Dĩ nhiên, có đến 90% nhân loại thất vọng không ít thì nhiều với các huyền thoại này. Số còn lại là các “con cháu” (5%) và những thằng điên mất trí nhớ (5%). Nhưng đại đa số của 90% này thường chấp nhận trong im lặng vì “ai cũng thế”, vì “hoàn cảnh nước ta”, vì “định mệnh đã an bài”, vì “để
sống qua ngày”, vì “bố mẹ hay vợ chồng bảo thế”, vì “sợ bị sờ gáy”, hay vì “biết làm gì bây giờ”???
Tôi không biết khi mới sinh ra, một đứa bé có bàn năng gì khác ngoài khoái lạc về chuyện bú, ngủ và tè. Thực ra, cho đến giờ này, tôi và nhiều người khác vẫn còn giữ bản năng đơn giản này. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn lên, xã hội và gia đình bắt đầu nhồi vào đầu óc ta nhiều chuyện phức tạp hơn liên quan đến khoái lạc và hạnh phúc. Dọc đường, đôi khi cái bản năng kia biến mất.
Bắt đầu là những câu chuyện cổ tích về hoàng tử và công chúa với những kết cục luôn luôn có hậu: sau những gian nan, tranh đấu, kẻ gian tà bị trừng trị và hoàng tử đưa công chúa vào chốn thần tiên nơi hạnh phúc không bao giờ chấm dứt. Ngay cả khi bị bà phù thủy biến thành con ếch, một nụ hôn nồng nàn của một trinh nữ (phải là trinh nữ? Angelina không giúp được? ông bà ta đặt chuẩn mực khá cao) cũng làm chàng hoàng tử hồi sinh trong dáng dấp của…Prince Charles hay Mr. Đàm?
Sau đó là những cuốn sách giáo khoa thư thời tiểu học, nói về một thế giới nghèo nhưng sạch, nơi người thầy và phụ huynh thì khả kính và đạo đức, nơi học trò rất chuyên cần và ngoan ngoãn; và những đứa trò xấu luôn cải tà quy chánh. Ngoài sách vở, những tôn giáo luôn truyền giảng về thiện và ác, về một Đấng CứuThế hay Đức Bồ Tát hay Nhà Tiên Tri sẽ cứu rỗi mọi tín đồ để đem về một loại thiên đường nào đó. Thích nhất là đạo Hồi, nếu tử vì đạo, sẽ được sống đời đời với bẩy trinh nữ (tôi hay thắc mắc là tại sao chỉ có bẩy, đã là chuyện không kiểm chứng được thì 70 có phải vui hơn không?)
Lớn hơn nữa, ta được dậy dỗ về lòng yêu nước, về lịch sử hào hùng của dân tộc, về những hy sinh của các anh hùng vĩ nhân trong quá khứ. Ở một vài quốc gia, thanh niên còn phải học về nghĩa vụ quốc tế, thế giới đại đồng và lý tưởng vô sản. Bao nhiêu là trách nhiệm đã được đặt trên vai thế hệ trẻ, thúc đẩy họ phải sử dùng bầu nhiệt huyết và cả xương máu, đứng lên đáp lời sông núi hầu đem lại cho mọi ngừơi dân một cuộc sống ấm no như mơ ước. Ở Mỹ, giấc mơ trung lưu là căn nhà với ngôi vườn xanh bao quanh bởi hàng rào trắng, một hồ bơi, hai chiếc xe ô tô và vài chục thẻ tín dụng.
Các lãnh tụ đươc đánh bóng thật trong sáng như những chiếc lư đồng trên bàn thờ ngày mồng một Tết. Các bài thơ, bài hát nhắc nhở hàng ngày hàng giờ những thành quả siêu nhân và siêu thực để chúng ta có được ngày nay. Đó là đỉnh cao của hạnh phúc loài người khi được cúi đầu kính cẩn tỏ lòng thương tiếc và ngưỡng mộ. Dù không cuồng nhiệt về chính trị bằng các dân tộc khác, một đứa bé sinh ra và lớn lên ở Mỹ thường mơ ngày lớn lên được đi thăm đài tưởng niệm Washington hay Lincoln hơn là viếng thác Niagra hay Las Vegas.
Dĩ nhiên, có đến 90% nhân loại thất vọng không ít thì nhiều với các huyền thoại này. Số còn lại là các “con cháu” (5%) và những thằng điên mất trí nhớ (5%). Nhưng đại đa số của 90% này thường chấp nhận trong im lặng vì “ai cũng thế”, vì “hoàn cảnh nước ta”, vì “định mệnh đã an bài”, vì “để sống qua ngày”, vì “bố mẹ hay vợ chồng bảo thế”, vì “sợ bị sờ gáy”, hay vì “biết làm gì bây giờ”???
Cho nên, các hoàng tử phải đầu tắt mặt tối đi làm kiếm sống, các công chúa vất vả nói nhiều đâm ra mập ú, con cái thì nuôi không xuể, vợ chồng gây gỗ vì đủ mọi chuyện từ tiền bạc tới bạn bè, từ nhậu nhẹt đến nợ nần. Không ai còn thì giờ để suy ngẫm về các chuyện cổ tích ngày xưa hay các biểu ngữ dăng ngập đường…
Các anh hùng sau chiến tranh hay cách mạng cũng thường bị thất sủng vì không ai cần mình nữa. Nhiều người phải đem huân chương đi cầm bán để có chút tiền; người may mắn hơn, thân thể đầu óc còn nguyên vẹn thì cố tìm việc làm, cam phận sống đời con kiến ngoan. Tôi đã gặp đủ mọi hình ảnh này từ Mỹ (cựu chiến binh từ Afghanistan, Iraq) đến Âu (các cựu chiến binh của Kosovo, Chechen) đến Á Phi. Nhiều đắng cay buồn rầu nhưng vẫn tin là những hy sinh cao quý cùa mình đã xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước.
Các lãnh tụ và đẳng cấp cầm quyền ở mọi xã hội được bao quanh bởi những tư vấn rất thông minh và xảo quyệt (ít nhất cũng hơn xa tầng lớp nhân dân). Bàn tay thép bọc nhung luôn ẩn mình sau những lý tưởng cao cả tuyệt vời, những thêu dệt thần thánh, những triết thuyết hợp thời trang…nhưng mục đích chính là để củng cố quyền lực và tài sản cho mình, gia đình mình, phe nhóm mình hay các bộ hạ trung thành. Ở các nước dân chủ Âu Mỹ, trò bịp bợm nói láo để kiếm phiếu khá phổ thông; ở các nước lạc hậu hơn, các chính trị gia thuộc lòng câu nói của Mao Trạch Đông,” quyền lực thoát ra từ nòng súng”.
Tôi thích những xã hội thời ăn lông ở lỗ: anh chị nào săn mồi giỏi hay có thân thể lực lưỡng thường tự phong mình làm lãnh tụ. Ngay cả lịch sử gần đây, từ thế kỷ 5 đến 15 (Dark Age), khi các quân đội của “bọn man rợ” chiến thắng đế chế La Mã, chúng chia Âu Châu ra làm nhiều lãnh địa, mỗi lãnh tụ một địa phương, tha hồ “cướp-hiếp-giết-thâu thuế” theo ý thích của mình, không cần hiến
pháp hay quốc hội gì ráo. Ít nhất, các bạn này cũng thể hiện một tinh thần “minh bạch và trung thực” đúng như sự đòi hỏi của các nhà đầu tư.
Văn minh Trung Quốc đẻ ra chuyện Hoàng Đế được Trời bổ nhiệm để “thế thiên hành đạo” (có lẽ sau một kỳ thi tuyển kiểu Vietnam Idol nơi chốn thiên đình) và mọi con dân phải làm nô lệ cho Thiên Tử. Còn Âu Châu khi Thiên Chúa Giáo lên ngôi, các vì vua phải được phong sắc bởi Đức Giáo Hoàng, người đại diện của con Trời (Đức Jesus). Tóm lại, các quân sư hiểu rằng quyền lực chính trị tạo dựng bởi tôn giáo thường bền vững hơn.
Các chính trị gia không có tôn giáo “chống lưng” thì phải hứa hẹn gì khác với đám dân ngu. Hiến pháp Mỹ ngoài tự do, công lý còn phải bảo đảm cho người dân “quyền theo đuổi hạnh phúc” (the pursuit of happiness). Vài nước khác can đảm hơn, bảo đảm luôn “hạnh phúc” cho mọi người. Hồi đi học, tôi mê say một con bé tóc vàng có khuôn mặt thiên thần như công chúa trong chuyện cổ. Nhưng hắn lại cặp kè một thằng trông rất vũ phu, vạm vỡ. Tôi đã định viết thư cho Quốc Hội Mỹ về cái quyền theo đuổi hạnh phúc của tôi đang bị thằng khốn này vi phạm. Nhưng dù ngu đến đâu, tôi cũng biết là hiến pháp Mỹ không giúp tôi tránh được cú đấm thép của tên này. Nếu ở một quốc gia khác, tôi đã được chánh quyền ban phát cho cái hạnh phúc với người đẹp cổ tích đó.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người đã tiến bộ rất xa rất nhanh. Trí não con người thời Internet có lẽ thông minh gấp triệu lần bộ nhớ hay phần mềm của tổ tiên chúng ta (những con khỉ già). Nhưng trong những canh bạc bịp, đầu óc chúng ta cũng không khác gì các bậc tổ tiên này. Có lẽ vì vậy những ông trí thức rởm như tôi đành phải tự nhủ, Mizaru, kikazaru, iwazaru (*).
(*) mizaru, kikazaru, iwazaru
Những đêm thao thức, tôi thường ra nhìn 3 bức tượng và suy nghĩ mông lung. Tôi không hiểu tại sao các con khỉ được sáng tác thường là những con khỉ già? Có lẽ tại khi già rồi thì các con khỉ mới có được cái khôn ngoan biết “kính nhi viễn chi” không muốn bàn ra nói vô những điều vô ích?
Sau mấy bài bị kiểm duyệt vì nhậy cảm, tuần này bài viết của tôi là một chuyện cổ tích, đơn giản và ngắn gọn nhiều. Chuyện dường như xuất phát từ Ân Độ vào thế kỷ thứ 15 và truyền lại qua những tác phẩm nghệ thuật khắp Á Châu.
Tất cả câu chuyện thực sự chỉ là tượng hình của ba con khỉ, ở nhiều tư thế và động thái. Một con tự bịt mắt, một con bịt tai, một con bịt miệng. KHÔNG THẤY GÌ, KHÔNG NGHE GÌ, KHÔNG NÓI GÌ. Những bức tượng và tranh vẽ chỉ ghi chú giản dị các lời nói trên, ngôn ngữ Nhật là “mizaru, kikazaru và iwazaru”. Anh ngữ thì gồm “dont see, dont hear, dont speak”; hay có nơi viết là “see no evil, hear no evil, speak no evil”. Tôi có mua được 3 tượng bằng đồng ở Tứ Xuyên, để trong phòng khách rất đẹp.
Những đêm thao thức, tôi thường ra nhìn 3 bức tượng và suy nghĩ mông lung. Tôi không hiểu tại sao các con khỉ được sáng tác thường là những con khỉ già? Có lẽ tại khi già rồi thì các con khỉ mới có được cái khôn ngoan biết “kính nhi viễn chi” không muốn bàn ra nói vô những điều vô ích? Hay tại tuổi già thưởng đem lại cho người ta sự khiếp nhược đầu hàng?
Tôi cũng không biết những con khỉ già này có một quá khứ gì hào hùng để thổi phồng lên cho con cháu nghe, sau những chầu rượu ngất ngây? Hay tất cả chỉ là hoang tưởng ngu dốt của một tuổi trẻ hăng say bị lường gạt? Những con khỉ già này có gì bám víu nâng đỡ để còn giữ cho mình chút hãnh diện và tự trọng? Hay ngoài chút tài sản và lợi ích cá nhân gia đình, chúng chỉ có một trống vắng toàn diện không còn lý tưởng hay niềm tin?
Có phải những con khỉ già im lìm trong bóng tối của đêm dài là biểu hiện của một tuyệt vọng sau cùng về bản thân mình và về xã hội chung quanh?
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa 5 Dec 2011 (Bài viết đã xuất bản trên Tuần Việt Nam ngày 20/12/2011)