= oat a 40 40 40 90 40 0 0 a0 ae a0 a0 ae ae at a8 at af at ae af a a2 ae ad af af af a? at 4 CES
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI :
“TÌNH HÌNH ÙN TẮC GIAO THÔNG NỘI
THÀNH TP.HCM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VĨ MÔ”
Sinh viên thực hiện:
Lê Nguyễn Danh Khoa
Trang 2
® Lời mở đầu:
Trong bối cảnh nên kinh tế hội nhập tổn cầu đã trở thành
một xu thế lớn của quan hệ quốc tế trong thời đại hiện nay Vì vậy nhu cầu đời sống con người ngay càng tăng cả về vật chất lẫn tinh thần Một trong những nhu cầu đó đem lại hiệu quả tích cực lại có
những nhu cầu mang lại khơng ít khó khăn và anh hưởng tiêu cực
đến đời sống của xã hội, những ảnh hưởng về môi trường, chất
thải công nghiệp và đặc biệt là vấn đề trật tự an tồn giao thơng đường bộ đang có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông gia
tăng là nỗi lo của người dân, việc vi phạm trật tự an tồn giao
thơng đang bức xúc trong đời sống kinh tế xã hội Do người ta ai
cũng có điều kiện để có thể sắm cho mình một phương tiện đi lại
Để tạo một hành lang pháp lý trong lĩnh vực này Quốc hội nước ta
đã lần lượt thông qua các luật về giao thông, về việc xử lý vi
phạm giao thông một cách nghiêm khắc và chặt chẽ Bên cạnh đó
nhân tố cũng quan trọng là ý thức của người dân tham gia và chấp
hành luật giao thơng của mình
Nhận thức được những vấn đề trên với quá trình tìm hiểu chúng em đã chọn đề tài: “Tình hình ùn tắc giao thơng nội thành TP.Hồ Chí Minh vàmột số giải pháp vỉ mô” Để đưa ra một số
sáng kiến nho nhỏ phục vụ cho việc chống ùn tắc giao thông trong
nội thành thành phố Hồ Chí Minh mm
i TRƯỜNG THU wie py
A x , A Ị ĐH KÝ THUẬT ĐÔNG waue
Lê Nguyên Danh Khoa-Cao Thị Duyên Whe CÔNG NGHỆ TP.HCM
toy -ˆ
Trang 3DHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
Phan 1: THUC TRANG GIAO THONG TAI THANH PHO HO CHi MINH
I.— Vài nét sơ lược về thành phố Hồ Chí Minh:
1 Các quận, huyện: Hiện nay Thành phô Hỗ
trực thuộc Trung Ương của Việt Nam, được mở rộng và chia thành 19
quận nội thành và 5 huyện ngoại thành; cấp quận được chia thành nhiều
phường, cấp huyện chia thành nhiều xã, và thị trấn
Danh sách các đơn vị hành chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chí Minh là một trong năm thành phố
Diện tích xã và 5 thị trấn a £ A A A £
Tên Quận/Huyện |Đơn vị trực | (km?) itu tra Giữa > Giữa se (từ tháng 12 năm | thuộc (từ tháng | (từ tháng | `^ £ | x
2003) 12 nim 2006) 2006) | 1/10/2004) | 2005) | 2006) |12 năm | tần số | năm nam
Quân 1 10 phường 7.73 198032 | 199899 | 200.768 Quận 2 11 phường 49,74 125.136 | 126.084 | 130.189 Quan 3 14 phường 4,92 201.122 | 199.297 | 199.172 Quan 4 15 phuong 4,18 180.548 | 185.268 | 189.948 Quan 5 15 phường 4,27 170.367 | 192157 | 191.258 Quân 6 14 phường 7,19 241.379 | 243.416 | 248.82 Quan 7 10 phường 35,69 159.49 | 163.608 | 176.341 Quan 8 16 phường 19,18 | 360.722 |366251 | 373086 Quận 9 13 phường 114 202.948 | 207.696 | 214.345 Quan 10 15 phường 572 235.231 | 235.37 | 238.799 Quan 11 16 phường 514 224.785 | 225.908 | 227.22 Quan 12 11 phường 52,78 | 290.129 | 2994306 | 306.922 Quân Gò Vấp 16 phường 19,74 | 452.083 |46846§ |496.905 Quan Tan Binh 15 phường 22,38 | 397.569 |394281 |38768I Quan Tân Phú 11 phường 16,06 | 366.399 | 372.519 |376855 Quân Bình Thanh | 20 phường 20,76 |423896 | 4354 449.943 Quận Phú Nhuận 15 phường 4,88 175293 |175716 | 175.825 Quan Tha Đức 12 phường 47,76 |336571 | 346.329 | 356.088 Quận Bình Tân 10 phường 51,89 |398712 |403643 |447173 Cộng các Quận 259 phuong | 49401 | 5140.412 | 5.240.516 | 5.387.338 Huyện Củ Chi ván và I thi) 43450 |288279 |296032 | 309.648
Huyện Hóc Mơn cá và LH lọoglg | 245.381 |251812 | 254.598
HuyệnBình Chánh ván va I thi) 55969 |304168 |311702 |3304605
Huyện Nhà Bè 6 x4 va | thi tran | 100,41 [72.74 73.432 | 74.945 Huyện Cần Giờ 6 xa va | thi tran | 704,22 |66272 |66444 | 674385
Cộng các Huyện a va 5 thi! 1601 | 976.839 |999422 |1.037181
Toàn Thành phố | “52 Phường, 38L no 0i | 6.117.251 | 6.239.938 | 6.424.519
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên
Trang 4
DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
2 Dân số: (Bảng số liệu cụ thể ở trên)
Theo thống kê chính thức dân số Thành phố Hồ Chí Minh năm
2006 là 6,43 triệu, so với ó,12 triệu người trong năm 2004 Tuy nhiên có khoảng ð triệu người đăng ký hộ khẩu tại thành phố lớn nhất Việt Nam này và số dân có mặt trong thành phố thường cao hơn, thêm khoảng 2 triệu dân ngoại tỉnh làm ăn tại thành phố theo mùa vụ
3 Cơ sở hạ tầng:
Thành phố Hồ Chí Minh (diện tích 2.095 km2) hiện có 3.365 đường giao thông với tổng chiều đài khoảng 3.223Km; mật độ diện
tích đường giao thơng so với tổng diện tích địa bàn chỉ chiếm
1,44Km/Km2 va mật độ diện tích đường trên diện tích chung là 1,7% (theo tiêu chuẩn chung của các nước tiên tiễn, dé đáp ứng giao thông thông suốt, mật độ diện tích đường phải đạt từ 10-20%)
Diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn thành phố còn thấp và được phân bố không đều, cụ thể:
+ Khu vực trung tâm thành phố (quận 1, quận 3 và quận 5) có mật độ đường giao thông trung bình đạt 10,9Km/Km2
+ Khu vực các quận nội thành con lai dat 4,08Km/Km2
+ Tại các quận trước đây là vùng ven như Bình Thạnh, Gò Vấp,
Phú Nhuận, Tân Bình rât thiêu đường giao thông nên việc đi lại gặp khó khăn
+ Tại các quận mới và các huyện ngoại thành, mật độ đường
giao thơng cịn rất thấp, chỉ đạt 0 ,45Km/Km2
Hiện trạng mạng lưới đường giao thông ở từng khu vực cũng có sự khác biệt về tổ chức mạng, kết cấu mặt đường, hệ thống hạ tầng thốt nước, chiếu sáng cơng cộng, vỉa hè, cây xanh Đường ở trung tâm thành phố và khu vực tiếp giáp, các trục đường chính, hướng tâm được xây dựng và bảo dưỡng khá tốt; phần lớn các đường còn lại đều hẹp, chỉ có khoảng 14% số đường có lịng đường rộng trên 12m để CĨ thê tổ chức giao thơng công cộng bằng xe buýt được thuận lợi; 51% số
đường có lịng đường rộng từ 7m đến 12m chỉ phù hợp cho xe ô tô con, xe mini-buýt; 35% số đường cịn lại có lịng đường rộng dưới 7m
chỉ phù hợp cho xe 02 bánh lưu thông Tốc độ phát triển đường không theo kịp với q trình đơ thị hóa ở nhiều khu vực
II Tình hình giao thơng:
Trang 5
1 Trong những năm gần đây, tình hình ùn tắc giao thơng tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng do sự gia tăng quá nhanh của các loại phương tiện vào hành trình giao thơng: vận tốc đi lại trung bình đã chậm hơn nhiều so với các năm trước, đặc biệt là xe ô tô hiện rất khó đi lại trong nội đô thành phố
Theo số liệu thống kê của Phịng Cảnh sát giao thơng đường bộ
- Công an thành phố, riêng trong năm 2006, xe ô tô đã tăng 32.000 xe
(khoảng 10%), xe mô tô tăng 343.000 xe Tính đến thời điểm hiện
nay, Thành 1 pho có 3.200.000 xe các loại đăng ký lưu hành, trong đó ơ tơ chiếm gần 10%
Hình ảnh dễ nhận thấy là trên các trục giao thơng chính và trên các đường ở trung tâm thành phó, dịng xe ô tô dừng chờ rất đài khi qua các giao lộ và để qua được một giao lộ trung bình phải mắt từ 2 - 3 chu kỳ đèn tín hiệu giao thông; hiện tượng này là một trong những nguyên nhân chính gây ra ùn tắc và rối loạn giao thông Vào giờ cao điểm buổi chiều, trên các trục giao thơng chính, trục xun tâm, từng dòng xe buýt di chuyên rất chậm qua các giao lộ và bị bao vây bởi một rừng xe hai bánh
Theo ghi nhận của Phòng CSGT, 8 thang đầu năm trên địa bàn thành phố xảy ra l5 vụ ùn tắc trên 30 phút, gấp 4 lần năm 2006, trong đó vụ ùn tắc có thời gian ký lục trong vòng 5 năm qua xảy ra trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh vào ngày 30.8, kéo dài từ 10 - 17 giờ, chỉ
vì một chiếc ô tô chết máy
Canh Un tat giao thống ở góc ngã ba đường Lý Chính Thẳng - Hai Bà Trưng, 03 (ảnh chụp ngày 15-10)
Chỉ cần một va chạm nhỏ trên cầu Sài
Gịn, phương tiện giao thơng sẽ ùn tắc
kéo dài đến vòng xoay Hàng Xanh (ảnh
chụp ngày 30.8.07 - Ngọc Hậu)
Trang 6DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
Với sự gia tăng nhanh chóng của các loại xe ô tô trong khi hệ thống bãi đậu xe không kịp phát triển để đáp ứng nhu cầu, thiếu chỗ
đậu xe, dẫn đến tình trạng dừng đậu xe tràn lan ở khắp nơi, nhất là
ở khu vực trung tâm thành phố, làm đường sá thêm chật chội và các hành vi vi phạm Luật Giao thông ngày càng nhiêu
Số liệu điều tra về cơ sở hạ tầng cho thấy quỹ đất dành cho giao
thông quá thấp, giao thông tĩnh không tăng trong khi số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng đột biến hàng năm:
_ Số lượng đăng ký mới — Tông số phương tiện quản lí — Năm OT6 Mô tô Tong so OT6 Mô tô Tong so 2000 7.573 | 218.109) 225.682) 131.182} 1.569.355; 1.700.537 2001 13.671 | 383.232} 396.903 | 144.407] 1.968.872] 2.113.279 2002 16.666 | 335.726} 352.392] 158.172 | 2.284.870 | 2.443.042 2003 21.782} 141.369} 163.151} 221.665 | 2.305.415 | 2.527.080 2004 35.214} 211.045] 246.259} 252.861 | 2.428.989 | 2.681.850 2005 23.343 | 143.425 | 166.768 | 267.815 | 2.557.621 | 2.825.436 2006 31.985 | 343.142] 375.127] 296.143 | 2.917.502 | 3.213.645
Chua ké hang ngay cé khoang 500 000 xe 02 banh va 60.000 xe
04 bánh của người váng lai từ nơi khác dén thanh pho
Chỉ riêng số liệu xe đăng ký mới trong năm qua, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố có thêm gần 100 xe ôtô, trên 900 xe môtô và xe gắn máy trong khi các dự án phát triển cơng trình giao thơng cịn rất ít, tiến độ thi công thường bị chậm trễ
Mặt khác, công tác quản lý đơ thị cịn nhiều bất cập, VIỆC xây dựng mới nhiều khu nhà ở cao tầng, cao ốc văn phòng, siêu thị, khách sạn ở khu vực trung tâm thành phố đã tăng mật độ dân cư, tạo áp lực nặng nề cho giao thông công cộng
Sự kết nối giữa mạng lưới giao thông đô thị thành phố với hệ thống giao thông vùng còn thiếu và còn nhiều khó khăn (mạng lưới
cịn thiếu, sự liên kết liên phương thức còn yếu, thiếu kế hoạch bảo trì ) Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hồ Chí Minh địi hỏi một lượng vốn rất lớn trong một thời gian dài Đường bộ là phương thức chủ yếu, chiếm ưu thế của giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh, phương tiện đi lại bao gồm xe buýt 40 - 60 chỗ ngồi, xe taxi, xích lơ và xe ôm Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của hệ thống vận
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên
Trang 7
tải công cộng trên địa bàn thành phố chỉ đạt khoảng 5%; chưa khai thác phương thức đường sắt phục vụ giao thông đô thị; vận tải hành khách bằng đường thủy còn ít, chỉ là cục bộ dọc theo các tuyến sông
Hiện nay, Sở Giao Thông Công Chánh công bố 33 điểm nóng ain tac: Tran Hung Dao - Nguyễn Thái Hoc, Pasteur - Lé Thánh Tôn, Pasteur - Ly Tu Trong, Pasteur - Nguyén Thi Minh Khai, Nguyén Thi
Minh Khai - Đỉnh Tiên Hoàng, Nguyễn Thị Minh Khai - Tôn Thất
Tùng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Công Trứ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa
- Hàm Nghĩ, Trần Quang Khải - Đinh Tiên Hoàng, Pasteur - Võ Văn
Tân, Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định, Nguyễn Thị Minh Khai -
Phạm Ngọc Thạch, Trần Quang Khải - Lý Chính Thắng, Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phú, Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu - Cao Thắng, Nguyễn Đình Chiêu - Nam Kỷ Khởi Nghĩa, Lê Quý Đôn - Võ Văn Tần, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Trần Huy Liệu, Cách Mạng Tháng Tám - Phạm Văn Hai, Trường Chỉnh - Trần Mai Ninh, Trường Chinh - Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý, Trường
Chinh - Tây Thạnh, Lê Văn Sỹ - Trần Huy Liệu, Lê Văn Sỹ - Đặng
Văn Ngữ, Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh, Phan Đăng Lưu - Phan Đình Phùng, Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu, Bạch Đăng - Bùi Hữu Nghĩa - Lê Quang Định, Phan Dang Luu - Dinh Tiên Hoang - No Trang Long, Phan Dang Luu - Nguyễn Văn Đậu Lực lượng CSGT đang tăng cường phối hợp với thanh niên xung phong chốt trực tại các điểm nóng, xử lý khi ùn tắc xảy ra
Ảnh chụp lúc 19 giờ ngày 29.4.08 trên
đường Ủng Văn Khiêm (Q.Bình
Thạnh)
Đường Nguyên Kiệm sáng 12.9.07
- ảnh: Đức Trung
2 Ở trên các tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minh cũng
thường gặp tình trạng: mưa to đường ngập kẹt xe
Chiều 15/10/2007, cơn mưa như trút nước tại TP.HCM làm
nhiêu tuyên đường bị ngập nước, kẹt xe nghiêm trọng
Trang 8
ĐHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
Sau cơn mưa, nước trên đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) đã cao hơn mắt cá chân và tiêp tục dâng cao hơn nửa bánh xe do nước mưa khơng thốt kịp, trào ngược lên mặt đường từ các miệng hồ ga
Nhiều tuyến đường xung quanh khu vực chợ Tân Định (quận 1)
như Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư cũng bị ngập tương tự
Cũng do mưa trùng vào thời điểm tan tầm khiến giao thông khu vực này bị kẹt cứng
Hàng ngàn phương tiện giao thông nối đuôi kéo dài hàng cây số trên các tuyến đường Lý Chính Thắng, Hai Bà Trưng (từ câu Kiệu đến Lý Chính Thắng), Trần Quang Khải trong nhiều giờ liền Đến 19h, giao thông khu vực này vân chưa được giải tỏa mặc dù đã có hơn mười chiến sĩ cảnh sát giao thông điều tiết
Không chỉ vậy, tình trạng kẹt xe còn lan sang nhiều khu vực khác như ngã ba Đinh Tiên Hoàng - Phan Đăng Lưu, khu vực gần cầu
Công Lý (giao đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa) Ngay
tại nút giao thông Hàng Xanh cũng xảy ra tình trạng kẹt xe tương tự do
hàng ngàn phương tiện cứ tranh nhau đi trước
Nhiều tuyến đường xung quanh cơng viên Hồng Văn Thụ (quận Tân Bình) như Hoàng Văn Thụ, Phổ Quang, Phan Đình Giót, Phan Thúc Duyện cũng bị ngập nước khoảng 20 - 30cm làm giao thông khu vực bị ùn ứ trong nhiêu giờ liền
Đường Lê Lai điểm ngập của khu
trung tâm TP HCM lại càng ngập hơn
Chiều 6.11.2007, cơn mưa lớn bất ngờ gây ngập lụt hàng loạt các tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM Các tuyến đường khu trung tâm lâu nay Ít xảy ra ngập nhưng cũng bị ngập tràn như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Lê Lợi, Nguyễn Thái Học, Cống Quỳnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Nghĩa, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Biểu, Trần Bình Trọng Nước mưa đã khiến nhiều đoạn đường bị ngập sâu từ 20-
50cm
waar ¬ + overt ~ —t ° a -
Trang 9
Tai đường Lê Lợi, nước mưa khơng thốt kịp đã tràn cả lên lề đường khiến người điều khiển xe gắn máy không phân biệt đâu là lòng đường và đâu là lề đường Điều này làm cho họ đưa xe vào những đoạn ngập sâu và xe chết máy Xe gắn máy tách lên lề đường chạy khiến tình hình lưu thơng khu vực gần đó là ngã tư Pateur - Lê Lợi trở nên hỗn loạn
Khu vực trước thương xá Tax cũng bị ngập nặng Từng đợt xe lớn đi qua nước muốn tràn cả và sảnh của thương xá Tax Nhân viên của đơn vị này phải túc trực để gạt nước không tràn vào Nước tràn cả qua dãy phân cách đường Lê Lợi, thậm chí nước đã tràn tới phần gầm của xe buýt
Nhiều khu vực lâu nay vẫn ngập thì lại càng ngập nặng như vòng xoay cây Gõ, Kinh DươngVương, Luỹ Bán Bích, Hồ Bình, Dương Bá Trạc, Minh
phụng, 3/2, Lê Hồng Phong, Nguyễn Hữu Cảnh (Q ó, Q.8, Q.10, Q.11,
Q.Tân Phú, Q.Bình Thạnh)
Nhân viên thương xá Tax (tại Lê Lợi - Nguyên Huệ) phải đây
đề nước không tràn vào sảnh -
Cơn mưa to kéo dài đến hơn 17 giờ đã khiến xảy ra kẹt xe, tắc đường nghiêm trọng tại các giao lộ trung tâm TP như khu vực trước UBND
TP.HCM, giao lộ Lê Lợi — Pasteur, Lê Lai - Nguyễn Thị Nghĩa, vịng xoay
cơng trường Qch Thị Trang (Q.1); các khu Tân Kỳ - Tân Quý — Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ - Trần Huy Liệu
Trang 10
DHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
Đường Lê Lợi, ngập tràn trong nước
Trước đó, theo tổng hợp của Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1 (Sở GTCC), từ đầu mùa mưa đến nay (từ 9.5 đến 4.11.2007) đã có 45 trận mưa gây ngập (tăng 30% so với năm 2006 và cao nhất trong 4 năm qua)
Nước ngập sâu, xe chết máy, đã khiến khu vuc trước UBND
TP.HCM bị ùn lắc giao thông hăng giờ liên
Khu quản lý Giao thông Đô thị số 1 cũng nhận định, việc triển khai cùng một lúc nhiều dự án thoát nước lớn trên địa bàn TP như dự án Vệ sinh Môi trường TP, dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường Nứơc TP.HCM Những dự án này đôi khi chưa có biện pháp thi cơng - - dẫn dòng phù hợp nên đã thu hẹp tiết diện cống, cửa xả, kênh rạch thoát nước Bên cạnh đó, hàng loạt cơng trình thi công nhà cao tầng tự tiện bơm nước lẫn bùn đất trong quá trình thi cơng vào hệ thống thốt nước TP Những điều này đã khiến gia tăng mức độ ngập tại một sô điểm ngập trước đây hoặc xuất hiện thêm các điểm ngập mới do thi công Các điểm ngập được xác định là khu vực
Trang 11Pasteur — Lé Loi, khu vuc Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khu vực Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Biểu — Trần Bình Trọng — Trần Hưng Đạo
3 Và bên cạnh đó là tình trạng đào đường gây ùn tắt giao thơng:
Cơng trình trên đường Tôn Đức Thắng triển khai thời điểm cận Tết và thường xuyên gây ra cảnh ùn tắc giao
thông (ảnh chụp lúc 11g ngày 15-1-2008)
Ngày 15-1, tại công trình lắp đặt cống hộp trên đường Nguyễn Văn Trỗi thuộc dự án vệ sinh môi trường thành phố do Tổng công ty
xây dựng Bạch Đăng thi công, nhiều "lô cốt" vẫn đứng sững trên
đường, các phương tiện giao thông qua lại khá chật vật Bên trong công trường, vật tư máy móc cịn tập kết ngồn ngang, có đoạn đường đã được đào lên nhưng chưa được lắp cong Tại một đoạn gần ngã tư Trần Huy Liệu không thấy dấu hiệu của việc thi công Anh Bùi Văn Trực, cán bộ kỹ thuật, cho biết đoạn này lắp đặt công hộp dài 74m nhưng chưa hoàn tắt, hiện tạm ngưng thi công để chuẩn bị tái lập mặt bằng
Trong khi đó, tồn bộ hơn 200m lịng đường Trần Bình Trọng
(đoạn từ giao lộ Trần Bình Trọng - Nguyễn Trãi hướng về đường Trần
Hưng Đạo) cũng bị rào chắn gần một tháng qua để thi công Các phương tiện và người đi bộ chỉ có cách duy nhất là đi lên vỉa hè
Hơn 100m lòng đường Nguyễn Cửu Vân (Q.Bình Thạnh) mới
được rào lại để thi công các công trình thuộc dự án vệ sinh môi trường thành phố Cơ quan chức năng đã treo băngrôn cắm các phương tiện lưu thông vào đường này, trừ xe của người dân trong khu vực, khiến việc đi lại của bà con gặp khó khăn Chịu ảnh hưởng nặng nề vẫn là
những hộ dân buôn bán hai bên đường ở khu vực có cơng trình
Trang 12
DHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
Hiện TP.HCM đang triển khai thi công bốn dự án vệ sinh môi trường TP gồm: dự án
vệ sinh môi trường TP - lưu vực Nhiêu Lộc -
Thị Nghè, dự án cải thiện môi trường nước, tiểu dự án Tân Hóa - Lò Gốm (thuộc dự án
nâng cấp đô thị và dự án thoát nước rạch ăn nến
Hàng Bàng) Theo Thanh tra Sở GTCC, đến ae
nay TP đã có 40 đường bị rào lại để thi công Người dân chen chúc di qua "lô
lắp đặt hệ thống thốt nước, trong đó dự án vệ ĐH Phòng ta
sinh môi trường TP - lưu vực Nhiêu Lộc - Thị TP.HCM -
Nghè triển khai 13 gói thầu đào đường đã rào khoảng 25 đường
Chưa dừng lại ở đó, Sở GTCC cho biết sẽ có thêm nhiều tuyến
đường thi công đào đường hạn chế lưu thông trong thời gian từ 4-8
tháng Cụ thể: kế từ ngày 6-4 đến 12-12-2008 đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa (đoạn từ Võ Thị Sáu đến cầu Công Lý - Q.3) sẽ được rào chắn một phần mặt đường Từ ngày 6-4 đến 24-8 thi công mở rộng cống thốt nước trên đường Hồng Văn Thụ (đoạn từ hẻm 217 Hoàng Văn
Thụ đến đường Nguyễn Văn Trỗi) Từ ngày 3-4 đến 18-9 đường
Nguyễn Trọng Tuyển đoạn từ Phạm Văn Hai đến hẻm 309 Q.Tân Bình được rào chắn toàn bộ mặt đường Do đó cắm tất cả các loại xe lưu thông trên đường Nguyễn Trọng Tuyền
Ủn tắc giao thông trên đường Hàng ngàn phương tiện nối đi Định Tiên Hồng, P.3, Q.Bình nhau "bị" qua khu vực rào chắn
Thạnh, TP.HCM chiều 31-3 Các _ cơng trình trên đường Điện Biên
loại xe chạy ngược chiều, chạy Phủ (Q.3, TP.HCM)
cả trên lề đường để tránh công
trinh dự án vệ sinh môi trường án
ngữ đường đi
Người tham gia giao thơng rất
khó khăn khi phải qua các hàng rào cơng trình trên đường An Dương Vương, Q.5
Trang 13
HI 14 nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình ùn tắt giao
thông ngày càng gia tăng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh:
Ban An tồn giao thông thành phố đã nêu ra 14 nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình ùn tắt giao thơng tiếp tục diễn biến xấu và ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong 9 tháng đâu năm 2007 là do:
1 Công tác giáo dục, tuyên truyền vận động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông mặc dù được Đảng bộ, Chính quyển, Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể các cấp của thành phố thực hiện liên tục và sâu
rộng nhưng hiệu quả còn thấp, chưa đủ tác dụng nâng cao hơn nữa ý thức tự giác của người tham giao thông trong việc chấp hành pháp luật về giao thông Đặc biệt là chưa có giải pháp phù hợp để tiếp cận và tuyên truyền cho đối tượng dân nhập cư vốn rất đông đảo đang sinh sống và làm việc tại thành phố
2 TP cũng chưa phát huy đầy đủ sức mạnh và hiệu quả của các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an tồn giao thơng; chưa đưa được công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi; chưa tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật giao thông: đặc biệt là chưa tạo được phong trào mạnh mẽ về chấp hành pháp luật giao thông trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và gia đình họ
3 Việc tố chức giáo dục về Luật giao thông tại các trường học
đã được thành phố thực hiện từ nhiều năm qua nhưng vẫn còn ở dạng thí điểm, vì , vậy tác dụng chưa cao Tình trạng học sinh sử dụng xe môtô - xe gắn máy khi chưa đủ tuôi theo quy định hoặc khơng có giấy phép lái xe được báo - đài phản ánh liên tục nhưng thành phố (và hầu
như cả nước) vẫn chưa có giải pháp nào hiệu quả dé chấm dứt tình
trạng này
4 Các chương trình đào tạo để cấp giấy phép lái xe ôtô và mơtơ hiện nay chưa có nội dung giáo dục về đạo đức, lương tâm và trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới
5 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an tồn giao thơng theo các quy định của Chính phủ và các bộ ngành chưa đủ sức răn đe và giáo dục về ý thức chấp hành Luật giao thông; một số biện pháp có tác dụng tuyên truyền, giáo dục rất mạnh đã từng áp dụng
Trang 14
DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
như xử lý vi phạm thơng qua hình ảnh ghi được từ camera, phạt tiền Ở mức cao nhất, không thể tiếp tục thực hiện do vướng mắc về mặt pháp lý; ngoài ra, có một số hình thức xử phạt không phù hợp và không khả thị tại một đô thị lớn như TPHCM
6 Địa bàn thành phố rất rộng lớn, biên chế của lực lượng cảnh
sát giao thơng đường bộ lại có hạn nên công tác trực chốt và điêu hòa giao thông cũng như công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về
trật tự an tồn giao thơng không thể thực hiện liên tục trên diện rộng, đặc biệt là vào thời gian thường xảy ra nhiều tai nạn giao thông trong
ngày (từ 19g đến 01g sáng hôm sau)
7 Nhận thức và ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông của người tham gia giao thông chưa được nâng lên đáng kê, vẫn còn yếu kém Đây là hệ quả của các nguyên nhân vừa nêu trên Đặc biệt là ngày càng pho bién hon tinh trang nhiéu người tham gia giao thông ngang nhiên vi phạm Luật giao thông khi văng mặt lực lượng cảnh sát giao thông trên đường
8 Tình trạng gia tăng dân số cơ học và gia tăng phương tiện giao thông cá nhân không kiểm soát được đã khiến cho hệ thống cầu-đường bộ trên địa bàn thành phố hiện nay hoàn toàn bị quá tải so với lưu lượng phương tiện tham gia giao thơng Vì vậy, nguy cơ ùn tắc giao thông ngày càng tăng cao, tình trạng ùn ứ giao thông thường xuyên diễn ra, nhất là vào giờ cao điểm, trên những tuyến đường trọng yêu đi qua nhiều quận-huyện của thành phố
9 Công tác tổ chức giao thơng tuy có nhiều cố gắng và tiến bộ
nhưng vần chưa thật sự khoa học và hợp lý nên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế với hoạt động của xe gắn máy 2 bánh
10 Các cơng trình hạ tầng giao thông như Dự án Vệ sinh Môi Trường Thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), Dự án Đại lộ Đông Tây, Dự án Cải thiện môi trường nước, đồng loạt triển khai trên nhiều trục đường giao thơng chính ở khu vực trung tâm TP Tiến độ thực hiện các công trình này rất chậm nên chưa đáp ứng yêu cầu giảm áp lực giao thông cho nhiều khu vực của TP đồng thời mặt đường bị rào chắn, thu hẹp gây khó khăn rất nhiều cho việc tổ chức giao thông và người tham gia giao thông Hậu quả là ùn tắc giao thông gia tăng và
luôn tiềm ân nguy cơ xay ra tai nan giao thông
11 Thành phố chưa có giải pháp xử lý triệt để tình trạng xây dựng lấn chiếm vi phạm hành lang an tồn giao thơng đường bộ trên các đoạn Quốc lộ, Tỉnh lộ trên địa bàn thành phố; chưa giải quyết được
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên
Trang 15DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
tình trạng chiếm dụng lịng-lề đường để kinh doanh buôn bán, trưng bày hàng hóa, giữ xe, ; tình trạng bán hàng rong trên đường băng xe đây tay, xe đạp, xe găn máy
12 Tình trạng ngập nước thường xuyên trên nhiều tuyến đường của thành phố vào mùa mưa cũng là nguyên nhân góp phần gây ùn tắc giao thông và tiêm ân nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông
13 Việc hợp tác, phối hợp chưa tốt giữa các sớ-ban-ngành, giữa chính quyền địa phương và các sở-ban-ngành dẫn đến tình trạng yêu kém trong quản lý đô thị Hậu quả là các dự án trọng điểm về giao
thông luôn bị chậm trễ so với kế hoạch, làm phát sinh thêm chỉ phí đầu
tư và tác động rất xấu đến môi trường giao thông cũng như đời sống và sinh hoạt của người dân
14 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đã có lúc chưa được tập trung đúng mức và chưa sâu sát, các chính sách đưa ra đôi khi chưa phù hợp và kịp thời Công tác quản lý
Nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các cấp, các ngành vẫn còn
nhiều thiếu sót; việc tơ chức triển khai thực hiện các biện pháp bao dam
trật tự an tồn giao thơng cũng chưa đạt yêu cầu, chưa đồng bộ, hiệu
quả thâp
IV Ảnh hưởng của tình trạng ùn tắt giao thông:
Giao thông bế tắc cịn khiến hình ảnh thị dân xấu đi Người vi phạm luật nhiều hơn, dễ nổi nóng hơn do khi ra đường ai cũng căng thắng tìm cách len lỏi dé thoát khỏi ùn tắc, kẹt xe Một khảo sát của ngành GTCC cho thấy: tốc độ lưu thông của xe máy 2 bánh vào giờ cao điểm buổi chiều chỉ khoảng 10 km/giờ; của xe ô tô trên các trục đường chính như Bạch Đăng, Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt,
Nguyễn Kiệm, Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
Pasteur chi con 8 km/gio
Đường sá khơng kẹt xe, ít khói bụi, ít rác rưởi sẽ khiến người ta
cảm thấy cuộc sống ở đô thị tốt hơn
Người ta đã chứng minh là hàm lượng của các loại nội tiết tố nảy
sinh trong hoàn cảnh căng thắng tỉnh thân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đậm đặc của dịng máu, có trị số cực đại ở đối tượng bực bội vì kẹt xe, do bực tức lúc chờ đợi ở ngã tư đường Dòng máu quá đậm đặc bao giờ cũng có mặt trong thuyên tắc mạch vành, tai biến mạch máu não Do đó mà số trường hợp tử vong vì đột qui, vì nhồi máu cơ tỉm trước sau vẫn chiếm hàng đầu ở các thành phố lớn
Trang 16
DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
Công việc cấp cứu trong thành phố gặp rất nhiều khó khăn
Tài xế thường phải căng hết các dây thần kinh, sẵn sàng né tránh, lạng lách Chuyện thắng gấp, thắng lết bánh hoặc dùng hết sức bình sinh để bẻ vơ lăng tránh tai nạn là chuyện thường ngày “Căn bệnh” kẹt xe, ùn tắc giao thông ở thành phố trở nên trằm trọng thì những tình huống xử lý gay cân cũng gia tăng chóng mặt
V, Những việc mà những nhà chức trách đã làm được trước tình trạng ùn tắt giao thông:
1 Về cơ sở hạ tầng:
Từ năm 2001, Thành phó Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch phòng chống ùn tắc giao thông cho giai đoạn 2001 - 2005, với các chương trình hành động cụ thê đã cơ bản hoàn thành, bao gồm:
- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tái đầu tư cải tạo mở rộng đường vành đai và các nút giao thông vượt từ Thủ Đức vê An Lạc (Bình Chánh), mở rộng đường Xuyên A
- Cải tạo mở rộng các trục giao thông cửa ngõ quan trọng:
Đường Kinh Dương Vương, Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh Mở rộng Quốc lộ 13 và cầu Bình Triệu 2
Mở rộng đường Trường Chinh - Cộng Hòa
Mở rộng đường Huỳnh Tan Phat va cau Tan Thuan 2;
Mở rộng một số đoạn đường Xa lộ Hà Nội (đường song hành) Xây dựng Tỉnh lộ 25B nối cảng Cát Lái
Xây dựng mới cầu Nhị Thiên Đường, cầu Nguyễn Tri Phương
Hoàn thành trục Bắc - Nam phía Nam thành phố về Nam Sài Gịn và Khu cơng nghiệp Hiệp Phước;
Mở rộng trục đường Nguyễn Văn Linh
- Cải tạo các nút giao thơng:
Bình Thới - Âu Cơ
Hịa Bình - Lũy Bán Bích
Trang 17
- Mở rộng các đường cấp 2:
Đường Lê Đại Hành - Lạc Long Quân
Đường Nguyễn Tri Phương nối dài (đường Thành Thái)
Đường Tây Thạnh
Đường Hoàng Minh Giám
Đường dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Cặp đường Trương Định - Bà Huyện Thanh Quan (nối dải)
- Nâng cao năng lực giao thông:
Tổ chức một số cặp đường một chiều để giải quyết các điểm ùn tắc giao thông trên tuyến
Cải tạo, tổ chức lại giao thông tại một số nút giao thông, giảm nhanh tình trạng ùn tắc và giảm thiểu công tác giải tỏa mở rộng đầu tư, Nghiên cứu phân luồng hành lang, thời gian đi lại của các loại xe tải, chặn đứng được các trường hợp có nguy cơ gây ùn tắc giao thông
2 Về tổ chức quản lý giao thông:
- Trong các năm 2005 - 2006, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh đã thành lập 04 khu quản lý giao thông đô thị trực thuộc Sở Giao thơng-Cơng chính Đây là các đơn vị trực tiếp tổ chức khảo sát giao thông định kỳ, nghiên cứu cải tiến, tổ chức lại giao thông ở những
khu vực thường bị ùn tắc giao thông
- Xây dựng Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông (sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới) Tuy bước đầu đơn vị này chỉ
quản lý, điều khiển đèn tín hiệu giao thông trên một số hành lang giao
thơng chính nhưng sẽ được đầu tư mở rộng dần thành mạng lưới kết nôi, quản lý chung toàn thành
- Tạo được sự phối hợp liên ngành giữa Công an thành phố, Sở Giao thơng-Cơng chính, Lực lượng Thanh niên Xung phong thành phố để tăng cường hiệu lực và hiệu quả kiểm soát, điều hành giao thông hàng ngày
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên
Trang 18ĐHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
- Công tác kiểm tra, giải toa tinh trang lan chiến trái phép lòng lề đường bước đầu đã được tập trung xử lý ở một số quận, huyện
3 Về công tác vận tải hành khách công cộng:
Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng có sức chở lớn, bao gồm 06 tuyến mêtro và đang
xúc tiễn đầu tư 03 tuyến trọng điểm đầu tư là Bến Thành - Suối Tiên,
Bến Thành - An Sương và Bến Thành - Bến xe Miễn Tây
Mạng lưới các tuyến xe buýt cũng khảo sát, đầu tư mở rộng Hiện đã có tổng cộng 210 luồng tuyến xe buýt đang hoạt động với 3.293 xe, vận chuyển 17.492 chuyén/ngay, dat hon 700.000 HK/ngay,
đáp ứng được 4,3% nhu cầu đi lại
Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu vận chuyển của hành khách công cộng hiện còn thâp, tuy có nhiêu nơ lực nhưng nhu câu tăng với tôc độ cao hơn (trên §%/năm)
4 Các chính sách quản lý giao thông:
Dù nội dung Quy hoạch phát triển giao thông đã khắng định tiền
dé phát triển giao thông đô thị là tăng trưởng nhanh vận tải công cộng
dé dap img trên 50% nhu cầu đi lại, nhưng với trên 90% là phương tiện
cá nhân tham gia giao thông mà chưa có chính sách về giao thông phù
hợp để hạn chế, đặc biệt là xe 02 bánh Đây là thách thức rất lớn đối với Chính quyền các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh
5 Các dự án hạ tầng giao thông quan trọng đã và đang được thực hiện:
- Cầu Phú Mỹ và Đường vành đai phía Đơng, các dự án thuộc
Duong vanh dai 2, Duong cao toc Thanh pho Ho Chi Minh - Trung
Lương, Đường cao tơc Thành phơ Hơ Chí Minh - Long Thành - Dau Giây
- Đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài
- Đường vành đai 3 phía Nam thành phố nối liền Long An - Nhơn Trạch cũng đang được nghiên cứu
_- Đại lộ Đông-Tây thành phố Hồ Chí Minh (có hầm Thủ Thiêm)
và câu Thú Thiêm sẽ hoàn thành đâu năm 2008
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên
Trang 19DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
- Cac trục giao thơng chính như Đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quôc lộ 50, Quôc lộ IK cũng đang được chỉ đạo khân trương hoàn thành
- Đường cao tốc đô thị trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè
đang được kêu gọi đâu tư
Dù đầu tư hàng loạt các dự án nhưng nguy cơ gây ùn tắc giao thông trênđịa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tiềm ân và có nguy cơ tăng cao, nhất là ở nội đô thành phó
Trang 20
ĐHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
Phần 2: CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO
THÔNG HIỆN NAY Ở TPHCM
I Các giải pháp vĩ mô:
Đây là những giải pháp mà khi thực hiện cần đến rất nhiều nguồn lực rất tốn kém Nên chúng chỉ được nêu ra chứ
không được đào sâu phân tích
1 Chuyển tất cả văn phịng chính phủ ở trong nội thành
thành phố qua Thủ Thiêm Quận 2 Trong nội thành trở thành khu
kinh tế Phải hướng các văn phịng chính phủ ra ngoại thành thành
phố Muốn chuyển được như vậy thì cũng phải xây trường học, bệnh
viện, nhà cao tầng, chợ, sân bãi thể thao cho các cán bộ viên chức
nhà nước Tạo mọi điều kiện để họ sinh hoạt tại nơi mình ở tránh tập
trung đông trong thành phố (trường hợp này đã muộn rồi vì nếu làm
chính phủ phải làm từ những năm đầu 70, bây giờ đây chỉ là ý kiến tham khảo vì chính phủ đã làm theo hướng giải pháp khác)
" Những việc như tương tự như trên là:
+ Mở rộng đường
+ Làm cầu vượt
+ Đường hầm
Đây là những cơng trình rất hữu ích và giải quyết được vấn
nạn kẹt xe nếu chúng ta thực hiện được nhưng chúng thuộc về tầm vĩ mô nghĩa là rất tốn kém về chí phí đến bù, giải tỏa và tốn một số
tiền khổng lỗ của nhà nước và cũng vì kinh phí nước ta chỉ có hạn
hẹp thơi
2 Xây dựng ít nhất 3 cầu từ trung tâm quận 1 qua Thủ Thiêm
(chính phủ đang thực hiện)
Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn Xe; phan cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe Nút giao phía quận Bình Thạnh gồm một hầm chui trực thông dài 460 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, rộng 4 làn xe Đường dẫn phía quận 2 dài 280 m, mặt cắt ngang 47 m Đường gom có tổng chiêu dài 1.460 m,
phía quận Bình Thạnh rộng 10,5 m, phía quận 2 rộng 9,5 m
Trang 21
II Các giải pháp vi mơ:
Đứng trước tình trạng khơng đủ kinh phí để thực hiện các
giải pháp vĩ mô như trên chúng ta vẫn có thể giải quyết được tình trạng ùn tắc bằng các giải pháp nhỏ khả thi hơn
như sau:
1 Mở rộng lòng đường ở ngã ba, ngã tư hay ngã sáu trọng điểm
50m Nên tạo những ốc đảo nhỏ để thêm nhiều đường cho phép cả ôtô và xe máy quẹo phải để giảm bớt lượng giao thông như ở ngã tư
Hàng xanh là tốt nhất qt HUTT 4 lg LH ƯA nh +
2 Tại các ngã tự nên mở rộng ra tránh tình trạng cổ chai:
3 Cho phép các loại xe cơ giới được phép ôm sát lễ phải trước 100m trước khi quẹo (cụ thể như đường NKKNghĩa, NTMKhai ) Xe
máy và ơ tơ có thể đi chung 1 tuyến này, ô tô phải ôm sát lễ phải
Trang 22DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
Phải ghi rõ dòng chữ bằng sơn trắng: “Các xe muốn quẹo phải đi
trên tuyến này Đặc biệt rất hữu ích cho xe ơtơ vì giảm thiểu tình
trang kẹt ở ngã tư khi ôtô muốn quẹo phải
Tụ yến dành cho mot được phép queo phdi
Tuyén danh cho Oté
chudin queo phdiva mới t đi thẳng Oiô chuẩn bị rễ phả ¡ hoặc đi thẳng Chia làm 2 trường hợp:
+ Đường lớn chia làm 4 tuyến
+ Đường nhỏ thì chia làm 3 tuyến có tuyến ở giữa cho xe máy đi thẳng đậu chung với ơtơ quẹo phải Hình vẽ
Việc phân chia tuyến như thế này để khi đèn vừa xanh thì
ơtơ quẹo phải không gây cân trở cho môtô đi thẳng 4 Chia dấy ngăn cách cho hợp lí:
Tại những hẽm (hoặc đường nhỏ) nối với đường chính mà
thường có nhiều phương tiện lưu thơng thì không nên cắt dãy phân cách ngay trước hẽm đó Làm như thế thì các xe trong hẽm băng thẳng qua đường sẽ cẩn trở các xe đang lưu thông thẳng Nên tạo thành 2 khoảng trống qua đường cách đều hẽm đó 50m Vd: Đường
Trần Não quận 2 đã làm có hiệu quả
Hình vẽ:
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên Thư TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ i M i E TP.HCM |
L_ 12829930 | Nee peat
Trang 23
Con đốc 1 chiều (thấp) vừa đủ
để xe chạy cai hướng mùi tén
không qua được 1
IIIEIIII| — | eu ÿIIIIIfIII | NỈ Hình l Hình 2
5 Thực hiện bằng Stop ở đầu đường ngã tư, ngã ba hay ngã sáu Một vài đường có đèn đổ vơ ích (Huyển Trân Công Chúa,
Alexanderox) nên việc đặt các biển báo STOP để các phương tiện lưu thông trên phần đường không ưu tiên sẽ dừng lại quan sát là cần thiết để giảm kinh phí Người tham gia trên đường này nếu thấy bảng
Stop thì phải trả số đợi khi nào bên đường ưu tiên khơng có xe mới từ từ qua đường (đường không ưu tiên này cắt giao trục chính khơng có đèn đỏ đèn xanh)
co MS
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên 22
Trang 24ĐHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
Cịn nếu tình trạng đường không ưu tiên cắt đường ưu tiên có
nhiều xe qua lại không thể làm bảng Stop được thì bắt buộc phải
dùng đèn xanh đèn đỏ để tránh ắc tắc khi người tham gia lưu thông
qua đường Như đường Cô Bắc, Cô Giang cắt dường Nguyễn Thái Học do nhiều xe lưu thông thì khơng thể làm bảng Stop được bắt
buộc phải dùng đèn xanh đèn đỏ để tránh tình trạng ùn tắc khi qua đường tắt ngang từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên.(mặc dù
chỉ là ngã hai nhỏ)
6 Chia tuyến tại các vòng xoay (Vẽ đường cho hưu chạy):
Các vòng xoay (Hàng Xanh, Công trường dân chủ ) cũng nên được phân chia tuyến giống ở Ngã tư Hàng Xanh Phân tuyến cho xe 2 bánh đi theo tuyến vòng ngồi, vịng trong dành cho xe 4 bánh như taxi, xe nhỏ và vòng trong cùng phân cho xe tải lớn và chia theo tuyến đứt khúc(_ _ _) Trên mỗi vòng tuyến phải ghi rõ tuyến nào
dành cho xe nào ghi trực tiếp bằng sơn trắng trên mặt đường Xe nào
vi phạm tuyến dành cho mình cảnh sát giao thông sẽ dễ dàng phát hiện Tuyến T1 dành cho xe tải - Tuyến dành cho xe máy, xe đạp
Phân tuyến để tránh khi qua vòng xoay xe máy len vào chạy cùng với ơtơ
7 Các tín hiệu đèn giao thông:
+ Dành 40s-50s cho đường thường có nhiều xe lưu thông + Dành 15s-20s cho đường thường có ít xe lưu thông
+ Khi đèn bên phần đường bên kia là đèn đồ thì bên phần đường
này phải 5s sau mới được đèn xanh
Tham khảo: ví dụ như giao lộ Điện Biên Phủ và đường DI đã làm
+ Về đêm khi giao thơng giảm (khoảng 10h) thì bên đường ưu tiên phải bật đèn vàng chớp chớp liên tục, cịn bên đường khơng ưu
Lê Nguyễn Danh Khoa-Cao Thị Duyên 23
Trang 25
DHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
tiên thì đèn đồ chớp tắt liên tục và đặt bảng Stop cách ngã tư 1m thì
người tham gia trên đường này phải dừng lại hẳn, trả lại số mặc dù bên đường ưu tiên có xe hay không, rồi lúc đó mới qua đường Nếu
vẫn để chế độ đèn giao thơng hoạt động bình thường như ban ngày thì sẽ vơ tình làm cho người dân vi phạm pháp luật (họ không đủ kiên nhẫn đợi đèn đỏ chuyển sang xanh trong khi phần đường bên kia khơng có người lưu thông)
8 Đối với các đường 1 chiều ưu tiên cảnh sát giao thông phải |
điều chỉnh đèn giao thông sao cho những người tham gia giao thông
đi đúng tốc độ 50km/h sẽ gặp đèn xanh liên tục, còn nếu ai ban đầu |
đi gặp đèn đỏ nhưng nếu sau đó chạy đúng 50km/h sẽ gặp đèn xanh Dựa trên khoảng cách giữa các ngã tư và vận tốc cố định 50 km/h ta có thể tính được thời gian chuyển màu của đèn giao thông
| | “= im B eo = = ed BS xO ge WD VừThiSỏu ` Đ 8 5 Eơ ơ =! | >| | “ | | | | |
Ví dụ: đường Võ Thị Sáu cắt Trần Quốc Thảo, Hai Ba Trung,
Paster, Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Có thể áp dụng cho những đường ưu tiên song song với Võ Thị
Sáu như: Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Lê Duẩn, Nguyễn
Đình Chiểu không thể áp dụng cho những đường lớn và những đường nhỏ mà đường Võ Thị Sáu cắt
Tham khảo: theo nghiên cứu của nhóm có thể căn chỉnh tốc độ
đi, thời điểm đi khi chuẩn bị tới chốt đèn xanh đỏ để có thể ln
luôn gặp đèn xanh
Hai Bà Trưng-Pasteur
Pasteur-Nam Kì Khởi Nghĩa
Nam Kì Khởi Nghĩa - Trần Quốc Thảo Trần Quốc Thảo - Trương Định
Trương Định - Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan _- Nguyễn Thông
Trang 26DHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
9 Cho phép đường 1 chiều hay 2 chiều thuộc đường ưu tiên tăng lên chạy với tốc độ 50km/h (ví dụ: Điện Biên Phủ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu Bởi vì bị giới hạn 40km/h thì xe tải và các loại
xe cơ giới khác sẽ đi rất chậm
10 Tạo thêm đường 1 chiều hợp lý càng nhiều càng tét.( VD: như khúc Hoàng Văn Thụ muốn qua bên trái phải chạy thêm 1 khúc dài như vậy sẽ nhanh và không bị ách tắc xe lưu thông) Người tham gia
giao thông đi xa nhưng không gây nên ách tắc
11 Đường 2 chiều phải làm rào chắn càng cao càng tốt làm bằng lưới sắt để tránh tình trạng người đi bộ băng qua rào chắn dễ gay tai
nạn Có nhiều đường 2 chiều lớn lưu lượng giao thông nhiều như
Nguyễn Thái Học khơng có dãy ngăn cách
12 Chia làn xe nhiều tốc độ khác nhau ở quốc lộ và xa lộ cho xe
máy và ô tô đi, làn xe bên phải chạy với tốc độ bằng 1⁄2 làn bên trái
Chia như vậy sẽ tránh tình trạng những xe lưu thông với tốc độ
chậm, không đúng tốc độ quy định gây cẩn trở lưu thơng Ví dụ:
đường Điện Biên Phủ từ chân cầu Sài gòn đến khúc vòng xoay Điện Biên Phủ
Ơtơ 4-16c| Bus-Tải | Xe máy Ke máy
80km/h TODkm/h 80km/h 40km/⁄h
13 Chế tài nặng, phạt nặng đối với các xe đỗ bên trái, gây ách
ắc Thường là các taxi hay dừng, đậu xe đón khách làm cho xe phía
sau khơng đi được sẽ tìm cách lấn qua phải sẽ gây cản trở lưu thông
cho xe máy Tình trạng này vẫn chưa được kiểm soát, xử phạt vì lực
lượng cảnh sát giao thông quá mỏng
Trang 27
DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008 fir
14 Muốn xe gắn máy không lấn tuyến của ôtô thì trên mặt đường phải ghỉ dấu hiệu đường cấm xe gắn máy bằng sơn Dù hình
thức này nghe có vẻ hơi thừa nhưng lại rất hữu ích vì nếu xe máy chỉ
cần đi trên đường có dấu hiệu cấm xe máy thì xe máy sẽ dễ dàng bị
phạt và cảnh sát giao thông cũng dễ phát hiện Việc vẽ lên đường những từ ngữ, kí hiệu đơn giản, gọn để người lái xe dễ quan sát hơn là
những bảng chỉ dẫn bên đường Nhờ đó cũng tiết kiệm được một
phan chi phi
> ae
15 Cấm tất cả các loại xe queo chit U (U turn — 6 M¥ sé bi phat
60 USD) ở đường nhỏ Đây cũng là điều luật của quốc tế, ôtô không
được quẹo chữ U, ơtơ muốn quẹo thì phải lùi vào đường khác (hẽm,
đường không ưu tiên ít xe) để quẹo III 7111
Trang 28
DHKTCN TP.HCM/ NCKH 2008
16 Cac xe không được đỗ cách các giao lộ 30m trở xuống gây
cán trở giao thông Phat n
30m
17 Nên tổ chức các cơ sở tư nhân trục kéo các xe vi phạm giao
thông (dành cho xe đậu sai chỗ cấm đậu ) về giam giữ theo lệnh của của cảnh sát giao thơng Và chia phí cho các cơ sở tư nhân này trong phần tiền phạt Lúc đó người đỗ xe sai sẽ phải trả tiền trục kéo
xe, tiền bãi giữ xe tính theo giờ và cuối cùng là tiền phạt Các nước đã áp dụng hình thức này là Anh, Thụy Điển, Pháp, Mỹ
Nhà nước nên động viên, khuyến khích cổ sở tư nhân có bến đậu trục xe, làm việc cùng cảnh sát giao thông Giúp giảm áp lực công việc và tiết kiệm thời gian cho cảnh sát giao thơng
18 Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân xây các cao ốc, hầm đậu
xe có thu phí (chính phủ đang làm và nên làm thêm nhiều như: công
viên lê thị riêng, sở giáo dục, công viên Lê Văn Tám )
Ngày 21/05/2008 tại Công văn số 3158/UBND-ĐTMT, Uỷ ban nhân dân thành phố đã có ý kiến như sau :
1 Chấp thuận chủ trương giao cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam ( IDICO ) tổ chức nghiên cứu đầu tư dự án Xây dựng tâng ngâm làm bãi đậu xe tại khu vực sân bóng đá thuộc Cơng viên Văn hoá Tao Đàn, quận 1 theo hình thức đầu tư " Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao " (B.O.T) được quy định tại Nghị định sô
78/2007/NĐ-CP ngày 11/02/2007 của Chính phủ
Ngày 11/06/2008 tại Công văn số 3682/UBND-ĐTMT, Uý ban nhân dân thành phố đã có ý kiến như sau :
+ Chap thuận chủ trương Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Xe khách Sài Gòn thuộc SAMCO nghiên cứu đầu tư dự án Xây dựng bãi đậu xe nhiều tầng tại địa chỉ số 343/20 đường Lạc Long Quân, phường 5,
quận 11, thành phố Hồ Chí Minh do đơn vị quản lý
Dự án được hưởng ưu đãi khuyến khích đầu tư xây dựng bến bãi vận tải
được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Quyết định số 83/2006/QĐ-UBND
ngày 08/06/2006 của Uý ban nhân dân thành phố
Trang 29
DHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
19 Cho phép các xe 4 bánh đậu nửa thân xe trên lê, nửa thân xe
dưới lòng đường đối với các đường hẹp có chỗ đỗ xe để tránh gây
ách tắt, tiết kiệm một khoang không gian cho lưu thơng (Ví dụ:
đường Ngô Thời Nhiệm, Tú Xương, Thạch Thị Thanh, )
20 Tăng cường thêm đỗ lịch ngày chẵn đỗ bên phải, ngày lẻ đỗ
bên trái (đặt bảng ngày chắn, ngày lẽ trên nhiều con đường) Điều này từ thời chống Pháp đã có Việc chia ngày đỗ xe như vậy để tránh tình trạng cùng lúc có 1 xe đậu bên trái 1 xe đậu bên phải gây
cần trở Và cũng không quy định tất cả các ngày đều chỉ đỗ xe I bên
(trái hoặc phải) để không phải cản trở nhà dân
21 Phải có những biện pháp chế tài thật nặng đối với những hộ kinh doanh lấn chiếm
lòng lề đường gây can trở an ninh giao thông, cấm tất cả hàng bán rong trên vỉa hè các xe đẩy
bán thức ăn dạo trên lề đường lấn chiếm lòng lề
đường dành cho người đi bộ Cấm tất cả các loại
xe ba gác chạy trong thành phố
Muốn thế nhà nước phải làm chặt chẽ, không được khoan dung
nhân nhượng đối với những người không thực hiện Nhưng cũng phải có chính sách và biện pháp tạo công ăn việc làm cho những đối tượng này
22 Phải có biện pháp tuyên truyền mạnh mẽ Phải đưa những
hình ảnh về tai nạn giao thông manh tính chất ảnh hưởng tâm lý
mạnh (Ví dụ như việc tuyên truyễển đội nón bảo hiểm) Làm tuyên
truyền phải làm đến nơi đến chốn Nếu ban hành luật thì phải coi đó
là 1 nghị quyết làm từ năm này qua năm nọ chứ không phải chỉ áp
dụng cho tháng an tồn giao thơng Các biện pháp trên các phương
tiện truyền thông đại chúng rộng rãi như: đài truyền hình, đài phát
thanh, báo chí
Trang 30
DHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008
23 Những hình thức phạt phải nặng, giá tiền phạt phải cao Phải
chia phần trăm tiền phạt cho công an tăng,để tránh tình trạng nhận tiên hối lộ, tham nhũng Phải có đội giám sát thi hành điều tra thường xuyên và liên tục
24 Nên thực hiện việc đi học và làm việc lệch giờ, lệch ca Có
thể tham khảo việc chia giờ như sau:
+ Các công sở Nhà nước : 6h30 đến 2h30
+ Các doanh nghiệp tư nhân: 8h đến 4h30 + Trường học: 6h
Việc chia giờ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân,
nhưng người dân nên nâng cao ý thức, hiểu cho nỗi khổ của Nhà nước Đừng vì lợi ích cá nhân, gia đình mà quên ởi lợi ích của xã
hội
25 Xử lí tình huống tại nạn giao thông gây ách tắc:
Khi tai nạn giao thông xảy ra với mức độ không nặng lắm, hai
tài xế sẽ thỏa thuận vẽ lại hiện trường Dùng gạch, phấn vẽ lên đường
vị trí bánh xe, đầu xe, bảng số xe, chụp ảnh lại thỏa thuận có người làm chứng Sau đó nhanh chóng đưa hai xe vào lễ, gọi cảnh sát giao
thông đến xử lí
Làm như trên sẽ giúp hiện trường mau chóng thơng thống khơng gây cần trở người khác Để làm được như thế đòi hỏi người gặp
và người gây ra tai nạn phải hết sức bình tĩnh
Điều này có thể đưa vào luật giao thông để hướng dẫn cụ thể
hơn cách xử lí tình huống khi gặp tai nạn giao thơng
Phụ lục:
8 nhóm giải pháp thực hiện ùn tắc giao thông của Sở giao thơng
cơng chánh Tp.Hồ Chí Minh
1 Thực hiện ngay đề án học và làm việc lệch ca lệch giờ
2 Tăng cường tuyên truyền người dân chấp hành luật giao thông
3 Lập lại trật tự lòng lề đường
4 Phân luồng giao thông một chiều khu vực trung tâm thành phố 5 Chấn chỉnh hoạt động xe buýt và thu phí xe cá nhân
6 Đây nhanh xây dựng các công trình giao thơng trọng điểm 7 Thành lập bộ phận thường trực chỉ huy chống ùn tắc giao thông
Trang 31
8 Tăng cường xử phạt và đình chỉ xe ô tô hết niên hạn, xe 3 bánh tự chế
Và sau một thời gian thực hiện, Sở đã đưa ra kiểm điểm kết quả của tám
nhóm giải pháp câp bách: Hai tôt, sáu hạn chê
- Tổ chức thực hiện ngay việc học tập, làm việc lệch ca, lệch giờ: có làm, nhưng kết luận chính thức để đưa ra thành qui định hành chính thì chưa có Sở Lao động - thương binh & xã hội, Ban quán lý các khu chế xuất - khu công nghiệp, Sở Giáo dục - đào tạo đang tiếp tục nghiên cứu
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức châp hành pháp luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông: làm rât tôt, các cơ quan chức năng, báo chí tích cực tham gia - Kiên quyết chắn chỉnh trật tự đô thị và lập lại trật tự lòng lề đường: có làm nhưng kết quả còn hạn chế; gần đây được đây mạnh hơn, bước đầu đạt một số kết quả nhất định
- Phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường, khu vực thường xảy ra ùn tắc: làm khá tốt
- Chấn chỉnh hoạt động của xe buýt: có làm, có đạt một số hiệu quả, tuy nhiên còn hạn chê nhât định
- Đẩy nhanh tiến độ các cơng trình giao thơng trọng điểm đang chiếm dụng lòng đường: trong sáu tháng qua tiến độ thi công các công trình khá hơn trước rất nhiêu, tuy nhiên còn nhiều việc phải bàn
- Thành lập ban chỉ huy thường trực chống tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông: có làm nhưng cịn lúng túng
- Tăng cường tuần tra và xử phạt ví phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông: sẽ tiêp tục làm
Trang 32
ah WU PGP WP WD GP GP GE WE GD GDP GP GP UP aE GP AP SD hề hề DP GP aD aD Da ae CÀ P ĐHKTCN TP.HCM/ NCKH.2008 4 Ww Ww Ww We %ừ ‘WP WP Sử a? a’ , nh ® Lời bêt thúc: đề * ^ > ~ ““
oP VGi dé tai vé giao thông này, chúng em rất mong nó có tác dụng
a dù chỉ một phần nhỏ thôi nhưng có hữu ích góp tay vào việc giảm
a thiểu thấp nhất những vụ ùn tắc giao thông hàng giờ liền Để giúp
“WP
és cho xã hội, cuộc sống của chúng ta luôn luôn trọn niễm vui, để mỗi
Ậ chúng ta khi bước chân ra đường không phải ái ngại về vấn dé “
Sử trật tự- an tồn- giao thơng”,
Ww
4h Là sinh viên còn đang ngồi trên giảng đường đại học với vốn
2 kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa cao nên chắc chắn q bài nghiên cứu của chúng em không tránh khỏi nhiều thiếu sót,
+
ay chúng em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để cho chúng = em củng cố mở rộng thêm kiến thức cho mình
4p Ww Ww We 4
Lé Nguyén Danh Khoa-Cao Thi Duyén 31
Trang 33
Thu Vién HUTECH
1000 20930 "