Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh”.. MỤC ĐÍC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015
Trang 2TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Trần Thị Hương TS.Trần Văn Hiếu
Vào hồi….giờ, ngày….tháng… năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP HCM
Trang 3MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) là một nội dung giáo dục chủ yếu, thường xuyên và liên tụctrong các chương trình giáo dục của đa số các quốc gia trên thế giới nhằm hình thành cho thế hệ trẻnăng lực hành động thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống Trong văn bản “Chiến lượcphát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, GDKNS cho học sinh là một trong những nộidung được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt trong chương trình giáo dục
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học Việt Nam là một trongnhững hoạt động giáo dục quan trọng Kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy có ít trường tiểuhọc thực hiện HĐGDKNS một cách thường xuyên và hiệu quả, đa số các trường ít quan tâm nên trình
độ KNS của HS chưa cao
Quản lý HĐGDKNS cho HS tại các trường tiểu học Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ ChíMinh hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác xâydựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá, dẫn đến chất lượng GDKNS cho HS chưa cao
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng, xây dựng hệ thống biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằmnâng cao chất lượng của HĐGDKNS, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho HS tiểu học
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ ChíMinh
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hoạt động GDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS các trường tiểu học tại Thành phố Hồ ChíMinh đã được thực hiện thường xuyên và đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhữngbất cập và hạn chế trong các chức năng quản lý như xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra,đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS Nếu xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện phápquản lý HĐGDKNS cho HS các trường tiểu học gồm: nâng cao nhận thức của các lực lượng giáodục về HĐGDKNS cho học sinh; xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học; tổchức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS và đảm bảo cácđiều kiện thực hiện thì chất lượng HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM sẽ được nâng cao
Trang 45 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểuhọc
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểuhọc tại Thành phố Hồ Chí Minh
5.3 Xây dựng hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểuhọc tại Thành phố Hồ Chí Minh
5.4 Thực nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ởcác trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khảo sát thực trạng về mức độ thường xuyên và mức độ của hiệu quả của HĐGDKNS vàquản lý HĐGDKNS cho HS; xây dựng hệ thống biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học ởcác trường tiểu học công lập TPHCM
- Đối tượng khảo sát: Tập trung vào chủ thể quản lý trường tiểu học, giáo viên, nhân viên, cha
mẹ HS và HS một số trường tiểu học công lập tại TP Hồ Chí Minh
- Thời gian: Từ năm 2011 - 2014
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp luận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
7.1.2 Tiếp cận lịch sử - logic
7.1.3 Tiếp cận thực tiễn
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung có liên quan
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục Khảo sát trình độ kỹ năng sống (KNS) của HS, thực trạng
HĐGDKNS và QL HĐGDKNS cho HS, sự cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp quản lýHĐGDKNS cho HS
7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn một số CBQL, GV, cha mẹ HS các trường tiểu học 7.2.2.3 Phương pháp quan sát Quan sát tổ chức thực hiện HĐGDKNS cho HS.
7.2.2.4 Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này được sử dụng nhằm khẳng định tính khả thi
và hiệu quả của một số biện pháp QLHĐGDKNS cho HS
7.2.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để phân tích các
số liệu có liên quan với nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 58 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
8.1 Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về kỹ năng sống, luận án xây dựng và phân tích hệ thống
các kỹ năng sống cần thiết cho HS tiểu học Từ những cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năngsống cho HS tiểu học bao gồm mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, lực lượng giáo dục vàcác điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, luận án xây dựng và phân tích rõ những
cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học, tập trung vào các khái niệm cơ bản, nội dung
và các chức năng quản lý HĐGDKNS cho học sinh ở trường tiểu học
Trên cơ sở hệ thống nguyên tắc cơ bản, luận án xây dựng hệ thống các biện pháp quản lýHĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học theo các nội dung và chức năng quản lý bao gồm nâng caonhận thức của các lực lượng giáo dục về HĐGDKNS; tăng cường xây dựng kế hoạch, chương trìnhHĐGDKNS; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và các điều kiện thực hiện HĐGDKNS cho HS ởtrường tiểu học TP HCM
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đánh giá thực trạng HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TP Hồ ChíMinh, làm rõ nguyên nhân của thực trạng Trên cơ sở thực tiễn, hệ thống biện pháp quản lýHĐGDKNS cho HS ở các trường tiểu học được xây dựng có tính cần thiết, khả thi và có thể áp dụngvào thực tiễn quản lý HĐGDKNS, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐGDKNS cho HS ởcác trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM.
Chương 3: Biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM
tại TPHCM
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC 1.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
1.1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống
* Nghiên cứu lí luận về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
* Nghiên cứu thực tiễn về giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học
1.1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Nhìn chung, có 4 hướng nghiên cứu chính về quản lý HĐGDKNS cho HS:
1/ Quản lý HĐGDKNS cho HS có quan hệ với quản lý huấn luyện kỹ năng cho người lao động 2/ Nghiên cứu mô hình quản lý nhà trường gắn với mục tiêu GDKNS cho học sinh
3/ Phối hợp quản lý HĐGDKNS cho HS
4/ Nghiên cứu quản lý HĐGDKNS ở các khía cạnh cụ thể: quản lý nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện HĐGDKNS
Tóm lại, trên phạm vi toàn thế giới, từ những năm 1990 đến nay, tuy các quốc gia đã có những
chủ trương, chính sách, chương trình hành động về GDKNS cho HS khác nhau trong việc lựa chọnhình thức và phương pháp giáo dục nhưng các quốc gia đã có nhiều điểm giống nhau về mục đích vànội dung GDKNS cho HS, đã nhận thấy tầm quan trọng của sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhàtrường và các tổ chức xã hội, đề cao vai trò tiên phong của các nhà quản lý giáo dục trong việc hoạch
định, tổ chức, đánh giá HĐGDKNS cho HS
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở trong nước
1.1.2.1 Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Từ những năm 1990, theo xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới, thuật ngữ KNS và GDKNS bắt đầu được quan tâm nhiều tại Việt nam bởi chính phủ và các bộ, ngành liên quan Từ năm 2000, chủ đề GDKNS cho học sinh được bàn thảo và nghiên cứu ngày càng nhiều Bộ GD-ĐT xác định GDKNS cho học sinh là một trong những nội dung chính thức của giáo dục phổ thông Từ năm học 2007 – 2008, Bộ GD-ĐT đã chính thức phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” và xác định GDKNS cho HS là một trong năm nội dung củaphong trào này trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 trong hầu hết các trường học từ
mầm non đến đại học trên phạm vi cả nước [3], [9], [41], [42], [61], [64] Tóm lại, GDKNS cho HS
nói chung, HS tiểu học nói riêng là hoạt động giáo dục có từ lâu trong các chương trình giáo dụcphổ thông tại Việt Nam Nó được lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác và vào hoạt động dạyhọc Từ những năm 1990, với sự phát động của các tổ chức văn hóa, giáo dục trên thế giới, việc
Trang 7nghiên cứu về GDKNS tại Việt Nam bắt đầu khởi sắc, ngày càng mạnh hơn vào những năm 2000với nhiều chương trình, dự án GDKNS cho nhiều đối tượng trẻ em
1.1.2.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Trong những năm 1990, các nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS cho HS chưa nhiều, cho
HS tiểu học lại càng ít Từ năm học 2007-2008 đến nay, trong các kế hoạch năm học hàng năm do
Bộ GD-ĐT ban hành đều có nhắc đến nội dung GDKNS cho học sinh các cấp học Cụ thể hơn,trong các kế hoạch năm học của các Phòng GD-ĐT và các trường tiểu học trên toàn quốc, GDKNScho HS luôn là một nội dung giáo dục không thể thiếu và đó là một trong những nội dung trongcông tác quản lý của hiệu trưởng
Có ba khía cạnh chính trong đa số các nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS cho HS:
1/ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục KNS
2/ Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
3/ Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Tóm lại, quản lý HĐGDKNS cho HS nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một đề tài khá
mới trong nghiên cứu về quản lý giáo dục tại Việt Nam Các nghiên cứu đã có nhiều đóng góp trongviệc xây dựng cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS, đã mô tả thực trạng quản lýHĐGDKNS cho HS ở nhiều khía cạnh và đã đề xuất những biện pháp cần thiết và khả thi Tuynhiên, các biện pháp quản lý được đề xuất còn chung chung, chưa hướng dẫn cụ thể việc lập kếhoạch trong quản lý HĐGDKNS, chưa đề xuất được nhiệm vụ cụ thể cho từng LLGD, thiếu tiêu chíđánh giá HĐGDKNS, và đặc biệt là thiếu những số liệu về kết quả thực hiện để chứng minh tínhkhả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất Đặc biệt, chưa có nhà nghiên cứu nào nghiêncứu về biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
1.2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.2.1 Kỹ năng sống
1.2.1.1 Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống là năng lực tâm lý-xã hội giúp cá nhân có những hành vi ứng phó tích cực đối với các tình huống của cuộc sống Kỹ năng sống thể hiện ở hành vi nhưng hành vi phải mang tính
tích cực Kỹ năng sống không phải do bẩm sinh mà có, cũng không phải do di truyền Nó được hìnhthành dần dần trong quá trình giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá nhân Quá trình hình thành KNSdiễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục nên cần có phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hộitrong quá trình hình thành KNS Kỹ năng sống có nhiều mức độ thành thạo khác nhau Có thể phânchia KNS theo 5 mức như sau: Kém: thể hiện chưa đạt yêu cầu của kỹ năng; Yếu: thể hiện đạt yêucầu nhưng cần sự hỗ trợ của người khác; Trung bình: thể hiện đạt yêu cầu một cách độc lập trong
Trang 8những tình huống quen thuộc, đơn giản; Khá: thể hiện đạt yêu cầu một cách độc lập trong nhữngtình huống mới lạ, phức tạp; Tốt: thể hiện thành thạo một cách độc lập trong tất cả các tình huống.
1.2.1.2 Hệ thống kỹ năng sống của học sinh tiểu học UNICEF chia KNS gồm 3 nhóm kỹ năng
chính UNESCO phân chia KNS thành 4 nhóm kỹ năng gắn với 4 mục tiêu giáo dục Luận án nàychia KNS của HS tiểu học gồm 18 KNS cụ thể, được xếp thành 3 nhóm như sau: 1) Nhóm KNS cánhân, bao gồm các KNS liên quan đến bản thân HS 2) Nhóm KNS xã hội, bao gồm các KNS liênquan đến giao tiếp giữa HS với người khác 3) Nhóm KNS công việc, bao gồm các KNS liên quanđến học tập và làm việc của HS
1.2.2 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Hoạt động giáo dục KNS cho HS là hoạt động, trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, học sinh chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những khả năng, hành vi thích hợp và tích cực để ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
1.2.2.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống Có 5 nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình,
thay đổi hành vi, thời gian - môi trường giáo dục
1.2.2.3 Cấu trúc hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học: Mục đích, nội dung,
hình thức, phương pháp, nhà giáo dục, học sinh, điều kiện
1.3 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.3.1 Một số khái niệm cơ bản
1.3.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học
Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.
Quản lý giáo dục là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý giáo dục đến các đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm thực hiện mục đích chung của hệ thống giáo dục.
Quản lý trường học là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý trường học đến các đối tượng quản lý trong trường học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của trường học.
1.3.1.2 Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học
Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý trường tiểu học đến HĐGDKNS cho HS tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu HĐGDKNS cho HS tiểu học
Ở trường tiểu học, chủ thể gián tiếp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học là các CBQL củaPhòng, Sở và Bộ GD-ĐT phụ trách GDKNS Chủ thể trực tiếp quản lý HĐGDKNS cho HS ởtrường tiểu học là các cán bộ quản lý bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, khối trưởng
và các trưởng bộ phận, phòng ban trong trường tiểu học; trong đó, hiệu trưởng là người đứng đầu và
Trang 9quản lý chung Đối tượng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học chính là HĐGDKNS cho HS tiểuhọc Mục đích quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục KNS, hìnhthành KNS ở HS tiểu học, hình thành khả năng hành động để thích ứng và làm chủ các tình huống
1.3.2 Nội dung quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.2.1 Quản lý mục tiêu HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.2.2 Quản lý kế hoạch, nội dung chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.2.3 Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.2.4 Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.2.5 Quản lý hoạt động của học sinh tiểu học trong HĐGDKNS
1.3.2.6 Quản lý các điều kiện thực hiện HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.3 Chức năng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.1.1 Xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.1.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.1.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học
1.3.1.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.4.1 Các yếu tố liên quan đến nhận thức của các LLGD
1.4.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà quản lý
1.4.3 Các yếu tố liên quan đến điều kiện của hoạt động quản lý
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một nội dunggiáo dục rất quan trọng và cần thiết, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh; đượchầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện hơn 50 năm qua Mục đích của GDKNS cho học sinh làhình thành năng lực tâm lý-xã hội để học sinh có hành vi thích ứng và làm chủ trong các tình huốngcủa cuộc sống Kỹ năng sống của HS tiểu học bao gồm một hệ thống nhiều KNS cụ thể (KNS thànhphần), trong đó có các KNS cá nhân, các KNS xã hội và các KNS công việc-học tập Giáo dục kỹnăng sống cho HS cần tuân theo các nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi
và thời gian-môi trường giáo dục Giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học là một hoạt động giáodục, bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, nhà giáo dục, học sinh tiểu học, điềukiện và kết quả GDKNS
Quản lý HĐGDKNS cho học sinh tiểu học là quá trình tác động có mục đích của nhà quản
lý (trong đó hiệu trưởng là quan trọng) đến toàn bộ HĐGDKNS nhằm thực hiện mục tiêuHĐGDKNS Để đạt được mục đích ấy, nhà quản lý cần quản lý mục tiêu GDKNS, quản lý nội dungGDKNS, quản lý hình thức và phương pháp GDKNS, quản lý CBQL cấp dưới, quản lý nhà giáo
Trang 10dục và quản lý học sinh, quản lý các điều kiện cần thiết cho HĐGDKNS Quản lý HĐGDKNS cho
HS tiểu học được thực hiện bằng cách xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS, tổ chức và chỉ đạocác LLGD thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra
Có nhiều yếu tố chi phối đến công tác quản lý HĐGDKNS cho HS nói chung, HS tiểu họcnói riêng, trong đó ba nhóm yếu tố chính là: nhận thức của nhà quản lý và các LLGD, hoạt độngcủa nhà quản lý và các điều kiện để quản lý HĐGDKNS cho HS
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TP HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Quy mô, cơ cấu
2.2.1 Mẫu nghiên cứu thực trạng
Mẫu điều tra giáo dục
Mẫu điều tra giáo dục gồm 702 người được chọn theo lối phân tầng hệ thống, bao gồm 20trường tiểu học (6 quận nội thành: Quận 3, 4, 6, 8, 10, Phú Nhuận và 3 huyện ngoại thành: HuyệnHóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè)
Mẫu phỏng vấn
Mẫu phỏng vấn có 54 người của 6 trường Mỗi trường 9 người gồm: 1 đại diện BGH, 1 khốitrưởng, 3 GV đại diện của các khối lớp, 4 cha mẹ HS (có ít nhất 1 người trong Ban đại diện cha mẹ
HS) Các trường được chọn ngẫu nhiên gồm: Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà Quận 3, Trường Tiểu
học Phan Đình Phùng Quận 3, Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ Quận 4, Trường Tiểu học Lý Thái
Tổ, Trường Tiểu học Đinh Công Tráng Quận 8, Trường Tiểu học Trần Văn Kiểu Quận 10
Mẫu quan sát Mẫu quan sát gồm 6 trường nói trên.
2.2.2 Mô tả công cụ nghiên cứu
Công cụ khảo sát thực trạng bao gồm ba loại phiếu: Phiếu hỏi ý kiến số 1, Phiếu phỏng vấn(phần 1 và 2), Phiếu quan sát
* Nội dung phiếu hỏi ý kiến số 1 (Phụ lục 1) bao gồm:
- Phần 1: Thực trạng HĐGDKNS cho HS
Câu 1: Đánh giá chung về trình độ KNS của HS và 5 KNS cụ thể theo 5 mức: tốt, khá, trungbình, yếu, kém Câu 2, 3, 4 và 5: Khảo sát mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc thực hiện cácnội dung, hình thức, phương pháp, phối hợp các LLGD trong HĐGDKNS theo 4 mức: không làm,thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên và theo 4 mức: không hiệu quả, ít hiệu quả, hiệu quả, rấthiệu quả
- Phần 2: Thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS
Câu 6: Khảo sát mức độ thường xuyên và hiệu quả của công tác quản lý HĐGDKNS gồm 4nhóm công việc ứng với 4 chức năng quản lý với 34 công việc cụ thể, đánh giá theo 4 mức: không làm,
Trang 11thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên và theo 4 mức: không hiệu quả, ít hiệu quả, hiệu quả, rấthiệu quả Câu 7: Khảo sát nguyên nhân gây nên hạn chế của HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS, theo
5 mức: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, lưỡng lự, đồng ý, hoàn toàn đồng ý
* Nội dung Phiếu phỏng vấn (phần 1 và 2) ở Phụ lục 3
Phần 1 gồm 5 câu hỏi từ 1-5, hỏi về thực trạng HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Phần 2 gồm 5 câu hỏi từ 6-10, hỏi về thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
* Nội dung Phiếu quan sát (Phụ lục 4) Nội dung quan sát là chu kỳ thực hiện, những kết quả
đạt được, những hạn chế của việc thực hiện các hình thức GDKNS cho HS của các trường tiểu học
2.2.3 Quy ước xử lý thông tin
Các thông tin thu thập từ Phiếu hỏi số 1 được quy ước theo thang điểm ở bảng sau:
Bảng 2.5 Quy ước xử lý thông tin thực trạng HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS
Trình độ
KNS của
HS
Mức độ thường xuyên
Mức độ hiệu quả
Mức độ đồng ý Điểm
quy ước
Điểm TB (định khoảng)
ý
4 Từ 3.5 trở lên
Khá Rất TX Rất hiệu quả Đồng ý 3 Từ 2.5 – dưới 3.5
Trung bình TX Hiệu quả Lưỡng lự 2 Từ 1.5 – dưới 2.5
Yếu Thỉnh thoảng Ít hiệu quả Không đồng ý 1 Từ 0.5 – dưới 1.5
Kém Không thực
hiện
Không hiệuquả
Hoàn toànkhông đồng ý
sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV Cụ thể, xét từ cao đến thấp là: nhóm kỹ năng xã
hội (TB= 2.39), nhóm kỹ năng công việc (TB= 2.18), nhóm kỹ năng cá nhân (TB= 2.09) Không có sựkhác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, nhân viên ở cả 3 nhóm kỹ năng HS có khả năng hànhđộng thích ứng và làm chủ trong các tình huống quen thuộc trong cuộc sống, chưa thích ứng với cáctình huống mới lạ và chưa thể hiện KNS một cách thành thạo
2.3.2 Thực trạng HĐGDKNS cho HS các trường tiểu học tại TPHCM
Trong phạm vi của luận án này, thực trạng HĐGDKNS được nghiên cứu ở 2 khía cạnh: mức độthường xuyên và mức độ hiệu quả
2.3.2.1 Đánh giá về thực hiện nội dung GDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Việc thực hiện các nội dung GDKNS cho HS được các trường thực hiện thường xuyên (TB
= 1.68); các kỹ năng xã hội được thực hiện thường xuyên hơn các kỹ năng cá nhân và công việc.Việc thực hiện các nội dung GDKNS được đánh giá ở mức hiệu quả, trong đó nhóm kỹ năng xã hộiđược đánh giá ở mức hiệu quả; và nhóm kỹ năng cá nhân và nhóm kỹ năng công việc được đánh giá
là ít hiệu quả Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV
2.3.2.2 Đánh giá việc thực hiện các hình thức GDKNS cho HS các trường tiểu học tại TPHCM
Trang 12Các hình thức được thực hiện thường xuyên là: lồng ghép nội dung GDKNS trong các tiếtdạy, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoài giờ lênlớp, hoạt động văn thể mỹ, trong giờ ăn, giờ nghỉ, trong các hoạt động Đội, Sao nhi đồng Các hìnhthức GDKNS cho HS chưa được thực hiện thường xuyên là: dạy học KNS như một môn học, tổchức các chuyên đề GDKNS và thông qua tư vấn và tham vấn học đường để GDKNS cho HS
Về hiệu quả, các trị số trung bình dao động từ 1.5 đến 2.1 cho thấy các ý kiến đánh giá việcthực hiện các hình thức GDKNS cho HS tiểu học hiện nay tại TPHCM có hiệu quả nhưng ở mứcvừa phải
2.3.2.3 Đánh giá về phương pháp GDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Các phương pháp GDKNS cho HS được thực hiện ở mức thường xuyên, theo thứ tự là: đàmthoại, thực hành, thảo luận, thuyết trình, trò chơi, trực quan, giải quyết vấn đề, đóng vai
Việc sử dụng các phương pháp GDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM nhìn chung được đánhgiá là có hiệu quả, tuy nhiên ở mức vừa phải (các trị số TB từ 1.8 đến 2.1) Các phương pháp đượccho là có hiệu quả cao hơn các phương pháp khác là: đàm thoại, trực quan, trò chơi và thực hành
2.3.2.4 Đánh giá sự phối hợp các LLGD trong HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM
Về mức độ thường xuyên của sự phối hợp giữa các LLGD trong HĐGDKNS, các điểmtrung bình chung đánh giá của CBQL, GV, NV dao động từ 1.20 đến 1.90 cho thấy sự phối hợp nàydao động từ mức thỉnh thoảng đến mức thường xuyên Về mức độ hiệu quả của sự phối hợp giữacác LLGD trong HĐGDKNS, các điểm trung bình chung đánh giá của CBQL, GV, NV dao động từ1.44 đến 1.94 cho thấy hiệu quả sự phối hợp này dao động từ mức ít hiệu quả đến mức hiệu quả
Các kết quả xếp hạng mức thường xuyên và hiệu quả cho thấy sự phối hợp giữa CBQL, GV,
NV trong trường với nhau và với cha mẹ HS được thực hiện thường xuyên hơn và có hiệu quả hơn
so với sự phối hợp giữa họ với cấp trên và với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4.1 Đánh giá chung về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM được thực hiện thường xuyên Các chứcnăng quản lý được thực hiện ở mức thường xuyên theo thứ tự từ cao đến thấp là: xây dựng kếhoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá (các trị số TB trong khoảng 1.5 đến dưới 2.5), quản
lý các điều kiện được thực hiện ít thường xuyên hơn (TB = 1.46) Không có khác biệt trong đánhgiá giữa CBQL và GV, NV
Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM được thực hiện hiệu quả Các chức năngquản lý được đánh giá có hiệu quả theo thứ tự từ cao đến thấp là: xây dựng kế hoạch, kiểm tra vàđánh giá, tổ chức và chỉ đạo; quản lý các điều kiện được đánh giá ít hiệu quả hơn Không có sựkhác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV về điều này Trong từng chức năng quản lý, kiểmnghiệm hệ số tương quan giữa TB mức thường xuyên và mức hiệu quả cho thấy có tương quan ởmức ý nghĩa 1% Trị số tương quan khá cao, đều trên 0.75
2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Các hoạt động cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS được thực hiện ởmức thường xuyên, các trị số trung bình từ 1.56 đến 1.94
Hiệu quả thực hiện các hoạt động cụ thể về xây dựng kế hoạch được đánh giá ở mức có hiệuquả (các trị số trung bình từ 1.50 đến 1.80)
Trang 132.4.3 Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Nhìn chung, các hoạt động cụ thể của công tác chỉ đạo được thực hiện thường xuyên và cóhiệu quả (TB trên 1.5), trong khi đó các hoạt động cụ thể của công tác tổ chức chưa được thực hiệnthường xuyên và ít hiệu quả
Về công tác chỉ đạo, thứ tự mức thường xuyên và hiệu quả từ nhiều đến ít của các hoạt độngchỉ đạo là: chỉ đạo việc lồng ghép GDKNS vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục của nhàtrường, hướng dẫn các LLGD thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các LLGD xây dựng kế hoạch, theo dõi,đôn đốc và động viên GV, NV thực hiện kế hoạch, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, tổchức các chuyên đề GDKNS cho HS
Về công tác tổ chức, hầu hết các hoạt động cụ thể của công tác tổ chức không được thựchiện thường xuyên (TB dưới 1.5) và ít hiệu quả, đó là: thành lập Ban chỉ đạo HĐGDKNS, quy địnhnhiệm vụ và quyền lợi của các LLGD, chỉ đạo các LLGD trong việc báo cáo kết quả HĐGDKNScho HS, tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cho GV và NV về GDKNS, tham mưu ý kiến cấp trên vềHĐGDKNS, tổ chức giao lưu và học tập kinh nghiệm GDKNS
Tóm lại, công tác tổ chức, chỉ đạo HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM cần được đầu tưnhiều hơn nữa, đặc biệt là ban hành những văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện HĐGDKNS cho
HS và công tác bồi dưỡng, phối hợp các LLGD
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Nhìn chung, CBQL và GV, NV cho rằng các hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho
HS được thực hiện ở mức thường xuyên và có hiệu quả, tuy nhiên các trị số TB chỉ gần với 1.5.Ngoài ra, các kết quả phỏng vấn và quan sát cho thấy việc kiểm tra, đánh giá chưa thực hiện thườngxuyên, chỉ mang tính đối phó và phong trào, còn chung chung, đại khái, chưa có tiêu chí cụ thể
2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM
Các hoạt động được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả gồm: phân bố thời gian và trang
bị tài liệu và phương tiện cho HĐGDKNS Các hoạt động được thực hiện ở mức thỉnh thoảng và íthiệu quả gồm: hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học cho hoạt động GDKNS, phát độngphong trào thi đua GDKNS, phân bố kinh phí cho hoạt động GDKNS
2.5 NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Có nhiều nguyên nhân gây nên hạn chế của công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu họctại TPHCM hiện nay, trong đó các nguyên nhân chính là: sự thiếu hiểu biết của các LLGD vềGDKNS, công tác xây dựng kế hoạch HĐGDKNS của nhà trường chưa được chú trọng, thiếu sựphối hợp giữa nhà trường với gia đình, thiếu kiểm tra và đánh giá, thiếu kinh phí và các điều kiện về
cơ sở vật chất, thời gian, tài liệu cho việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục KNS