Từ tình hình nghiên cứu về tư sản người Việt thời Pháp thuộc nêu trên có thể khẳng định chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Thực tiễn nêu trên đặt ra cho luận án của tác giả nhiều nội dung cần nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể là:
Một là, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, điều kiện về kinh tế, chính trị - xã hội, văn
hóa - tư tưởng dẫn tới sự ra đời, phát triển của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Từ đó, phân tích, đánh giá khách quan, thỏa đáng về tác động của các điều kiện đó đối với sự trưởng thành của lớp người này, nhất là chính sách thống trị của thực dân Pháp ở khu vực Trung Kỳ.
Hai là, nghiên cứu có hệ thống các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản
người Việt ở Trung Kỳ và sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX gắn với các chính sách kinh tế của thực dân Pháp qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể: từ đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) và từ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến năm 1930.
Ba là, tìm ra đặc điểm và đánh giá khách quan vị trí, vai trò của tư sản người
những hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thái độ chính trị của họ trong giai đoạn lịch sử đã nêu.
* * *
Nghiên cứu về tư sản người Việt thời thuộc Pháp có một quá trình lâu dài. Đối với giới sử học mác xít, vấn đề này bắt đầu được đặt ra từ sau năm 1954. Trong đó, những thập niên 50, 60 của thế XX diễn ra rầm rộ nhất. Đã có nhiều công trình, bài viết được xuất bản và đăng tải trên các chuyên san, tạp chí chuyên ngành. Những năm gần đây, vấn đề tư sản người Việt thời thuộc địa được quan tâm và phản ánh nhiều hơn.
Dưới những góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu về tư sản người Việt ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Dần làm rõ diện mạo của giai cấp này cũng như đóng góp của họ trong lịch sử dân tộc.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước; nguồn tài liệu đã sưu tầm, tiếp cận, nhất là nguồn tài liệu lưu trữ, tác giả tập trung làm rõ đề tài “Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến
Chương 2