Phần 4: Góc Nhỏ Bình Yên

Một phần của tài liệu Đi tìm niềm tin thời internet (Trang 133 - 136)

Eau Vive

Trong ký c ca mt đi bôn ba t x, vi tôi, có l nhng gi phút êm đm nht là nhng ba ăn vi người mình yêu thương, bn bè hay thm chí là mt mình trong khung cnh tr tình ca mt nhà hàng đc bit.

Tôi thường không ấn tượng lắm với những nhà hàng 5 sao theo bảng xếp hạng của Michelin hay Conde Nast. Theo tôi, những nơi này thường rất đông người, thực khách phải chờ đợi lâu, trong khi nhân viên phục vụ lại quá bận rộn, và cái không gian không biết nên gọi là gì này cho tôi cảm giác giống như một chỗ tụ tập của đám doanh nhân hợm của “bỗng nhiên muốn … chơi nổi” hay những du khách thừa tiền muốn khoe đẳng cấp.

Với tôi, một bữa ăn ở La Merenda tại Cote d’Azur, La Table d’Eugene ở Montmartre, Paris, hay Paradise Cove ngay bờ biển Malibu, California, luôn để lại nhiều kỷ niệm dịu ngọt trong sâu thẳm tâm hồn. Khi công cán đến các quốc gia châu Á, tôi cũng có ấn tượng với nhiều nhà hàng bản địa. Những tên tuổi khó quên ở đây là quán Jia Jia Tang Bao ở Thượng Hải, tiệm Tsui Wah ở Lan Kwai Fong, Hồng Kông, Tenshige ở Tokyo và dĩ nhiên, Brasserie Gavroche ở Singapore. Khung cảnh của các nhà hàng nơi đây trông giống như những ốc đảo yên bình, giúp du khách rũ bỏ những khói bụi ồn ào của đường phố đặc thù châu Á.

Tuy nhiên, hình như chỉ có duy nhất một nhà hàng vượt hẳn mọi không gian và thời gian, khiến ký ức của một gã trai viễn xứ luôn diết da day dứt.

Năm 15 tuổi, tôi đem lòng yêu thương một cô bạn học. Trong cái không khí mát lạnh đầy hoa thơm cỏ lạ của núi rừng Đà Lạt, với tôi, dường như thế gian này chỉ tồn tại một mình nàng. Sau 7 tháng quen nhau, nàng đồng ý trốn cha mẹ đi ăn trưa với tôi.

Nhà hàng tôi chọn có cái tên là Eau Vive (Nước Sống), tọa lạc trong một tu viện nhỏ do các bà sơ trông coi. Nhà hàng chỉ có khoảng 10 bàn, nằm thoai thoải trên sườn đồi thông, sau Dốc dường Duy Tân, nhìn xuống hồ Xuân Hương của một Đà Lạt mộng mơ và lãng mạn. Mùi thơm của vườn hoa dạ lý bên cạnh hòa với mùi nhựa thông, những cánh hồng mỏng manh trong gió quyện với những bài thánh ca vọng lại từ thánh đường, mái tóc đen nhánh xõa ngang vai và đôi mắt to tròn, ngơ ngác của người con gái tôi yêu là tất cả những gì đẹp đẽ nhất, trong trẻo nhất mà tôi luôn giữ trong lòng suốt hơn nửa đời người bôn ba nơi đất khách.

Chưa bao giờ tôi được ăn món thịt bò ragout nấm ngon như vậy. Những lát bánh mì nướng bơ tỏi phô-mai và trái ô-liu ngon hơn bất cứ nơi nào sau 65 năm ăn nhậu. Sau này, khi đã nếm đủ những cao lương mỹ vị trên đời và trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc với rất nhiều mối tình xuyên đại dương, dường như với

tôi, gương mặt dịu hiền, thánh thiện của người con gái mới lớn trong không gian lãng mạn của nhà hàng giản dị chốn quê nhà vào buổi trưa đầy nắng đó vẫn khiến trái tim tôi thổn thức. Mối tình đầu của tôi chấm dứt vài tuần sau đó vì gia đình nàng chuyển xuống Nha Trang, còn ông bố người Pháp của nàng chuyển sang Lào làm việc. Cái nắm tay từ biệt của nàng cho tôi hiểu rằng, đó cũng là lần duy nhất tôi được chạm vào da thịt người con gái đó. Eau Vive là tất cả những gì tôi có và gìn giữ.

Theo sắp xếp trước đó, tôi phải quay lại tu viện dọn rửa suốt 2 tuần sau giờ học để trả tiền cho bữa ăn trưa với nàng. Một cái giá quá rẻ cho một bữa ăn ngon nhất, ý nghĩa nhất tại một nhà hàng dễ thương nhất thế gian này.

Vào năm 1995, sau 25 năm chồn chân mỏi gối nơi xứ người, tôi quay trở lại Đà Lạt và tìm lại chốn xưa. Eau Vive vẫn còn đó, dù rêu xanh đã phủ mờ lối cũ. Tu viện đóng cửa im lìm, những bà sơ không còn cặm cụi bên ngôi vườn hồng cạnh thánh đường. Cảnh cũ vẫn còn đây, nhưng bóng người xưa đâu? Tôi đứng ngây người trước cửa tu viện rồi quay gót. Dư hương của một thời ngây ngô, dại khờ đã cuốn theo chiều gió.

T/S Alan Phan (Bài đã được Tạp Chí Robb Report xuất bản ngày 2 tháng 5 năm 2012)

Một phần của tài liệu Đi tìm niềm tin thời internet (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)