1. Lý do chọn đề tài Nhận xét góp ý là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp ứng xử, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Kỹ năng này giúp nhận ra những sai lầm, thiếu sót và kịp thời sửa chữa để hoàn thiện bản thân và giúp đỡ người khác cùng tiến bộ. Học sinh lớp 10 đang ở lứa tuổi đầu thanh niên và có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lý. Các em bước vào tuổi dậy thì với rất nhiều biến động, luôn có nhu cầu chứng tỏ bản thân, khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng cao, bản thân các em thường không chấp nhận sự đánh giá không đúng về mình. Chính vì thế, việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là học sinh lớp 10 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.Việc rèn luyện này giúp các học sinh xác định được vấn đề cần nhận xét góp ý, đưa rabình luận, đánh giá với thái độ chân thành, nhẹ nhàng và đề xuất hướng giải quyết vấn đề giúp đối tượng giao tiếp dễ dàng nhận biết được vấn đề của mình và có mong muốn sửa đổi sai sót đó theo đúng chuẩn mực quy định. Tuy nhiên, trên thực tế công tác tổ chức các hoạt động rèn lyện kỹ năng, trong đó có kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực từ phía nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy việc nhận xét góp ý đang là khó khăn đối với nhiều học sinh, trong đó có các học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu. Cụ thể là các em chưa xác định được vấn đề chính khi nhận xét góp ý, chỉ tập trung vào nhận xét những khuyết điểm, dùng thái độ gay gắt để chỉ trích khi nhận xét góp ý hay chưa biết chọn thời điểm góp ý phù hợp…từ đó tạo ra khoảng cách giữa bạn bè, thậm chí làm mất mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các học sinh trong quá trình học tập và giao tiếp ứng xử tại trường học, gia đình và xã hội. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định” để tiến hành nghiên cứu.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sựquan tâm, ủng hộ và giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè Tôi xin gửilời cảm ơn chân thành đến:
Th.S Phạm Thị Lụa - Giảng viên khoa Giáo dục - Học Viện Quản lýGiáo dục đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trongsuốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua
Các thầy cô trong Ban lãnh đạo Khoa Giáo Dục - Học Viện Quản LýGiáo Dục đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được trải nghiệm và tiếp xúc vớinghiên cứu khoa học khi còn là sinh viên, từ đó tích lũy được nhiều kinhnghiệm thực tế và những bài học bổ ích hỗ trợ cho công việc trong tương laicủa mình
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 10 trường THPT BHải Hậu đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tôi thu thập các tàiliệu cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu và được thực hành các hoạt độngrèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý để từng bước hoàn thiện đề tài nghiên cứucủa mình
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Thư viện Học ViệnQuản Lý Giáo Dục đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập vàtham khảo tài liệu trong suốt quá trình làm khóa luận
Mặc dù đã dành thời gian và tâm huyết, nhưng do kiến thức và kỹ năngcòn hạn chế nên khóa luận của tôi không thể tránh được những thiếu sót Kínhmong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn để khóa luận của tôiđược hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Ánh
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 5
NHẬN XÉT GÓP Ý CHO HỌC SINH THPT 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khái niệm rèn luyện 5
1.1.2 Khái niệm kỹ năng 6
1.1.3 Khái niệm nhận xét góp ý 8
1.1.4 Khái niệm kỹ năng nhận xét góp ý 9
1.1.5 Khái niệm rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý 10
1.2 Những vấn đề chung về kỹ năng nhận xét góp ý 10
1.2.1 Nguyên tắc của kỹ năng nhận xét góp ý 10
1.2.2 Nội dung của kỹ năng nhận xét góp ý 11
1.2.3 Phân loại nhận xét góp ý 12
1.3 Những vấn đề cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh THPT 13
1.3.1 Mục tiêu của việc RLKNNXGY cho học sinh THPT 13
1.3.2 Nội dung của việc RLKNNXGY cho học sinhTHPT 13
1.3.3 Phương pháp RLKNNXGY cho học sinh THPT 15
1.3.4 Con đường RLKNNXGY cho học sinhTHPT 19
1.3.5 Ý nghiã của việc RLKNNXGY cho học sinh THPT 20
1.3.6 Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh của học sinh THPT 21
Trang 41.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận xét góp ý của học sinhTHPT 23
TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 25 Chương 2 26 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN XÉT GÓP Ý CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU – NAM ĐỊNH 26
2.1 Giới thiệu khái quát về trường THPT B Hải Hậu – Nam Định 262.1.1 Giới thiệu khái quát về trường THPT B Hải Hậu 262.1.2 Một vài đặc điểm của học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu 272.2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10trường THPT B Hải Hậu – Nam Định 282.2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng việc rèn luyện kỹ năng nhận xétgóp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu 282.2.2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp
10 trường THPT B Hải Hậu 302.2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh lớp 10 về tầmquan trọng của kỹ năng nhận xét góp ý 302.2.2.2 Thực trạng thực hiện kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh lớp
10 trường THPT B Hải Hậu 352.2.2.3 Thực trạng nội dung rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho họcsinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu 382.2.2.4 Thực trạng về các con đường rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ýcho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu 412.2.2.5 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn luyện kỹ năng nhận xétgóp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu 46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 49 Chương 3 50 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN XÉT GÓP Ý CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU – NAM ĐỊNH .50
Trang 53.1 Nguyên tắc thiết kế hoạt động 50
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 50
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 50
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm của học sinh 50
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, ứng dụng 51
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 51
3.2 Một số hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu 51
3.2.1 Hoạt động 1: Nhận biết những tình huống cần nhận xét góp ý cho bạn bè 51
3.2.2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh khám phá cách nhận xét góp ý hiệu quả 53
3.2.3 Hoạt động 3 : Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho bạn bè trong học tập 56
3.2.4 Hoạt động 4: Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho bạn bè trong giao tiếp ứng xử 59
3.2.5: Hoạt động 5: Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho bạn bè trong các vấn đề về tình yêu 64
3.2.6 Hoạt động 6: Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho bạn bè để thay đổi thói quen xấu 66
3.2.7 Hoạt động 7: Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho bạn bè trong việc kiềm chế cảm xúc 68
TIÊU KẾT CHƯƠNG 3 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của kỹ năngnhận xét góp ý 30Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh lớp 10trường THPT B Hải Hậu 35Bảng 2.3: Thực trạng nội dung rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý 39cho học sinh lớp 10 39Bảng 2.4: Mức độ giáo viên sử dụng các con đường rèn luyện kỹ năng nhậnxét góp ý cho học sinh lớp 10 42
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhận xét góp ý là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp ứng xử, gópphần hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Kỹ năng này giúpnhận ra những sai lầm, thiếu sót và kịp thời sửa chữa để hoàn thiện bản thân
và giúp đỡ người khác cùng tiến bộ
Học sinh lớp 10 đang ở lứa tuổi đầu thanh niên và có sự phát triểnmạnh mẽ về thể chất và tâm lý Các em bước vào tuổi dậy thì với rất nhiềubiến động, luôn có nhu cầu chứng tỏ bản thân, khả năng tự đánh giá bản thân
và tính tự trọng cao, bản thân các em thường không chấp nhận sự đánh giákhông đúng về mình Chính vì thế, việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹnăng nhận xét góp ý cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là họcsinh lớp 10 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.Việc rèn luyện này giúp cáchọc sinh xác định được vấn đề cần nhận xét góp ý, đưa rabình luận, đánh giávới thái độ chân thành, nhẹ nhàng và đề xuất hướng giải quyết vấn đề giúpđối tượng giao tiếp dễ dàng nhận biết được vấn đề của mình và có mongmuốn sửa đổi sai sót đó theo đúng chuẩn mực quy định
Tuy nhiên, trên thực tế công tác tổ chức các hoạt động rèn lyện kỹnăng, trong đó có kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh vẫn chưa nhận được sựquan tâm đúng mực từ phía nhà trường, gia đình và xã hội Vì vậy việc nhậnxét góp ý đang là khó khăn đối với nhiều học sinh, trong đó có các học sinhlớp 10 trường THPT B Hải Hậu Cụ thể là các em chưa xác định được vấn đềchính khi nhận xét góp ý, chỉ tập trung vào nhận xét những khuyết điểm, dùngthái độ gay gắt để chỉ trích khi nhận xét góp ý hay chưa biết chọn thời điểmgóp ý phù hợp…từ đó tạo ra khoảng cách giữa bạn bè, thậm chí làm mất mốiquan hệ bạn bè tốt đẹp Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các học sinh trongquá trình học tập và giao tiếp ứng xử tại trường học, gia đình và xã hội
Trang 8Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định” để tiến hành nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinhlớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định, nhằm góp phần nâng cao khảnăng giao tiếp ứng xử cho học sinh trong nhà trường
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định
3.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục tại trường THPT B Hải
Hậu- Nam Định
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp
ý cho học sinh THPT
4.2 Phân tích thực trạng của vấn đề rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định
4.3 Thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học
sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định
5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
5.1 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu và sử dụng những số liệu thu được từ việc khảosát và phân tích thực trạng rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp
10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định, từ đó thiết kế các hoạt động rènluyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10, nhằm góp phần nâng caokhả năng giao tiếp ứng xử cho học sinh
5.2 Thời gian và địa bàn nghiên cứu
Trường THPT B Hải Hậu, Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định
Từ 02/2016 – 05/2016
Trang 96 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, nghiên cứu
các tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục kỹ năng sống; các công trìnhnghiên cứu và các tài liệu liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp
ý để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài và là cơ sở để định hướng xây dựng kếhoạch nghiên cứu của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát, theo dõi các biểu
hiện kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh thông qua các hoạt động trong cácgiờ học và ngoài giờ học, từ đó có cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng rènluyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu
6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành xây dựng hai
phiếu hỏi dành cho hai đối tượng là giáo viên và học sinh nhằm thu thậpnhững thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng rènluyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu
6.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo
viên và học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu để làm rõ hơn những kết quảthu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiếtphục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
6.2.4 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề xây
dựng đề cương, xây dựng bảng hỏi và toàn bộ tiến trình nghiên cứu
6.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
6.3.1 Phương pháp thống kê toán học: Được sử dụng để xử lý các số
liệu điều tra nghiên cứu thực tiễn
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Trang 10Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ýcho học sinh THPT
Chương 2: Thực trạng của vấn đề rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ýcho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định
Chương 3: Thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ýcho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định
Trang 11PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
NHẬN XÉT GÓP Ý CHO HỌC SINH THPT
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm rèn luyện
Các khái niệm rèn luyện bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và gócnhìn cá nhân của các tác giả khác nhau, trong đó phải kể đến một số quanniệm tiêu biểu sau:
- Rèn luyện chính là một trong các phương pháp dạy học thực hành
“Phương pháp luyện tập trong dạy học là phương pháp trong đó dưới sự chỉdẫn của giáo viên, học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất địnhtrong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo sau khilĩnh hội kiến thức” 10]
- Khái niệm rèn luyện được hiểu như sau: “Rèn luyện là quá trình thựchiện một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách thường xuyên và liên tụcnhằm vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt tới một phẩm chất hay một
kỹ năng nhất định” 9]
- Rèn luyện là luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới những phẩmchất hay trình độ ở một mức nào đó 12]
- Rèn luyện là dạy và cho tập nhiều để thành thông thạo 13]
-Rèn luyện là luyện tập kiên trì để có được trình độ vững vàng, thànhthạo 22]
Theo các khái niệm đã nêu ở trên, chúng tôi thấy rèn luyện có nhữngđặc điểm như sau:
Trang 12-Quá trình luyện tập được lặp đi lặp lại, thường xuyên và liên tục để đạtđược những phẩm chất hay kỹ năng nhất định.
- Để rèn luyện được thành công, mỗi chủ thể phải thông qua những trảinghiệm khó khăn trong cuộc sống, biết nỗ lực và vươn lên để đạt được thànhquả cao, vượt qua được những khó khăn trước mọi hoàn cảnh
Từ cách nhìn nhận như trên chúng tôi quyết định lựa chọn khái niệmrèn luyện như sau:
Rèn luyện là quá trình thực hiện một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách thường xuyên và liên tục nhằm vượt qua những khó khăn, thử thách
để đạt tới một phẩm chất hay một kỹ năng nhất định
1.1.2 Khái niệm kỹ năng
Từ trước tới nay có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu về kỹnăng, thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
- Theo quan điểm của một số nhà Triết học về kỹ năng thì:
Kỹ năng có cả ở người và động vật Cơ chế tâm lý của sự hình thành
kỹ năng ở người và động vật là hoàn toàn tương tự như nhau Tuy nhiên kỹnăng của con người là có ý thức còn kỹ năng của động vật là không có ý thức -Các nhà Tâm lý học đưa ra các quan niệm về kỹ năng như sau:
Tác giả Lê Hồng Phong cho rằng kỹ năng là khả năng vận dụng kiếnthức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới
3
+ Theo quan niệm của nhà tâm lý học A.V.Petrovxki thì kỹ năng là sựvận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn thực hiện những phươngthức hành động tương ứng với mục đích đề ra 11]
-Các nhà Giáo dục học đã phân chia kỹ năng thành hai bậc và được nêutrong “Từ điển Giáo dục học”, cụ thể:
Trang 13 Kỹ năng bậc 1 là: “Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt độngphù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho
dù hành động đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ.”
Kỹ năng bậc 2 là: “Khả năng thực hiện hành động một cách thànhthạo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khácnhau 4]
Để hình thành kỹ năng bậc 1, trước hết phải có kiến thức làm cơ sở choviệc hiểu biết, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi thực hiện được mộthành động theo mục đích, yêu cầu
Để rèn luyện được kỹ năng bậc 2 cần trải qua giai đoạn rèn luyện kỹnăng bậc 1 và tạo thành kỹ xảo hành động, tức là không cần phải ghi nhớ thaotác hành động nữa
Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy kỹ năng có nhữngđặc trưng sau:
- Tri thức chính là nền tảng của mọi kỹ năng và có vai trò vô cùngquan trọng trong việc hình thành kỹ năng
- Con người luôn hướng tới mục đích khi hình thành hay rèn luyện kỹnăng nào đó.Để trả lời cho vấn đề này thì cần trả lời cho câu hỏi : Kỹ năngnày để làm gì? Việc hình thành kỹ năng này đem lại lợi ích như thế nào?
- Để có kỹ năng con người cũng phải biết cách thức hoạt động trongnhững điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự luyện tập nhất định
- Kỹ năng liên quan mật thiết tới năng lực của con người Nó là biểuhiện cụ thể của năng lực
Với cách nhìn nhận như trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về kỹ năngnhư sau:
Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo
ra kết quả mong đợi.
Trang 141.1.3 Khái niệm nhận xét góp ý
Bởi vì hiện nay chưa có một tài liệu nào đề cập đến khái niệm nhận xétgóp ý một cách cụ thể và chi tiết nên chúng tôi đã tiến hành phân tích và rút racác biểu hiện đặc trưng của khái niệm nhận xét và góp ý như sau:
Về đặc trưng của khái niệm nhận xét thì:
-Nhận xét là lời bình luận thể hiện một sự đánh giá 4]
-Nhận xét là cho ý kiến về một người hay một việc gì
-Nhận xét là đưa ra ý kiến sau khi quan sát và đánh giá
Qua quá trình phân tích và khái quát những đặc trưng của khái niệmnhận xét, chúng tôi cho rằng:
Nhận xét là việc đưa ra lời bình luận đánh giá về một người hay một sự vật hiện tượng nhất định.
Với khái niệm góp ý, chúng tôi nhận thấy một số đặc trưng sau:
- Góp ý là đưa ra lời nói thật, thể hiện sự đánh giá một cách tích cực,nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của tập thể hay cá nhân khác
- Góp ý là đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp, thấuhiểu vấn đề của họ và đưa ra hướng giải quyết vấn đề theo suy nghĩ chủ quancủa bản thân
Từ các đặc điểm trên, có thể hiểu: Góp ý là việc cá nhân đưa ra hướng giải quyết vấn đề của đối tượng giao tiếp theo suy nghĩ chủ quan của bản thân, nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của tập thể hay người khác theo đúng chuẩn mực xã hội.
Nhận xét và góp ý là hai khái niệm đi liền với nhau để tạo thành kháiniệm nhận xét góp ý.Tổng hợp những dấu hiệu và cách hiểu về khái niệmnhận xét, góp ý như trên, chúng tôi cho rằng:
Nhận xét góp ý là việc cá nhân đưa ra lời bình luận, đánh giá một cách tích cực và đề xuất ra hướng giải quyết vấn đề của đối tượng giao tiếp theo
Trang 15suy nghĩ chủ quan của bản thân, nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của
họ theo đúng chuẩn mực quy định.
1.1.4 Khái niệm kỹ năng nhận xét góp ý
Khái niệm kỹ năng nhận xét góp ý là sự kết hợp của hai khái niệm là kỹnăng và nhận xét góp ý, vì vậy chúng tôi đã tìm hiểu những dấu hiệu đặctrưng của hai khái niệm trên như sau:
- Các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm kỹ năng:
+ Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay mộtchuỗi các hành động khác nhau
+ Nền tảng của việc hình thành kỹ năng là sự hiểu biết về kiến thứchoặc kinh nghiệm trước đó
+ Kết quả của việc hình thành kỹ năng là sự thay đổi của chủ thể theomục tiêu ban đầu đã đề ra
- Nhận xét góp ý gồm có những dấu hiệu đặc trưng sau:
+ Là việc cá nhân đưa ra lời bình luận đánh giá một cách tích cực đếnvấn đề của đối tượng giao tiếp
+ Đề xuất hướng giải quyết vấn đề theo suy nghĩ chủ quan của bảnthân
+ Kết quả là thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của đối tượng giao tiếptheo đúng chuẩn mực quy định
Từ việc phân tích dấu hiệu đặc trưng của hai khái niệm trên, chúng tôihiểu kỹ năng nhận xét góp ý như sau:
Kỹ năng nhận xét góp ý là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một chuỗi hành động: đưa ra lời bình luận, đánh giá một cách tích cực và đề xuất hướng giải quyết vấn đề của đối tượng giao tiếp theo suy nghĩ chủ quan của bản thân nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của họ theo đúng chuẩn mực quy định.
Trang 161.1.5 Khái niệm rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý là khái niệm được tổng hợp từ cáckhái niệm là: Rèn luyện, kỹ năng nhận xét góp ý.Qua quá trình phân tích vàtổng hợp các khái niệm trên, chúng tôi hiểu khái niệm rèn luyện kỹ năng nhậnxét góp ý như sau:
Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý là quá trình thực hiện một chuỗi hành động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách thường xuyên và liên tục:đưa ra lời bình luận, đánh giá một cách tích cực và đề xuất hướng giải quyết vấn đề của đối tượng giao tiếp theo suy nghĩ chủ quan của bản thânnhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của họ theo đúng chuẩn mực quy định.
1.2 Những vấn đề chung về kỹ năng nhận xét góp ý
1.2.1 Nguyên tắc của kỹ năng nhận xét góp ý
Để đảm bảo việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý hiệu quả và đưa ralời nhận xét góp ý mang tính xây dựng cho người khác, chúng tôi đã xây dựngcác nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Chủ thể tìm ra những điểm tích cực hay đánh giá cao ở đối tượng cần nhận xét góp ý:
+ Tìm ra những ưu điểm hiện tại mà đối tượng giao tiếp đã làm được.+ Những ưu điểm sẵn có trong con người của đối tượng giao tiếp
+ Tìm ra ưu điểm hiện tại trước, sau đó đến ưu điểm sẵn có
+ Chủ thể thể hiện cho đối tượng giao tiếp thấy bản thân đánh giá caođối tượng ở điểm gì?
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo nhận xét góp ý đúng vấn đề mà đối tượng giao tiếp cần:
+ Nhận xét góp ý đúng vào trọng tâm, không góp ý chung chung nhâncách của đối tượng giao tiếp
+ Đi từ khái quát đến cụ thể, từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ
Trang 17+ Nhận xét từ hình thức đến nội dung, nếu có sai sót hãy góp ý để đốitượng giao tiếp kịp thời sửa chữa.
- Nguyên tắc 3: Chủ thể đảm bảo nhận xét góp ý những điểm tích cực nhiều hơn những hạn chế của đối tượng giao tiếp (Khen nhiều hơn chê)
+ Đảm bảo khen nhiều hơn chê, khen trước chê sau
+ Khen những ưu điểm hiện tại của đối tượng giao tiếp (về thái độ, cảmxúc, hành vi)
+ Khen rộng hơn những ưu điểm sẵn có của đối tượng giao tiếp (thânthiện, bao dung…)
+ Chỉ tập trung nhận xét góp ý những hạn chế tiêu biểu của đối tượnggiao tiếp
1.2.2 Nội dung của kỹ năng nhận xét góp ý
Để có kỹ năng nhận xét góp ý thì cần thực hiện các nội dung sau:
-Tìm hiểu vấn đề cần nhận xét góp ý của đối tượng giao tiếp:
+ Nguyên nhân của vấn đề:
Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan: do nhà trường, gia đình, xã hội
Nguyên nhân chủ quan: Do bản thân đối tượng giao tiếp
Tìm ra nguyên nhân, từ nguyên nhân tìm cách khắc phục hạn chế.+ Biểu hiện, diễn biến của vấn đề:
Xác định mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề
Vấn đề đã đi đến đâu? Đã giải quyết như thế nào?
+ Hậu quả của vấn đề:
Về cảm xúc: khó chịu, bất hòa, cáu gắt…
Về thái độ: bất cần, không hợp tác…
Về hành vi: chống đối, làm ngược lại vấn đề nhận xét góp ý, sai sótcàng nhiều…
Trang 18-Xác định các ưu điểm và hạn chế của đối tượng giao tiếp trong vấn đề đó:
+ Tìm ra ưu điểm trong vấn đề cần nhận xét góp ý
+ Xác định những hạn chế hay điểm còn tồn tại cần nhận xét góp ý
- Đề cao ưu điểm của đối tượng giao tiếp trong vấn đề đó.
- Chỉ ra những hạn chế của đối tượng giao tiếp trong vấn đề họ đang gặp phải.
- Chủ thể đưa ra hướng giải quyết tích cực theo suy nghĩ chủ quan của bản thân.
- Thái độ nhận xét góp ý chân thành, lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe.
- Chọn thời điểm nhận xét phù hợp: tránh nhận xét góp ý trong trường
hợp đối tượng giao tiếp đang bực bội cáu gắt hoặc bộn bề công việc vì họ sẽkhông có đủ bình tĩnh và thời gian để lắng nghe lời nhận xét góp ý một cáchđầy đủ và tập trung
1.2.3 Phân loại nhận xét góp ý
- Căn cứ vào đối tượng nhận xét góp ý thì có 2 loại đó là:
+ Nhận xét góp ý với cá nhân
Nhận xét góp ý với bạn bè
Nhận xét góp ý với người trên: ông bà, bố mẹ, anh chị…
Nhận xét góp ý với người dưới: các em nhỏ
-Căn cứ vào hình thức nhận xétgóp ý chia làm 2 loại:
+ Nhận xét góp ý công khai: nhận xét góp ý trước mặt nhiều người
Trang 19+ Nhận xét góp ý không công khai: nhận xét góp ý khi chỉ có 2 đốitượng là người nhận xét góp ý và người được nhận xét góp ý.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiêncứukỹ năng nhận xét góp ý cho bạn bè trong các vấn đề tại trường học, từ đóthiết kế các hoạt động rèn luyện phù hợp
1.3 Những vấn đề cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp
ý cho học sinh THPT
1.3.1 Mục tiêu của việc RLKNNXGY cho học sinh THPT
a Kiến thức
-Học sinh hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng nhận xét góp ý
-Học sinh hiểu được các biểu hiện của kỹ năng
b Kỹ năng
Hình thành được các kỹ năng cơ bản trong kỹ năng nhận xét góp ý, đólà:
- Kỹ năng tìm hiểu vấn đề của đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng xác định ưu điểm và hạn chế trong nhận xét góp ý
- Kỹ năng khen đối tượng giao tiếp (đề cao ưu điểm của đối tượng giaotiếp)
- Kỹ năng góp ý hiệu quả (đưa ra hướng giải quyết phù hợp)
- Chủ động và linh hoạt khi xử lý các tình huống cần nhận xét góp ý
1.3.2 Nội dung của việc RLKNNXGY cho học sinhTHPT
Để rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý hiệu quả thì cần rèn luyện những
kỹ năng cơ bản sau:
Trang 20-Kỹ năng tìm hiểu vấn đề của đối tượng giao tiếp:
+ Tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề: nguyên nhân xuất phát từ đâu?Vấn đề đến từ nguyên nhân khách quan (nhà trường, gia đình, xã hội) haynguyên nhân chủ quan (do bản thân học sinh)
+ Biểu hiện, diễn biến của vấn đề: đối tượng giao tiếp đang gặp khókhăn ở đâu? Hạn chế ở điểm nào?
+ Hậu quả của vấn đề: về cảm xúc, thái độ và hành vi
-Kỹ năng xác định ưu điểm và hạn chế trong nhận xét góp ý:
+ Xác định ưu điểm trước, hạn chế sau
+ Tìm ra nhiều ưu điểm hơn hạn chế
+ Chỉ tập trung nhận xét góp ý những hạn chế quan trọng
-Kỹ năng khen đối tượng giao tiếp:
+ Tập trung khen những ưu điểm trong vấn đề của đối tượng giao tiếptrước
Khen về hình thức trước, nội dung sau
Khen những điểm chính trước, chi tiết sau
Khen khái quát trước, cụ thể sau
+ Mở rộng việc khen bằng cách tìm ra những ưu điểm trong con ngườicủa đối tượng giao tiếp
Ví dụ 1: Khi khen bạn cùng lớp để nhận xét và góp ý về hành vi bắt nạtcác bạn trong lớp thì đầu tiên khen bạn khỏe mạnh, có sức hút…sau đó khenbạn rằng bản thân thấy bạn vô cùng thân thiện, khoan dung, luôn có thành ýkết bạn với người khác…
Ví dụ 2: Đắc nhân tâm cũng đưa ra một ví dụ về nhận xét góp ý nhưsau: Một vị giám đốc rất ít khi khen nhân viên nhưng vì muốn góp ý với côthư ký chuyên đánh máy thường xuyên để xảy ra lỗi chính tả trong các vănkiện quan trọng, cho nên khi vừa nhìn thấy cô nhân viên đó ông đã khenchiếc áo mới của cô làm cô gái vô cùng bất ngờ và hạnh phúc, sau đó ông góp
Trang 21ý nhỏ rằng lần sau cô hãy cẩn thận kiểm tra lỗi chính tả trong các văn kiệnquan trọng Vì đang vui vẻ nên cô gái dễ dàng tiếp nhận lời góp ý và từ đócẩn thận hơn khi đánh máy Từ ví dụ trên ta thấy việc khen ngợi trước khi góp
ý là vô cùng cần thiết và quan trọng biết bao
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình nhận xét góp ý:
+ Dùng từ ngữ nhẹ nhàng, thái độ thân thiện để tiếp cận đối tượng giaotiếp
+ Nói ra những ấn tượng tốt đẹp của đối tượng giao tiếp mà chủ thểđánh giá cao
+ Trình bày về ưu điểm trước, hạn chế và góp ý sau
- Kỹ năng chọn thời điểm nhận xét góp ý phù hợp:
+ Tìm thời gian phù hợp: tránh thời gian đối tượng giao tiếp đang bựcbội cáu gắt hoặc bộn bề công việc…vì lúc đó họ sẽ không có đủ bình tĩnh haythời gian để tập trung lắng nghe nhận xét góp ý
+ Tìm địa điểm phù hợp: tại phòng học hoặc những nơi riêng tư nhưnhà riêng, quán nước…
-Kỹ năng góp ý hiệu quả:
+ Đưa ra hướng giải quyết tích cực theo suy nghĩ chủ quan của chủ thể.+ Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong các phương án đưa ra
+ Để đối tượng tự suy nghĩ và lựa chọn phương án phù hợp
1.3.3 Phương pháp RLKNNXGY cho học sinh THPT
Phương pháp là cách thức để chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.Đểrèn luyện kỹ năng hiệu quả thì việc lựa chọn phương pháp rèn luyện kỹ năngphù hợp là cô cùng cần thiết.Vì vậy khi xây dựng và thiết kế những hoạt động
cụ thể cho học sinh cũng cần áp dụng các phương pháp như trong quá trìnhdạy học Các phương pháp rèn luyện phù hợp với từng kỹ năng khác nhau
Dưới đây là một số phương pháp dùng để thiết kế các hoạt độngRLKNNXGY được vận dụng từ các phương pháp dạy học, cụ thể:
Trang 22a Phương pháp sắm vai
- Sắm vai là một trong các phương pháp thuộc nhóm các phương pháp
hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.Sắm vai khôngchỉ được sử dụng trong giảng dạy mà còn sử dụng trong việc tổ chức các hoạtđộng tập thể cho học sinh Sắm vai vận dụng trong tổ chức các hoạt đôngnhằm tạo cho học sinh biết tự đặt mình vào các tình huống giả định, từ đó các
em cùng nhay suy nghĩ tìm phương án giải quyết và tiến hành sắm vai để giảiquyết vấn đề đặt ra giúp học sinh có thêm những kỹ năng mới cho bản thân
- Sắm vai được sử dụng khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năngsống, minh họa cho các buổi thảo luận, giao lưu hoặc khi cần tạo không khívui vẻ, hào hứng cho học sinh
- Những lưu ý khi sử dụng phương pháp sắm vai:
+ Xác định chủ đề và nội dung cần truyền tải tới học sinh
+ Xây dựng kịch bản cho các tình huống cần bám sát chủ đề đưa ra vàđảm bảo có nhân vật, lời thoại, thông điệp và đặc biệt là có xung đột kịch
+ Cho học sinh thời gian để cùng suy nghĩ về tình huống kịch
+ Ban giám khảo (nếu là tổ chức cuộc thi)
+ Sau khi sắm vai cần rút ra ý nghĩa, thông điệp nhằm giáo dục học sinh
- Ưu điểm: Tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái, thư giãn, là điều kiện đểcác học sinh thể hiện năng khiếu của bản thân, phát huy tính tích cực của họcsinh, truyền tải nội dung dễ dàng và giúp học sinh nhớ lâu
- Hạn chế: Nếu tình huống kịch không sát chủ đề, không có xung độtkịch, thì việc sử dụng phương pháp sẽ không mang lại hiệu quả
Trang 23b Phương pháp động não
- Động não là phương pháp kích thích sự sáng tạo tập thể để tìm ra cáchgiải quyết tối ưu vấn đề, là một trong các phương pháp phát huy tính tích cựcnhận thức của học sinh trong quá trình dạy học
- Phương pháp này kích thích sáng tạo ý tưởng qua việc nêu và giảiquyết vấn đề, tiến trình thực hiện như sau:
+ Đưa ra chủ đề, học sinh tổ chức theo lớp hoặc theo nhóm, suy nghĩ vàđưa ra ý tưởng
+ Các ý tưởng được thư ký ghi lại, chưa phân tích và đánh giá
+ Nhà giáo dục lắng nghe đến hết ý tưởng của học sinh, động viên,khuyến khích các em
+ Học sinh được kích thích để xây dựng ý tưởng một cách liên tục.+ Việc đánh giá và lựa chọn ýtưởng được tiến hành muộn hơn, sau khi
đã khai thác hết ý tưởng của học sinh, theo nguyên tắc lấy ý kiến của đa sốlàm kết luận để giải quyết vấn đề
- Ưu điểm: Kích thích được hứng thú và ý tưởng liên tục của học sinh
để giải quyết vấn đề, vấn đề được thảo luận với số lượng nhiều người…
- Hạn chế: Phương pháp này theo nguyên tắc lấy ý kiến của đa số làmkết luận để giải quyết vấn đề, điều này dẫn đến việc giải quyết vấn đề khôngkhách quan, lấy đa số làm trọng mà không chú ý đến giải pháp thiết thực nhất
để giải quyết vấn đề
c Phương pháp tình huống
- Khi tổ chức các hoạt động RLKNNXGY cho học sinh, nhà giáo dục
có thể cho học sinh giải quyết vấn đề qua các tình huống thực tiễn, qua đógiúp học sinh lĩnh hội, củng cố hoặc vận dụng kiến thức
- Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học, trong đó nhà giáodục sử dụng những tình huống thực tiễn có chứa đựng các vấn đề để học sinh
Trang 24giải quyết, qua đó giúp học sinh tìm ra liến thức mới, củng cố và vận dụngkiến thức.
- Đây là phương pháp có tác dụng giúp cho rèn luyện gắn liền với thực
tế đời sống, kích thích hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.Cácbước xây dựng tình huống như sau:
+ Bước 1: Nhà giáo dục xác định tình huống thuộc đối tượng và địađiểm cụ thể trong cuộc sống
+ Bước 2: Xem xét chủ đề và mục tiêu rèn luyện, quyết định xây dựngtình huống để thực hiện mục tiêu nào
+ Bước 3: Xây dựng nội dung tình huống
- Các bước tổ chức giải quyết tình huống:
+ Bước 1: Giới thiệu tình huống
+ Bước 2: Tổ chức phân tích tình huống
+ Bước 3: Tổ chức giải quyết tình huống
+ Bước 4: Tổ chức thảo luận giữa người học
- Ưu điểm: giúp học sinh tiếp cận nhiều tình huống thực tế, biết cách xử
lý các tình huống tương tự xảy ra trong thực tế
- Hạn chế: nhiều vấn đề thực tế chưa tạo tình huống để học sinh trảinghiệm, cách giải quyết vấn đề cũng trên cơ sở lý thuyết, chưa đưa vào thực hành
Trên đây là một số phương pháp phục vụ cho việc thiết kế các hoạtđộng rèn luyện KNNXGY cho học sinh Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng cácphương pháp khác như: Phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập,phương pháp nêu và giải quyết vấn đề…Mỗi phương pháp đều có những ưuđiểm và hạn chế, vì vậy nhà giáo dục cần linh hoạt, sáng tạo trong việc sửdụng các phương pháp và có sự phối hợp giữa các phương pháp để đạt kếtquả cao nhất
Trang 251.3.4 Con đường RLKNNXGY cho học sinhTHPT
Có rất nhiều con đường để rèn luyện KNNXGY cho học sinh THPT, cụthể là các con đường sau:
a Thông qua tiết sinh hoạt lớp
- Sinh hoạt lớp là hoạt động được tổ chức vào cuối tuần, thời gian hoạtđộng là 45 phút, đúng theo yêu cầu của mỗi tiết học trong nhà trường THPT
- Mỗi tiết sinh hoạt lớp được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên tổng kết những ưu, nhược điểm của lớp trong tuầnvừa qua và triển khai những hoạt động trong tuần tới
+ Bước 2: Khen ngợi, tuyên dương những học sinh tích cực hay đạtthành tích tốt trong tuần
+ Bước 3: Tổ chức hoạt động tạo sự đoàn kết trong lớp như: ca hát,chơi trò chơi…
Việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh có thể lồng ghépvào việc tổ chức các hoạt động tạo sự đoàn kết trong tập thể lớp như trên, đểhọc sinh có nhiều thời gian tham gia các hoạt động rèn luyện
b Thông qua tiết chào cờ đầu tuần
Tiết chào cờ đầu tuần gồm các hoạt động sau:
- Chào cờ, tổng kết những hoạt động trong tuần trước, triển khai cáchoạt động trong tuần tới
- Tuyên dương các tập thể lớp đạt thành tích tốt, nhắc nhở các tập thểlớp khác cần cố gắng hơn
- Khen thưởng cá nhân có thành tích học tập tốt hoặc tham gia thi dànhgiải cao
- Tổ chức hoạt động giao lưu theo từng tập thể lớp
Chúng tôi thấy rằng RLKNNXGY cho học sinh có thể lồng ghép vào hoạtđộng giao lưu cuối tiết chào cờ đầu tuần, sử dụng phương pháp sắm vai, giảiquyết tình huống…để học sinh thoải mái, vui vẻ và dễ dàng tiếp thu kiến thức
Trang 26c Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác nhau như:
tổ chức các hoạt động giao lưu theo chủ đề, tổ chức thi tài năng hay thảo luậntheo chủ đề…để rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý, giúp học sinh tự tin, thoảimái khi giao tiếp và có thêm nhiều cơ hội thể hiện tài năng của mình
d Thông qua hoạt động giáo dục theo chủ đề độc lập
Hoạt động giáo dục theo chủ đề độc lập là hình thức tổ chức giáo dụcphổ biến hiện nay.Các chủ đề được chọn lựa để giáo dục gần gũi với học sinhnhư: tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình, an toàn giao thông…và hìnhthức tổ chức cũng rất đa dạng như thảo luận, thuyết trình…Để tiến hành thànhcông giờ hoạt động giáo dục theo chủ đề độc lập cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Khởi động bằng trò chơi hoặc các tiết mục văn nghệ
Bước 2: Nêu rõ chủ đề và nội dung chủ đề muốn giáo dục cho học sinhBước 3: Dùng các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp đểtruyền đạt kiến thức về chủ đề đó cho học sinh
Bước 4: Nhà giáo dục tổng kết lại những kiến thức đã có trong chủ đềmột cách khai quát để học sinh ghi nhớ dễ dàng
Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý có thể trở thành một chủ đề độc lập
để tiến hành giáo dục cho học sinh hoặc có thể lồng ghép vào các chủ đềkhác, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về kỹ năng nhận xét góp ý và
từ đó hoàn thiện về kỹ năng giao tiếp
1.3.5 Ý nghiã của việc RLKNNXGY cho học sinh THPT
Việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý có ý nghĩa rất lớn đối với họcsinh THPT, cụ thể như sau:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần nhận xét góp ý và rèn luyệnđược các nội dung của nhận xét góp ý
- Học sinh tự tin, chủ động, linh hoạt trong giao tiếp, mở rộng thêm cácmối quan hệ xã hội trên cơ sở nhận xét góp ý hiệu quả
Trang 27- Tạo bầu không khí vui vẻ, tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinhkhi tham gia các hoạt động
- Thay đổi được thái độ, cảm xúc, hành vi của đối tượng nhận được lờinhận xét góp ý
- Tạo cơ hội để các học sinh tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, mở rộng
sự hiểu biết đồng thời rèn luyện được các kỹ năng thiết thực cho học sinh: Kỹnăng xác định vấn đề, kỹ năng khen đối tượng giao tiếp, kỹ năng góp ý hiệuquả…
- Giúp học sinh khắc phục tính nhút nhát, rụt rè, tự ti trong giao tiếp
1.3.6 Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh của học sinh THPT
a Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT
Trong suốt quá trình phát triển của cá nhân, tuổi thanh niên là tuổitrưởng thành và hoàn thiện cơ thể cả về giải phẫu và sinh lý Về tuổi đời vàthể chất, tuổi thanh niên thường được xác định là từ 15 – 25 tuổi, trong đóchia làm hai thời kì:
-Thời kì từ 15 - 18 tuổi, được gọi là tuổi đầu thanh niên (thanh niên họcsinh)
-Thời kì từ 18 – 25 tuổi, được gọi là thanh niên trưởng thành
Học sinh THPT thuộc thời kỳ đầu của tuổi thanh niên, dao động từ 15 –
18 tuổi, còn gọi là thanh niên học sinh
b Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
Các học sinh THPT đều mang những đặc điểm tâm lí chủ yếu của thanhniên ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý, cụ thể như:
-Sự phát triển của tự ý thức:
+Thanh niên rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thân thể củamình nên việc người khác nhận xét góp ý dù chỉ là một vấn đề rất nhỏ vềngoại hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em.Vì vậy những lờinhận xét góp ý tế nhị, chân thành bao giờ cũng dễ tiếp nhận hơn
Trang 28+ Khả năng tự đánh giá bản thân:
Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng vì đã có các chuẩnchung của xã hội Tuy nhiên do khả năng nhận thức về bản thân chưa thực sựkhái quát và sâu sắc nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan vềbản thân mình nên đối tượng này rất cần những lời nhận xét góp ý kịp thời đểhọc sinh sửa chữa những sai lầm của bản thân và có những đánh giá chính xác
về chính bản thân mình
Việc đánh giá bản thân được thực hiện theo hai cách: một là so sánhmức độ kì vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được; hai là để thanhniên tự đánh giá các phẩm chất tâm lý của mình và so sánh, đối chiếu với ýkiến đánh giá của mọi người xung quanh
+ Tính tự trọng của thanh niên: Tính tự trọng là sự tin tưởng, tôn trọng
và chấp nhận chính bản thân, nhân cách của mình trên cơ sở tự đánh giá đúngđắn, khái quát về bản thân.Tính tự trọng thể hiện ở thái độ tích cực, lạc quancủa cá nhân, thể hiên sự đánh giá khách quan, nghiêm túc, yêu cầu cao đối vớibản thân mình Người có tính tự trọng thường không chấp nhận sự đánh giákhông đúng về mình, nên trong quá trình nhận xét góp ý sẽ không tránh khỏinhững xung đột về ý kiến trái chiều nhau Nhưng việc nhận xét góp ý sẽ khiếnhọc sinh hiểu ra nhiều thiếu sót hay sửa đổi thái độ chưa đúng của mình Màcách tốt nhất chính là tổ chức các hoạt động về kỹ năng nhận xét góp ý nhiềuhơn, để thông qua trải nghiệm học sinh sẽ có thái độ đúng về bản thân mình
- Sự hình thành lý tưởng sống: hiện nay vẫn còn một bộ phận thanh
niên bị lệch lạc về lý tưởng sống.Những thanh niên này tôn thờ một số nhâncách xấu như ngang tàn, càn quấy… và coi đó là biểu hiện của anh hùng hảohán.Việc hình thành kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh ở lứa tuổi này giúpcác em nhận biết được những lý tưởng sống không phù hợp để nhanh chóngsửa đổi để phát triển một cách toàn diện hơn, trở thành những công dân có íchcho xã hội
Trang 29- Tính tích cực xã hội của thanh niên: Biểu hiện của đặc điểm tâm lý
này như sau:
+ Thanh niên có nhu cầu về tinh thần rất cao
+ Có hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội,văn hóa…
+ Biểu hiện rõ nhất là phạm vi và mức độ tham gia các hoạt động xã hộicủa thanh niên
Tính tích cực của thanh niên góp phần không nhỏ trong việcRLKNNXGY cho thanh niên học sinh, sự hứng thú và mức độ tham gia cũngkhiến việc tổ chức hoạt động cho học sinh dễ dàng hơn
- Lĩnh vực tình cảm của thanh niên:
+ Tình bạn của thanh niên học sinh có ảnh hưởng không nhỏ tới việc
rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý bởi vì ở lứa tuổi này học sinh coi trọng bạn
bè hơn gia đình, việc bạn bè khéo léo trong việc nhận xét góp ý sẽ giúp họcsinh dễ dàng chấp nhận hơn
+ Với tình yêu, thanh niên học sinh về cơ bản là tình cảm lành mạnh và
sự gắn kết chặt chẽ.Vì vậy khi người yêu nhẹ nhàng nhận xét góp ý thì đốitượng giao tiếp sẽ chấp nhận sửa đổi sai sót của bản thân với mong muốn xâydựng hình tượng hoàn mỹ trong mắt người mình yêu
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận xét góp ý của học sinh THPT
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận xét góp ý của họcsinh THPT nhưng nhìn chung đều quy về hai yếu tố, đó là yếu tố khách quan
Trang 30 Các tài liệu chuyên môn về vấn đề rèn luyện kỹ năng
Thời gian tổ chức rèn luyện kỹ năng
+ Do tác động từ phía gia đình: sự quan tâm của gia đình đến việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp, trong đó có kỹ năng nhận xét góp ý
+ Do tác động của xã hội:sự quan tâm của xã hội đối với việc rèn
luyện kỹ năngcho tầng lớp tương lai (thanh niên học sinh)
- Yếu tố chủ quan:
+Sự hiểu biết của học sinh đối với các biểu hiện của kỹ năng
+ Ý thức trong việc rèn luyện kỹ năng của học sinh
Trang 31TIÊU KẾT CHƯƠNG 1
Qua việc tìm hiểu tất cả các khái niệm liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý, chúng tôi xác định được các vấn đề về lý luận cơ bản, làm tiền đề để tiếp tục tiến hành nghiên cứu
Chúng tôi tìm hiểu những vấn đề chung về kỹ năng nhận xét góp ý như: nguyên tắc, nội dung, phân loại vì những vấn đề này chính là nền tảng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này
Từ việc tìm hiểu những vấn đề chung của kỹ năng nhận xét góp ý, chúng tôi đã tiến hành phân tích những vấn đề cơ bản của việc RLKNNXGY dựa trên: mục tiêu, nội dung, phương pháp, con đường hình thành, ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh để tiến hành khảo sát và thiết kế các hoạt động rèn luyện phù hợp
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN XÉT GÓP Ý CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU – NAM ĐỊNH.
2.1 Giới thiệu khái quát về trường THPT B Hải Hậu – Nam Định
2.1.1 Giới thiệu khái quát về trường THPT B Hải Hậu
Trường THPT B Hải Hậu được xây dựng từ năm 1967 với truyền thốnglịch sử lâu đời, là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đóng tại xã Hải Phú,huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Về tổ chức nhà trường: Hiện nay trường có 3 khối lớp 10, 11, 12 với 28lớp học: 9 lớp 10, 9 lớp 11 và 10 lớp 12 với tổng số 1063 học sinh đang trong
độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi.Trường có 8 tổ bao gồm: tổ Vật lý, tổ Toán – Tin, tổ
Sử Địa – Giáo dục công dân, tổ Văn, tổ Hóa – Sinh – Công nghệ, tổ Ngoạingữ, tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng và tổ Hành chính Có 64 giáo viên và
10 cán bộ công nhân viên hoạt động và giảng dạy trong nhà trường Các tổchức trong nhà trường kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để kịp thời hỗtrợ học sinh phát triển toàn diện cả về đức và tài
Ban giám hiệu nhà trường gồm có 1 Hiệu trưởng là Nhà giáo ưu tú Th.s Quản lý Nguyễn Thị Dung và 3 Phó hiệu trưởng là thầy Ngô Gia Vịnh,thầy Vũ Văn Hoài và thầy Nguyễn Quang Tĩnh Công tác lãnh đạo, quản lýđược thực hiện theo quy chế dân chủ trên tinh thần tôn trọng ý kiến của giáoviên và học sinh
-Về cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục: Bên cạnh 28 phòng học cho tất
cả các khối lớp được xây dựng khang trang sạch đẹp, nhà trường còn trang bịcác phòng chức năng như phòng tin, phòng nghe nhìn, phòng máy chiếu,phòng thực hành Lý - Hóa – Sinh, nhà giáo dục thể chất và đầu tư rất nhiềutrang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy và học của nhà trường
Trang 33Tổ chức hoạt động dạy học: Lịch học toàn trường là 2 buổi/ ngày Buổisáng học chính thức, buổi chiều học phụ đạo và học bù, học giáo dục thể chất
và quốc phòng.Mỗi buổi học 5 tiết, giờ sinh hoạt lớp được tổ chức vào 2 tiếtcuối ngày thứ 6 Sáng thứ 2 hàng tuần sẽ diễn ra lễ chào cờ vào tiết 1 Thờigian biểu: Buổi sáng vào từ 7h và về lúc 11h30’, buổi chiều vào lúc 1h và vềlúc 17h30’ Nhà trường thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng, thanh trachuyên môn,cử giáo viên đi học bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Chất lượng giáo dục của nhà trường: Từ khi thành lập trường đến nay,tập thể giáo viên và học sinh vẫn không ngừng cố gắng cho việc dạy tốt - họctốt Tập thể giáo viên và học sinh rất tích cực, sôi nổi tham gia các hoạt động,phong trào trong ngành Một số thành tích nổi bật như: nhiều năm liền giữvững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, trường luôn dẫn đầu về dạy và họctốt với tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và thi đỗ đại học cao Năm học 2015 –
2016 trường kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3, đội tuyển học sinh giỏi vềvăn hóa và thể chất đạt thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi của huyện vàtỉnh…
2.1.2 Một vài đặc điểm của học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu
Khối 10 gồm 365 học sinh đến từ các xã khác nhau của huyện Hải Hậu
- một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, học sinh phải trải qua kì thi tuyểnsinh gắt gao để có cơ hội được học tập tại trường
Học sinh lớp 10 đang ở lứa tuổi đầu thanh niên (thanh niên học sinh),
từ 14- 15 tuổi, là tuổi đang có sự hoàn thiện cả về thể chất và tâm lý Nội tâmphong phú, phức tạp, luôn muốn thể hiện bản thân, coi trọng tình bạn và nảysinh tình yêu, thích tham gia các hoạt động xã hội là những đặc trựng tâm lý ởlứa tuổi này Đây là lứa tuổi đã có sự tự ý thức và tính tự trọng cao nhưngthường có những thái độ, cảm xúc và hành vi mang chút cảm tính cá nhân,chưa đúng theo chuẩn mực quy định Vì vậy cần phải trang bị cho các em kỹ
Trang 34năng sống cần thiết, đặc biệt là kỹ năng nhận xét góp ý để học sinh thay đổithái độ, cảm xúc, hành vi theo đúng chuẩn mực quy định, hoàn thiện nhâncách của bản thân khi còn trên ghế nhà trường.
Các học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu cũng có đầy đủ nhữngđặc điểm của thanh niên học sinh như trên, ngoài ra nhiều học sinh rụt rè, ngạigiao tiếp và chưa có kỹ năng nhận xét góp ý như: chỉ tập trung nhận xét góp ýkhuyết điểm, dùng thái độ gay gắt khi nhận xét góp ý…đều để lại ấn tượngkhông tốt trước mặt đối tượng giao tiếp, làm đối tượng không muốn tiếp thu
và không có mong muốn sửa chữa sai lầm theo đúng chuẩn mực quy định.Vìvậy, rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý là vô cùng cần thiết cho học sinh lớp
10 trường THPT B Hải Hậu
2.2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định
2.2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu
- Mục tiêu khảo sát
Thu thập số liệu, thông tin chính xác, cụ thể về nhận thức, trình độ kỹnăng nhận xét góp ý, việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh lớp
10 trường THPT B Hải Hậu và những nguyên nhân dẫn dến thực trạng đó
- Nội dung khảo sát
+ Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh lớp 10 trường THPT
B Hải Hậu về tầm quan trọng của kỹ năng nhận xét góp ý
+ Thực trạng trình độ kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh lớp 10trường THPT B Hải Hậu
+ Thực trạng nội dung rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinhlớp 10 trường THPT B Hải Hậu
+ Thực trạng con đường rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinhlớp 10 trường THPT B Hải Hậu
Trang 35+ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ýcho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu.
- Đối tượng khảo sát
+ Về phía giáo viên: Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi(PKS 02, phầnphụ lục) cho 9 giáo viên đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm ở các lớp 10
+ Về phía học sinh: Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi (PKS 01, phầnphụ lục) cho 365 học sinh của 9 lớp 10 để tăng sự khách quan trong quá trìnhkhảo sát, cụ thể như sau:
Số phiếu phát ra là 365 phiếu
Số phiếu thu vào là 341 phiếu
- Phương pháp quan sát
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát cách nhận xét góp ý của
học sinh với bạn bè và quan sát các hoạt động của giáo viên trong việc rènluyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh ở trên lớp và trong các hoạt độnggiáo dục khác
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành phát phiếu khảo
sát cho 9 giáo viên chủ nhiệm lớp 10 và 365 học sinh ở 9 lớp 10 trường THPT
B Hải Hậu
+ Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã tiến
hành phỏng vấn sâu một số giáo viên chủ nhiệm và một số học sinh lớp 10trường THPT B Hải Hậu
- Kết quả khảo sát
Để tìm hiểu về thưc trạng việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho họcsinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 365 họcsinh của 9 lớp 10, 9 giáo viên chủ nhiệm lớp 10 và thu được kết quả như sau:
Trang 362.2.2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu
Để tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng nhận xétgóp ý của giáo viên và học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (PKS 01, PKS02) để thu thập thông tin và đưa ra kết quả thực tế
2.2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh lớp 10 về tầm quan trọng của kỹ năng nhận xét góp ý
Mức độ nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của kỹnăng nhận xét góp ý được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của kỹ
năng nhận xét góp ý
Mức độ (%) Rất quan
trọng
Quan trọng Bình
thường
Không quan trọng
Trang 38Qua bảng số liệu 2.1 ở trên chúng tôi nhận thấy phần lớn các giáo viên vàhọc sinh trong trường THPT B Hải Hậu đã nhận thức được tầm quan trọng của
kỹ năng nhận xét góp ý, chỉ có một bộ phận các học sinh chưa nhận thức đầy đủ
về tầm quan trọng của kỹ năng này mà thôi, cụ thể như sau:
Với nội dung học sinh xác định được vấn đề cần nhận xét góp ý có
66.66% giáo viên và 35.77% học sinh đánh giá ở mức rất quan trọng, 33.34%giáo viên và 48.38% học sinh đánh giá nội dung này ở mức độ quan trọng Tỉ lệđánh giá giữa hai mức độ rất quan trọng và quan trọng giữa giáo viên và học sinhtuy không giống nhau nhưng lại rất cân bằng, từ đó cho thấy số liệu thu được rấtđáng tin cậy Ở nội dung này, chỉ có 1 bộ phận học sinh đánh giá nội dung này ởmức độ bình thường (15.85%) và không có giáo viên và học sinh nào cho rằngnội dung này không quan trọng Điều này chứng tỏ nhận thức của giáo viên vàhọc sinh ở nội dung này khá tốt Qua phỏng vấn sâu một số giáo viên thì đa sốcác thầy cô giáo đều khẳng định cốt lõi của việc nhận xét góp ý chính là phải xácđịnh đúng vấn đề cần nhận xét góp ý, từ đó mới suy nghĩ đến việc phải nhận xétgóp ý như thế nào để đạt hiệu quả tối đa
Về nội dung vai trò thứ hai là giúp học sinh rèn luyện các nội dung của kỹ năng nhận xét góp ý, có55.55% giáo viên và 32.84% học sinh lựa chọn ở mức độ
rất quan trọng, 44.45% giáo viên và 52.19% học sinh cho rằng nội dung nàyquan trọng Trong đó có 14.1% học sinh đánh giá rằng nội dung này ở mức độbình thường và 0.87% học sinh cho rằng điều này không quan trọng, không cógiáo viên nào cho rằng nội dung này bình thường và không quan trọng Các giáoviên đã đánh giá rất cao nội dung này trong khi nhiều học sinh chưa nhận thứcđược điều đó Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với một số học sinh đánhgiá nội dung này ở mức độ không quan trọng, em Vũ Hồng Khiêm Lớp 10A5 đã
chia sẻ rằng: Bình thường chúng em đã phải học rất nhiều kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội nên em không muốn học thêm thứ gì khác Nếu có học thì sau này em học cũng không muộn Hoặc học sinh Trần Văn Chung lớp 10A8 đã nói rằng: Em thấy kỹ năng này không quan trọng, có học hay không cũng không
Trang 39sao.Việc các học sinh nhận thức chưa đúng đắn về nội dung này đã đề ra nhiệm
vụ là chúng tôi phải thiết kế các hoạt động để thay đổi nhận thức và giáo dục kỹnăng nhận xét góp ý cụ thể cho các em
Học sinh tự tin, chủ động, linh hoạt trong giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội trên cơ sở nhận xét góp ý hiệu quảlà nội dung vai trò thứ ba,
có 22.23% giáo viên và 54.25% học sinh cho rằng nội dung này rất quantrọng, 77.77% giáo viên và 31.67% học sinh đánh giá là quan trọng, không cógiáo viên nào đánh giá nội dung này ở mức độ bình thường và không quantrọng Phần lớn học sinh cho rằng nội dung này rất quan trọng (54.25%) vàphần lớn giáo viên cho rằng nội dung này có ý nghĩa quan trọng với học sinh(77.77%) Một số học sinh đánh giá nội dung này ở mức độ bình thường(11.43%) và không quan trọng (2.65%)
Có 11.12% giáo viên và 27.27% học sinh đánh giá nội dung vai trò thứ
tư thay đổi được thái độ, cảm xúc, hành vi của đối tượng nhận được lời nhận xét góp ýở mức độ rất quan trọng, có 88.88% giáo viên và 44.57% học sinh
đánh giá là quan trọng Như vậy phần lớn giáo viên đều nhận thức rằng nộidung ý nghĩa này là quan trọng (88.88%), trong khi các học sinh nhận thứcchưa đầy đủ về ý nghĩa này, biểu hiện ở việc 28.16% học sinh đánh giá ýnghĩa này là bình thường đối với bản thân Không có giáo viên và học sinhnào đánh giá rằng nội dung này không quan trọng
Vai trò thứ năm tạo cơ hội để các học sinh tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn thiện các kỹ năng về giao tiếp ứng xửcó 66.66% giáo viên và
40.76% học sinh đánh giá ở mức độ quan trọng; 33.34% giáo viên và 39.58%học sinh nhận định vai trò này ở mức độ rất quan trọng Ở nội dung nàykhông có giáo viên nào đánh giá ở mức độ bình thường và không quan trọngnhưng lại có 15.83% học sinh đánh giá vai trò ở mức độ bình thường và3.83% học sinh cho rằng vai trò này không quan trọng Mức độ đánh giá rấtquan trọng và quan trọng giữa giáo viên và học sinh không có sự chênh lệch
Trang 40nhiều, từ đó có thể khẳng định, cả giáo viên và học sinh đều nhận thức đúngđắn lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý.
Vai trò thứ sáu giúp học sinh khắc phục tính nhút nhát, rụt rè, tự ti trong giao tiếp, phần lớn giáo viên và học sinh đều cho rằng vai trò này rất
quan trọng (55.55% giáo viên và 48.97% học sinh), tiếp theo chọn mức độquan trọng (44.45% giáo viên và 36.36% học sinh), học sinh vẫn đánh giá vaitrò này ở mức độ bình thường (12.2% học sinh) và không quan trọng(2.65%).Như vậy cho thấy giáo viên đã nhận thức được đầy đủ về vai trò ýnghĩa của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý còn học sinh thì vẫn cònđánh giá sai lệch và cho rằng kỹ năng này là không cần thiết.Điều này ảnhhưởng rất lớn đến việc học sinh dễ không giữ vững lập trường bản thân Khichúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với em Trần Thùy Dương lớp 10A5 khi em
đánh giá vai trò này rất quan trọng, em chia sẻ rằng: Bản thân em cũng rất nhút nhát và khép kín, nhiều lúc em rất muốn nhận xét góp ý cho bạn hay các bài giảng ở trên lớp nhưng em sợ nói sai và nhận xét góp ý không đúng thầy
cô vàcác bạn chê cười nhưng lại không biết làm thế nào để khắc phục điều này.Một học sinh khác là em Nguyễn Thị Hoa lớp 10A8 nói với chúng tôi rằng: Em rất muốn học kỹ năng này để hoàn thiện bản thân nhưng không biết học ở đâu vì thầy cô ít khi dạy về vấn đề này Em từng chứng kiến một bạn trong lớp vì muốn nhận xét và góp ý với một bạn khác về việc bạn đó không chịu trực nhật khi đến lượt mình nhưng lại chưa đúng cách làm người bạn kia rất tức giận, cuối giờ còn tụ tập thêm nhiều bạn khác để dạy cho bạn đã nhận xét góp ý với mình một bài học
Ở nội dung cuối cùng là tạo bầu không khí vui vẻ, tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh khi tham gia các hoạt động, tỉ lệ giáo viên và học sinh lựa
chọn mức độ rất quan trọng và quan trọng không có sự chênh lệch quá nhiều,
số liệu rất sát nhau và có sự đáng tin cậy, cụ thể: mức độ rất quan trọng (giáoviên 44.45%, học sinh 39%), quan trọng (55.55% giáo viên và 40.76% học