Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa: a Cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 1945 Xã hội biến đổi: - Nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như nh
Trang 1KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 1945
I ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 1945:
1 Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:
a) Cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của văn học từ đầu thế kỷ XX
đến CMT8 1945
Xã hội biến đổi:
- Nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế văn hóa, hành chính của xã hội thực dân
- Nhiều yếu tố của văn học cổ vẫn tồn tại
- Có nhiều tầng lớp XH mới? công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản, tiểu tư sản, tầng lớp trí thức Tây học Họ có nhu cầu văn hóa thẩm mỹ mới → đòi hỏi một thứ văn chương mới
- Nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kỹ thuật hiện đại phát triển khá mạnh
Văn hóa:
- Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây, văn hóa Pháp
- Nhà văn và công chúng có quan hệ gắn bó hơn
- Phê bình văn học ra đời và phát triển trên báo chí
Văn tư: Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo
b) Khái niệm “hiện đai hóa văn học” được hiểu là: quá trình làm cho văn
học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới
c) Ba giai đoạn của quá trình hiện đai hóa văn học:
Trang 2 Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỷ XX đến 1920):
Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa
- Phong trào dịch thuật có tác động khá quan trọng tới việc hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ
- Phần lớn truyện ngắn, tiểu thuyết viết theo lối mới còn vụng về, non nớt
- Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ CM: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế Nhưng thể loại, ngôn ngữ, thi pháp vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại
Giai đoạn thứ hai (1920 → 1930)
- Nhiều tác giả đã khẳng định được tài năng và sáng tạo các tác phẩm có giá trị: Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Tản Đà, Trần Tuấn Khai,
Vũ Đình Long, Nam Xương
- Truyện ký của Nguyễn đi Quốc viết bằng tiếng Pháp có tính chiến đấu cao, bút pháp điêu luyện
- Nhiều yếu tố của văn học cổ vẫn tồn tại
→ VH từ 1900 → 1930 được gọi là văn học giao thời.
Giai đoạn thứ ba (1930 → 1945) : có những cách tân sâu sắc, diện mạo nên
VH biến đổi toàn diện thực sự hiện đại
- Truyện ngắn & tiểu thuyết được viết theo lối mới
- Thơ Ca đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật
- Thể loại mới xuất hiện: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học
2/ Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng:
- Chỉ trong hơn thập niên các bộ phận, các xu hướng VH đều phát triển với tốc độ khẩn trương Số lượng tác giả, tác phẩm tăng nhanh, liên tiếp hình thành thể loại mới và đổi mới các thể loại
- Vũ Ngọc Phan: “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người ”
- Nguyên nhân:
Trang 3+ Sự thúc bách của thời đại, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề mà trước đó chưa từng có Viết văn mới bắt đầu trở thành nghề kiếm sống
+ Sự vận động tự thân của nền VH Sức sống mãnh liệt của dân tộc ta mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN từ sau 1930
+ Sự thức tỉnh mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân
3/ Sự phân hóa thức tạp thành nhiều xu hướng văn học:
Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển:
a) Bộ phận văn học phát triển hợp pháp:
- Được đăng tải và xuất bản công khai
- Chứa đựng tư tưởng lành mạnh, tiến bộ nhưng không có ý thức CM & tinh thần chống đối trực tiếp
Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa:
- Thể hiện trực tiếp và sâu sắc “cái tôi” trữ tình tràn đầy cảm xúc, phát huy cao
độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ (“cách tiếp cận chủ quan đối với sự mô tả thực tại” - N.A.Gu lai ép)
- Cảm hứng thiên nhiên, cảm hứng tình yêu (sự giao cảm tuyệt đối cả thể xác lẫn tâm hồn)
- Đề cập đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa, bất lực trước môi trường XH tầm thường giả dối, tù túng dưới ách thực dân
- Thể loại thích hợp: thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình
(Thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính , Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn:
Hồn bươm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Bướm trắng )
Chú trọng hiện thực chủ nghĩa:
- Chú trọng phân tích, lí giải chân thực quá trình khách quan của hiện thực XH thông qua những hình tượng điển hình
- Thái độ của nhà văn hiện thực: phê phán trên tinh thần nhân đạo và dân chủ
- Thể loại thích hợp: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự
Trang 4→ Hai xu hướng này luôn chuyển hóa lẫn nhau, giữa chúng không có ranh giới thật rạch ròi, không đối lập nhau về giá trị
(“Lão Hạc” - Nam Cao, “Bước đường cùng” - Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn “
- Ngô Tất Tố )
b) Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp:
- Gồm:
+ Văn hóa bất hợp pháp: thơ văn CM bí mật, thơ ca được sáng tác trong tù + VH nửa hợp pháp: văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ CMVS thời
kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936-1939
- Quan niệm sáng tác: xem thơ ca là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên truyền CM
- Sáng tạo ra hình tượng người chiến sĩ - nhân vật tiên tiến của thời đại:
+ Căm thù bọn giặc & bọn tay sai bán nước
+ Yêu nước , thương dân
+ Tù đày vẫn hiên ngang bất khuất
+ Say mê lý tưởng cộng sản, nắm được quy luật tiến hóa của lịch sử + Luôn lạc quan, tin tưởng chiến thắng
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con” (Phan Châu Trinh)
- Tác phẩm tiêu biểu: Ngục trung nhật ký (HCM), Từ ấy (Tố Hữu), Ngục Kon Tum (Lê Văn Hiến)
II THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TƯ ĐẦU THẾ KỶ
XX ĐẾN CMT8 - 1945 :
1/ Về nội dung tư tưởng:
a) Phát huy truyền thống tư tưởng yêu nước : nhưng nước không còn gắn với
vua nữa
- Phan Bội Châu gắn đất nước với nhân dân: “Dân là dân nước, nước là nước dân”
Trang 5- Nguyễn Ái Quốc gắn chủ nghĩa yêu nước với lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Ở bộ phận văn học hợp pháp tinh thần yêu nước được thể hiện kín đáo trong: + Tình yêu tiếng Việt, yêu những giá trị văn hóa của dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý, truyền thống nhân bản
+ Cảnh vật bình dị, tính cách con người quen thuộc
+ Những phong tục từ ngàn xưa
b) Chủ nghĩa nhân đạo:
- Quan tâm, cảm thông với những con người bình thường, nghèo khổ, cơ hàn
→ cảm thấy không khí XH thực dân bức bối tù túng
- Đấu tranh chống luân lý lễ giáo phong kiến, tố cáo áp bức bóc lột
- Thể hiện sâu sắc khát vọng hạnh phúc của con người xoay quanh vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình
- Đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và muốn phát huy cao độ tài năng của mỗi con người
c) Tinh thần dân chủ :
- Tinh thần dân chủ đem đến cho truyền thống nhân đạo nét mới: quan tâm tới tầng lớp nhân dân nô lệ lầm than
- Tinh thần dân chủ đem đến cho chủ nghĩa anh hùng một nội dung mới: đề cao vai trò của nhân dân anh hùng
Các nhà văn vô sản gắn chủ nghĩa anh hùng với lý tưởng cộng sản và kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lạc quan CM
2/ Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:
a) Tiểu thuyết:
- Sự ra đời của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ là dấu hiệu của công cuộc hiện đại hóa văn học
- Nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được tên tuổi là Hồ Biểu Chánh Tuy mô phỏng tiểu thuyết phương Tây nhưng ông đã Việt hóa và khắc họa được cảnh trí; con người lôi sống của nhân dân Nam Bộ
Trang 6- Đầu những năm 1930, nhóm Tự lực văn đoàn đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước :
+ Chú trọng xây dựng tính cách nhân vật;
+ Đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật;
+ Nghệ thuật hội họa, điêu khắc được vận dụng để tả cảnh hoặc tả chân dung nhân vật
+ Lối dựng truyện tự nhiên, bố cục linh hoạt
TGTB: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo
- Tác giả các tiểu thuyết hiện thực đưa công cuộc cách tân tiểu thuyết lên một tầm cao mới:
+ Xây dựng những bức tranh hiện thực có tầm khái quát rộng lớn,
+ Khắc họa khá thành công những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình
+ Ngôn ngữ được chắt lọc và nâng lên trình độ nghệ thuật cao
TGTB : Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố
b) Truyện ngắn: có nhiều kiệt tác, phát triển mạnh mẽ, liên tục; đa dạng về
phong cách:
+ Truyện ngắn trào phúng rất ngắn & vui của Nguyễn Công Hoan
+ Truyện “Không có chuyện”, tinh tế, đậm chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
+ Truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân
+ Truyện ngắn phân tích tâm lý nhân vật đạt trình độ bậc thầy của Nam Cao
c) Phóng sự: ra đời & phát triển mạnh từ đầu những năm 1930
Vũ Trọng Phụng được coi là cây bút xuất sắc nhất
d) Bút kí tù bút: cũng phát triển
+ Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa, độc đáo (Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi )
+ Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường).v.v
Trang 7e Kịch nói: là thể loại mới, có vài vở gây được tiếng vang
+ Nam Xương (Ông Tây An Nam)
+ Vi Huyền Đắc (Kim tiền)
+ Đoàn Phú Tứ (Ngã ba)
+ Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô)
f Thơ ca: là một trong những thành tựu lớn nhất
+ Khám phá ra thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh, thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người & tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc viết về thiên nhiên, về tình yêu
+ Nhà thơ vô sản biến ngục thất thành tao đàn, sáng tạo ra những vần thơ yêu nước hay nhất ngay trong ngục thất
+ Tiêu biểu: Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Từ ấy của Tố Hữu, v.v
III KẾT LUẬN:
- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945 có một bị trí hết sức quan trọng trong lịch sử VHVN
- Thành tựu của văn hóa giai đoạn này đã thừa kế tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc, mở ra một thời kỳ mới với những kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai