1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục

70 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 153,1 KB

Nội dung

1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Hiện nay ở trong nước và thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề về rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên. Cụ thể: 1.1.Trên thế giới: Đề cập đến dạy kỹ năng nói cho sinh viên, tác giả ying ying chang đánh giá nói là một trong 4 kỹ năng quan trọng khi học tiếng Anh. Đồng thời ông chỉ ra rằng con đường thực hành nói tốt nhất là con đường thực hành giao tiếp nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho sinh viên Tác giả Sripathum – ura đã tiến hành nghiên cứu trình độ của sinh viên bằng tiếng Anh. Nghiên cứu đã thể hiện sinh viên giao tiếp lưu loát nếu sử dụng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong giờ học. Ngoài ra ông còn nghiên cứu sự sẵn sàng, sự thích thú và tự tin trong việc học và sử dụng tiếng Anh của sinh viên. Tác giả Linda Martine nghiên cứu việc thực hành giao tiếp với người bản ngữ sẽ mang lại hiệu quả cho người học. 1.2.Ở Việt Nam Nhóm tác giả: Đỗ Thị Hồng Nhung, Lê Thị Như Quỳnh, Trần Thị Mỹ giáo viên trường Đại học Mở TPHCM nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập tiếng Anh của sinh viên. Đề tài nghiên cứu nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu bao gồm: Vốn ngoại ngữ tích lũy từ bậc phổ thông, tính chủ động trong học tập tiếng Anh, thường xuyên tham gia các cuộc thi, các Câu lạc bộ, nhóm tiếng Anh trong nhà trường, tìm thêm sách tham khảo hoặc các tài liệu liên quan đến tiếng Anh, tích cực tham gia thảo luận hoạt động nhóm tiếng Anh trên lớp. Đề tài dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh ở trường Đại học Thái Nguyên, tác giả Hoàng Thu Phương đã chỉ ra rằng nguyên nhân của việc sinh viên nói tiếng Anh chưa tốt là do: giáo trình không có phần dạy nói, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tiếng Anh còn nghèo nàn, sinh viên chưa có môi trường nói tiếng Anh thường xuyên để giúp họ củng cố và luyện tập kỹ năng nói hiệu quả. Nhóm tác giả Nguyễn Phùng Gia Ly, Nguyễn Thị Dạ Lộ khi nghiên cứu về môi trường thực hành tiếng Anh cho sinh viên đã chỉ ra rằng phương pháp học tiếng Anh hiệu quả bao gồm: Sử dụng hoàn toàn ngoại ngữ trong lớp học, tiếp xúc với các nét văn hóa thông qua các bài học, sinh viên chủ động trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, hoạt động ngoại khóa bằng tiếng Anh, áp dụng các hình thức thông báo bằng tiếng Anh. Tóm lại, ở trong nước cũng như trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu có liên quan đến đối tượng tiếng Anh. Hầu hết các công trình này đều hướng đến việc đưa ra những cơ sở lý luận và khoa học cần thiết để đi sâu phân tích những thực trạng giảng dạy, học tập và sử dụng tiếng Anh đang diễn ra tại một cơ sở giáo dục, một đơn vị tổ chức cụ thể, từ đó các công trình này hướng đến việc xây dựng các biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, chất lượng của việc giảng dạy, học tập cũng như sử dụng tiếng Anh. 2.Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chú trọng. Song để làm được điều đó cần cải thiện trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực giúp họ tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ và tìm đến nhiều cơ hội học tập làm việc, tạo đà vươn ra khỏi biên giới quốc gia. Tiếng Anh giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp người học có được sự tự tin để khẳng định năng lực của bản thân. Đó là một công cụ không thể thiếu trong quá trình mỗi người học tập và làm việc. Bộ môn Tiếng Anh đã được Bộ GD – ĐT đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc Tiểu học, THCS, THPT đến Đại Học. Chúng ta đã đào tạo ra nhiều người học có trình độ Tiếng Anh cao, giao tiếp tốt. Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung thì việc sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của người học còn vô cùng hạn chế. Xuất phát từ thực trạng chung của nhiều sinh viên còn yếu ở các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh đề tài này nghiên cứu về biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý- Học viện Quản lý giáo nhằm hình thành, củng cố cho sinh viên kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Cùng với trình độ tin học, khả năng giao tiếp Tiếng Anh là một trong những yếu tố tạo nên năng lực của nhà quản lý trong thế kỷ 21. Tuy nhiên kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện Quản lý nói chung và khoa Quản lý nói riêng chưa tốt. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa quản lý - Học viện quản lý giáo dục”.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

SUMMARY

MỞ ĐẦU 1

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 1

2 Lý do chọn đề tài 2

3 Mục tiêu đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH 4

1.1 Khái niệm giao tiếp 4

1.1.1 Khái niệm giao tiếp 4

1.1.2 Hình thức của giao tiếp 6

1.1.3 Phương tiện giao tiếp 9

1.2 Khái niệm kỹ năng 10

1.2.1 Khái niệm kỹ năng 10

1.2.2 Các mức độ của kỹ năng 13

1.2.3 Qui trình hình thành kỹ năng 14

1.2 Kỹ năng giao tiếp 15

1.2.1 Khái niệm kỹ năng giao tiếp 15

1.2.2 Hình thức của kỹ năng giao tiếp 16

1.3 Khái niệm kỹ năng giao tiếp tiếng Anh 17

1.4 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh 17

Trang 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ- HỌC VIỆN QUẢN

LÝ GIÁO DỤC 19

2.1 Đặc điểm Sinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD 19

2.1.1 Đặc điểm sinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD 19

2.1.2 Một số hạn chế của sinh viên Khoa Quản Lý – Học Viện Quản Lý Giáo dục đối với việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh 22

2.2 Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh 23

2.3 Thực trạng về mức độ thực hiện các hoạt động giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên khoa Quản lý 25

2.4 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên khoa QL – HVQLGD 30

2.5 Đánh giá chung 33

2.5.1 Mặt mạnh 33

2.5.2 Mặt yếu 33

2.5.3 Nguyên nhân 34

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 36

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 36

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 36

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 36

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 36

3.2 Các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý- Học viện Quản lý giáo dục 36

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về vị trí, vai trò của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh 36

Trang 3

3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý học viện Quản lý giáo dục

38

3.2.3 Biện pháp 3: Phát huy tính tự giác, tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh 44

3.2.4 Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa QL – HVQLGD 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

1 Kết luận 51

2 Kiến nghị 52

2.1 Đối với Học viện quản lý giáo dục 52

2.2 Đối với giảng viên dạy môn Tiếng Anh 52

2.3 Đối với các Câu lạc bộ Tiếng Anh 52

2.4 Đối với sinh viên 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 55

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1: Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn tiếng Anh

Biểu đồ 2: Mức độ quan trọng của tiếng Anh với sinh viên khoa Quản lý

Biểu đồ 3: Mức độ sinh viên giao tiếp bằng tiếng Anh ở bên ngoài

Biểu đồ 4: Mức độ sinh viên giao tiếp bằng tiếng Anh với giảng viên và bạn bèBiểu đồ 5: Mức độ khó khăn của sinh viên trong quá trình rèn luyện các kỹ nănggiao tiếp tiếng Anh

Biểu đồ 6: Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Bảng 3.1: Mức độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Trang 6

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinhviên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục

- Sinh viên thực hiện:

- Lớp: QLGDK3G Khoa: Quản lý Năm thứ: Tư Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: TH.S Lê Vũ Hà

2 Mục tiêu đề tài:Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng giao Tiếng Anh chosinh viên khoa quản lý – Học viện QLGD nhằm giúp họ nâng cao khảnăng giao tiếp Tiếng Anh

3 Tính mới và sáng tạo: Tại Học Viên Quản Lý Giáo Dục chưa có đề tàinghiên cứu về Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên

4 Kết quả nghiên cứu:

+ Tìm ra cơ sở lý luận của việc rèn luyên kỹ năng giao tiếp Tiếng anh + Đưa ra được thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anhcủa sinh viên khoa Quản Lý – Học viện QLGD

+ Đưa ra các biện pháp để nâng cao kỹ năng giáo tiếp Tiếng Anh cho sinhviên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh quốcphòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Trang 7

Đưa ra được các biện pháp thiết thực nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếpTiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dụcthông qua đó cải thiện chất lượng giáo dục nói chung cho sinh viên Họcviện Quản Lý giáo dục.

6 Công bố khoa học của sinh viên tù kết quả nghiên cứu của đề tài(ghi rõtên tạp chí (nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng kết quảnghiên cứu (nếu có):

Xác nhận của học viện Người hướng dẫn

Th.S Lê Vũ Hà

Trang 8

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Thị Luận

Sinh ngày: 19 tháng 05 năm 1990

Nơi sinh: Diễn Tân – Diễn Châu – Nghệ An

Khoa: Quản lý

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại: 01649733972 Email: Luanniem3g@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ nhất

đến năm đang học)

Năm thứ 1:

Ngành học: Quản lý giáo dục Khoa: Quản lý

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình khá

Trang 10

- Project title: Measures to train English communication skills for students

of the Management Department of National Institute of Education Management

-Implementing Institution: The National Institute of EducationManagement

- Co- operating Institution: The NIEM and some lectures

- Duration of project: From 05/2012 to 03/2013

1 Objective

The purpose of this project is put forward measures to train Englishcommunication skills for students of the Management Department of NationalInstitute of Education Management to help them improve their capacity tocommunicate in English

2 Main contents

On the basic of project objectives, the research team has focused onfollowing contents:

2.1 Researching the theory of English communication skills and training

English communication skills for students

2.2 Learning and studying the level of training English communication

skills for students of the Management Department of National Institute

of education Management in reality

2.3 Making sound proposal for………

3 Major results obtained

This project approaching theory of competence promotion to determinemeasure to train English communication skills for students of the ManagementDepartment of National Institute of Education Management According to boththeoretical methods and practical case studies, the team has gained the followingresults:

Trang 11

3.1 Overview of research on communication, skills, communication skills

and English………

3.2 Discovering, analyzing real situation of perception about the level of

necessary and realize of English communication skills activities Andreal situation of English…… Training

3.3 Making sound proposal for English…….training

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Hiện nay ở trong nước và thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề vềrèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên Cụ thể:

1.2 Ở Việt Nam

Nhóm tác giả: Đỗ Thị Hồng Nhung, Lê Thị Như Quỳnh, Trần Thị Mỹgiáo viên trường Đại học Mở TPHCM nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng học tập tiếng Anh của sinh viên Đề tài nghiên cứu nêu rõ các yếu tốảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu bao gồm: Vốn ngoại ngữ tích lũy từ bậcphổ thông, tính chủ động trong học tập tiếng Anh, thường xuyên tham gia cáccuộc thi, các Câu lạc bộ, nhóm tiếng Anh trong nhà trường, tìm thêm sách thamkhảo hoặc các tài liệu liên quan đến tiếng Anh, tích cực tham gia thảo luận hoạtđộng nhóm tiếng Anh trên lớp

Đề tài dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh ở trường Đại học Thái Nguyên,tác giả Hoàng Thu Phương đã chỉ ra rằng nguyên nhân của việc sinh viên nóitiếng Anh chưa tốt là do: giáo trình không có phần dạy nói, trang thiết bị phục

Trang 13

vụ cho dạy học tiếng Anh còn nghèo nàn, sinh viên chưa có môi trường nóitiếng Anh thường xuyên để giúp họ củng cố và luyện tập kỹ năng nói hiệu quả.

Nhóm tác giả Nguyễn Phùng Gia Ly, Nguyễn Thị Dạ Lộ khi nghiên cứu

về môi trường thực hành tiếng Anh cho sinh viên đã chỉ ra rằng phương pháphọc tiếng Anh hiệu quả bao gồm: Sử dụng hoàn toàn ngoại ngữ trong lớp học,tiếp xúc với các nét văn hóa thông qua các bài học, sinh viên chủ động tronggiao tiếp bằng Tiếng Anh, hoạt động ngoại khóa bằng tiếng Anh, áp dụng cáchình thức thông báo bằng tiếng Anh

Tóm lại, ở trong nước cũng như trên thế giới đã có rất nhiều những côngtrình nghiên cứu có liên quan đến đối tượng tiếng Anh Hầu hết các công trìnhnày đều hướng đến việc đưa ra những cơ sở lý luận và khoa học cần thiết để đisâu phân tích những thực trạng giảng dạy, học tập và sử dụng tiếng Anh đangdiễn ra tại một cơ sở giáo dục, một đơn vị tổ chức cụ thể, từ đó các công trìnhnày hướng đến việc xây dựng các biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả,chất lượng của việc giảng dạy, học tập cũng như sử dụng tiếng Anh

2 Lý do chọn đề tài

Trang 14

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chú trọng.Song để làm được điều đó cần cải thiện trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lựcgiúp họ tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ và tìm đến nhiều cơ hội học tậplàm việc, tạo đà vươn ra khỏi biên giới quốc gia Tiếng Anh giữ vai trò rất quantrọng trong việc giúp người học có được sự tự tin để khẳng định năng lực củabản thân Đó là một công cụ không thể thiếu trong quá trình mỗi người học tập

và làm việc Bộ môn Tiếng Anh đã được Bộ GD – ĐT đưa vào chương trìnhgiảng dạy từ bậc Tiểu học, THCS, THPT đến Đại Học Chúng ta đã đào tạo ranhiều người học có trình độ Tiếng Anh cao, giao tiếp tốt Tuy nhiên xét trên mặtbằng chung thì việc sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của người họccòn vô cùng hạn chế Xuất phát từ thực trạng chung của nhiều sinh viên còn yếu

ở các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh đề tài này nghiên cứu về biện pháp rèn luyện

kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý- Học viện Quản lý giáonhằm hình thành, củng cố cho sinh viên kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Cùng với trình độ tin học, khả năng giao tiếp Tiếng Anh là một trongnhững yếu tố tạo nên năng lực của nhà quản lý trong thế kỷ 21 Tuy nhiên kỹnăng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện Quản lý nói chung và khoaQuản lý nói riêng chưa tốt Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biệnpháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa quản lý - Họcviện quản lý giáo dục”

3 Mục tiêu đề tài

Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng giao Tiếng Anh cho sinh viên khoaquản lý – Học viện QLGD nhằm giúp họ nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tài liệu:

Trang 15

Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu các hồ sơ, tàiliệu sách báo, tạp chí,…để xem xét các vấn đề lý luận về kỹ năng, kỹ năng giaotiếp, kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh.

4.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, đểtìm hiểu nhận thức, thực trạng kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên khoaquản lý-HVQLGD

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Khoa quản lý- Học viện quản lý giáo dục

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Một số vấn đề về giao tiếp

1.1.1 Khái niệm giao tiếp

Nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm cáchành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau.Tuy nhiên ông chưa đưa ra được nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hưởng lẫnnhau Sau ông, nhà tâm lý học người Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnhhưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau Ông coi giao tiếp thôngtin mà nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống vớiviệc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật

lý và chuyển dịch không gian Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bềngoài của hiện tượng giao tiếp

Trang 16

Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn như nhànghiên cứu người Ba Lan Sepanski đưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội vàtiếp xúc tâm lý (không được phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh hưởng lẫnnhau) Đồng quan điểm với ông có một số nhà nghiên cứu khác như P.M.Blau,X.R.Scott…Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vàonghiên cứu hiện tượng giao tiếp Có một số khái niệm được đưa ra như giao tiếp

là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang

523 của Nxb Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc(L.X.Vgôtxki) Còn X.L.Rubinstein lại khảo sát giao tiếp dưới góc độ hiểu biếtlẫn nhau giữa người với người

Trường phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đưa ra một số kháiniệm về giao tiếp như là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con người,ngang với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là haidạng cơ bản của hoạt động của con người (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là mộthình thức tồn tại song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov)

Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đưa ra khái niệm về giaotiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các dạngthức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có

sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là mộttổng thể toàn vẹn

Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng: Giao tiếp là quá trình thiết lập

và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiếnlược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác Giao tiếp có ba khíacạnh chính: Giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác

Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện: Giao tiếp là quá trìnhtruyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người haymột nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác) Thông tin hay

Trang 17

thông điệp được nguồn phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vậndụng một mã chung.

Theo “Tâm lý học đại cương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên) Giaotiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích nhậnthức, thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hưởng tácđộng qua lại lẫn nhau

Theo “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên) Giao tiếp là

sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ,

tư thế, trang phục…

Như vậy, có rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳtheo phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theocách riêng và làm nổi bật khía cạnh nào đó Tuy vậy, số đông các tác giả đềuhiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thôngtin, tư tưởng tình cảm…Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người

Các quan điểm trên đây còn nhiều điểm khác nhau nhưng đã phần nàophác họa nên diện mạo bề ngoài của giao tiếp Giao tiếp và hoạt động không tồntại song song hay tồn tại độc lập, mà chúng tồn tại thống nhất, chúng là hai mặtcủa sự tồn tại xã hội của con người Giao tiếp được coi như:

- Quá trình trao đổi thông tin

- Sự tác động qua lại giữa người với người

- Sự tri giác con người bởi con người

1.1.2 Hình thức của giao tiếp

Từ mỗi hướng nghiên cứu giao tiếp khác nhau, người ta có những cáchphân loại giao tiếp khác nhau

Theo Trần Thị Minh Đức, giao tiếp được phân chia như sau:

a Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp

- Giao tiếp trực tiếp: Là sự tiếp xúc, trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp,được thực hiện trong cùng một khoảng không gian và thời gian nhất định - giaotiếp trực tiếp còn gọi là đàm thoại Có hai hình thức đàm thoại

Trang 18

+ Đối thoại: Là loại giao tiếp có tính chất trò chuyện, trao đổi của haiphía chủ thể và đối tượng Trong đối thoại luôn có sự thay đổi vị trí người nói,nhờ đó hai bên hiểu được đối tượng của mình, kịp thời điều chỉnh hành vi, cửchỉ, cách nói cho phù hợp Đối thoại thể hiện qua các hình thức như trò chuyện,phỏng vấn, bàn luận…

+ Độc thoại: Là loại giao tiếp trong đó chỉ có người nói, mà không có sự đáplại của các đối tượng trong giao tiếp như diễn thuyết, nghe giảng Độc thoại đòihỏi người nói phải có trình độ hiểu biết về vấn đề trình bầy, phải có khả năngbiểu cảm tốt và phải nắm vững các yếu tố làm nên hiệu quả của giao tiếp

- Giao tiếp gián tiếp: Là giao tiếp được thực hiện qua các phương tiệntrung gian như điện thoại, thư tín, sách báo, tivi…Ưu điểm của giao tiếp giántiếp là tính nhanh chóng, thuận lợi hơn so với giao tiếp trực tiếp Tuy vậy nó cómột số hạn chế như phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, kém sinh động, kémhiệu quả hơn Trong loại giao tiếp này, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ khôngđóng vai trò quan trọng

b Căn cứ vào mục đích giao tiếp

- Giao tiếp chính thức: Là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm,hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các lễ nghi nhấtđịnh, được quy định bởi các nhóm chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật Trong giaotiếp chính thức, nội dung thông báo rõ ràng, khúc triết, ngôn ngữ đóng vai tròchủ đạo, thể hiện ở hình thức hội họp, bàn luận, ký kết…Giao tiếp chính thứcnhằm giải quyết những vấn đề cụ thể, mang tính thiết thực Ví dụ các cuộc thămviếng chính thức của những nguyên thủ Quốc gia, cuộc họp chính thức của hộiđồng quản trị một công ty…

- Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức,không có sự quy định về lễ nghi Các hình thức giao tiếp cũng như cách phụctrang, địa điểm, hoàn cảnh giao tiếp…thường không bị lệ thuộc, không gò bó

Đó là giao tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm mang tính chất cá nhân, không đạidiện cho ai hay tổ chức, nhóm nào cả Mục đích giao tiếp thường nhằm làm thoả

Trang 19

mãn nhu cầu tiếp xúc, giải trí… nên bầu không khí giao tiếp mang tính chất thânmật, gần gũi, hiểu biết lẫn nhau.

c Căn cứ vào đối tượng giao tiếp

 Phân loại theo số lượng người tham gia

- Giao tiếp song đôi: chủ thể và đối tượng giao tiếp là hai cá nhân tiếp xúcvới nhau Đây là hình thức giao tiếp cơ bản, có đầu tiên trong cuộc đời mỗi conngười (trẻ với mẹ) và phổ biến nhất Khi mang tính chất công việc, thường diễn

ra nhanh gọn và dễ đạt hiệu quả cao, nghi thức đơn giản, gần gũi với các đốitượng tham gia, tiện lợi trong mọi hoàn cảnh và địa điểm

- Giao tiếp nhóm: là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thànhviên trong và ngoài nhóm với nhau Đây là kiểu giao tiếp “đại trà”, thường nhằmgiải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều người, nội dung giao tiếp không bímật và mất thời gian Trong giao tiếp nhóm,vai trò chính vẫn thuộc về một hoặcvài người là đại diện nên thường không đòi hỏi mọi người phải tham gia đầy đủ,trừ khi cần thiết

 Phân loại theo tính chất nghề nghiệp

Mỗi nghề nghiệp quy định một hình thức giao tiếp khác nhau Cách thứcgiao tiếp này thường chỉ xuất hiện ở những người đã có sự ổn định về tính cách,

có năng lực nhận thức, hiểu biết nhất định đặc biệt trong một lĩnh vực hoạt độngnào đó Trong giao tiếp theo tính chất nghề nghiệp, các đặc điểm nghề nghiệpgần như bao trùm lên phong cách ứng xử của các chủ thể giao tiếp; nó quy địnhtích cách, cách biểu hiện ngôn ngữ, cách biểu hiện nét mặt, cử chỉ, giọng điệu,

tư thế… cũng như quy định tính chất, nội dung của thông tin Vì thế qua giaotiếp ta có thể nhận ra được nghề nghiệp của người cùng tham gia giao tiếp, làmột nhà giáo, hay một nhà buôn, hay một bác sỹ…

Trong tâm lý học xã hội giao tiếp được chia ra làm ba loại:

a) Giao tiếp định hướng - xã hội

Chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho xã hội, cộng đồng người Giaotiếp nhằm truyền tin, thuyết phục hoặc kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động

Trang 20

Ví dụ như những báo cáo, bài giảng về các chính sách, đường lối đối nội, đốingoại của một chế độ xã hội.

b) Giao tiếp định hướng - nhóm

Chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi của một nhóm xã hội nhằmgiải quyết những vấn đề trong nhóm đặt ra trong học tập, sản xuất, kinh doanh,chiến đấu

c) Giao tiếp định hướng - cá nhân

Chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi cho nhóm xã hội nào cả, màhoàn toàn vì mục đích cá nhân xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, sởthích…của cá nhân

Mặc dù giao tiếp theo cách nào thì các loại giao tiếp nói trên luôn tácđộng qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vôcùng phong phú đa dạng

1.1.3 Phương tiện giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đadạng và phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tưthế, giọng nói, trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp… Đó là một

hệ thống toàn vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngônngữ trong giao tiếp

Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếpthành hiện thực trong thực tế

a) Giao tiếp ngôn ngữ

Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tínhiệu thứ hai: lời nói và chữ viết

Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp

xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm vàchức năng tác động

Trang 21

Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức Trong giaotiếp, tuỳ vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh… mà người ta sử dụng các hìnhthức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau.

b) Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thểnhư cử chỉ, tư thế, nét mặt; thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng khônggian nhất định khi tiếp xúc

Giao tiếp phi ngôn ngữ ra đời trước giao tiếp ngôn ngữ, có cội nguồn sinhhọc dựa trên cơ sở hành vi bản năng gắn liền với quá trình tiến hoá, di truyền từthế giới động vật Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, không phải lúc nào cũng có sựtham gi của ý thức, vì thế nên qua hình thức giao tiếp này người ta thường bộc

lộ chân thật các cảm nghĩ, thái độ, ý kiến… của mình, tuy nhiên lại không dễhiểu được chúng Đây là kiểu giao tiếp được thể hiện thông qua sự vận động của

cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói; thông qua sự vận động của cơ thểnhư cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói Thông qua cách trang phục hoặc tạo rakhoảng không gian nhất định khi tiếp xúc

1.2 Kỹ năng

1.2.1 Khái niệm kỹ năng

a)Quan điểm triết học về kỹ năng

“Kỹ năng là những động tác đã trở thành máy móc do được lặp lại saumột thời gian dài Cơ chế sinh lý của kỹ năng là khuôn sáo năng động Kỹ năngcủa động vật là không có ý thức, nó được hình thành trong quá trình thích ứng,thích nghi với môi trường xung quanh”

Kỹ năng tương tự với kỹ năng của động vật về cơ chế tâm lý cũng xuấthiện ở con người Đó là những động tác máy móc thích ứng với những đặc điểm

cụ thể của hoàn cảnh Một số kỹ năng như vậy có giá trị về mặt thực tiễn, nhưngtrong chừng mực chúng còn chưa được nhận thức thì không thể nào truyền đạtđược cho người khác bằng những hình thức huấn luyện hiện đại

Trang 22

Hình thức cao nhất của kỹ năng là những kỹ năng của con người mà cácthành phần của chúng được ý thức sơ bộ, được phân chia và kết hợp lại mộtcách hợp lý thành những hệ thống đáp ứng được những đặc điểm khái quát tronghoàn cảnh khách quan của việc hình thành kỹ năng Trong những trường hợpnhư vậy, trong quá trình tự động hóa và hoạt động của kỹ năng, con người giữnguyên khả năng kiểm tra những hành động của mình một cách có ý thức, và khicần thiết có thể điều chỉnh những hành động đó một cách tương đối dễ dàng.

Kỹ năng có mặt trong tất cả các hình thức hoạt động bên ngoài( ví dụ như

kỹ năng vận động) cũng như bên trong( ví dụ những hoạt động trí óc có tính chấtmáy móc)

Kỹ năng không những là kết quả mà còn là điều kiện hoạt động sáng tạocủa con người

Như vậy theo quan điểm triết học, kỹ năng có cả ở người và động vật Cơchế tâm lý của sự hình thành kỹ năng ở người và động vật là hoàn toàn tương tựnhau Tuy nhiên kỹ năng của con người là có ý thức còn kỹ năng của động vật làkhông có ý thức Về bản chất, quan điểm triết học đã xem xét kỹ năng về kỹthuật của hành động, đó là những động tác máy móc do được lặp đi lặp lại nhiềulần mà thành Động thời họ cũng khẳng định kỹ năng chính là kết quả của hànhđộng và có liên quan chặt chẽ với năng lực, là điều kiện của hoạt động sáng tạocủa con người

b) Quan điểm tâm lý học về kỹ năng

Theo từ điển Tiếng Việt: kỹ năng như là khả năng vận dụng những kiếnthức thu nhận được từ một lĩnh vực nào đó vào thực tế

Theo từ điển Le Petit Robert (1996): kỹ năng là khả năng thành côngtrong các công việc dự định tiến hành, trong việc giải quyết các vấn đề thực tế;khả năng kinh nghiệm trong việc thực hiện một hoạt động trí tuệ hay nghệ thuật

Theo Đại từ điển bách khoa Việt Nam: kỹ năng là giai đoạn trung giangiữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nẵm vững một phương thức hành động.Đặc điểm đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, sự kiểm soát chặt chẽ của thị giác,

Trang 23

hành động chư bao quát, còn có động tác thừa, được hình thành do luyện tậphoặc bắt chước.

Gần đây các nhà biên soạn từ điển Giáo dục học đã phân biệt rõ kỹ năngbậc 1 và kỹ năng bậc 2:

- Kỹ năng bậc 1là: “Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động vớinhững mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù hành động

đó lầ hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”

- Kỹ năng bậc 2 là: “Khả năng thực hiện hành động một cách thành thạo,linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nhũng mục tiêu trong các điều kiện khác nhau.”

Để hình thành được kỹ năng bậc 1, trước hết cần phải có kiến thức làm cơ

sở cho việc hểu biết, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi thực hiện đượcmột hành động theo mục đích, yêu cầu Nhìn chung việc thực hiện hành độngmột cách máy móc được coi là tiêu chí của kỹ năng bậc 1

Để đạt được kỹ năng bậc 2 cần phải trải qua giai đoạn luyện tập kỹ năngbậc 1 và kỹ xảo hành động cho đến khi nào trong hành động, con người khôngphải bận tâm đến các thao tác nữa, mà mọi suy nghĩ của họ lúc đó đều tập trungvào việc tìm kiếm cách thức tốt nhất, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện luônbiến động để đạt được muc đích Ở đây sự linh hoạt, sáng tạo được coi là tiêuchí cơ bản trong kỹ năng bậc 2, là cơ sở cho mọi hoạt động đạt được kết quảcao

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về kỹ năng cả ở góc độTriết học và Tâm lý học, chúng tôi nhận thấy dù theo quan niệm nào thì khi nóiđến kỹ năng chúng ta đều phải quán triệt một số điểm sau:

+ Mọi kỹ năng đều phải dựa trên cơ sở là tri thức Muốn hành động haythao tác được trước hết phải có kiến thức về nó

+ Nói tới kỹ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức làkhi hành động con người luôn hình dung tới kết quả cần phải đạt được

+ Để có kỹ năng, con người cũng phải biết cách thức hành động trongnhững điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự luyện tập nhất định

Trang 24

+ Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người Nó là biểuhiện cụ thể của năng lực Bất cứ hành động nào của con người cũng nhằm vàomột mục đích nhất định Quá trình con người tiến hành hành động là quá trìnhthực hiện một hệ thống các thao tác theo một trình tự nhất định Để hành động

có kết quả, con người phải có những tri thức cần thiết về mục đích, về cách thứchoạt động để đi đến kết quả và về những điều kiện nhất định để triển khai hànhđộng đó Tuy nhiên, nếu chỉ có tri thức cần thiết thì chưa đủ để hành động, conngười phải cần thiết vận dụng những tri thức đó để hành động thì hành động đómới có kết quả Như vậy muốn có kỹ năng về một hành động nào đó mỗi conngười cần có đầy đủ 3 yêu cầu cơ bản là:

+ Có tri thức về hành động đó, nghĩa là nắm được mục đích, cách thức,các điều kiện để thực hiện hành động

+ Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu

+ Đạt kết quả hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cảtrong điều kiện thay đổi nhất định

Với cách nhìn nhận như trên, chúng tôi đã khái quát cách hiểu về kỹ năngnhư sau: Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằngcách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phùhợp với những điều kiện nhất định Kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹthuật của hành động mà còn là biểu hiện về năng lực của chủ thể hành động

1.2.2 Các mức độ của kỹ năng

Từ sự phân tích về kỹ năng chúng tâ thấy rằng sẽ có các mức độ khácnhau của kỹ năng (từ mức độ thấp đến mức độ cao)

Theo quan niệm của Bloom thì kỹ năng có 4 mức độ sau:

- Bắt chước: quan sát và lặp lại hành động (lặp lại theo mẫu)

- Thao tác: ở mức độ cao hơn, chủ thể thực hiện hành động theo sự hướngdẫn bằng lời chứ không còn bằng hành động mẫu nữa

Trang 25

- Hành động chuẩn xác: mức độ thực hiện đúng, chuẩn xác hành động,thao tác mà không cần quan sát mẫu hoặc nghe người khác chỉ dẫn Tất nhiên nóđòi hỏi sự nỗ lực có gắng cao của chủ thể hành động

- Hành động tự nhiên: mức độ thuần thục, thành thạo của hành động, thaotác mà không cần sụ cố gắng nhiều về thể lực cũng như trí lực

Tổng hợp các quan điểm của các nhà tâm lý học, giáo dục học thì có thểphân loại kỹ năng theo các mức độ sau:

- Kỹ năng sơ đẳng: là hành động được thực hiện trên cơ sở tri thức hoặctrên cơ sở của sự bắt chước Giai đoạn này hoạt động cần có sự tập trung tưtưởng cao, có sự kiểm soát chặt chẽ của ý thức và đòi hỏi sự tiêu hao năng lượngthần kinh, cơ bắp Nhiều hành động lúc này chưa mang tính khái quát, còn cóđộng tác thừa Chất lượng hành động chưa chính xác, có thể còn có những nhầmlẫn Kỹ năng sơ đẳng là cí xuất phát để hình thành kỹ xảo

- Kỹ xảo: là hành động được tự động hóa, có ý thức Các kỹ xảo luôn luôn

có quan hệ với các thủ thuật thực hiện hành động nhưng chúng không có quan

hệ với mục đích và các điều kiện Sự tự động hóa khiến cho ý thức không cònphải kiểm tra chính sự thực hiện các thao tác vận động, cảm giác và trí tuệ tạothành hành động

Theo ý nghĩa này việc thực hiện hành động trở nên tự động hóa nhưng cácmục đích, điều kiện, kết quả của hành động vẫn nằm trong trường ý thức vàđược đưa lên hàng đầu Hành động kỹ xảo là hành động tốn ít năng lượng nhất,hành động có tính chính xác cao không sai phạm nhầm lẫn

- Kỹ năng phức tạp (hay còn gọi là kỹ năng sau kỹ xảo): là sự nắm vữngmột hệ thống phức tạp những hành động tâm lý và thực tiễn cần thiết để điềuchỉnh hoạt động có mục đích dựa trên những tri thức và kỹ xảo đã có của bảnthân Đây là hình thức hành động tự động hóa cao được hình thành từ kỹ xảo do

đó bao gồm cả những dấu hiệu của kỹ xảo

Như vậy giữa kỹ năng và kỹ xảo có những mối quan hệ qua lại phức tạp.Một mặt, có thể nắm được kỹ năng mà chưa nắm được kỹ xảo tương ứng Trong

Trang 26

trường hợp ấy, kỹ xảo hình thành trên cơ sở kỹ năng sơ đẳng bước đầu đã có.Mặt khác, cùng với việc rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng được củng cố và hoàn thiện

1.2.3 Qui trình hình thành kỹ năng

Bất kỳ một kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết đó là kiếnthức Sở dĩ như vậy là xuất phát từ cấu trúc của hoạt động (phải hiểu được mụcđích, biết cách đi đến kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để thực hiệncách thức đó) Mà đã là hoạt động thì phải có đối tượng Kiến thức và đối tượng

là hai phạm trù khác nhau Kiến thức là kết quả của sự phản ánh đối tượng (sựvật, hiện tượng), là tồn tại khách quan, cho nên muốn tác động đến đối tượngphải có kiến thức hướng dẫn Sự vận dụng kiến thức để khám phá, biến đổi (tấtnhiên đó là quá trình thu được thông tin mới) chính là kỹ năng

Theo một số tác giả như Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan và Nguyễn VănThàng thì thực chất của việc hình thành kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng học tập) làhình thành cho người học nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằmlàm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ

và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể

Qua các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chỉ rõ: để hình thành kỹnăng, trước hết phải dựa trên cơ sở lý thuyết, đó là những kiến thức cần thiết;đồng thời những kiến thức đó phải được tồn tại trong ý thức người thực hiện vớivai trò là công cụ của hoạt động Sau đó là quá trình vận dụng kiến thức đó vàothực tiễn nhằm hình thành những thao tác hành động cụ thể Muốn vậy, quatrình rèn luyện kỹ năng cần được tổ chức thực hiện một cách khoa học, theo mộtqui trình chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của người dạy hoặc nhà nghiên cứu Từ sựphân tích trên đây chúng tôi cho rằng có thể khái quát quá trình hình thành kỹnăng gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Nhận thức về mục đích, cách thức, điều kiện hoạt động

Bước 2: Quan sát mẫu và lặp lại theo mẫu

Bước 3: Làm thứ tự theo sự hướng dẫn

Bước 4: Luyện tập

Trang 27

Người nhận

( Người gửi )

Người gửi ( Người nhận )

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

Việc phân chia các bước như trên cũng chỉ có tính chất tương đối Trongthực tế giữa các bước luôn có sự đan xen, liên kết với nhau Chẳng hạn khâukiểm tra, đánh giá và điều chỉnh sẽ phải hiện diện ở tất cả các bước Qui trình 5bước đó hoàn toàn phù hợp, có tính logic chặt chẽ và rất thuận tiện cho quá trìnhluyện tập để hình thành kỹ năng nói chung Có thể khái quát: kỹ năng đi cùngvới thao tác là đơn vị trong cấu trúc của hoạt động Muốn hình thành được kỹnăng phải tổ chức các hoạt động trong đó người học phải là chủ thể được thamgia vào hoạt động và thực hiện theo những yêu cầu cơ bản khi hình thành một

kỹ năng

1.2 Kỹ năng giao tiếp

1.2.1 Khái niệm kỹ năng giao tiếp

Là nghệ thuật là kỹ năng là khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếptrong quá trình trao đổi tiếp súc qua lại giữa các cá thể bằng các các hình thứcbiểu lộ tình cảm,trò chuyện,diễn thuyết trao đổi thư tín, thông tin nhằm đạt đượcmục đích giao tiếp thường là trao đổi thông tin

1.2.2 Hình thức của kỹ năng giao tiếp

Hình thức của kỹ năng giao tiếp bao gồm:

- Lắng nghe: là việc tập trung vào việc phản ánh một loại âm thanh nào

đó, các âm thanh bỏ ra ngoài tai

Để lắng nghe có hiệu quả, ngoài việc chú ý hạn chế ảnh hưởng của cácyếu tố cản trở, chúng ta phải biết tạo không khí bình đẳng, thân mật thoái mái,

Trang 28

biết gợi mở để người đối thoại trút bầu tâm sự, biết tỏ ra quan tâm là thông cảmvới họ, biết phản hồi một cách thích hợp.

- Đặt câu hỏi: Trong giao tiếp, câu hỏi được sử dụng với nhiều mục đíchkhác nhau, thu thập thông tin, kích thích quá trình tư duy ở người đối thoại theohướng này hay hướng khác, đề xuất ý kiến, kết thúc, đề xuất ý kiến, kết thúc cuộcgặp gỡ hay chỉ đơn giản là thế hiện sự quan tâm nhằm tạo không khí tiếp xúc

Nói cách khác là có nhiều loại câu hỏi, mỗi loại câu hỏi đều có những ưuthế nhất định và chúng ta cần biết đặt câu hỏi sao cho phù hợp với tình huống cụthể để đạt mục đích giao tiếp

- Thuyết phục: Là một nghệ thuật, nó không những đòi hỏi sự lập luậnchặt chẽ, chứng cớ rõ ràng mà cả sự khéo léo, nhạy cảm, tinh tế, sự hùng biệncủa chúng ta

Trong thuyết phục, cần lưu ý đến quy trình gồm bốn bước sau:

+ Tạo không khí bình đẳng

+ Chú ý lắng nghe

+ Bày tỏ sự thông cảm

+ Giải tỏa sự phân tâm, lo ngại của đối tượng giao tiếp

- Đọc và tóm tắt văn bản: Là công việc quan trọng đối với không ítngười Để đọc có hiệu quả chúng ta cần: “sử dụng phương pháp khảo sát, phântích và đọc với tốc độ thích hợp”, tức là khi tiếp cận một văn bản thì nên đọcphần đầu, phần cuối, lướt qua phần bố cục để xác định xem có cần thiết phải đọcvăn bản đó hay không, đọc phần nào và với tốc độ nào

+ Chọn hình thức đọc tích cực

+ Rèn luyện phương pháp đọc nhanh

- Tóm tắt văn bản: Là trình bày lại nội dung của một văn bản gốc, loại bỏnhững nội dung không cần thiết Việc tóm tắt văn bản có thể thực hiện theo kỹthuật sau đây:

+Xác định số đoạn văn có trong văn bản và chủ đề của mỗi đoạn

+Diễn đạt lại chủ đề của mỗi đoạn

Trang 29

+ Liên kết các phần diễn đạt lại để có văn bản tóm tắt.

- Viết: Là một trong những kỹ năng cơ bản nhất trong giao tiếp Đặc biệtvới mỗi nhân viên văn phòng, thư ký thì việc soạn thảo các văn bản như báocáo, biên bản, tờ trình, hay các loại thư tín là công việc mang tính chuyên mônnghiệp vụ

1.3 Khái niệm kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh là khả năng sử dụng Tiếng Anh trong cáctình huống giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, biểu lộ cảm xúc, thái độ giữa các

cá thể khác nhau

1.4 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp là một quá trình thao tác, luyện tập nhằmnâng cao khả năng, năng lực giao tiếp thông qua các hoạt động có giá trị pháttriển các kỹ năng liên quan tới giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình phức tạp và được cấu thành bởi rất nhiều nhữngyếu tố khác nhau như: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh thông tin (có lời,không lời), bối cảnh,…Tuy nhiên, có 3 yếu tố cơ bản cần phải được chú trọngtrong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp đó là:

- Chủ thể và đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người gửi và ngườinhận): Mỗi một cá nhân tham gia giao tiếp là một con người cụ thể, khác biệt vềtính khí, tính cách, nhu cầu, sở thích, niềm tin,…Chính vì điều này, trong giaotiếp rất dễ xuất hiện hiện tượng hiểu sai nghe nhầm

- Thông điệp: Nội dung cần chuyển tải Trong quá trình giao tiếp, thôngđiệp không phải lúc nào cũng dễ hiểu và dễ nhận thấy mà nó còn có những “nộidung ẩn” phía sau Thông điệp có thể đơn thuần chỉ mang tính thông tin nhưng

có nhiều trường hợp đan xen với cảm xúc, mong đợi, nhu cầu, sở thích,…củacác đối tượng tham gia giao tiếp

Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh có thể thực hiện theo quy trìnhsau:

Trang 30

Bước 1: Phải nhận thức về mục đích của việc giao tiếp tiếng Anh, lập kếhoach về các hoạt động cần rèn luyện và môi trường rèn luyện.

Bước 2: Quan sát, lắng nghe những hoạt động tiếng Anh của giáo viêntrên lớp cũng như ở môi trường ngoài lớp học Sau đó lặp lại những hành độngtheo những gì mình thu nhận được

Bước 3: Thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếng Anh dưới sự hướng dẫncủa giảng viên tiếng Anh theo một trình tự

Bước 4: Tiến hành luyện tập để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anhbằng các phương pháp khác nhau

Bước 5: Tự kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của mình có thể thôngqua các bài test, đồng thời rút ra được những ưu điểm và những khó khăn trongquá trình rèn luyện để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ- HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Học viện Quản Lý Giáo Dục là một cơ sở giáo dục Đại Học trực thuộc hệthống giáo dục quốc dân dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ GD và ĐT Trườngbắt đầu tuyển sinh từ năm 2007, đào tạo sinh viên với 3 khoa cơ bản là: Khoaquản lý, Khoa Giáo Dục và Khoa Công nghệ thông tinh Từ khi bắt đầu đào tạo,Học viện QLGD đã đưa Tiếng Anh vào chương trình đào tạo dưới hình thức bắtbuộc Tiếng anh cơ bản (10 đvht) và Tiếng anh chuyên ngành (5đvht) đã đượcđưa vào chương trình giảng dạy Trải qua 6 năm đào tạo, thực trạng học TiếngAnh của sinh viên Học viện quản lý giáo dục và đặc biệt là sinh viên khoa Quản

lý đã có những thay đổi đáng kể

Trang 31

2.1 Đặc điểm Sinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD

2.1.1 Đặc điểm sinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD

Sinh viên Khoa QL Học viện Quản lý Giáo dục mang đầy đủ những đặcđiểm của thế hệ thanh niên Việt Nam, với tinh thần nhiệt tình, ham học hỏi, cótri thức đang được đào tạo chuyên môn vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích sự tìmtòi và sáng tạo

Hầu hết sinh viên của Học viện có điểm thi tuyển đầu vào tương đối cao,chính vi vậy có ý thức rèn luyện học tập ngay từ đầu năm thứ nhất, ý thức đóđược thể hiện thông qua ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức tham gia các hoạtđộng ngoại khóa do Học viện tổ chức như văn hóa văn nghệ, thế dục thể thaomột cách tích cực và thông qua các hoạt động đó cho thấy các sinh viên đã pháthuy năng lực cũng như khả năng của mình để phục vụ tốt cho công việc học tập

Sinh viên của Học viện đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, chính đặc điểmnày đã tạo ra cho các sinh viên cơ hội giao lưu kết bạn và học tập văn hóa củamỗi vùng miền, từ đó tạo nên sự phong phú đa dạng về văn hóa, có tinh thầnđoàn kết cao trong học tập thông qua các buổi giao lưu sinh hoạt giúp sinh viên

có thêm những kiến thức thực tế phục vụ cho việc học tập của mình

Thực tế cho thấy rằng kết quả rèn luyện của sinh viên hàng năm đượcđánh giá rất cao thông qua nhiều kênh thông tin như: Cán bộ lớp, Thầy cô giáo,nhân dân trên địa bàn xung quanh trường, chưa có những vụ việc nghiêm trọngxảy ra Đây là kết quả của quá trình rèn luyện học tập và được sống trong môitrường giáo dục, giữa thầy và trò luôn có sự gắn bó mật thiết

Chính từ chất lượng đầu vào của sinh viên cao mà hầu hết sinh viên đều

có thái độ học tập nghiêm túc Thể hiện ở sự chăm chú học tập không chỉ trêngiảng đường mà còn ở việc ôn tập và kiểm tra thi kết thúc học phần bằng việclên thư viện ôn bài tìm tài liệu, học nhóm, trao đổi thông tin Ngoài ra các sinhviên luôn tổ chức các hoạt động học tập như các buổi hội thảo về học tập, nóichuyện chuyên đề, nghiên cứu khoa học đã được chọn một số đề tài để thựchiện Bằng những hoạt động đó đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ

Trang 32

năng cần thiết phục vụ cho việc học tập nhằm biến quá trình đào tạo thành tựđào tạo đảm bảo mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Ngoài việc tu dưỡng đạo đức, học tập tại học viện thì sinh viên khoa quản

lý còn rất nhiệt tình tham gia vào các buổi ngoại khóa, các phong trào văn hóavăn nghệ, thể dục thể thao Những họat động này chính là môi trường thuận lợicho các sinh viên phát huy hết khả năng vốn có của mình và thu được những kếtquả đáng mừng Và cũng thông qua các hoạt động đó phát hiện ra một số sinhviên có năng lực tổ chức các hoạt động để động viên khuyến khích một cách kịpthời nhất

Một đặc điểm rất đáng chú ý của SV Khoa Quản lý là họ được sống, họctập và làm việc, được đào tạo trong một môi trường” giáo dục” nên về cơ bản đãbước đầu hình thành một nền tảng là các tri thức QL Bên cạnh đó, sự phát triểncủa công nghệ thông tin cũng tác động rất lớn đến giới trẻ, giúp họ hình thànhmột phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn,viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạnchế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan

Về môi trường sống, có khoảng 20% SV ở kí túc xá, sinh hoạt trong mộtcộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất

về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi

Đối với SV học viện, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quátrình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trường dẫnđến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ SV chênhlệch lớn ngay từ đầu vào Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểmtương đồng dưới đây:

Trang 33

lại thu nhập cao, ổn định v v Nói chung là tính mục đích trong hành động vàsuy nghĩ rất rõ.

- Tính năng động: Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời

gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), đặc biệtcông việc gia sư đã phần nào giúp SV tích lũy được kinh nghiệm phục vụ choquá trình công tác sau này Hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới ( thể hiện

sự tích cực chủ động tham gia các phòng trào tình nguyện)

- Tính cụ thể của lý tưởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống

gắn liền với sự định hướng cụ thể Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: SVhôm nay sống có lý tưởng không, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởngcủa cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không Có thể khẳng định là

có, nhưng đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắnliền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể Lý tưởng hôm nay không phải

là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể,gắn liền với lợi ích cá nhân

- Tính liên kết (tính nhóm): Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng

các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm Tính nhómphụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống Hiện naytrong bộ phận SV học viện có các Câu lạc bộ như CLB Tiếng Anh, Câu lạc bộ

SV nghiên cứu khoa học…Qua đó giúp SV tích lũy được các kỹ năng sống, traudồi kỹ năng làm việc nhóm, cơ bản hình thành nền tảng cho công việc QL trongtương lai Vai trò của sinh viên đối với sự phát triển của ngành giáo dục nóiriêng và trong đời sống xã hội nói chung, ngày càng được ghi nhận đậm nét.Sinh viên là những trí thức tương lai của đất nước, không ai hết mà chính họ sẽ

là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất nước Thế

kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển KHKT, nên rất cần cónhững con người trẻ tuổi, có trìnhh độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năngtiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sựthay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới

Trang 34

2.1.2 Một số hạn chế của sinh viên Khoa Quản Lý – Học Viện Quản Lý Giáo dục đối với việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh.

Sinh viên khoa Quản lý vẫn chưa có tính chủ động trong việc học tập vàchiếm lĩnh tri thức, chưa phát huy tối đa những khả năng, lòng nhiệt huyết sựsáng tạo vốn có trên mọi lĩnh vực Chính vì vậy, SV cần tham gia vào công tácnghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa để phát huy tinh thần chủ động, làm việcnhóm, tư duy độc lập; chủ động trong việc học tập

Sinh viên khoa Quản lý chủ yếu đầu vào là khối C nên trong quá trình họctập hầu như sinh viên còn thiên về lý thuyết hàn lâm, trong khi bộ môn đòi hỏiphải thực hành bằng cách giao tiếp như Tiếng Anh thì lại gặp khó khăn Kỹ nănggiao tiếp Tiếng Anh còn thiếu và yếu, nên rất lúng túng Khó khăn khi giao tiếpTiếng anh không phải do sinh viên không có tư duy, mà vấn đề mấu chốt là ởchỗ sinh viên khoa Quản lý chưa có một phương pháp học tập và giao tiếp hợp

lý để đem lại hiệu quả cao

Một số SV khoa Quản lý còn rụt rè, không sôi nổi và năng động Lý donày khiến sinh viên chưa mạnh dạn giao tiếp, giao lưu, trao đổi ý kiến với thầy

cô và bạn bè Điều này thể hiện rõ trong các tiết học: hầu hết mọi sinh viên chỉphát biểu khi giảng viên gọi đến mình, còn lại hầu như không chủ động phátbiểu và nêu ý kiến

Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, sinh viên khoa Quản lýthường quá chú trọng những môn học thuộc khối thi của mình trong khi chưanhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh Vì thế SV chưa dành

đủ thời gian cần thiết cho môn Tiếng Anh, kiến thức nắm không chắc, khôngvững, khả năng giao tiếp còn kém Chính vì nhận thức về tầm quan trọng và cầnthiết của môn học chưa đúng nên trong quá trình học tập, sinh viên không tựgiác, tích cực, chủ động và sáng tạo, dẫn đến kết quả kỹ năng giao tiếp bằngTiếng Anh còn kém

2.2 Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh

Trang 35

Kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với việc nắmbắt một ngoại ngữ Theo Nunan (1991): “Thành công được đo bằng khả năngtiến hành một đoạn hội thoại bằng ngôn ngữ mình đang học”

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh có vai trò quan trọng để việc học tiếng Anhđạt hiệu quả Nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếptiếng Anh sẽ giúp sinh viên yêu thích tiếng Anh và có biện pháp hích hợp rènluyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình để đạt hiệu quả.Tuy nhiên nhậnthức của mỗi người về mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp tiếng Anh khônggiống nhau

Qua điều tra, khảo sát sinh viên các khóa 3, 4, 5 khoa Quản lý của Họcviện quản lý Giáo dục, nhóm nghiên cứu đã có được những kết quả đánh giánhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Với câu hỏi: Bạn có thích học tiếng Anh không?, kết quả nhóm nhận được

là 69% sinh viên tham gia khảo sát thích học tiếng Anh và 31% sinh viên khôngthích học tiếng Anh

69.13%

30.87%

Thích Không thích

Biểu đồ 1: Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn tiếng Anh.

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Đỗ Thị Xuân Dung, Cái Ngọc Duy Anh. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trước tình hình mới- Thách thức và giải pháp. Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 26 (60)-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trước tình hình mới- Thách thức và giải pháp
11. Website http://tuhoctienganhhieuqua.com/tu-hoc-tieng-anh-giao-tiep-hieu-qua-effortless/ Link
12. Website http://www.tienganh123.com/101-bai-tieng-anh-giao-tiep-co-ban Link
2. Bùi Hiền (1999), phương pháp hiện đại dạy – học ngoại ngữ, NXBĐHQGHN, Hà Nội Khác
3. Cole, P.G& Chanl, teaching Priciples and practice, prentice Hall of Australia Pty Ltd, 1994 Khác
4. Chu Văn Đức (2005), kỹ năng giao tiếp, nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội Khác
5. Vũ Dũng( 2000), từ điển tâm lý học, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
6. Từ điển tiếng nga văn học hiện đại, tập 8, nhà xuất bản Matxcova Khác
7. Trần Thị Minh Đức, tâm lý học đại cương, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1996 Khác
10. Widdowson, H. G. (1978). Teaching Language as Communication. London: OUP Khác
1. Theo thầy (cô) việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa quản lý- học viện quản lý giáo dục có quan trọng không Khác
2. Thầy (cô) đánh giá thế nào về khả năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên trường mình Khác
3. Thầy (cô) thấy kỹ năng nào trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là sinh viên trường mình yếu nhất Khác
4. Ở trên lớp thầy (cô) chú trọng kiểm tra kỹ năng nào nhất Khác
5. Theo thầy (cô) thì thái độ học tập môn Tiếng Anh của sinh viên trường mình như thế nào Khác
6. Theo thầy (cô) có nên thành lập một CLB Tiếng Anh ở trường mình không Khác
7. Thầy (cô) có thể chia sẻ 1 số kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh được không Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w