1. Lý do chọn đề tài Môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ ngày nay có những thay đổi đáng kể. Nhịp độ phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giao lưu quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những tác động phức hợp, đa chiều làm ảnh hưởng và thay đổi mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người trong xã hội hiện nay. Cục diện mới này làm cho toàn xã hội có cái nhìn và những quan điểm mới về giáo dục. Mà vấn đề đặt ra và quan tâm hiện nay là giáo dục KNS cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh trong nhà trường nói riêng. Một thực tế trong vấn đề trung tâm liên quan đến việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là ngày nay thế hệ trẻ thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa đến sức khỏe, nhân cách và hạn chế cơ hội học tập. Do đó, nếu chỉ bằng thông tin không thôi thì không đủ bảo vệ họ tránh những rủi ro này. Giáo dục KNS hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận KNS có thể cung cấp cho học sinh các KN để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức. Mặt khác, KNS là thành phần quan trọng của nhân cách con người trong thời đại ngày nay. Từ đây, con người muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại thì đòi hỏi phải có KNS. Kỹ năng sống vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân. Giáo dục KNS trở thành mục tiêu và là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt tinh thần của một nền giáo dục toàn diện. Vì lẽ đó, nhu cầu tiếp cận KNS một cách trực tiếp hay gián tiếp, nhu cầu được thông tin, được giáo dục và được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển KNS ở mỗi người là một nhu cầu chính đáng, trong đó có học sinh tiểu học. Cấp tiểu học là cấp học nền tảng có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của một con người. Theo Luật giáo dục năm 2005, tại Điểm 2 - Điều 27 có nêu rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học là “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”. Và như vậy, muốn dành cho học sinh tiểu học một môi trường tốt nhất cho việc đặt nền móng về nhân cách và tạo tiền đề bền vững cho quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh thì việc quan tâm giáo dục và hình thành các KN cần thiết ban đầu ở trường tiểu học có một vai trò và ý nghĩa quyết định trong toàn bộ quá trình đó. Ở Việt Nam, từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện giáo dục KNS cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức Unicef tại Việt Nam. Giáo dục KNS cho học sinh được thông qua việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế như các môn học: Tự nhiên xã hội, đạo đức, mỹ thuật, thủ công...và gần đây giáo dục KNS theo hướng tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục KNS vào nội dung môn học hay hoạt động nào, bằng phương pháp gì, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất đó là điều mà hiện nay nhiều nhà quản lý, nhà giáo tâm huyết quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu. Qua một thời gian tiếp cận đường lối giáo dục KNS thông qua việc tích hợp vào dạy học môn học trong chương trình giáo dục, chúng ta nhìn ra một vấn đề rằng với thời lượng quy định của một tiết học giáo viên không thể truyền tải hết nội dung, tinh thần về KN nào đó có thể tích hợp để giáo dục học sinh như mong muốn và học sinh cũng khó có khả năng thể nghiệm được những tri thức thu nhận được qua các bài học. Vì vậy, phương thức tích hợp giáo dục KNS cho học sinh đồng bộ trên tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng tiếp cận KNS gắn với thực tiễn và nền tảng giá trị sống là sự lựa chọn tối ưu cho giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Bởi lẽ, giáo dục KNS phải thông qua hoạt động và chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành KN, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo và khả năng tự bảo vệ ở mỗi học sinh và hơn thế nữa qua hoạt động giáo dục trong nhà trường với hệ thống nội dung đa dạng, cập nhật và phù hợp với đối tượng giáo dục; hình thức phong phú, thiết thực và sáng tạo chúng ta có thể đạt được mục tiêu thực hiện đảm bảo nguyên lý giáo dục như ở Điều 3- Mục 2 Luật giáo dục 2005 đã xác định “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Với tinh thần trên, là người trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục tiểu học trong ngành giáo dục huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, tác giả cũng không nằm ngoài sự lựa chọn đó. Huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai là một huyện mới được thành lập năm 2009. Với đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục của một huyện miền núi thuộc vùng kinh tế mới của khu vực Tây Nguyên, huyện Chư Pưh có những nét đặc trưng vùng miền như dân số trẻ, đa sắc tộc, đa văn hóa...Yếu tố vùng miền đã tạo ra nhiều thách thức trong vấn đề dân sinh, dân trí và nhiều thiệt thòi về đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ trẻ, trong đó có học sinh tiểu học mà đặc biệt là học sinh tiểu học đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện hoạt động giáo dục KNS trong các trường tiểu học trên toàn huyện còn mang tính bị động, khuôn mẫu, đơn điệu, chiếu lệ và theo thời vụ. Thời lượng cũng như định lượng và sự quan tâm dành cho hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường còn rất hạn chế. Hầu như chỉ được quan tâm tích hợp giáo dục tự phát trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thậm chí còn nhầm lẫn đánh đồng mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu giáo dục ngoài giờ lên lớp trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện. Mà hiện tại, phần lớn ở các trường trên địa bàn huyện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp diễn ra còn nặng tính hình thức, lặp đi lặp lại theo định kỳ về nội dung, hình thức, chủ đề, chủ điểm trong nhiều năm học. Một số trường còn xem nhẹ, bỏ ngỏ hoạt động này vì đổ lỗi cho điều kiện nhà trường, đối tượng học sinh...Đa số các trường triển khai thực hiện tích hợp giáo dục KNS trong các môn học, tiết học ... và chỉ là thực hiện tuyên truyền giáo dục đơn thuần chứ chưa thực sự quan tâm tổ chức một hoạt động giáo dục chuyên biệt, đúng tinh thần. Trong khi đó, học sinh tiểu học ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số nói chung và học tiểu học ở huyện Chư Pưh nói riêng rất thiếu thốn về KNS do điều kiện hoàn cảnh mang lại. Sự thiệt thòi và thiếu hụt về KNS của các em dẫn đến những hậu quả, hệ lụy đáng tiếc trên toàn huyện trong vài năm gần đây, đáng để suy ngẫm về trách nhiệm của các nhà quản lý, nhà giáo, các cấp ngành liên quan và trong toàn xã hội. Việc quản lý giáo dục KNS trong nhà trường đúng hướng, đúng nhu cầu góp phần tăng tính hiệu quả giáo dục toàn diện cho ngành giáo dục huyện nhà; tạo ra cơ hội và điều kiện để học sinh được tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng thiết thực cho chính bản thân các em. Từ những lý do trên, với cương vị là Hiệu trưởng trường tiểu học, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý giáo dục.
M BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HUỲNH TRỌNG CANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HUỲNH TRỌNG CANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hữu Hoan HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Qua học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo cùng bạn bè, đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới: - Học viện Quản lý giáo dục, Trung tâm Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu. - Lãnh đạo UBND huyện Chư Pưh và Phòng GD và ĐT huyện Chư Pưh, Ban giám hiệu, cán bộ Đoàn – Đội, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Pưh đã tạo điều kiện, cộng tác, cung cấp thông tin cho hoạt động nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Hữu Hoan người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Huỳnh Trọng Cang i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm KN Kỹ năng KNS Kỹ năng sống TLXH Tâm lý xã hội ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phạm vi nghiên cứu 5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 8. Cấu trúc luận văn 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài 9 1.2.1. Quản lý 9 1.2.2. Quản lý giáo dục 16 1.2.3. Quản lý nhà trường 18 1.3. Giáo dục kỹ năng sống 19 1.3.1. Kỹ năng sống 19 1.3.2. Giáo dục kỹ năng sống 25 1.3.3. Yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống trong trường tiểu học theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo 26 1.3.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học 26 1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 33 1.4.1. Quản lý mục tiêu, nội dung và chương trình của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 33 1.4.2. Quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 34 1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 36 1.4.4. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 37 1.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 38 iii 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học 39 1.5.1. Một số vấn đề về kỹ năng sống của học sinh tiểu học miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 39 1.5.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và và các lực lượng giáo dục 43 1.5.3. Trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên 43 1.5.4. Nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống 43 1.5.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống 44 1.5.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá và cơ chế động viên khen thưởng 44 Tiểu kết chương 1 45 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 46 CỦA HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI 46 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 46 2.2. Thực trạng Giáo dục Tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 46 2.2.1. Quy mô phát triển trường 47 2.2.2. Về hoạt động dạy và học 49 2.2.3. Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 52 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục và công tác phong trào 53 2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 54 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 56 2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 56 2.3.1.1. Mục đích khảo sát 56 2.3.1.2. Địa bàn và quy mô khảo sát 56 2.3.1.3. Nội dung khảo sát 56 2.3.1.4. Phương pháp khảo sát 57 2.3.1.5. Phương pháp đánh giá 57 2.3.2. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các nhà trường 57 2.3.3. Thực trạng về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học 65 2.3.4. Thực trạng về quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của Ban giám hiệu các nhà trường 75 2.3.5. Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học 78 iv 2.3.6. Thực trạng về chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học 85 2.3.7. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học 91 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 92 2.4.1. Những kết quả đạt được 92 2.4.2. Một số hạn chế, tồn tại 93 Tiểu kết chương 2 96 CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI 98 3.1. Định hướng triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học 98 3.2. Các nguyên tắc đề xuất 99 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 101 3.3.1. Kế hoạch hóa toàn diện công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đảm bảo tuân thủ quy chế của ngành và phù hợp với điều kiện của trường cũng như tình hình thực tế tại địa phương 101 3.3.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 103 3.3.3. Quản lý hiệu lực công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 105 3.3.4. Quản lý hiệu quả và bền vững việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham gia vào tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 108 3.3.5. Chỉ đạo tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường 114 3.3.6. Quản lý chặt chẽ công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường 127 3.3.7. Đổi mới tích cực công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua, khen thưởng cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường 128 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 131 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 132 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm 132 3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm 132 3.5.3. Nội dung khảo nghiệm 132 3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm 132 v Tiểu kết chương 3 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 135 1. Kết luận 135 2. Khuyến nghị 136 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 137 1. Huỳnh Trọng Cang (2014), “Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai”, Tạp chí QUẢN LÝ GIÁO DỤC, số 60 (5/2014) 137 2. Huỳnh Trọng Cang (2014), “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học”, Tạp chí QUẢN LÝ GIÁO DỤC, số 67 (12/2014) 137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 Câu 3. Ông (bà) nhận định thế nào về nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong trường tiểu học. Đánh dấu (X) thể hiện mức độ đánh giá tương ứng với từng nội dung trong bảng dưới đây: 142 vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT NỘI DUNG Trang Bảng 2.1 Thống kê trường, lớp và học sinh của các trường tiểu học 47 Bảng 2.2 Thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên của các trường tiểu học 48 Bảng 2.3 Thống kê chất lượng đội ngũ của các trường tiểu học 48 Bảng 2.4 Thống tình hình cơ sở vật chất của các trường tiểu học 49 Bảng 2.5 Thống kê kết quả xếp loại học lực của học sinh 51 Bảng 2.6 Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm củ học sinh 51 Bảng 2.7 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL, GV, cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục KNS 58 Bảng 2.8 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL và GV về vai trò của GVCN trong tổ chức giáo dục KNS 59 Bảng 2.9 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL và GV về vai trò của Cán bộ Đoàn, Đội trong tổ chức giáo dục KNS cho học sinh 60 Bảng 2.10 Kết quả khảo sát sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc tìm hiểu về năng lực KNS của con em mình 61 Bảng 2.11 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của cha mẹ học sinh về bản chất và mức độ cần thiết của việc giáo dục KNS 61 Bảng 2.12 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL về nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường 62 Bảng 2.13 Kết quả khảo sát mức độ đánh giá của GV về năng lực KNS hiện tại của học sinh trong nhà trường 66 Bảng 2.14 Kết quả khảo sát đánh giá của GV về mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục KNS hiện nay 70 Bảng 2.15 Kết quả khảo sát đánh giá của GV về việc vận dụng môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục KNS cho học sinh 71 Bảng 2.16 Kết quả khảo sát đánh giá của Cán bộ Đoàn, Đội và GV về mức độ thực hiện giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động tập thể 72 Bảng 2.17 Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS trong nhà trường 77 Bảng 2.18 Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ tham gia phối hợp 79 vii giáo dục KNS giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với GVCN Bảng 2.19 Kết quả khảo sát thực trạng về hứng thú và mức độ tham gia của HS trong các hoạt động giáo dục KNS 80 Bảng 2.20 Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ tổ chức các hoạt động giáo dục KNS ở môi trường ngoài nhà trường và sự tham gia của cộng đồng 83 Bảng 2.21 Kết quả khảo sát thực trạng về thực hiện giáo dục KNS cho HS của GVCN 85 Bảng 2.22 Kết quả khảo sát thực trạng về thực hiện giáo dục KNS cho HS của cán bộ Đoàn – Đội 87 Bảng 2.23 Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL về những khó khăn nhất trong quá trình tổ chức thực hiện giáo dục KNS 89 Bảng 2.24 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS của BGH 90 Bảng 3.25 Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết của 7 biện pháp đề xuất 131 Bảng 3.26 Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về mức độ khả thi của 7 biện pháp đề xuất 132 viii [...]... chư ng sau: Chư ng 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học Chư ng 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai Chư ng 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ... ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai - Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các biện pháp đề xuất trong luận văn 6 Phạm vi nghiên cứu 6.1 Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu. .. chung và chất lượng giáo dục KNS nói riêng 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai 4 Giả thuyết khoa học KNS của học sinh tiểu học vùng nông thôn miền núi huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai còn rất nhiều... tác động giữa các yếu tố trong quản lý Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý Trang 12 15 2 Biểu đồ STT Biểu đồ 2.1 NỘI DUNG Mức độ quan tâm giáo dục KNS cho học sinh ở các Biểu đồ 2.2 trường tiểu học Lý do học sinh thích tham gia các hoạt động giáo dục Biểu đồ 2.3 KNS trong các trường tiểu học Lý do học sinh không thích tham gia các hoạt động giáo dục KNS trong các trường tiểu học Trang 70 81 82 1 MỞ... qua các hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục là những hoạt động do các cơ sở giáo dục (trường học và các cơ sở giáo dục khác) tổ chức thực hiện theo kế hoạch, chư ng trình giáo dục, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm Trong các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học là nền tảng và chủ đạo không chỉ trong các môn học mà có ở tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Nó là hoạt động giáo dục. .. chuyên ngành Quản lý giáo dục 4 2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục KNS cho học sinh tiểu học và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tại các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS hiệu quả và phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện... rằng: Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường [26, tr.135] Theo Phạm Khắc Chư ng; Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến quản lý giáo dục theo nguyên... tụ của hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục [10] 19 Như vậy, quản lý nhà trường về bản chất là quản lý người dạy và người học, là giáo viên và học sinh Giáo viên và học sinh vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý Với tư cách là đối tượng quản lý, họ là đối tượng bị tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) Với tư cách là chủ thể quản lý, giáo viên và học sinh là người tham gia chủ động, ... tăng tính hiệu quả giáo dục toàn diện cho ngành giáo dục huyện nhà; tạo ra cơ hội và điều kiện để học sinh được tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng thiết thực cho chính bản thân các em Từ những lý do trên, với cương vị là Hiệu trưởng trường tiểu học, tác giả lựa chọn vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai để nghiên cứu trong... diện cho các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, đồng thời góp phần rút ngắn khoảng cách về dân sinh, dân trí, về năng lực cá nhân giữa dân tộc kinh và dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong trường tiểu học 5 - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh . giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia. PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI 98 3.1. Định hướng triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học. học. Chư ng 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Chư ng 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho