Ngoài thuế trực thu còn rất nhiều thuế gián thu khác Sau thuế phải kểtới chính sách cướp đoạt ruộng đất của đế quốc Pháp và địa chủ Việt Nam Trong thờikỳ này, thực dân Pháp đã đặc biệt chú trọng đến việc cướp đoạt ruộng đất để thiết lậpđồn điền, nhất là đồn điền lúa Theo số liệu của H Brenier thì từ khi xâm lược nước tacho đến năm 1912, thực dân Pháp đã chiếm 469.724 hécta ruộng đất để lập đồn điền[99, tr.17] Chính sách cướp ruộng đất đã làm nhiều người dân bị phá sản, đa số họ trởthành tá điền cho địa chủ, một số phải đi làm thuê để sống Hơn nữa, khu vực Trung
Trang 38Kỳ là nơi còn tồn tại nặng nề chế độ công điền, ruộng đất rất phân tán Trong khi đóthực dân Pháp lại cố tình duy trì chế độ công điền, kinh tế địa chủ nhưng lại không pháttriển bộ phận đại địa chủ như ở Nam Kỳ Hệ quả về mặt xã hội là số lượng nông dân bịbần cùng hóa, bị thất nghiệp và nửa thất nghiệp ở khu vực Trung Kỳ rất đông.
Đối với thợ thủ công, tình hình cũng không sáng sủa hơn Chính sách độc chiếmthị trường Việt Nam của tư bản Pháp, cùng với chính sách mua rẻ, bán đắt những thứnông phẩm và thủ công nghiệp phẩm đã đưa lại những món lợi nhuận khổng lồ cho đếquốc Pháp Cùng với đó là sự phá sản của thợ thủ công Trước mắt, họ chỉ còn hai conđường hoặc là làm tá điền cho địa chủ hoặc là ra các khu công nghệ, thành phố, vùngmỏ, đồn điền bán sức lao động.
Cuộc khai thác của tư bản Pháp càng đẩy mạnh bao nhiêu thì quá trình bần cùnghóa và phá sản của nông dân, thợ thủ công ở nông thôn càng nhanh bấy nhiêu Sốlượng vô sản ra thành thị làm thuê ngày một nhiều Theo báo cáo của quyền chủ sựNha thương chính thì trên toàn Đông Dương, năm 1907 số công nhân là 5,5 vạn người,riêng Trung Kỳ là 4.500 người [81, tr.124].
Sự biến đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam, đặc biệt là sự xuất hiện tầnglớp vô sản làm thuê ở thành thị và nông thôn do chính sách bóc lột của đế quốc là điềukiện khách quan thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Tác động của các yếu tố văn hóa - tư tưởng
Từ sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XVI, thế giới không còn là những mảngtách rời nhau bởi các đại dương mà trở thành một khối thống nhất Trong đó, sự giaolưu kinh tế - văn hóa ngày càng thường xuyên hơn Đặc biệt, từ khi các cuộc cáchmạng tư sản và cách mạng công nghiệp nổ ra ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII đầu thếkỷ XIX thì chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã chuyển sang một thời kỳ phát triển phồnthịnh, với những thành tựu khoa học kỹ thuật hết sức tiên tiến Ý thức hệ của giai cấptư sản quốc tế cũng hoàn chỉnh Sự lan tỏa của hệ tư tưởng tư sản xuất phát từ Tây Âu,nhất là Pháp đã được truyền bá vào nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trào lưu canh tân đất nước nở rộ ở khu vựcchâu Á, nhất là Nhật Bản và Trung Quốc, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam Bằngcách này hay cách khác, các bộ phận, giai tầng trong xã hội Việt Nam, trong đó có bộphận kinh doanh ở thành thị sẽ hấp thụ hệ tư tưởng tư sản từ bên ngoài dội vào
Trang 39Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang có những chuyển biến tích cực, nhữngluồng tư tưởng tư sản trên đây liên tục ảnh hưởng tới nước ta và tạo điều kiện thuận lợicho sự ra đời của tầng lớp tư sản người Việt ở Trung Kỳ.
2.1.2 Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ
Thuật ngữ “tư sản” được dịch từ tiếng Anh là bourgeois Thuật ngữ này xuấthiện ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại, dùng để chỉ lớp người đại diện cho quanhệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sở hữu nhiều tài sản trong xã hội
C.Mác và F.Ăngghen cho rằng tư sản là “tầng lớp xã hội dùng để chỉ sự phântầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vịvà sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó hoặc chỉ những nhóm người ngoài kếtcấu giai cấp trong một xã hội nhất định” [94, tr.596].
Theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông thì “tư sản là một giai cấp cơ bản của
xã hội tư bản chủ nghĩa, chiếm hữu tư liệu sản xuất, làm chủ nhà máy, xí nghiệp… tiếnhành bóc lột sức lao động thặng dư của công nhân” [89, tr.452].
Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc thường phân chia tư sản thành hai bộ phận:tư sản dân tộc và tư sản mại bản Sự phân chia này ngoài việc dựa trên cơ sở kinh tếcòn dựa trên thái độ chính trị của họ đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Theođó, tư sản dân tộc gồm các chủ nhà máy sản xuất, các cửa hàng buôn bán, họ thường bịđế quốc chèn ép về quyền lợi nên có mâu thuẫn với bọn thực dân, trong một chừngmực nhất định có tinh thần yêu nước chống đế quốc Còn tư sản mại bản là nhữngngười làm đại lý cho công ty tư bản độc quyền hoặc có tham gia bỏ vốn vào công ty đếquốc Do quyền lợi gắn bó với bọn đế quốc nên tư sản mại bản chống lại cách mạnggiải phóng dân tộc và cách mạng vô sản.
Như vậy, sự phân biệt giữa tư sản với các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hộinước ta đó là sở hữu tài sản, chiếm hữu tư liệu sản xuất và làm giàu bằng cách bóc lộtngười lao động làm thuê bằng giá trị thặng dư Tức là xem xét dưới góc độ quan hệcủa họ với tư liệu sản xuất, bộ máy sản xuất, tổ chức lao động và mức sống của họtrong xã hội
Ở các nước phương Tây, tư sản là lực lượng chiếm hữu tư liệu sản xuất, có khốitài sản lớn, có nhiều đặc quyền, đặc lợi, cuộc sống sung sướng, giàu có và là lực lượngthống trị trong xã hội Đối với các nước thuộc địa như Việt Nam và đặc biệt là khu vựcTrung Kỳ- nơi chủ nghĩa tư bản không phát triển mạnh, tư sản người Việt yếu ớt hơn
Trang 40so với khu vực khác thì không chỉ căn cứ vào mức độ sở hữu tài sản như vốn, cơ sở sảnxuất, lượng công nhân… và sự giàu có biểu hiện ở mức sống bên ngoài để phân biệtmà còn phải xét đến lối làm ăn và hình thức bóc lột người lao động Lực lượng nàotrong xã hội tiến hành bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư và có lối sản xuất,kinh doanh mang tính chất tư bản chủ nghĩa thì họ đã là nhà tư sản
Từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến cuối thế kỷ XIX, tư bản Pháp chú trọngđem hàng hóa vào bán ở thị trường Việt Nam, vơ vét thuế má; những cuộc kháng chiếncủa các lực lượng nghĩa quân Việt Nam chưa cho phép tư bản Pháp bỏ vốn ra mở rộngviệc khai thác nguyên liệu hay xây dựng các xí nghiệp chế biến Công - thương nghiệpViệt Nam một mặt bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách vơ vét về kinh tế của thực dânPháp, nhưng một mặt khác, do kinh tế tư bản chủ nghĩa ngoại quốc thâm nhập vào, nốiliền thị trường Việt Nam với thị trường thế giới, nên có tác dụng kích thích khách quancho sản xuất hàng hóa ở Việt Nam mở rộng.
Kinh tế công - thương nghiệp phát triển khiến các thành thị dần trở thành nhữngtrung tâm buôn bán Nhiều thương nhân và thợ thủ công, đã từ nông thôn và nhữnglàng chuyên nghề chuyển dần về kinh doanh ở thành thị Ở các thị trấn thuộc TrungKỳ, đã xuất hiện các nhà buôn và sản xuất hàng hóa Theo thống kê, năm 1891 ở PhanRí có 2 nhà buôn, Phan Thiết có 2 nhà, Bình Định 2 và Phú Yên 1 nhà [20, tr.24].
Sau khi buộc triều Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, các tập đoàn tư bản Pháp gấprút triển khai công cuộc khai thác thuộc địa Nhưng cuộc phản biến kinh thành Huế dophái chủ chiến mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức đã đẩy người Pháp vào tìnhthế buộc phải đối mặt với phong trào kháng chiến mang danh nghĩa Cần vương củađông đảo các văn thân, sĩ phu yêu nước từ Bình Thuận đến đồng bằng Bắc Bộ Đếnnăm 1897, khi dập tắt cuộc kháng chiến quyết liệt mà tầng lớp văn thân, sĩ phu và cưdân làng xã tổ chức, thực dân Pháp thực thi chương trình khai thác thuộc địa lần thứnhất (1897 - 1914) trên toàn bán đảo Đông Dương
Quá trình thực thi chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất đang diễn raquyết liệt, toàn diện trên toàn bán đảo Đông Dương thì một sự kiện lịch sử khá đặc biệtđã diễn ra Đó là, ngày 20-10-1898, các đại thần trong Cơ mật viện triều đình Huế cóbản tấu trình lên vua Thành Thái đề nghị nhà vua thành lập các trung tâm đô thị (centreurbain) ở Trung Kỳ Sau đó, ngày 12-07-1899, vua Thành Thái ký đạo Dụ thành lậpcùng một lúc 6 trung tâm đô thị ở Trung Kỳ là: Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An (Faifo),