1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VĂN XUÔI TIẾNG VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI TỪ 1975 ĐẾN NAY

24 548 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu văn học Việt Nam trong tính chỉnh thể, toàn vẹn, thống nhất mà đa dạng và phong phú không thể không nói đến bộ phận văn học của người Việt ở nước ngoài. Chúng tôi lựa chọn đề tài Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay trước hết là bởi ý nghĩa khoa học của đề tài, nhằm đáp ứng nhu cầu nhận diện, phân tích, cắt nghĩa một cách khách quan những thành tựu và hạn chế của bộ phận văn học tiếng Việt của người Việt ở ngoài nước, trong một thời kì lịch sử khá dài. 1.2. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên của WTO, do đó, nhu cầu hòa nhập vào nền văn hóa, văn minh nhân loại ngày càng trở nên cấp thiết. Nghiên cứu văn xuôi Việt ngữ ở ngoài nước từ sau năm 1975 đến nay, vì thế, còn mang tính thời sự, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước, một nỗ lực gắn với xu hướng hòa hợp và hội nhập của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định: “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc… Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Thực hiện đề tài Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay, chúng tôi hy vọng thêm một kết nối văn hóa giúp cho người Việt Nam trong và ngoài nước hiểu nhau hơn, hiểu mình hơn, cùng hướng tới xây dựng khối đoàn kết dân tộc vì sự phát triển, hòa bình, thịnh vượng trên đất nước của con Lạc cháu Hồng. 1.3. Gần đây, ngày càng nhiều sáng tác của nhà văn Việt Nam sống và viết ở nước ngoài được giới thiệu trong nước. Nhiều tác phẩm thực sự tạo ấn tượng mới lạ, độc đáo cho độc giả, nhất là về lối viết và những trải nghiệm văn hóa cá nhân. Một số tác phẩm đã được giới nghiên cứu - phê bình và dư luận trong nước ghi nhận, đánh giá cao. Tìm hiểu văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài sau 1975 là hướng đến nhu cầu định giá giá trị, đóng góp cũng như thấy được hạn chế của những sáng tác văn học đó, tạo nên mối quan hệ học hỏi, giao lưu thực sự cởi mở giữa các nhà văn trong và ngoài nước, làm giàu có nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: văn xuôi viết bằng tiếng Việt của người Việt Nam ở nước ngoài từ 1975 đến nay ở các bình diện: diện mạo, những dòng chảy cảm hứng chính và một số tìm tòi, đổi mới về nghệ thuật. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về thể loại, luận án đi sâu vào khảo sát, phân tích những tác phẩm văn xuôi (bao gồm cả kí, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp ghi,…). Về ngôn ngữ, chúng tôi xác định chỉ nghiên cứu mảng văn xuôi ở ngoài nước viết bằng tiếng Việt. Về giới hạn không gian và thời gian, chúng tôi “khoanh vùng” những tác phẩm được sáng tác ở hai khu vực: Bắc Mỹ và Tây Âu, trong thời gian từ sau 1975 đến nay (tính đến năm 2013), bởi lẽ đây là hai khu vực tập trung cộng đồng người Việt lớn nhất, cũng là hai khu vực mà giữa Việt Nam và trú xứ của Việt kiều có mối quan hệ khá “nhạy cảm” trong lịch sử, từ đó phần nào chỉ ra sự khác biệt trong bản sắc di dân của Việt kiều ở hai khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu. Do số lượng tác phẩm rất lớn, trải dài trong không gian và thời gian nên chúng tôi sẽ tập trung vào những tác giả tiêu biểu nhất của từng giai đoạn, từng khu vực, ưu tiên những tác phẩm có giá trị nhân văn và nghệ thuật cao, được dư luận chú ý, ghi nhận. Những tác phẩm chúng tôi có trong tay phần lớn là bản in (xuất bản ở cả trong và ngoài nước), ngoài ra không thể bỏ qua số lượng khá lớn những tác phẩm được đăng tải trên các website được coi như “ngân khố” lớn của văn học Việt ở nước ngoài như vnthuquan.net, nguoibanduong.net, amvc.free.fr,… 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án hướng đến mục tiêu ghi nhận đóng góp cũng như thấy được hạn chế của văn xuôi tiếng Việt hải ngoại như một bộ phận cấu thành đời sống văn học Việt Nam đương đại (từ sau 1975 đến nay), góp một tiếng nói vào tiến trình hòa hợp dân tộc và giao lưu văn hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mô tả bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam sau 30 tháng 4 năm 1975 và điều kiện văn hóa, tư tưởng nơi trú xứ của Việt kiều, Luận án dựng lại một cách khách quan, hệ thống diện mạo văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay qua các chặng đường vận động, đồng thời đi sâu mô tả, lý giải các khuynh hướng sáng tác của bộ phận văn học này. Luận án cũng đặt ra và thực hiện nhiệm vụ sàng lọc, phân tích, đánh giá những giá trị cũng như hạn chế về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi tiếng Việt ngoài nước từ sau 1975 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu văn học sử kết hợp với lý thuyết thi pháp thể loại, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc-hệ thống, phương pháp thống kê, phân loại, hệ thống hóa, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát. 5. Đóng góp mới của Luận án - Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên biệt, khá toàn diện về văn xuôi tiếng Việt ở Bắc Mỹ và Tây Âu từ 1975 đến nay trong mối liên hệ, đối sánh với các khu vực văn học khác. Ý nghĩa khoa học của Luận án thể hiện ở việc đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá một hiện tượng văn học tồn tại khách quan trong lịch sử, một hiện tượng đáng ghi nhận, có đóng góp vào lịch sử văn học Việt Nam bởi nó gắn với những vấn đề lịch sử, xã hội, với tư tưởng, tâm hồn con người và ngôn ngữ Việt. - Luận án còn có ý nghĩa văn học sử bởi đã góp phần nghiên cứu và tổng kết những bộ phận ghép thành chỉnh thể bức tranh đa dạng, phong phú của nền văn học Việt Nam. Từ đó, Luận án cũng hướng đến mục đích làm sáng tỏ những 2 khúc mắc, bất đồng về khả năng hợp lưu giữa văn học trong và ngoài nước, từ đó góp một tiếng nói vào quá trình hòa hợp dân tộc, hòa hợp văn hóa này. - Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam sau 1975 tại các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Ngữ văn. 6. Cấu trúc Luận án Phần Nội dung của Luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Khái quát về bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa và tiến trình vận động của văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay Chương 3: Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay – một số cảm hứng nổi bật Chương 4: Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay – một số đặc điểm nghệ thuật đáng chú ý Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu Dựa vào tiêu chí ngôn ngữ, bối cảnh và chủ thể sáng tác, chúng tôi chỉ nghiên cứu các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Việt của người gốc Việt định cư và tạm cư ở nước ngoài. Những tác phẩm này có thể xuất bản ở trong hoặc ngoài nước. Ngày nay, khi di dân trở thành hiện tượng có tính toàn cầu, khái niệm “văn học di dân” (Literature of Immigrant) được sử dụng phổ biến và đôi khi, nó được hiểu như khái niệm “văn học hải ngoại”. Chúng tôi nghĩ, văn học Việt Nam ở nước ngoài thực chất cũng là “văn học di dân”, tuy xét về khởi nguồn, văn học Việt Nam hải ngoại từ sau 1975 có khởi nguồn khác. Văn học di dân cũng là bộ phận văn học luôn biến động, đa dạng, phức tạp về thành phần. Việc phân loại văn học Việt Nam hải ngoại sau 1975 có những tiêu chí khác nhau. Ví dụ, theo khu vực, có thể chia thành các khu vực ở đó cộng đồng người Việt tương đối đông: khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi- cô), khu vực Tây Âu (tập trung ở một số nước như Đức, Pháp, Hà Lan, Áo,…), khu vực Đông Âu (gồm Nga và các nước Đông Âu khác), khu vực châu Á (tập trung ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,…), khu vực châu Úc và một số nước châu Phi, Nam Mỹ. Ở những khu vực này, do đặc trưng về địa- văn hóa, xã hội mà có những tiếng nói văn học khác nhau. Nhìn theo thế hệ sáng tác (xét ở khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu) sẽ thấy có ba thế hệ. Thế hệ thứ nhất gồm các nhà văn tị nạn ở Bắc Mỹ và Tây Âu, những người gắn bó và để lại phần lớn cuộc đời mình ở quê hương nên khi đến nơi xứ lạ, đa phần, họ mang nặng cảm giác bị “bứng gốc” ra khỏi nguồn cội quê hương. Thế hệ tiếp theo là “thế hệ 1.5”, tức là những tác giả sinh ra ở Việt Nam, di cư sang Bắc Mỹ và Tây Âu bằng con đường tị nạn hoặc tự do (vượt biên, xuất khẩu lao động, đi học, làm việc,…), do đó, 3 sinh nghiệp chính của họ là ở nước ngoài. “Thế hệ 1.5” này vừa chia sẻ kinh nghiệm với thế hệ thứ nhất, vừa cố gắng hội nhập với nơi trú xứ, tạo lập đời sống mới. Đa phần, họ viết văn bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu như các nhà văn thế hệ 1, 1.5 ở Bắc Mỹ vẫn ám ảnh ít/nhiều về lịch sử, về quá khứ đau buồn gắn với sự thất bại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì các nhà văn thế hệ này ở Tây Âu ít ám ảnh về cuộc chiến tranh ở miền Nam hơn. Phần lớn xuất phát điểm là những sinh viên du học ở Tây Âu thời kì 1954-1990 và người lao động xuất khẩu tràn từ Đông Âu sang sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, sáng tác của các nhà văn Việt ở Tây Âu sau 1975 chủ yếu phản ánh thân phận “đa căn cước”, thân phận “công dân toàn cầu” và sự va chạm giữa các nền văn hóa nơi trú xứ của di dân Việt. Hoài niệm quê hương, nếu có, thường là những hồi ức về chế độ bao cấp ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa sau 1954, đặt trong thế đối sánh với nền văn minh, văn hóa Âu-Mỹ. Thế hệ 2 tiếp sau “thế hệ 1.5” gồm những người trẻ gốc Việt sinh ra ở hải ngoại. Để sáng tác, họ thường chọn ngôn ngữ bản địa làm phương tiện. Sáng tác của thế hệ này vừa biểu hiện được cảm nhận sâu xa về căn tính Việt, gốc gác Việt trong mình, vừa nỗ lực hội nhập toàn phần vào văn hóa dòng chính. Theo đề tài sáng tác, nổi trội là các khuynh hướng hoài niệm lịch sử và dân tộc, khuynh hướng lưu vong, khuynh hướng thích nghi, hội nhập, … Theo khuynh hướng nghệ thuật thì khuynh hướng Hậu hiện đại, khuynh hướng “Nữ quyền luận” là những khuynh hướng nổi bật. 1.2. Tình hình nghiên cứu về văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài sáng tác từ sau 1975 đến nay - ở ngoài nước 1.2.1. Hội nghị, Hội thảo Hội nghị Văn chương lưu đày tổ chức ở Đại học George Mason (miền Nam Hoa Kì) vào tháng 11 năm 1985 và Hội thảo Văn học hải ngoại, thành tựu và tiềm năng, tổ chức tại Nam California (Hoa Kì) vào 27/01/2007 là hai Hội thảo tập trung được khá nhiều ý kiến, nhận định của các nhà văn, nhà nghiên cứu- phê bình người Việt, chủ yếu đều sống ở hải ngoại như Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Hương, Lê Quỳnh Mai, Phùng Nguyễn, Cao Xuân Huy, Nguyễn Thị Thanh Bình,… Các tác giả đều đưa ra ý kiến đánh giá về văn học Việt ở nước ngoài – một nền văn học có tiềm năng nhưng chưa thể có chỗ đứng xứng đáng và bình đẳng với văn học trong nước. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, tổng kết Với các nhà nghiên cứu, phê bình ở hải ngoại, việc thu thập tài liệu, thông tin, cập nhật sáng tác văn học dễ dàng hơn nhiều so với các nhà nghiên cứu trong nước. Có thể điểm danh những bài viết, công trình nghiên cứu khá đầy đặn, công phu mang tính tổng kết, khái quát về văn học Việt hải ngoại ở những chặng 15, 20 25, 30 năm, tiêu biểu: Một cách nhìn về 13 năm văn chương Việt ngoài nước (1975-1988) của Bùi Vĩnh Phúc; Triển vọng của văn học hải ngoại, Sơ thảo về các giai đoạn hình thành và phát triển của dòng văn xuôi ở hải ngoại từ 1975 đến nay của Nguyễn Mộng Giác, Mười lăm năm văn học lưu 4 vong, bản chất và đặc điểm, Mười lăm năm văn học lưu vong, sự hình thành và phát triển của Nguyễn Hưng Quốc, Sơ kết 15 năm văn học Việt Nam lưu vong của Nguyễn Hữu Nghĩa; Hai mươi năm văn học hải ngoại (1975-1995) của Nguyễn Hưng Quốc; Thử tìm một lối tiếp cận văn học sử về 25 năm văn học Việt Nam hải ngoại (1975-2000) của Thụy Khuê; Ba mươi năm văn học hải ngoại của Trần Nhã Nguyên. Nhà Việt Nam học người Nga A.A.Sokolov đã rất kì công tập hợp tư liệu và viết một bài tổng quan mang tựa đề Văn học Việt Nam ở hải ngoại, những vấn đề của sự phát triển (Lê Sơn dịch). Ngoài ra còn có Nguyễn Ngọc Bích với Thơ văn Việt Nam đã thấm đến đâu ở Mỹ, Tình hình văn học hải ngoại: khủng hoảng và lối ra; Thế Uyên với Sống và viết trên đất Mỹ;…; các bài viết của Nguyễn Vy Khanh, Phùng Nguyễn, Song Thao, Hoàng Ngọc Tuấn, Mãn Châu, Nguyễn Đắc Xuân,… Các bài viết, công trình nghiên cứu trên chủ yếu đã giải quyết được những vấn đề sau: - Thứ nhất, các tác giả đưa ra những cách định danh khác nhau về khu vực văn học này, ví dụ như về khái niệm “văn học hải ngoại”, “văn học lưu vong”, hay “văn học di dân”. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy, khái niệm “văn học Việt Nam ở nước ngoài” hoặc “văn học hải ngoại Việt Nam”, mặc dù chỉ mang tính chất địa lý, nhưng là khái niệm ôm trùm được rộng nhất các khuynh hướng, dòng mạch khác nhau của văn học người Việt ở nước ngoài. - Các bài viết đã phác thảo quá trình hình thành và phát triển văn học hải ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay (chủ yếu là khoảng 25-30 năm sau năm 1975). Mỗi nhà nghiên cứu có quan điểm riêng, cách gọi tên riêng. Điểm gặp nhau giữa các nhà nghiên cứu là đều lấy thời điểm 1981-1982 làm mốc đánh dấu sự phát triển rầm rộ của văn học Việt ở nước ngoài. - Từ những góc nhìn và tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu có cách phân loại các khuynh hướng văn học hải ngoại cũng khác nhau. Điều đó chứng tỏ sự phong phú, đa dạng cũng như sự phức tạp, không thuần nhất của khu vực văn học này. - Ngoài ra, các bài viết khi đề xuất những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam hải ngoại từ sau năm 1975 cũng dựa vào những suy luận, đánh giá chủ quan của mỗi người. Những nhận định của các tác giả chưa thật sự đầy đủ, còn phiến diện, chủ quan và chưa chứng minh thuyết phục về những đặc điểm của dòng văn học này. - Công trình nghiên cứu của các tác giả người Việt ở nước ngoài cũng sơ bộ đưa ra những đánh giá khái quát về tiềm năng, thực trạng cũng như hạn chế, thách thức và con đường để phát triển dòng văn học hải ngoại, tìm cách hợp lưu với văn học trong nước. 1.2.3. Bên cạnh những bài viết có tính khái quát về diện mạo văn học hải ngoại nêu trên là khá nhiều bài nghiên cứu, phê bình về sáng tác của các nhà văn hải ngoại đáng chú ý như Võ Đình, Võ Phiến, Trần Diệu Hằng, Nguyễn Mộng Giác, Phan Thị Trọng Tuyến, Đỗ Khiêm, Trần Vũ, Lê Thị Thấm Vân, Đặng 5 Thơ Thơ, Mai Ninh, Miêng,… Ở mảng này, có thể ghi nhận những cây bút phê bình văn học tài hoa, nhạy cảm và sắc sảo trong việc cảm nhận, phác vẽ chân dung nhà văn, phân tích sâu sắc những giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm như Trần Đạo (Phan Huy Đường), Đào Trung Đạo, Thụy Khuê, Nguyễn Vy Khanh, Đoàn Cầm Thi, Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc, Đoàn Nhã Văn, Phùng Nguyễn, Lê Quỳnh Mai, 1.3. Tình hình nghiên cứu về văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài sáng tác từ sau 1975 đến nay - ở trong nước 1.3.1. Những đánh giá khái quát So với nghiên cứu ở ngoài nước, nghiên cứu ở trong nước về khu vực văn học này khá muộn màng, thưa thớt, tản mạn. Hầu như chưa có một công trình nào mang tính tổng hợp và hệ thống về văn xuôi Việt ngữ ở hải ngoại. Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX, qua một vài sách báo từ nước ngoài gửi về, độc giả Việt trong nước có thể hình dung và tiếp cận một cách “lỗ mỗ” (chữ dùng của Nguyễn Huệ Chi) về dòng văn học Việt ngoài nước. Đáng chú ý là bài viết của Lê Hoài Nguyên tựa đề Một cái nhìn mười tám năm văn học Việt Nam ngoài nước, đăng trên tạp chí Quê hương của Ban Việt kiều Trung Ương, tháng 8 năm 1993, bài viết Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại của Nguyễn Huệ Chi, công trình nghiên cứu có tên Đọc văn học hải ngoại của Hoàng Ngọc Hiến. Năm 1998, để đối thoại lại với Đỗ Minh Tuấn trong bài viết Văn học hải ngoại nhìn từ trong nước (Tạp chí Việt số 2/1998), Hoàng Huân đã viết bài Nhận diện văn học hải ngoại, (Phụ trương Văn nghệ Quân đội ra ngày 25 tháng 9 năm 1998), phê phán mạnh mẽ thái độ đề cao văn chương hải ngoại của Đỗ Minh Tuấn. Từ khoảng năm 2000 đến nay, số lượng các bài nghiên cứu về văn học Việt Nam ở nước ngoài đông đảo hơn. Cái nhìn của các tác giả vừa mang tính khách quan, công tâm hơn, vừa cố gắng vượt qua định kiến chính trị và hướng tới cổ vũ cho sự hòa hợp dân tộc, tiêu biểu như Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Lê Hoa Tranh, 1.3.2. Những nghiên cứu về các trường hợp cụ thể Một số giáo trình văn học Việt Nam đã nhắc đến hiện tượng văn học Việt Nam ở hải ngoại như một vùng đất còn để ngỏ, hoặc đi vào phân tích một vài đặc sắc về nghệ thuật trong sáng tác của một số nhà văn hải ngoại như Phạm Thị Hoài, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Văn Thọ, Nam Dao,… Sáng tác của một số nhà văn Việt ở nước ngoài như của Thuận, Trần Vũ, Đoàn Minh Phượng, Mai Ninh, Nam Dao,… cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của một số Luận văn Thạc sĩ gần đây. Điều này chứng tỏ ý nghĩa của dòng văn học này cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nước. 1.4. Nhận xét và đề xuất 1.4.1. Nhận xét - Nghiên cứu về văn xuôi nói riêng, văn học Việt Nam ở nước ngoài sáng tác từ sau 1975 đến nay nói chung, đã có một số thành tựu nhất định. Tuy 6 nhiên, nỗ lực phần lớn thuộc về các nhà nghiên cứu - phê bình sống ở nước ngoài. Ở trong nước, sự nghiên cứu còn khá lẻ tẻ, thiếu tập trung. - Ngay trong bộ phận nghiên cứu - phê bình ngoài nước cũng có những quan điểm phức tạp, không thống nhất, ví dụ như về cách định danh, cách phân chia các giai đoạn hình thành, phát triển, rồi các khuynh hướng của văn học hải ngoại. Mặt khác, các bài viết cũng chủ yếu tập trung vào tổng kết văn học hải ngoại trong thời gian 15, 25, 30 năm (tức là dừng lại ở thời điểm năm 1995 hoặc 2000), do đó chưa bao quát được những hiện tượng văn học xuất hiện sau năm 2000 - những hiện tượng mà theo chúng tôi đã tạo nên diện mạo mới, đặc điểm mới của văn học Việt ở hải ngoại, khác với giai đoạn trước năm 2000. - Các bài nghiên cứu - phê bình văn học Việt Nam hải ngoại còn chú trọng nhiều đến yếu tố chính trị mà chưa chú ý đúng mức đến những phương diện văn hóa - thẩm mỹ của bộ phận văn học này. - Cả giới nghiên cứu - phê bình trong và ngoài nước đều chưa có sự tổng kết thành tựu về mặt thể loại của văn xuôi hải ngoại Việt Nam, ví dụ như thành tựu về ký, truyện ngắn, tiểu thuyết,…, qua từng chặng đường vận động, phát triển. 1.4.2. Đề xuất - Dựng lại diện mạo văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ sau 1975 đến nay một cách hệ thống, sáng rõ và khách quan. - Khẳng định thành tựu về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi Việt ngữ ở hải ngoại từ 1975 đến nay, đồng thời chỉ ra những hạn chế của khu vực văn học này. - Trong quá trình phân tích, chứng minh, chúng tôi cũng sẽ đưa ra những so sánh, đối chiếu để thấy mối quan hệ rõ rệt giữa văn học Việt Nam trong và ngoài nước từ sau 1975 đến nay. Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI - VĂN HÓA VÀ TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN XUÔI TIẾNG VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI TỪ 1975 ĐẾN NAY 2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa 2.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam sau 30/4/1975 Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền Nam - Bắc đã kết thúc sau 20 năm gian khổ, khốc liệt (1954-1975). Sự kiện lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kéo theo những đợt di dân lớn của người Việt ra nước ngoài. Đợt ra đi thứ nhất gọi là “đợt di tản”, được hiểu là hành động rời khỏi Việt Nam theo cách chính thức và có tổ chức. Đợt ra đi lớn thứ hai sau năm 1975 gọi là “đợt thuyền nhân”. Đợt di cư thứ ba gọi là “Ra đi có trật tự” (hay tự nguyện), theo diện ODP. Kể từ 1990 đến nay, số lượng Việt kiều ngày càng gia tăng với rất nhiều nguyên nhân: đi xuất khẩu lao động, du học, kết hôn với người nước ngoài, cán bộ làm “đại sứ”,… Theo kết quả thống kê, số kiều dân Việt trên 108 quốc gia, vùng lãnh thổ trong năm 2004 - 2005 là 3.078.143, trong đó tổng số 7 kiều dân Việt Nam tại Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa) đã chiếm ngót 1/2 tổng số kiều dân Việt Nam trên toàn thế giới; số kiều dân Việt Nam còn lại hiện nay hơn 436 ngàn người trên toàn vùng Tây Âu. Nhìn vào thành phần người Việt theo các đợt di cư nói trên, có thể nhận thấy sự chuyển dịch theo hướng: từ chỗ di cư tăng đột biến do những khủng hoảng chính trị - xã hội, hậu quả của chiến tranh, của nghèo đói, của những bất ổn tâm lý,… đến chỗ di cư “tự nguyện” do nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa trong nước và nhu cầu xây dựng, củng cố, phát triển quan hệ hữu hảo, hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. 2.1.2. Điều kiện văn hóa, tư tưởng nơi trú xứ 2.1.2.1. Môi trường đa văn hóa với sự tự do tư tưởng, tự do sáng tác Bắc Mỹ và Tây Âu là những khu vực tiếp nhận đông đảo nhất di dân trên toàn thế giới. Có thể bắt gặp rất nhiều dân tộc, sắc tộc khác nhau ở hai khu vực này. Những người Việt Nam ra đi sau biến cố tháng 4 năm 1975, cả theo đợt di tản hay “thuyền nhân”, do mặc cảm của kẻ thua cuộc, khi đến với trú xứ mới, họ hy vọng tránh được những “hình phạt” của chế độ mới và được cầm bút trở lại. Tuy nhiên, đi cùng với cảm giác được tự do là “cảm giác bơ vơ, không thuộc về cái gì cả”, “bị gạt sang bên lề”. Tuy vậy, tựu trung, văn học Việt ở nước ngoài sau năm 1975 đã nảy nở trên một mảnh đất hoàn toàn khác với môi trường trong nước, nơi mà yếu tố đa văn hóa và chủ nghĩa cá nhân là những yếu tố nổi bật nhất. 2.1.2.2. Cá nhân hóa hoạt động báo chí và xuất bản, tiến tới một nền “nghệ thuật liên mạng” Trên mảnh đất mới, các cây bút tự sáng tác và tự xuất bản, kinh doanh tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, văn chương đến với độc giả không chỉ qua lối in ấn truyền thống mà còn có thể đến với độc giả khắp nơi trên thế giới nhờ internet. Có thể coi internet là một cuộc cách mạng tư duy và khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ XX; nó không chỉ thay đổi suy nghĩ, tình cảm mà cả hành động đọc và viết của con người. Tất nhiên, bên cạnh ưu thế vượt trội đó, không thể không nói đến những điểm hạn chế của “văn chương trên lưới” (chữ dùng của Trần Lộc Bình), bởi với sự bùng nổ của rất nhiều trang mạng hiện nay, độc giả cần phải có bản lĩnh và trình độ nhận thức để có thể tiếp cận và chọn lọc những tác phẩm thực sự có chất lượng. 2.1.2.3. Tiếp xúc trực tiếp với ngữ quyển học thuật Tây Âu và Bắc Mỹ Đến với Bắc Mỹ và Tây Âu, nhà văn Việt được hòa mình vào bầu không khí sôi động, thường xuyên biến chuyển ở những trung tâm văn học, văn hóa lớn, có bề dày truyền thống và mặt bằng dân trí cao. Quan trọng hơn, nhà văn Việt ở hải ngoại có điều kiện tối ưu để đọc trực tiếp tác phẩm cũng như những lý thuyết văn hóa Âu – Mỹ mới nhất bằng nguyên bản. Đó thực sự là một điều kiện thuận lợi cho họ được học hỏi, nâng cao kinh nghiệm và kĩ thuật sáng tác, từ đó tác động vào thị hiếu thẩm mĩ của độc giả, đồng thời là nhân tố khách quan dẫn tới những thể nghiệm, tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật của văn học Việt cả ở trong và ngoài nước, nhất là nhà văn Việt trẻ ở nước ngoài. 2.1.2.4. Ngôn ngữ - sự lựa chọn sinh tử đối với người cầm bút Ngôn ngữ là “yếu tố thứ nhất” của văn học. Với nhà văn Việt hải ngoại sau 1975, lựa chọn ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng Việt - để sáng tác, trước hết, là một 8 thôi thúc tự thân trong những ngày đầu đặt chân lên đất mới. Hành động đó đồng nghĩa với việc họ xác nhận mình vẫn là người Việt Nam, người không chịu mất bản sắc ở xứ sở mà họ định cư. Và như thế, họ phải đương đầu với một sự thật nghiệt ngã về hiện trạng cũng như tương lai của tiếng Việt và văn học Việt ở hải ngoại. 2.2. Tiến trình vận động của văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay 2.2.1. 1975-1988: văn chương thiên về khuynh hướng hoài niệm và chính trị Gắn với khuynh hướng hoài niệm và chính trị, văn xuôi tiếng Việt hải ngoại ở chặng đầu bắt nguồn từ biến cố tháng 4 năm 1975. Trong khoảng hơn mười năm này, có thể chia làm hai chặng nhỏ, tương ứng với hai đợt di cư lớn. Chặng thứ nhất là sáng tác của người Việt lưu vong thế hệ đầu tiên (1975- 1980). Số lượng các tác giả, tác phẩm giai đoạn này chưa nhiều. Do hầu hết đều là những nhà văn xuất thân từ văn học miền Nam trước 1975, sáng tác của họ in đậm dấu ấn của văn học giai đoạn trước, biểu hiện ở lớp ngôn từ mang màu sắc truyền thống, sử dụng nhiều phương ngữ Nam Bộ. Âm hưởng trữ tình, tha thiết trong giọng điệu gắn với niềm hoài nhớ quê hương và nỗi bơ vơ, bất an trong hiện tại đã tìm đến cư ngụ ở thể tùy bút hoặc những truyện ngắn có yếu tố tản văn của Võ Phiến, Võ Đình, Thanh Nam, Lê Tất Điều, Mai Thảo,… Chặng thứ hai (1981-1988), gắn với lớp nhà văn di cư loại “thuyền nhân”. Về thể loại, hồi ký chiếm vị trí nổi bật ở giai đoạn này do nhu cầu ghi chép, kể lại những thăng trầm lịch sử mà các tác giả đã trải nghiệm, tiêu biểu là Tạ Chí Đại Trường với cuốn hồi ký Một khoảnh Việt Nam Cộng hoà nối dài, Cao Xuân Huy với Tháng Ba gẫy súng (1986), Duyên Anh với Sài Gòn ngày dài nhất (1987), Hoàng Khởi Phong với Ngày N+(1988),… Ở tiểu thuyết, đã xuất hiện những tác phẩm “dài hơi”, mở rộng diện bao quát hiện thực như Những năm cải tạo ở Bắc Việt (1981) của Trần Huỳnh Châu, Ðại học máu (1985) của Hà Thúc Sinh, Người đi trên mây (1987) của Nguyễn Xuân Hoàng, Xuôi dòng (1987), Ngựa nản chân bon (1988), Mùa biển động (1984-1989) của Nguyễn Mộng Giác,… Về truyện ngắn, có thể kể tên những cây bút truyện ngắn khá sắc sảo như Thế Giang, Nhật Tiến, Nguyên Sa, Nguyễn Khắc Ngữ, Lê Văn Phúc, Nguyễn Đức Lập, Tưởng Năng Tiến, Võ Hoàng, Nguyễn Bá Trạc, Xuân Vũ, Phan Nhật Nam, Nguyễn Ngọc Ngạn, Võ Kỳ Ðiền,… Mặc dù đây là thời kỳ báo chí, xuất bản ở nước ngoài phát triển mạnh mẽ, rầm rộ nhất, thu hút được đông đảo bạn đọc nhất, nhưng lại chưa xuất hiện những tác phẩm thực sự có chất lượng về văn học. Về nội dung, bên cạnh cảm hứng thương xót cho thân phận con người nhỏ bé trong những biến thiên lịch sử, những tác phẩm thời kỳ này, do chủ yếu viết từ lập trường của kẻ bại trận nên vẫn mang nặng tâm lý thù hằn chế độ trong nước cũng như mặc cảm, ám ảnh số phận. Chính màu sắc chính trị đậm đặc cùng với “nhiệt tình công kích” thái quá, cực đoan đã làm tổn hại bản chất nghệ thuật, nhân văn của tác phẩm. Do đó, khó có thể coi là văn học đích thực, càng không thể nói đến “đỉnh cao”. 2.2.2. 1989- nay: văn chương chủ yếu theo khuynh hướng thích nghi và hội nhập 9 Từ 1989 đến 1999, sau sự nở rộ của báo chí chính trị và những hồi kí, tư liệu lịch sử, sáng tác văn xuôi tiếng Việt hải ngoại đã phần nào thoát khỏi định kiến chính trị cũng như thái độ thù hằn chế độ. Số lượng các tác giả mới cũng như sách xuất bản gia tăng, “những nhà xuất bản chuyên nghiệp ra đời, và đã xuất hiện một đời sống văn học thực thụ, phong phú và đa dạng”. Truyện ngắn nở rộ, chiếm ưu thế ở chặng đường này. Ngoài những cây bút đã sáng tác ở thời kỳ trước, không thể không ghi nhận những cây bút truyện ngắn trẻ hơn, kết tinh thành tựu thể loại và tạo dựng được cá tính, phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt như Trần Vũ, Khánh Trường, Phùng Nguyễn, Dương Như Nguyện, Mai Kim Ngọc,… Đặc biệt, trong mười năm này, khuynh hướng hội nhập, thích nghi tăng dần với sự xuất hiện của các cây bút nữ thế hệ 1.5, ví dụ như Trần Diệu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Vũ Quỳnh Hương, Lê Thị Huệ, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Phan Thị Trọng Tuyến, Bùi Bích Hà, Trần Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngọc Lan,… Đề tài chủ yếu trong sáng tác của họ là cuộc sống và con người nơi cư trú mới cùng những ẩn ức và khao khát muôn đời của phụ nữ. Tuy nhiên, về mặt nghệ thuật, truyện ngắn của các nhà văn nữ thời kì này chưa thực sự tạo nên sự đột phá trong cốt truyện, nhân vật hay ngôn ngữ, giọng điệu. Thời kỳ này, số lượng tác phẩm được xuất bản và tiêu thụ có dấu hiệu đi xuống, cộng đồng độc giả Việt dần bị thu hẹp. Từ năm 2000 đến nay, văn học Việt ở nước ngoài vận động trong bối cảnh có nhiều nét mới. Sự bùng nổ của internet đã tạo nên không gian rộng mở cho sinh hoạt văn học hải ngoại. Thời kỳ này cũng xuất hiện hiện tượng chuyển dời bàn viết của một số nhà văn Việt về trong nước, song song cùng khuynh hướng một số cây bút trẻ đi ra ngoài để khám phá thế giới, thay đổi không gian sống và sáng tác, ví dụ như Nguyễn Văn Thọ, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng (Đức), Đỗ Quỳnh Dao, Phan Thị Trọng Tuyến, Mai Ninh, Miêng, Lê Ngọc Mai (Pháp), Trần Thị Ngh., Đặng Thơ Thơ, Lê Thị Thấm Vân, Nam Dao, McAmmond Nguyen Thi Tu (Bắc Mỹ),… Trẻ hơn, có sự góp mặt của Phạm Hải Anh (Hà Lan), Mạch Nha, Thuận, Dương Thụy (Pháp), Ngô Thị Giáng Uyên (Anh), Phan Việt, Đỗ Lê Anh Đào, Lê Quỳnh Mai, Phùng Khánh Minh, Ngô Ngọc Trang, Trang Luân, Nguyễn Xuân Tường Vy (Bắc Mỹ),… Về đề tài, sáng tác của các nhà văn thời kỳ này đã mở rộng ra vấn đề thân phận “công dân toàn cầu” trong sự va xiết giữa các nền văn hóa, vấn đề con người di dân và hội nhập vào nơi trú xứ, vấn đề con người với cội nguồn,… Về thể loại, thời kì này ghi nhận sự xuất hiện của một số tiểu thuyết lịch sử như Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa, Đất trời (Nam Dao), những tiểu thuyết theo các khuynh hướng nghệ thuật đa dạng như: Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), Cá voi trầm sát (Mai Ninh), Gió tự thời khuất mặt, Thương thế… ngày xưa và Những giọt trầm (Lê Minh Hà), Chinatown, Paris 11 tháng 8, Vân Vy, T mất tích, Thang máy Sài Gòn (Thuận), Tiếng người (Phan Việt), Âm vọng, Bóng gãy của thần tích, Xứ nắng (Lê Thị Thấm Vân), Đi tìm bản Kinh thánh cuối (Đặng Thơ Thơ), Quyên (Nguyễn Văn Thọ),… Bên cạnh đó, truyện ngắn vẫn phát triển với những cây bút mang cá tính sáng tạo rõ rệt như Lê Minh 10 [...]... nhận của văn học tiếng Việt ở hải ngoại từ sau 1975 đến nay 3.3 Cảm hứng xa xứ 3.3.1 Xa lạ ngay trên quê hương Trong văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài sau 1975, tình trạng này trước hết gắn với cái nhìn mặc cảm, u ám của những nhà văn có liên quan đến cuộc chiến tranh ở miền Nam 1975, nhất là khi bản thân họ đã từng tham chiến ở quân lực Việt Nam Cộng hòa, bị thảm bại, bị đưa đi tập trung ở trại cải... từ chương”, hàn lâm,…, đó là cơ sở dẫn đến sự xuất hiện ngôn ngữ suồng sã, thông tục trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Đồng hành cùng những đổi mới ngôn ngữ văn xuôi trong nước sau 1975, ngôn ngữ suồng sã, thông tục trong văn học Việt ở nước ngoài được thể hiện trước hết qua lời văn đậm tính khẩu ngữ và tính cá thể Văn học được kéo lại gần với cuộc đời hơn, chân thực và sinh động hơn nhờ một phần ở. .. thực tiễn đó, đề tài Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay đặt ra đồng thời giải quyết mục tiêu nhận diện, phân tích, cắt nghĩa và đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của bộ phận văn học này Đây cũng là nỗ lực ban đầu, có thể xem những kết luận của chúng tôi như một cách nêu vấn đề vì chắc chắn có những góc độ tiếp cận khác 2 Văn xuôi tiếng Việt ngoài nước sau 1975 được hình thành... nhiên, phải đặt văn học Việt Nam hải ngoại sau 1975 trong bối cảnh địa chính trị- kinh tế- văn hóa- tinh thần ở nơi trú xứ, chủ yếu là Bắc Mỹ và Tây Âu, cũng như đặt văn học Việt ở nước ngoài trong bối cảnh văn học di dân thế giới thì mới thấy được điểm khu biệt, nét riêng của bộ phận văn học này so với văn học trong nước và thế giới Ở mỗi khu vực tập trung cộng đồng người Việt ở nước ngoài, có thể nhận... ứng”, từ “mặc cảm” sang “đồng cảm” Khi nhà văn thoát ly dần khỏi những mặc cảm chính trị, những ám ảnh cay đắng trong quá khứ, đó là khi tác phẩm của họ gần hơn với những giá trị nhân văn, phổ quát Bằng nỗ lực tự nhận thức, tự điều chỉnh, các nhà văn Việt ở hải ngoại ngày càng có nhiều hơn khả năng đồng cảm và được đồng cảm với độc giả trong nước Chương 4 VĂN XUÔI TIẾNG VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI TỪ 1975 ĐẾN NAY. .. bức tranh văn học Việt Nam đương đại Mặt khác, “về nguồn” cũng là một con đường thiết yếu để duy trì và phát triển văn học tiếng Việt ở ngoài nước Hướng đến đông đảo độc giả trong nước sẽ mở ra chiều hướng tồn tại lâu dài và sức sống cho dòng văn học ở ngoài nước Có thể nói, từ cảm hứng hoài niệm lịch sử mang định kiến chính trị sang cảm hứng hoài niệm dân tộc, quê hương giàu tính nhân văn; từ cảm hứng... trong chính chặng đường vận động của bộ phận văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài sau 1975, chứ không hề mới so với văn xuôi trong nước và thế giới Trong quá trình phân tích, đánh giá, chúng tôi đã đặt văn xuôi ở trong và ngoài nước trong thế đối sánh để nhận thấy sự tương đồng, những tương tác giữa hai khu vực văn học này, trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa mạnh mẽ 5 Để chiếm lĩnh sâu sắc đối... trong văn xuôi tiếng Việt hải ngoại phần lớn được khám phá trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, xã hội và bản thân, từ đó làm nổi bật “tính phức tạp của con người” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu) Bên cạnh đó, văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài sau 1975 còn đi vào khám phá con người ở tầng vô thức, ở bản năng tính dục và đời sống tâm linh bí ẩn Để khám phá con người ở tầng sâu vô thức, các nhà văn thường... lý cho người Việt trong và ngoài nước, để nhà văn hải ngoại và tác phẩm của họ đến với độc giả trong nước ngày càng dễ dàng hơn Những buổi trao đổi, đối thoại, ra mắt sách của một số nhà văn từng sống và đang sống ở nước ngoài như Nguyễn Văn Thọ, Thuận, Lê Minh Hà, Nam Dao,… thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu - phê bình lẫn độc giả trong nước Một mặt, sự “trở về” của văn học Việt hải ngoại... Lịch sử gắn với xác tín cá nhân và thể hiện những dự phóng của nhà văn về tương lai 3.2 Cảm hứng về dân tộc, quê hương 3.2.1 Tình yêu và nỗi nhớ tiếng Việt của những kẻ ly hương Trở đi trở lại trong sáng tác văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ sau 1975 là nỗi niềm khắc khoải, hoài nhớ tiếng mẹ đẻ, là khát vọng gìn giữ, nuôi dưỡng tài sản văn hóa, tinh thần quý giá đó của dân tộc (truyện ngắn Khoảng cuối . - văn hóa và tiến trình vận động của văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay Chương 3: Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay – một số cảm hứng nổi bật Chương 4: Văn xuôi tiếng. giữa văn học Việt Nam trong và ngoài nước từ sau 1975 đến nay. Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI - VĂN HÓA VÀ TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN XUÔI TIẾNG VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI TỪ 1975 ĐẾN. bật. 1.2. Tình hình nghiên cứu về văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài sáng tác từ sau 1975 đến nay - ở ngoài nước 1.2.1. Hội nghị, Hội thảo Hội nghị Văn chương lưu đày tổ chức ở Đại học George Mason (miền Nam

Ngày đăng: 04/08/2015, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w