1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

92 467 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua các môn học...25 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC CHO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Lê Minh Khiêm

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS HUYỆN

NGA SƠN TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

Nghệ An 3/2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn

bè, đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với:

- Ban Giám hiệu Trường đại học Vinh và các Phòng, Khoa tham gia quản lý hệ đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Vinh

- Các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trình độ thạc sỹ chuyên ngành QLGD

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị

Mỹ Trinh - người đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu

và trực tiếp hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn; Ban giám hiệu, đồng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Nga Sơn, các cơ quan đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện Nga Sơn đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn.

Mặc dầu bản thân đã cố gắng rất nhiều, song với kinh nghiệm nghiên cứu còn ít ỏi,nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì thế, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi của các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Minh Khiêm

Trang 3

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

4 Giả thuyết khoa học 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Phạm vi nghiên cứu 8

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Đóng góp mới của luận văn 8

9 Cấu trúc của luận văn 9

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS 9

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở 15

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua các môn học 25

Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC CHO HỌC SINH THCS HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA 31

2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 31

Trang 4

2.2 Thực trạng hoạt động GDKNS thông qua các môn học cho học

sinh THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 39

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS qua các môn học cho HS THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 47

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDKNS qua các môn học 54

Kết luận chương 2 55

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA CÁC MÔN HỌC CHO HỌC SINH THCS .56

HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA 56

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 56

3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học cho học sinh trung học cơ sở tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 57

3.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất ……… 70

Kết luận chương 3 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

1 Kết luận 74

2 Kiến nghị 75

PHỤ LỤC 79

Trang 5

7 GDCD Giáo dục công dân

8 GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp

19 TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Số lượng trường lớp, học sinh các cấp, các bậc học………34 Bảng 2.2 Cơ sở vật chất trường, lớp các cấp học, bậc học……… 34 Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS huyện Nga Sơn….36 Bảng 2.4 Nhận thức về sự cần thiết phải GDKNS qua các môn học……… 38 Bảng 2.5 Nhận thức về các KNS cần GD thông qua các môn học………… 39

Trang 6

Bảng 2.6 Mức độ tích hợp nội dung GDKNS qua các môn học……… 41 Bảng 2.7 Mực độ chất lượng thực hiện GDKNS qua các môn học………….41 Bảng 2.8 Mức độ chất lượng GD các KNS qua các môn học ở THCS……… 42

Bảng 2.9 Tính hiệu quả của GDKNS qua các hình thức GD………44 Bảng 2.10 Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL, GV THCS Huyện Nga Sơn………45 Bảng 2.11 Các loại kế hoạch giáo dục KNS trong trường THCS………46 Bảng 2.12 Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDKNS cho HS…… 48 Bảng 2.13 Đánh giá về chỉ đạo thực hiện KH GDKNS qua các hình thức khác nhau……….49 Bảng 2.14 Sự phối hợp giữa CBQL với các lực lượng giáo dục trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDKNS……… 50 Bảng 2.15 Đánh giá kết quả GDKNS ở các trường THCS huyện Nga Sơn 51 Bảng 3.1 Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS qua các môn học cho HSTHCS huyện Nga Sơn………69 Bảng 3.2 Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS qua các môn học cho HSTHCS huyện Nga Sơn………70

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển như vũbão đã tạo ra những bước tiến nhảy vọt, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh

Trang 7

vực của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên thế giới, trong đó có lĩnhvực giáo dục và đào tạo

Các nước, bắt đầu từ những nước có nền khoa học phát triển, từ nhiềuthập niên gần đây đã tiến hành xem xét lại toàn bộ hệ thống giáo dục củamình và chuyển dần từ dạy kiến thức chuyên môn sang dạy cách chủ độngtiếp cận và chọn lọc kiến thức cần thiết phục vụ cho đời sống Việc học tậpkhông chỉ thực hiện ở nhà trường mà có thể ở nhà hoặc ở bất cứ đâu Cơ hộihọc tập không chỉ dành cho lứa tuổi cắp sách đến trường mà với bất cứ ai

Nghị quyết số 29/NQ-TW đã được Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI)thông qua ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Với mục tiêu: "Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” Giáo dục Việt

Nam đã chuyển mục tiêu từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành vàphát triển năng lực cần thiết của người học để đáp ứng sự phát triển của đất

nước, qua đó thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ 21: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống” Để thực hiện mục

tiêu nói trên, giáo dục cấp THCS cần được đổi mới theo hướng phát huy tính

Trang 8

tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhântheo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển chung

về thể chất, tâm lý và xã hội, để họ có "khả năng thích nghi và hành vi tích cực đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"

Hiện nay, các trường THCS ở huyện Nga Sơn đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống bằng cách lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống vào trong các buổi hội thảo chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ từng bộ môn Bên cạnh đó, có một số giáo viên có hứng thú nghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở vào các môn học một cách sáng tạo

Tuy nhiên các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường THCS chưa

có nhận thức đầy đủ, đúng đắn việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đôikhi còn xem nhẹ công tác này, chỉ chú trọng về việc truyền thụ kiến thức chohọc sinh và mang nặng tư tưởng “thi gì học nấy”; đội ngũ giáo viên chưa đượcđào tạo, bồi dưỡng bài bản để có thể tiếp cận và dạy kỹ năng sống một cáchhiệu quả; chủ yếu là báo cáo chuyên đề về kỹ năng sống vào các buổi chào cờ,hoạt động ngoài giờ lên lớp hay tích hợp trong các môn học như Giáo dụccông dân, Ngữ văn, Nguyên nhân của hạn chế nói trên, đó là chưa có nhữnggiải pháp quản lý hữu hiệu đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh trên địa bàn huyện Nga Sơn

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài " Quản

lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa"

Trang 9

Vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông quacác môn học cho học sinh THCS huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý có tính khoa học

và khả thi, thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹnăng sống cho học sinh THCS

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục

kỹ năng sống qua các môn học cho học sinh THCS tại huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hóa

5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện phápquản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua các môn học cho học sinh tạicác trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

6 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹnăng sống cho học sinh THCS thông qua các môn học (bao gồm các môn:Giáo dục công dân, Địa lý, Ngữ văn, Sinh học)

- Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh 7 trường THCS tại huyện Nga Sơn, đó là: THCS Chu Văn An, NgaLiên, Nga Thủy, Nga Yên, Nga Trung, Ba Đình, Nga Vịnh trong thời gian từ12/2014- 4/2015

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích - tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận cóliên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 10

Phương pháp điều tra, lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm giáodục về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trườngTHCS tại huyện Nga Sơn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài và tổ chứcthăm dò về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất

7.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được

8 Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống, quản lýgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

- Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động GDKNS qua các môn học chohọc sinh THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động GD KNS cho họcsinh THCS thông qua các môn học, phù hợp với tình hình các trường THCS ởđịa phương

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh THCS

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ

năng sống qua các môn học cho học sinh THCS tại huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hóa

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

thông qua các môn học cho học sinh THCS tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 11

Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã

vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và kỹ năng đóng vai trò then chốt

giúp cho người học tự tin để vững bước tới một tương lai cóđịnh hướng Riêng về giáo dục kỹ năng sống tuy chỉ mới xuấthiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước, song đã nhanhchóng lan rộng ra khắp thế giới Và có nơi, giáo dục kỹ năngsống không chỉ là một sinh hoạt ngoại khóa mà còn là mộtmôn học chính qui ở nhà trường Ở Việt Nam, dù giáo dục kỹnăng sống được du nhập từ sớm nhưng triết lý và phươngpháp giáo dục kỹ năng sống ít nhiều còn lạ lẫm đối với xã hội

ta nên chưa được sự quan tâm đúng mức Các trường phổthông nhất là từ bậc trung học cơ sở trở lên chưa tạo ra đượcmôi trường học tập trang bị đầy đủ kỹ năng sống cho họcsinh Nhìn chung, giới trẻ Việt Nam còn kém về kỹ năng sống

so với thanh thiếu niên tại các nước phát triển Vì lý do đó, kể

từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD-ĐT Việt Nam đã phát độngphong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực" nhằm mang lại cho học sinh một "môi trường giáo dục antoàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương vàđáp ứng nhu cầu xã hội" Hưởng ứng phong trào này, Trungtâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội đã phối hợp vớiBan dự án Phát triển giáo dục THPT nhanh chóng xây dựng kếhoạch tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai đến cơ sởmột số nội dung thiết thực Một trong những hoạt động đó làchương trình Tập huấn giáo dục kỹ năng sống và bình đẳnggiới tổ chức tại Hà Nội vào 5 ngày đầu tháng 10/2008 cho các

Trang 12

giáo viên cốt cán một số trường THPT của 11 tỉnh phía Bắctham gia (trong thời gian tới, nội dung hoạt động trên sẽ đượcTrung tâm triển khai tiếp tục cho các tỉnh phía Nam) Qua đợttập huấn này, giáo viên sẽ biết cách hình thành cho học sinhcác kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt mụctiêu, biết cách giúp các em hiểu kỹ hơn về giới và bìnhđẳng giới cùng các tri thức thiết yếu để hiểu biết bản thân, tựbảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng Đồng thời chính bảnthân giáo viên được củng cố và phát triển nhiều kỹ năng khácnhư hoạt động nhóm, xây dựng kế hoạch, xử lý tình huống,các cách giải quyết vấn đề, mà các học sinh cần được trang

bị để tồn tại, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống và pháttriển tốt trong một xã hội đầy biến động như hiện nay Từ đó,dần dần cũng có một số ít cá nhân giáo viên có hứng thúnghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtrung học cơ sở một cách đơn lẻ, tự phát, sáng tạo Tuy nhiên,việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cũng nhưnghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năngsống cho học sinh bậc trung học cơ sở cả nước nói chung vàtrên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng từ trướcđến nay vẫn chưa thực sự được các đơn vị trường học cũngnhư các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện một cách có

hệ thống

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Kỹ năng sống

Trang 13

Thuật ngữ KNS (Life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi trongnhiều lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.Thuật ngữ này xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên thế giới

Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vithích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xửhiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày

Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành

vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hìnhthành thái độ và kĩ năng

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc

(UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning

to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra

quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ; Học làm người

(Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm

soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ; Học để sống với người khác (learning to

live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng

định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm

(Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩnăng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,

Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩnăng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất củaKNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực

trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

1.2.2 Giáo dục kỹ năng sống

Trang 14

GDKNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinhnhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành

vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhânvới xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người chung quanh

và của cá nhân với chính mình, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được pháttriển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống ViệcGDKNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các thanhthiếu niên học sinh để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránhđược những khó khăn trong thực tế đời sống

Đối với học sinh cấp trung học cơ sở, nội dung GD KNS hướng vàotrang bị những tri thức cần thiết giúp họ thích ứng và phát triển thông quaviệc giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống, phù hợp với điều kiện cánhân và hoàn cảnh, môi trường sống Các hoạt động GDKNS sẽ trang bị chohọc sinh những kỹ năng tự chủ, kỹ năng nói “không”, khả năng tự đưa raquyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêucực trong cuộc sống chung quanh…

GD KNS là hoạt động giúp cho người học có khả năng về mặt tâm lý

xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cáixấu”

Nhưng GDKNS cho trẻ không phải là đưa ra những lời giải đơn giảncho những câu hỏi thông thường mà phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi.Công tác GDKNS cho học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi nó có sự tác độngđồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và cộng đồng xãhội

GDKNS ở nhà trường phổ thông được tiến hành thông qua 2 con đường

cơ bản: qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và qua các môn học

1.2.3 Giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học

Trang 15

Tìm hiểu về phương thức tổ chức GDKNS trong trường THCS hiệnnay cho thấy: GDKNS không thể bố trí thành một môn học riêng trong hệthống các môn học của nhà trường phổ thông Việt Nam bởi KNS phải được

GD ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp, do đó GDKNS phảithực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục khác

Trong các nhà trường THCS hiện nay có thể đưa những nội dungGDKNS có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáodục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia vềbiên giới, biển, đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo

vệ môi trường, an toàn giao thông Như vậy, có thể triển khai tích hợpGDKNS vào các bộ môn chính khóa: Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dụccông dân - những môn học có nhiều ưu thế hơn trong GDKNS cho học sinh

1.2.4 Quản lý; quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

1.2.4.1.Quản lý

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:

- Theo Từ điển tiếng Việt do trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuấtbản năm 1992, [20, tr178] quản lý có nghĩa là:

+ Trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định

+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định QL

là quá trình duy trì hệ ổn định để phát triển và tạo ra sự phát triển trong thế ổnđịnh

- Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989) “Quản lý là sự tác động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọichung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục

tiêu dự kiến” (Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục) [16,

tr.130])

- Theo Nguyễn Bá Sơn (2000), trong tác phẩm “Một số vấn đề cơ bản vềkhoa học quản lý” đã viết: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể

Trang 16

những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình laođộng” [19, tr.15]

Các chức năng quản lý

Bản chất của quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý.Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đãđưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng cơ bản của quản

để thực hiện kế hoạch hoạt động

+ Chỉ đạo: gồm triển khai hướng dẫn thực hiện kế hoạch;

ra quyết định để thực hiện các hoạt động trong kế hoạch

+ Kiểm tra: gồm theo dõi thực hiện, kiểm soát, kiểm kê,hạch toán, phân tích quá trình thực hiện và điều chỉnh nếucần thiết

Như vậy, có thể nói: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối cácnguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nộilực) một cách

tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất

1.2.4.2 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Quản lý hoạt động GDKNS cho HS THCS là tổ hợp những cách thức tácđộng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu GDKNS cho học sinh THCS theo dự kiến

Nội dung quản lý hoạt động GDKNS cho HS THCS:

Trang 17

- Tiếp cận theo chức năng quản lý: nội dung quản lý hoạt động GDKNS

có thể là: Lập kế hoạch quản lý hoạt động GDKNS; tổ chức thực hiện kếhoạch GDKNS; chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDKNS; kiểm tra, đánh giá việcthực hiện kế hoạch GDKNS

- Tiếp cận hệ thống: Nội dung quản lý hoạt động GDKNS có thể là: quản

lý các yếu tố đầu vào (đội ngũ; chương trình GD; CSVC, tài chính ); quản lýquá trình GDKNS; quản lý kết quả GDKNS

- Tiếp cận theo các thành tố của hoạt động GDKNS: Quản lý mục tiêu,chương trình, nội dung, phương pháp và kết quả GDKNS; quản lý người dạy

và người học trong hoạt động GDKNS

Trong luận văn này để nghiên cứu về quản lý hoạt động GDKNS cho HSTHCS thông qua các môn học chủ yếu sử dụng cách tiếp cận thứ 1: theo cácchức năng cơ bản của quản lý

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

1.3.1 Trường trung học cơ sở

Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta, giáo dục cơ bản kéo dài

12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp Tiểu học, cấp Trung học cơ sở, và cấpTrung học phổ thông Cấp Trung học cơ sở gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đếnlớp 9, bắt đầu từ 11 đến 15 tuổi Đây là một cấp học bắt buộc để công dân cóthể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp THCS có thể học nghềhay trung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc THPT) Học sinh đếntrường phải học các môn sau: Toán, Vật lý, Hoá học (lớp 8 và 9), Sinhhọc, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân, Ngoại ngữ,Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học Ngoài ra học sinh có thêm một số tiếtbắt buộc như: giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp (lớp 9) Hếtcấp trung học cơ sở, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên thành tích học tậptích lũy trong bốn năm Muốn theo học tiếp trình độ cao hơn (cấp THPT) họcsinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh

Trang 18

1.3.2 Mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

1.3.2.1 Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt và quan trọng trong thời

kỳ phát triển của trẻ em vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổitrưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳquá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị” Đây là lứa tuổi cóbước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏithời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạonên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ,tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này Ở lứa tuổi này có sự tồn tại song song

“vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triểnmạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống và hoạt động… của các em.Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triểncác khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống,hoạt động khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:

- Mặt thứ nhất: Những điểm yếu của hoàn cảnh kìm hãm sự phát triểntính người lớn: Hiện nay nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạtđộng không làm những công việc khác của gia đình, của xã hội mà chỉ chútâm vào việc học tập

- Mặt thứ hai: Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tínhngười lớn: đó là sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quábận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều đểsinh sống Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn Phươnghướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướngsau:

+ Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều,nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít

Trang 19

+ Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quantâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với “mốt”, coi trọng việc giaotiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đềtrong cuộc sống để tỏ ra mình cũng như người lớn.

+ Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưngthực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như:dũng cảm, tự chủ, độc lập, e ấp, dịu dàng, … không còn quan hệ với bạn khácphái như trẻ con

Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơsở,phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức củanhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanhniên Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên sẽ giúp

ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện

1.3.2.2 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng

ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiệnthuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm vàcách thức cần làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựnggiúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là mộtphương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người và cộng đồng thì

kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS

1.3.2.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đốivới thanh thiếu niên, theo WHO, gồm các nhóm kỹ năng chính sau đây, cầnđược giảng dạy và tổ chức cho các em thực hành:

a) Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình:

- Kỹ năng tự nhận thức: là kỹ năng mà mỗi con người, trước hết, cần

phải tự nhận biết và hiểu rõ bản thân, hiểu rõ những tiềm năng, tình cảm, xúc

Trang 20

cảm cũng như vị trí của mình trong cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh

và mặt yếu của họ nữa

- Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng Khi mỗi người tự

nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộngđồng thì lòng tự trọng được mô tả như là “sự nhận thức những điều tốt đẹpcủa bản thân” Nó còn đề cập đến việc mỗi người cảm nhận như thế nàonhững khía cạnh mang tính cá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi, … và

họ sẽ phát triển như thế nào trên cơ sở những kinh nghiệm bản thân để trở nênthành thạo và thành công khi làm những điều mà họ dự định

- Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết

được những gì bản thân mình muốn và tại sao lại muốn đồng thời là khả năngtiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bản thân mình muốn trongnhững hoàn cảnh cụ thể bao gồm một loạt các tình huống khác nhau như : từchối sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo mình; nêugương, kêu gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng

- Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của

mỗi người Những cảm xúc như sợ hãi, yêu thích, e thẹn, phẫn nộ, mongmuốn được thừa nhận,… hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là dođáp ứng một cách tức thời đối với tình huống Vì thế mà chúng không thểđoán trước được và có thể dễ dàng đưa con người ta đến những hành vi màsau này họ sẽ phải hối tiếc Do vậy, việc xác định và sau đó là đối phó vớinhững cảm xúc là khả năng cho thấy rằng con người ta có thể nhận thấy vàphải tính đến những xúc cảm của mình cùng nguyên nhân cụ thể của chúng để

có những quyết định chế ngự, không để cho những cảm xúc của bản thân chiphối

- Đương đầu với căng thẳng (kỹ năng ứng phó với stress): Căng thẳng là

một phần hiển nhiên của cuộc sống Những vấn đề trắc trở của bản thân, củabạn bè thân thiết, của các thành viên trong gia đình; những mối quan hệ bị đổ

Trang 21

vỡ, … là những minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống conngười Trong những mức độ hữu hạn, khi một cá nhân có khả năng đương đầuvới sự căng thẳng thì căng thẳng lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vìchính những sức ép của sự căng thẳng đó buộc cá nhân phải tập trung vàocông việc của mình và hưởng ứng một cách thích hợp Do đó, cũng như kỹnăng đối phó với cảm xúc, thanh thiếu niên học sinh cần phải có khả năngnhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũng như biết cách khắcphục nó.

b) Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác:

- Mối quan hệ giữa các cá nhân: Các mối quan hệ là bản chất của cuộc

sống Chúng có hình thái và quy mô khác nhau Khi đứa trẻ lớn lên, trẻ phảiphát triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọng trongcuộc sống của trẻ như bố mẹ, họ hàng, láng giềng, thầy cô giáo Trẻ cần phảibiết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để chúng có thểphát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của chúng

- Kỹ năng thiết lập tình bạn: Một cá nhân cần có nhiều bạn để cùng chia

sẻ các hoạt động, niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sống và cả tham vọng.Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời Vì vậy, trẻcần phải nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiếtlập, phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợi ích chânchính

- Sự cảm thông (kỹ năng thấu cảm): là khả năng tự đặt mình vào vị trí

của người khác khi họ phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng dohoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân họ gây ra để hiểuđược tình cảnh của họ và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻchân tình với người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coi khinh họ với bất kỳ

lý do nào Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể

tự quyết định và đứng vững trên đôi chân của họ một cách nhanh chóng nhất

Trang 22

- Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đối với thanh thiếu niên, sức

ép để bản thân được giống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn

Vì vậy, đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè cùng lứa là một kỹ năng rấtquan trọng Nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm tráingược của bạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen xấu thì bảnthân cần phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất khôngthể chấp nhận được đó, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bảnthân cho dù có thể bị chế nhạo, đe dọa hoặc ghẻ lạnh từ nhóm bạn đó

- Kỹ năng thương lượng: Kỹ năng này có liên quan đến tính kiên định,

sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cũng như khả năngthỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân Kỹ năngthương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những áp lực, sự đedọa của hoàn cảnh, những rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cánhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè Cần phải nhận định rõ vị trí của cánhân và thiết lập kỹ sự hiểu biết lẫn nhau trong các mối quan hệ để có kỹnăng thương lượng tốt

- Kỹ năng giải quyết xung đột không dùng bạo lực: là kỹ năng có liên

quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến kỹ năng thương lượng

và các kỹ năng đương đầu với xúc cảm, với căng thẳng, lo âu Xung đột làđiều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là điều cần thiết song kỹ năng giảiquyết xung đột không dùng bạo lực sẽ giúp cho những xung đột trở nên cótính xây dựng

- Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan

hệ của con người Do vậy, một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất làkhả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người Khả năng này baogồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếpcủa họ như thế nào cũng như nhận biết được nhiều cách giao tiếp của họ khácnhau ra sao

Trang 23

c) Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả:

- Tư duy phê phán: Như đã nêu, giới trẻ lớn lên trong thế giới ngày nay

phải đối đầu với nhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòi hỏi đa dạng, phức tạp

và trái ngược của bố mẹ, thầy cô, bạn bè, phải tiếp nhận, đáp ứng nhiềuthông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhà lãnh đạo,quảng cáo, của âm nhạc, tôn giáo, Vì thế, trẻ cần phải có khả năng phântích, gạn lọc, phê phán để có được quyết định phù hợp

- Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, con người thường xuyên bị đặt vào

những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường Do vậy, họ cần phải có tư duy sángtạo nghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởngmới, cách sắp xếp và tổ chức mới để có thể có một hoặc nhiều phương cáchđáp ứng lại những hoàn cảnh đó một cách phù hợp

- Kỹ năng ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước

những lựa chọn để ra những quyết định Có những quyết định tương đối đơngiản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sốngnhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ,đến tương lai cuộc đời Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhucầu đối lập người ta cần có khả năng lựa chọn để ra một quyết định có hiệuquả đồng thời phải ý thức được các tình huống có thể xảy ra, phải lường đượcnhững hậu quả trước khi ra quyết định từ sự lựa chọn của mình

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn

thận, phân tích những vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bước nhằm cảithiện tình hình Đây là kỹ năng có liên quan đến kỹ năng ra quyết định vànhiều kỹ năng khác Chỉ khi trải qua thực hành việc ra quyết định và giảiquyết vấn đề thì trẻ mới có thể xây dựng được những kỹ năng cần thiết để cóthể có những lựa chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà chúng phảiđương đầu

Tóm lại, trong cuộc sống, các kỹ năng sống thường không hoàn toàntách rời nhau và để đạt được hiệu quả mong muốn thì việc giáo dục kỹ năng

Trang 24

sống cho trẻ không nên giảng dạy riêng biệt mà phải được thực hiện như làmột phần không thể tách rời của các chương trình giáo dục đa dạng gồm giáodục sức khỏe thể chất, giáo dục trách nhiệm công dân,

1.3.2.4 Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua môn học

Để tạo thuận lợi cho việc học tập kỹ năng sống của học sinh bậc trunghọc cơ sở, có thể kể đến các phương pháp giáo dục cụ thể sau:

- Phương pháp động não: Động não là một kỹ thuật sáng tạo để làmnảy sinh ra các ý tưởng và giả định về một vấn đề Để nắm bắt được các ýtưởng của đối tượng về một chủ đề, ta có thể đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thăm dòđối tượng bằng phương pháp động não Với phương pháp này, ta yêu cầu đốitượng nói ra cái mà họ nghĩ về chủ đề được đặt ra để xem mức độ hiểu vấn đề

và cách mô tả vấn đề bằng thuật ngữ riêng của họ Phương pháp này cho phéptạo cơ hội để ý tưởng của mỗi người đều có giá trị và chấp nhận không cầnphê phán đồng thời cũng là một cách rất hiệu quả để nghe các ý tưởng từ cácđối tượng trong một giai đoạn thời gian hạn chế

- Phương pháp đóng vai: là phương pháp thể hiện hành động trong mộttrò giả định đối tượng học sinh của ta là nhân vật của một kịch bản định sẵnđứng trước một tình huống đặt ra Đây là phương pháp quan trọng trong giảngdạy kỹ năng sống vì những học sinh tham gia có thể được thử trải qua việc sửdụng các kỹ năng đã học trong các tình huống khác nhau Bên cạnh đó, ngườihọc còn có thể tham quan, thực hành các cách xử trí trong một môi trường antoàn và được giám sát trước khi chạm trán với các tình huống thực

- Phương pháp học tập trên cơ sở tham gia: Học tập tham gia là trọngtâm của việc giảng dạy kỹ năng sống, phương pháp này chủ yếu dựa vào việchọc và làm việc theo nhóm để các thành viên có thể học tập, chia sẻ kinhnghiệm và thực hành các kỹ năng cùng nhau Tính ưu việt của phương pháphọc tập tham gia thể hiện ở chỗ làm tăng sự nhận thức của mỗi thành viên về

Trang 25

bản thân họ và về những người khác, tạo điều kiện cho các thành viên trongnhóm hiểu nhau tốt hơn, động viên sự hợp tác, phát triển kỹ năng nghe và kỹnăng giao tiếp,

- Phương pháp giải quyết vấn đề: là phương pháp sử dụng kỹ năng giảiquyết vấn đề làm kỹ năng cơ bản giúp học sinh hình thành các kỹ năng xácđịnh (phát hiện) vấn đề; xem xét, phân tích vấn đề; tiến hành thử nghiệm vềnhững giải pháp khác nhau, lựa chọn giải pháp tốt nhất, xây dựng kế hoạchtạo ra những thay đổi để cải thiện, kết thúc vấn đề

- Phương pháp xây dựng đề án: là phương pháp hướng dẫn học sinhhọc tập thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiệnhoạt động đó nhằm khắc sâu ý nghĩa thực tiễn của tri thức khoa học Phươngpháp này giúp rèn các kỹ năng xác định vấn đề; xem xét, phân tích vấn đề;giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm,

- Ngoài ra còn một số phương pháp giáo dục khác như kể chuyện,thảo luận nhóm, thực nghiệm, chơi các trò chơi giáo dục minh họa,… thôngthường là các phương pháp giáo dục mang tính trải nghiệm

1.3.2.5 Các môn học có ưu thế trong việc tích hợp GDKNS cho học sinh THCS

Các môn học trong trường THCS đều có những vị trí nhất định trongviệc GDKNS cho học sinh Tuy nhiên, những môn học có ưu thế nổi bật hơn

cả trong GDKNS có thể kể đến: Ngữ văn; Sinh học; Địa lý và Giáo dục côngdân

a) Môn Ngữ Văn: Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựngnhững yếu tố của GDKNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của GDKNS(bao gồm nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: kĩ năng tự nhậnthức, tự tin, tự trọng …; nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: kĩnăng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử giao tiếp, kĩ năng cảm thôngnêu vấn đề, phê phán, ….; nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả:

Trang 26

tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định ), phù hợp với cách tiếp

cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đềcủa cuộc sống

b) Môn Giáo dục công dân: Môn giáo dục công dân ở trường THCS

cũng có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạođức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với mỗi công dân ở mức độ phù hợp với

lứa tuổi, qua đó HS được trang bị những phương thức ứng xử cần thiết, có đạo đức, có văn hoá, phù hợp với những quy định của pháp luật, giúp HS biết sống hoà nhập trong đời sống xã hội hiện tại với tư cách là một chủ thể tích cực, năng động và làm một công dân có ích trong tương lai Bản thân nhiệm

vụ và nội dung môn Giáo dục công dân đã chứa đựng những yếu tố của GDKNS, phù hợp với trọng tâm của GDKNS là quá trình đối thoại, tương tác lẫnnhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của bản thân người học để thực hành kĩ năng;phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhậnthức về các vấn đề của cuộc sống

c) Môn Địa lí: là môn học cung cấp cho HS những hiểu biết cả về tựnhiên và xã hội Vì vậy, việc GDKNS trong môn Địa lí là hết sức cầnthiết, nhằm giúp HS có những kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp vớimôi trường tự nhiên, với xã hội; có khả năng ứng phó và giải quyết một sốvấn đề thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên cũng như xã hộimang lại

d) Môn Sinh học: cung cấp cho HS những phương pháp và cách thức

tư duy giúp các em có những hiểu biết, nhận thức ngày càng mở rộng về môitrường sống phức tạp, hình thành kĩ năng hành động trong giải quyết mốiquan hệ giữa con người - môi trường và có được thái độ đúng đắn trướcnhững vấn đề của môi trường

Trang 27

Như vậy các môn Ngữ văn, GDCD, Địa lý và Sinh học chiếm ưu thế rấtlớn

trong việc GDKNS cho học sinh THCS mà không cần phải đưa thêm cácthông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

cơ sở qua các môn học

1.4.1 Mục đích quản lý hoạt động GDKNS qua các môn học

Mục tiêu của quản lý GDKNS qua các môn học là làm cho quá trìnhGDKNS vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả (kết hợp hài hòa giữa GDKNStrong và ngoài môn học), từ đó góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diệncho HS Cụ thể:

- Về nhận thức: Giúp các lực lượng tham gia GDKNS có được nhậnthức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDKNS cho học sinh trong xãhội hiện nay

- Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnhhành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trongquá trình giao tiếp

- Về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt độngtập thể, hoạt động XH và tích cực tham gia quản lý GDKNS cho HS

Tóm lại, mục tiêu quản lý công tác GDKNS cho HSTHCS là làm choquá trình GD tác động đến HS đúng hướng, thu hút đông đảo các lực lượngtham gia GDKNS cho HS Trên cơ sở đó nhà trường trang bị cho học sinhnhững kiến thức cần thiết về tư tưởng đạo đức, lối sống đúng đắn, kiến thứcpháp luật, hiểu biết về văn hoá XH, khả năng ứng phó, giao tiếp và biết cáchlàm chủ bản thân

1.4.2 Các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua các môn học

Trang 28

1.4.2.1 Lập kế hoạch hoạt động GDKNS qua các môn học

Đây là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lýtrường học Như vậy khi lập kế hoạch người cán bộ quản lý cần phải:

- Xác định mục tiêu của hoạt động GDKNS thông qua các môn học

- Nghiên cứu chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và các kỹ năngsống

Kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDKNS với mụctiêu GD trong từng môn học đó là những mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái

độ, phối hợp với kế hoạch, phương pháp dạy học đối với đặc thù từng bộ môntrên lớp

1.4.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS qua các môn học

Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn hiện thực hóa những ýtưởng đã được nêu trong kế hoạch Các công việc cơ bản gồm:

- Thành lập ban chỉ đạo

- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên

- Xây dựng và ban hành các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế

độ có liên quan đến công tác GDKNS

- Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch

- Tổ chức tốt các hoạt động theo quy mô lớn như thao giảng, dự giờgóp ý để giáo viên rút kinh nghiệm trong từng bước tổ chức dạy học

Trang 29

- Kết hợp các tổ nhóm chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viêntổng phụ trách đội liên tục sát sao với công tác giáo dục các môn học và giáodục KNS.

CBQL cần phải trình bày rõ cách thức triển khai kế hoạch hoạt độngGDKNS thông qua các môn học Với mỗi môn học cần chỉ rõ:

- Mục tiêu của công tác GDKNS trong từng môn học

- Cách tiến hành GDKNS trong từng môn học

- Thời gian để thực hiện từng hoạt động

- Kết luận về công tác GDKNS thông qua môn học, những kiến thức,KNS học sinh cần có sau khi thực hiện hoạt động GD; những tình huống thựctiễn để vận dụng kiến thức, kỹ năng, những sai sót thường…

1.4.2.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS qua các môn học

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường THCS là một hoạt độngthường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học Người cán

bộ quản lý phải chỉ đạo trên tất cả các hoạt động của nhà trường trong đó cóGDKNS

Người cán bộ quản lý có thể chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch GDKNSthông qua các môn học cho HSTHCS gồm: chỉ đạo GDKNS thông qua hoạtđộng của tổ, nhóm chuyên môn; chỉ đạo GDKNS thông qua đội ngũ giáo viên

Trang 30

- Chỉ đạo GDKNS qua các môn học thông qua cách kiểm tra đánh giátheo chuẩn kiến thức kỹ năng và cách thức xử lý tình huống của học sinh đốivới từng bộ môn.

1.4.2.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch GDKNS qua các môn học

Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình quản lý Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giúp ngườicán bộ quản lý xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện nhữngsai lệch, xem xét những gì chưa đạt được hoặc ở mức độ thấp cùng nhữngnguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điềuchỉnh cho kịp thời, phù hợp Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thựchiện kế hoạch GDKNS thông qua các môn học, người cán bộ quản lý phảithực hiện tới các nội dung sau:

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá

- Xác định quy trình đánh giá

- Chuẩn bị phương tiện/Kĩ thuật kiểm tra đánh giá

- Tổ chức thực hiện

- Sử dụng kết quả tự đánh giá của HS

1.4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho HS THCS qua các môn học

1.4.3.1 Yếu tố khách quan:

- Chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, Ngành về GDKNS cho HS

Trong những năm gần đây khi nói đến giáo dục phổ thông, các lựclượng trên toàn quốc đều nói đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Đó là việc “học đi đôi với hành” Nhưng thực tế chương trình học về kiếnthức “hàn lâm” vẫn còn nặng, Bộ giáo dục liên tục có những chương trìnhgiảm tải nhưng thực tế vì chương trình thi , kiểm tra đánh giá học sinh vẫnchưa thay đổi kịp với mục tiêu hiện tại Nghị quyết 29 hội nghị Trung ương 8

Trang 31

khóa XI ra đời đã đề cập tới việc đổi mới “căn bản, toàn diện giáo dục” thìvấn đề này lại được hâm nóng lên và ngành giáo dục đang có những giải phápmạnh mẽ về giáo dục KNS nói chung và GDKNS cho học sinh thông qua cácmôn học.

- Các văn bản, hướng dẫn thực hiện GDKNS qua các môn học của Bộ,

Sở, Phòng…

Theo công văn Số: 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 của Bộ giáo

dục đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học

2014-2015 nêu rõ: Tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.”

Công văn Số: 463/BGDĐT – GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ giáo dục

và đào tạo V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các

cơ sở GDMN, GDPT và GDTX đã chỉ ra việc giáo dục KNS:

Giáo dục KNS thông qua việc tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng tăng cường hoạt động học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

Như vậy với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp Bộ, Sở, Phòng giáo dục đãtạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trong việc quản lý giáo dục KNSthông qua các môn học

1.4.3.2 Yếu tố chủ quan:

Trang 32

- Nhận thức, năng lực quản lý hoạt động GDKNS của lãnh đạo, quản

lý nhà trường

Từ năm học 2008-2009 khi phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” các nhà trường đã chú ý tới việc giáo dục KNS chohọc sinh nhưng vẫn chủ yếu thông qua các công tác ngoại khóa, hoạt độngngoài giờ lên lớp nên việc quản lý công tác này vẫn chủ yếu thông qua cáchoạt động tập thể, chưa có kế hoạch rõ ràng về việc tích hợp GDKNS thôngqua các môn học, công tác này chỉ được đề ra một cách chung chung về mụctiêu giáo dục đó là các mức: kiến thức, kỹ năng và thái độ Trong khi đó vẫnchưa có những chuyên đề về việc tích hợp và quản lý giáo dục KNS nên nănglực quản lý việc giáo dục KNS thông qua các môn học chỉ mang tính tự phát,chưa đồng bộ

- Nhận thức và năng lực tổ chức các hoạt động GDKNS thông qua cácmôn học của GV trong nhà trường THCS

Trong thực tế giáo viên cũng nhận thấy rằng rất nhiều kĩ năng sống đãđược hình thành và phát triển cho học sinh ngay trong bài giảng, tuy nhiênnhững kĩ năng này chưa được đề cập một cách rõ ràng với tư cách là kĩ năngsống mà chỉ ở dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết của bộ môn, chẳng hạn kĩnăng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp cùngcác kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh,

Trong nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở từng lớp của cấpTHCS cũng đã có nhiều nội dung liên quan tới giáo dục kĩ năng sống, đã chứađựng các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ kinh nghiệm học tập vàrèn luyện, kĩ năng cùng tham gia các hoạt động tập thể,… Thực tế cho thấycác kĩ năng này đã được giáo viên chuyển tải cho học sinh và các em dầnchiếm lĩnh được chúng, song giáo viên lại không nghĩ rằng mình đang thựchiện công việc giáo dục kĩ năng sống

- Điều kiện để thực hiện hoạt động GDKNS thông qua các môn học trong nhà trường

Trang 33

Trong các nhà trường THCS hiện nay đã có phối hợp GDKNS với cáchoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhưgiáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật,… Việclàm này sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống;Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên đang làcản trở lớn khi triển khai giáo dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạothói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống.Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ quản lý, giáo viên còngặp nhiều khó khăn (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, kế hoạch thựchiện, tiêu chí đánh giá,…), cho nên cần phải quan tâm nhiều đến việc tăngcường tài liệu, cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện.

Trang 34

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC CHO HỌC SINH THCS

HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA

2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyên Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bản đồ hành chính huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Trang 35

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Nga Sơn

Huyện Nga Sơn ở về phía Đông - Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách tỉnh lỵ 42 kmtheo quốc lộ 1A rẽ sang quốc lộ 10 từ thị xã Bỉm Sơn xuống huyện lỵ (tức ThịTrấn Nga Sơn) Là một huyện thuộc vùng ven biển Thanh Hoá, Nga Sơn nằm

ở toạ độ địa lý là 19056’ 30”đến 2003’45’’ vĩ Bắc và 105034’30” đến 10603’10”kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, phía Nam giáphuyện Hậu Lộc, phía Đông giáp Biển, phía Tây giáp huyện Hà Trung HuyệnNga Sơn gồm 26 xã và 1 Thị Trấn

- Diện tích tự nhiên: 158,109 km2, bờ biển dài 20km

Trang 36

- Số dân là 150.078 người; mật độ dân số: 949 người/Km2

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,73 % năm

- Thu nhập bình quân đầu người là: 5,1 triệu đồng /người/năm

Địa hình Nga Sơn được kiến tạo theo dạng sóng tạo thành 3 vùng rõ rệt:vùng đồng chiêm, vùng đồng màu và ven biển Vùng ven biển với nghề trồngcói, dệt chiếu và nuôi trồng, đánh bắt hải sản; vùng đồng bằng chủ yếu làtrồng các loại cây hoa màu, chăn nuôi và dịch vụ; vùng chiêm trũng chủ yếu

là trồng lúa nước… Vì vậy, nền kinh tế của huyện có thể phân chia theo cơ cấu ngành nghề gồm ba vùng kinh tế, đó là:

- Vùng chiêm trũng gồm 7 xã, chủ yếu là trồng lúa nước, bên cạnh đó là

một số cây hoa màu và chăn nuôi gia cầm… Chủ yếu các xã nằm ở phía tâycủa huyện giáp với huyện Hà Trung và ven các con sông Hoạt và sông BáoVăn Nhìn chung, đời sống của nhân dân vùng này tương đối khó khăn kinh

tế còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết

- Vùng đồng bằng gồm 11 xã và 1 Thị Trấn, chủ yếu là trồng các loại câyhoa màu, dịch vụ và chăn nuôi Nơi đây có nhiều thuận lợi, có trung tâmhuyện, giao thông đi lại thuận lợi, đất đai phì nhiêu, vì vậy đời sống nhân dântương đối ổn định, mặt bằng dân trí cao

- Vùng ven biển gồm 8 xã, chủ yếu là trồng cói, sản xuất các mặt hàng thủcông từ cây cói và nuôi trồng đánh bắt hải sản…trong đó cây cói với nghề dệtchiếu và các sản phẩm từ cây cói trở thành sản phẩm chủ yếu của nhân dânvùng này Cùng với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản ngày càng pháttriển đã đem lại nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân

Nhìn chung tình hình kinh tế của huyện Nga Sơn đã có nhiều chuyển biến,đặc biệt trong những năm gần đây Đời sống của nhân dân từng bước được ổnđịnh

Trang 37

Nga Sơn là huyện ven biển có điều kiện tốt để phát triển kinh tế, do vậydân cư đông đúc Thành phần dân cư chủ yếu là nông dân với nghề trồng lúa,cây hoa mầu và cây cói Số còn lại là những tiểu thương sống ở thị trấn, cácthị tứ, ven sông và cửa biển có điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán.Nga Sơn cũng là miền quê nổi tiếng với những huyền thoại, những danh lamthắng cảnh và di tích lịch sử như sự tích quả dưa hấu, động Từ Thức, cửaThần Phù, đền thờ bà Lê Thị Hoa, căn cứ cuộc khởi nghĩa Ba Đình Conngười Nga Sơn giàu truyền thống cách mạng, có lòng yêu nước nồng nàn,tinh thần lao động sáng tạo Năm 2004 Đảng bộ và nhân dân Huyện Nga Sơn

đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: " Đơn vị anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân"; đã được nhận cờ thi đua của Chính phủ;

nhiều Huân chương các hạng và bằng khen các cấp [Văn kiện Đại hội Đảng

2.1.1.2 Tình hình phát triển giáo dục huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa a) Tình hình phát triển mạng lưới, trường, lớp, học sinh

Hiện nay, toàn huyện có 27 trường Mầm non, 29 trường Tiểu học, 27trường THCS, 4 trường THPT và 1 TTGDTX

Bảng 2.1 Số lượng trường lớp, học sinh các cấp, các bậc học.

Trang 38

2011 - 2012 27 29 27 4 87 6288 10462 8545 6155 31450

2012 - 2013 27 29 27 4 87 6300 10207 8467 5471 30445

2013 - 2014 27 29 27 4 87 6233 10054 8276 4865 29428

2014-2015 27 29 27 4 87 6487 9534 8406 4447 28874

(Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Nga Sơn)

- Trên 99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, hàng năm vàohọc THCS trên 99%, học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT đạt trên 75%

- Các xã xa trung tâm, các xã vùng đồng chiêm trũng, vùng đồng màu,vùng giáo, vùng biển trong những năm gần đây tỷ lệ huy động học sinh vàocác cấp học, ngành học đều đạt tỷ lệ cao kể cả tỷ lệ học sinh đậu vào cáctrường Cao đẳng, Đại học

(Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Nga Sơn)

Căn cứ trên bảng số liệu, có thể thấy cơ sở vật chất trường học hiện nayđược đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, gắn vớiquy hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, khang trang và đảm bảo phùhợp hơn trong việc tổ chức hoạt động học tập, vui chơi của học sinh ngàycàng hiệu quả Hiện nay trên địa bàn huyện Nga Sơn đã có 55/87 (63,2%)

Trang 39

trường đạt chuẩn quốc gia, xếp thứ 2 trong công tác xây dựng chuẩn trong cáchuyện thuộc Tỉnh Thanh Hóa.

b) Tình hình giáo dục trung học cơ sở huyện Nga Sơn.

Tính đến cuối năm học 2013 -2014, Huyện Nga Sơn có 27 trường trung học

cơ sở trong đó có 27 trường công lập, đạt chuẩn quốc gia 12 trường Chấtlượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được các nhà quản lý quan tâmhàng đầu, đó là giáo dục phát triển bền vững Trong nhiều năm liền chấtlượng giáo dục THCS của huyện vươn lên tốp dẫn đầu trong tỉnh Thanh Hóa.Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trên cơ sởhướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Thanh Hoá

Toàn ngành tiếp tục triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…, thông qua việc tổ chức các

hoạt động theo chủ đề, chủ điểm nhân các ngày kỷ niệm

Nâng cao chất lượng dạy học văn hoá kết hợp với các hoạt động tập thểtại nhà trường để thu hút học sinh Công tác khuyến học được thực hiện tốtngay từ trong lớp, trong trường để giúp đỡ kịp thời học sinh có hoàn cảnh khókhăn Thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức xã hội

để vận động học sinh bỏ học trở lại học tập

Các trường THCS trong huyện đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin trongviệc quản lý thông tin và tiến hành đăng tải công khai trên website các vănbản hướng dẫn, các kế hoạch Sử dụng trang web trực tuyến vnedu để quản lýhọc sinh và giáo viên, thông tin kịp thời đến các phụ huynh về tình hình họctập của học sinh thông qua sổ liên lạc điện tử Từ đó các thông tin đến đượcvới cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh một cách kịp thời và mang tínhminh bạch cao

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp

tục được đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội đồng

Trang 40

tình hưởng ứng Công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động về phòngchống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội trong cán bộ, GV, HS và cácbậc phụ huynh HS luôn được quan tâm chỉ đạo Qua đó cảnh quan môi trườngcủa các nhà trường được chú trọng và đầu tư xây dựng đẹp hơn Các mốiquan hệ trong nhà trường trở nên thân thiện hơn, mọi người hiểu biết và cótrách nhiệm hơn trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện, những hoạt độngmang tính giáo dục truyền thống của quê hương, đất nước

Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS huyện Nga Sơn.

Như vậy, căn cứ tình hình mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, cơ

sở vật chất, kết quả đào tạo có thể thấy, giáo dục Nga Sơn đã thu được một

số thành quả nhất định:

- Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển đúng kế hoạch; duy trì và

củng cố chất lượng phổ cập GD, Nga Sơn là một trong những huyện củatỉnh Thanh Hóa làm công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi rấttốt và sớm, đạt chuẩn phổ cập từ năm 1996, đạt phổ cập giáo dục THCS từnăm 2004

- Các trường thực hiện đúng, đủ chương trình của Bộ đề ra, chất lượnggiáo dục từng bước được nâng lên, chất lượng giáo dục toàn diện trong cácnhà trường tiến bộ rõ rệt, hiệu quả giáo dục tăng khá nhanh

Ngày đăng: 23/01/2016, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, Viện Nghiên cứu Sư phạm - ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2007
3. Bộ giáo dục và đào tạo: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 "về việc phát động phong trào thi đua “"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn GV THCS: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn GV THCS
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2014
6. Bộ giáo dục đào tạo: Công văn số: 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn "số: "4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014
7. Bộ giáo dục và đào tạo: Công văn số:463/BGDĐT – GDTX ngày 28/01/2015 V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số:463/BGDĐT – GDTX ngày 28/01/2015
8. Lê Minh Châu, Nguyễn Hải Hà, Trần Thị Tố Oanh (2010), Giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS
Tác giả: Lê Minh Châu, Nguyễn Hải Hà, Trần Thị Tố Oanh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
10. Đảng cộng sản Việt Nam - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
11. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
12. Nhiều tác giả (2010), Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
13. Nhiều tác giả (2007), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Học viện Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 2007
14. Nhiều tác giả (2010), Tài liệu hướng dẫn dành cho giảng viên tập huấn về kỹ năng sống cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, Công ty CP tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống (SHARE) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn dành cho giảng viên tập huấn về kỹ năng sống cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 2010
15. Nhóm biên soạn (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nhóm biên soạn
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
16. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục , Trường CBQLGD-ĐT I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
17. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa 11 (2005), Luật Giáo dục 2005, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục 2005
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa 11
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2005
18. Huỳnh Văn Sơn Giáo dục kỹ năng sống (2007), Bài viết Quan niệm về kỹ năng sống hiện nay, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống" (2007), "Bài viết Quan niệm về kỹ năng sống hiện nay
Tác giả: Huỳnh Văn Sơn Giáo dục kỹ năng sống
Năm: 2007
19. Nguyễn Bá Sơn (2000)-“Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Bá Sơn
Năm: 2000
20. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Trung tâm Từ điển ngôn ngữ
Năm: 1992
2. Bộ giáo dục và đào tạo(2007) Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở Khác
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ các trường THCS, THPT và các trường phổ thông có nhiều cấp học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w