BAO HIEM XA HOI VIET NAM
BAO CAO TONG KET DE TAI CAP BO
THUC TRANG CONG TAC QUAN LY THU BHXH
TAI TP HO CHI MINH VA NHUNG VAN DE CAN HOAN THIEN
Chủ nhiệm đề tài: ĐÔ QUANG KHÁNH
7138 19/2/2009
Trang 2|
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
CHUYEN DE NGHIEN CUU KHOA HOC:
THUC TRANG CONG TAC QUAN LY THU BHXH TAI T.P HO CHI MINH VA NHUNG
VAN DE CAN HOAN THIEN
CHU NHIEM: CN Đỗ Quang Khánh
THÀNH VIÊN: CN Nguyễn Xuân Đang
Trang 3BAO HIEM XA HOI CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
VIET NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: */ IQĐ-BHXH -TTKH
Hà Nội, ngày/// tháng 9 ndm 2002 QUYẾT ĐỊNHCỦA TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
V/v thành lập Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu chuyên đề KH năm 2001
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
- Căn cứ Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định số 606/TTg, ngày 26/09/1995 của
Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 1147/ QÐ - KH, ngày 01/06/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường về việc công nhận BHXH Việt Nam là đầu mối kế hoạch khoa học, công nghệ;
- Căn cứ Quyết định số 832/QĐÐ/BHXH-TTKH ngày 08/03/2001 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm 2001;
- Căn cứ Quyết định 2519/ QÐ/ BHXH-TTKH ngày 20/11/2001 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành “Quy chế về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng khoa học BHXH Việt Nam”;
- Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin - Khoa học BHXH
Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Thành lập Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học: “Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại TP Hồ Chí
Trang 4Điều 2 Chỉ định và mời các thành viên sau đây vào Hội đồng nghiệm thu: 1 Ông Phạm Thành, TS, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng 2 Ông Dương Xuân Triệu, TS, Giám đốc Trung tâm TTKH, BHXH Việt Nam: Nhận xét 1 3 Ông Bùi Văn Hồng, TS, Phó Giám đốc Trung tâm TTKH, BHXH Việt Nam: Nhận xét 2
4 Bà Mai Thị Cẩm Tú, TS, Phó Giám đốc Trung tâm TTKH, BHXH
Việt Nam: Uỷ viên
5 Bà Trịnh Thị Hoa, TS, Phó Trưởng phòng QLKH, Trung tâm
TTKH, BHXH Việt Nam: Thư ký Hội đồng
Điều 3, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Giám đốc
Trung tâm TTKH, Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng BHXH VN,
Trang 5NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỀ KHOA HOC
"THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH
TẠI TP HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ CẨN HOÀN THIỆN"
Do Cử nhân Đỗ Quang Khánh làm chủ biên
Người nhận xét: TS Dương Xuân Triệu,
Giám đốc Trung tâm TT-KH, BHXH VN BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động Nó đem lại sự bảo đảm về thu nhập trong những trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, góp phần ổn định không chỉ cho bản thân họ, gia đình họ mà
còn đem lại sự ổn định xã hội
Trong cơ chế kinh tế mới, thực hiện Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Quyết định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ thì việc đóng góp BHXH được qui định rõ ràng, cụ thể Qui BHXH được tách ra độc lập với Ngân sách Nhà nước, người lao động và chủ sử dụng lao động cùng phải đóng góp, Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với người lao động trước năm
1995 Như vậy để tạo nguồn cho Qui BHXH thì công tác Quản lý thu BHXH
phải được đặt lên hàng đầu
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, với số lượng lao động tập trung đông nhất trong cả nước Đối với
các tỉnh, thành phố khác để thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH đã khó thì đối với TP Hồ Chí Minh còn khó hơn nhiều Vì lý do đó mà chuyên để
nghiên cứu khoa học "Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại TP Hồ Chí Minh và những vấn dé cần hoàn thiện" do Cử nhân Đỗ Quang Khánh và nhóm cộng tác nghiên cứu đã đáp ứng được yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn cho việc hồn thiện cơng tác thu BHXH ở TP HCM nói riêng và các
tỉnh, thành phố khác trong cả nước nói chung
Sau khi đọc 41 trang và 6 phụ lục báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học do Cử nhân Đỗ Quang Khánh làm chủ biên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Về tính cấp thiết của chuyên để nghiên cứu đã được đưa ra ở phần trên Về kết cấu nội dung, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tác giả bố
cục theo 3 chương là hợp lý Với kiểu bố cục truyền thống này đã dẫn dắt
Trang 6Chương I: "Những đặc điểm kinh tế- xã hội của TP Hồ Chí Minh
và cơ sở pháp lý để thực hiện công tác thu BHXH ", Chỉ với 6 trang trình bày tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của
TP HCM ảnh hưởng đến công tác thu BHXH TP HCM là một trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và có số lượng người lao động đông nhất trong cả nước Đó là thuận lợi và cũng chính là khó khăn của công tác thu BHXH tại TP Hồ Chí Minh Tác giả phân tích cơ sở pháp lý để thực hiện công tác thu BHXH trong Luật Lao động, Điều lệ BHXH, một số Nghị định mới được Chính phủ ban hành và các thông tư hướng dẫn công tác thu BHXH Thông qua những vấn đề đã trình bày, tập thể tác giả đã đưa ra nhận xét rất quan trọng là công tác quản lý thu là đầu vào, khâu có ý nghĩa quyết định cho việc hình thành
và phát triển qui BHXH
Chương II: "Thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở TP Hô Chí Minh giai đoạn 1996 - 2001” Từ trang 11 đến trang 31, tác giả đã đưa ra quy trình tổ chức thu BHXH trên địa bàn TP HCM: từ việc điều tra lập danh
sách đối tượng, tổ chức hướng dẫn, tập huấn về chế độ chính sách và nghiệp
vụ thu BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động đến việc tổ chức đôn đốc thu nộp BHXH, đối chiếu thu nộp Qui trình quản lý đối tượng tham gia BHXH: Quản lý tình hình thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, quá trình tham gia BHXH của người lao động, cấp số BHXH cho người lao động, xác nhận quá trình tham gia BHXH của người lao động Nhờ thực hiện tốt những qui trình nói trên mà công tác quản lý thu của BHXH TP HCM đã đạt được
những kết quả khả quan: số lao động tham gia BHXH, công tác cấp sổ BHXH liên tục tăng Tập thể tác giả cũng đưa ra nhận xét đánh giá xác đáng, chân thực về những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế cân khắc phục
trong mỗi khâu của công tác quản lý thu Đáng lưu ý là những sáng tạo
trong phương pháp tiến hành (cụ thể như khâu cấp số BHXH và xác nhận
quá trình tham gia BHXH của người lao động, trang 18-20)
Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đã được phân tích rất cụ thể, dễ hiểu Từ việc phân tích những nguyên nhân này để đưa ra những biện pháp
khắc phục tốt nhất Những bài học này không chỉ cho riêng TP HCM mà
BHXH các tỉnh, thành phố trong cả nước có thể áp dụng được
Chương III: "Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH tại TP Hồ Chí Minh " Từ trang 32 đến trang 41, tác
Trang 7lý BHXH Tập thể tác giả đã tập trung tổng hợp, phân tích sâu về 6 giải pháp
liên quan trực tiếp đến công tác quản lý thu; đồng thời đưa ra được những kiến nghị vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn để các nhà hoạch định
chính sách tham khảo cho việc xây dựng Luật BHXH để hoàn thiện công tác thu BHXH nói riêng và sự phát triển của hệ thống BHXH Việt Nam nói
chung Chúng tôi đánh giá cao về biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý thu tại TP Hồ Chí Minh, rất tiếc là phần này trình
bày còn quá it
Bên cạnh những kết quả đã đạt được chuyên đề còn có những hạn chế
như sử dụng số liệu để minh chứng cho các luận giải và trong việc phân tích
chưa có sự so sánh với công tác quản lý thu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước hoặc trong khu vực Nếu làm được việc này thì tầm lý luận và ý nghĩa thực tế sẽ cao hơn
Đánh giá chung: chuyên đề trình bày logic, bám sát thực tế, ít sai sót Tập thể tác giả đã thể hiện sự nghiên cứu làm việc nghiêm túc, khoa học
Chuyên đề đã đáp ứng được yêu câu của một chuyên đề nghiên cứu khoa học, để nghị hội đồng nghiệm thu chuyên đề thông qua
Hà Nội, ngày 2£ tháng ý năm 2002 Người nhận xét
0 t’
Trang 8Nhân xét_ chuyên đề :
THUC TRANG CONG TAC QUAN LY THU BHXH TAI THANH PHO
HO CHI MINH VA NHUNG VAN DE CAN HOAN THIEN
Chủ nhiệm chuyén dé : CN Dé Quang Khanh I Su can thiét nghién citu chuyén đề :
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số người tham gia BHXH lớn
nhất, chiếm 16% tổng số người tham gia BHXH của cả nước và bằng 18% tổng
số thu BHXH của toàn nghành Vì vậy những bài học kinh nghiệm trong công
tác quản lý thu BHXH của Thành phố Hồ Chí Minh rất có ý nghĩa Đặc biệt là
những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thu BHXH ngoài quốc
doanh,vì Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thu
BHXH ngoài quốc doanh Hiện nay số người tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh của cả nước còn rất ít, mới có khoảng 24 vạn người: Trong khi đó
riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 13,6 vạn người, nhiều hơn một nửa số người ngoài quốc doanh của cả nước tham gia BHXH (57%) Với chủ trương của Đảng và nhà nước là mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động thì khu vực ngoài quốc doanh càng có vai trò quan trọng trong việc mở rộng đối
tượng, tăng thu quï BHXH trong tương lai Từ ý nghĩa đó, cần thiết phải có sự tổng kết, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH của Thành phố Hồ Chí
Minh, để rút ra những bài học kinh nghiệm ,có thể nhân rộng ra các tỉnh
Vì vậy chuyên đề: "Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tai Thanh phố Hồ Chí Minh và những vấn đề cần hoàn thiện ” có một ý nghĩa thực tế,
mang tính cấp thiết của một công trình khoa học
IL Về bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bố trí thành 3 chương:
Chương I: Chuyên đề tập trung nghiên cứu những đặc điểm kinh tế - xã
hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở pháp lý trong hoạt động thu BHXH Chương II Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH Thành phố Hồ Chí Minh Đây là chương nghiên cứu cơ sở thực tế để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về những vấn đẻ đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại
cần phải nghiên cứu hoàn thiện ở chương III
Chương HII: Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
thu Đây là chương chính của chuyên để, nhằm hoàn thiện những giải pháp
trong công tác quản lý thu ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 9IIL Những thành công và hạn chế của chuyên dé :
1, Những thành công:
Chuyên đề đã tập trung nghiên cứu một cách toàn diện các nội dung của công tác quản lý thu BHXH ở một địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh
Những thành công của chuyên đề được tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau
đây :
/ - Chuyên đề đã phân tích khá rõ những đặc điểm kinh tế xã hội của Thành
phố Hồ Chí Minh những đặc điểm này tác động trực tiếp công tác thu bảo hiểm
xã hội trên địa bàn Thành phố Đặc điểm rõ nét nhất,thuận lợi nhất tác động đến
công tác thu BHXH đó là một thành phố rất nhạy bén, nang động, kinh tế hàng
hoáphát triển, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.450 USD, cao hơn ba lần mức
thu nhập của cả nước.Những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
thu BHXH nói riêng và cho sự phát triển chung của BHXH trên địa bàn thành phố
- Chuyên đề đã trình bày khá rõ thực trạng về qui trình quản lý thu BHXH
trên địa bàn thành phố Với 4 nội dung chủ yếu trong qui trình quản lý thu được
trinh bay tir trang 11dén trang 16 đã phản ánh khá chỉ tiết thực trạng qui trình
quản lý thu từ mục đích đến cách tiến hành
Tuy nhiên đây là phần trình bày thực trạng, vì vậy nếu đề tài làm rõ thêm kết quả từng nội dung thì giá trị của chuyên đề còn được nâng lên
Ví dụ nội dung hướng dẫn tập huấn, ngoài phần mục đích, cách tiến hành cần có thêm kết quả như ; Tổ chức được bao nhiêu buổi tập huấn, số người,
nhận thức của học viên sau các lớp tập huấn .Cũng tương tự cần có thêm phần kết quả của nội dung đối chiếu thu nộp BHXH, có số liệu chứng minh
- Chuyên để đã trình bày cụ thể quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH, trong đó có hai nội dung quan trọng là các biện pháp quản lý thu đối với các đơn vị chủ sử dụng lao động và các biện pháp quản ý thu đối với từng người
lao động.Phương pháp tiến hành qui trình quản lý thu nộp BHXH được các đơn
vị sử dụng lao động được trình bày ở các trang 16 và 17 là phù hợp với qui định về quản lý thu BHXH ban hành kèm theo QDinh số 2902/QĐ-BHXH ngày 23- 11-1999 của Tổng giám đốc BHXHViệt Nam Điều đó chứng tỏ các qui định về quản lý thu được qui định trong quyết định 2902 là phù hợp với tình hình thực tế được các địa phương vận dụng có hiệu qủa
- Cách trình bày thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh ở các trang từ 20-31 có sức hấp dẫn người đọc Chuyên đề đã phân tích
ưu nhược điểm của công tác quản lý thu và phân tích những nguyên nhân dẫn
đến những ưu nhược điểm cần phải khác phục.Cách trình bày như vậy là khoa hoc, logich
- Chuyên đề đã đưa ra 6 giải pháp để nâng cao hiệu qủa công tác quản lý
thu BHXH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đây là 6 giải pháp không những
chỉ có tác dụng nâng cao hiệu qủa công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả công tác thu của toàn ngành Đây cũng là những vấn đề có tính thời sự của ngành ta cần phải tập
Trang 10cần phải được nghiên cứu kỹ hơn.Vì thực tế hiện nay đúng như để tài đã trình bày từ trang 37-38, số BHXH đang bộc lộ ra những khiếm khuyết, đang giảm đần vai trò tác dụng của nó trong việc quản lý người tham gia BHXH, đồng thời trong thời gian tới khi số người tham gia BHXH tăng nhanh,để án công nghệ
thông tin được triển khai,những công việc ghi chép, bổ sung vào sổ BHXH bằng phương pháp thủ công không thể nào thực hiện được, cần nghiên cứu thay đổi số
BHXH Nhưng khi naò thay đối, thay bằng biện pháp nào cũng cần phải nghiên cứu kỹ
2/.Nhiing han chế của chuyên đề:
Ngoài hạn chế như đã nêu trên, chuyên để còn có một số hạn chế khác:
- Chưa có phần kinh nghiệm nước ngoài, nên tính thuyết phục của công trình khoa học chưa cao
- Cách trình bày bằng mấy vi tính chưa đẹp, xuống dòng không lùi vào
một chữ Một đôi câu văn còn lủng củng
Toém lại Ưu điểm của chuyên đề là chính chuyên đề có nhiều số liệu tình hình để dẫn chứng, với 6 biêủ phụ lục, chứng tỏ chuyên đề đã nghiên cứu công phu, nghiêm túc, tập thể tác giả có nhiều cố gắng Bố cục chuyên đề hợp lý, mang tính logich của một công trình khoa học, nhiều giải pháp để xuất có ý
Trang 11
=———.————=—I
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TOM TAT CHUYEN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI T.P HƠ CHÍ MINH VÀ NHỮNG
VAN ĐỀ CÂN HOÀN THIỆN
CHỦ NHIỆM: CN Đỗ Quang Khánh
THÀNH VIÊN: CN Nguyễn Xuân Đang
Trang 12PHAN MG ĐẦU
I SỰ GẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
Hơn 6 năm qua, cùng với các địa phương trong cả nước, Bảo Hiểm Xã Hội
thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng được tổ chức, xây dựng để triển
khai thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội (BHXH) trên địa bàn thành phố
_Thu BHXH hàng năm tại thành phố đạt kết quả cao, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng quỹ BHXH tập trung thống nhất; đảm bảo thực
hiện đầy đủ các chế độ trợ cấp đối với người lao động, giảm gánh nặng
cho ngân sách Nhà nước; từ đó, khẳng định tính đúng đắn, ưu việt của hệ
thống chính sách và cơ chế quản lý mới về BHXH của đất nước
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của Bảo Hiểm Xã Hội thành phố cũng cho
thấy vẫn còn nhiều tổn tại, bất hợp lý trong chính sách, pháp luật; cơ chế
vận hành và tổ chức quản lý, làm ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH Một
số lượng lớn đơn vị sử dụng lao động vẫn trốn tránh nghĩa vụ, gây thiệt hại
lớn cho quỹ, làm cho nhiều người lao động chưa được tham gia và thụ
hưởng các chế độ BHXH
: Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn tập trung nhiều đơn vị sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế Với trên hai triệu người lao
động, đối tượng thu BHXH rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét đặc thù
Vì vậy, đây cũng là nơi có điều kiện quan sát rõ nét và toàn điện nhất tình hình thực hiện chính sách thu BHXH theo pháp luật hiện hành Từ kết quả
thu BHXH ở thành phố những năm qua; việc nghiên cứu, phân tích, đánh
giá những mặt được, mặt chưa được để đưa ra dự báo cùng các giải pháp
nhằm khắc phục tổn tại, nâng cao hiệu quả công tác thu là có cơ sở và hết sức cần thiết Việc làm này lại càng có ý nghĩa thiết thực khi Nhà nước đang chuẩn bị ban hành Luật Bảo Hiểm Xã Hội
Với những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu và thực hiện chuyên để:
”Thực trạng công tác quản lý thu Bảo Hiểm Xã Hội tại thành phố Hồ Chí - Minh và những vấn đề cần hoàn thiện “; mong muốn được đóng góp thiết
Trang 13II MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN bE
Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng công tác thu BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1996-2001, đưa ra các giải pháp, kiến nghị, nhằm
khắc phục những mặt hạn chế, tổn tại; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thu; đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên dịa bàn thành phố
III PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-_ Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước về chính sách
_ và cơ chế thực hiện công tác quản lý thu BHXH
-_ Thực trạng công tác quần lý thu tại TP Hồ Chí Minh (1996-2001)
-_ Các giải pháp, kiến nghị, trong đó chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực tổ chức
thực hiện công tác thu BHXH tại TP Hồ Chí Minh
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuyên để sử dụng các phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp để nghiên cứu thực hiện
V KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Để giải quyết các nội dung cân nghiên cứu, ngoài phần mở đâu và kết
luận, chuyên để có kết cấu gồm 3 chương:
CHUGNG I
Những đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở pháp
ý để thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội
1 Những đặc điểm kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến công tác thu BHXH 2 Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác thu BHXH CHƯƠNG H Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 1996 - 2001 1 Quy trình tổ chức thu BHXH
2 Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH
Trang 14CHUONG III _Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh 1, 5 6 Đẩy mạnh các biện pháp thông tin tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục pháp luật BHXH Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của chính quyển địa phương đối với BHXH
Điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ phòng Quản lý Thu BHXH
Đào tạo, bôi dưỡng kiến thức chuyên môn cần thiết cho đội ngũ cán bộ
làm công tác thu BHXH
Nâng cao chất lượng công tác ứng dụng Công nghệ Thông tin
Kiến nghị Nhà nước sửa đổi chính sách và cơ chế quản lý BHXH
VI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
Chủ biên:
+ Ông Đỗ Quang Khánh - Phó Giám đốc BHXH TP Hồ Chí Minh
Thành viên tham gia:
+ Ong Nguyễn Xuân Đang - Chuyên viên Phòng Kiểm tra
Trang 15CHUONG I:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VA CO SG PHAP LY DE THUC HIEN CONG TAC THU BAO HIEM XA HOI -I- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CUA TP HỒ CHÍ MINH
CÓ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC THU BẢO HIẾM XÃ HỘI,
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.093,7 km2, gồm 22
quận, huyện; 303 phường, xã với số dân trên 5 triệu người Là trung tâm
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI của Đẳng, thành phố đã có bước phát triển
mạnh mẽ Tổng sản phẩm xã hội liên tục tăng trưởng với tốc độ cao Năm
2001 đã tạo ra 17,8% GDP; 26% giá trị sản xuất công nghiệp; 41% giá trị
kim ngạch xuất khẩu và gần 42% số thu ngân sách cả nước
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 170.000 đơn vị kinh tế lớn nhỏ, sử
dụng gần 2,2 triệu người lao động Với quy mô sản xuất kinh doanh không _ ngừng phát triển, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một thị trường lao
động rộng lớn có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nước Những đặc điểm trên đã có ảnh hưởng đối với công tác thu BHXH như sau:
1 Thuận lợi :
1.1 Hoạt động kinh tế năng động, phát triển; lực lượng lao động đông đảo,
đã tạo ra nhu cầu và những điều kiện to lớn để thực hiện chế độ BHXH 1.2 Lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, mặt bằng dân trí tương đối
cao, là điều kiện tốt để thực hiện pháp luật BHXH
1.3 Là địa phương có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn“, tương thân
tương ái, lá lành đùm lá rách với nhiều tổ chức, phong trào hoạt động xã
hội, rất phù hợp với ý nghĩa nhân văn của BHXH
1.4 Đã có những kinh nghiệm thu BHXH ngoài quốc doanh từ giai đoạn tổ
- chức thí điểm (1990-1995) theo chỉ đạo của Chính phủ
2 Khó khăn:
2.1 Số lượng các đơn vị kinh tế tăng rất nhanh, nẩy sinh những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước, trong đó có việc quản lý về BHXH
2.2 Hoạt động kinh tế vẫn bộc lộ sự thiếu ổn định, thiếu bền vững, đặc biệt đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nơi sử dụng phần lớn lực
Trang 162.3 Tình hình chấp hành pháp luật Lao động rất yếu kém, do vậy, việc thực hiện chính sách BHXH chủ yếu vẫn là vận động, thuyết phục
II - CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BHXH: 1- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG:
Bệ Luật Lao động, có hiệu lực từ 01/01/ 1995, đã quy định: Loại hình
BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trổ lên
Người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiển lương; người lao động - đóng 5% tiền lương Người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp BHXH
ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất
2 ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM XÃ HỘI:
Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ đã ban hành Điều lệ
BHXH, quy định cụ thể về đối tượng tham gia; mức và cơ chế đóng góp
nghĩa vụ; điều kiện và mức hưởng các chế độ trợ cấp BHXH
Tiếp sau đó, Chính phủ quy định bổ sung các đối tượng thực hiện như: ® Nghị định 09/1998/NĐ/CP, ngày 23/01/1998 đối với cán bộ làm công tác
Đảng, Chính quyền, Đồn thể và cơng tác chuyên môn ở cấp xã
e Nghị định 73/1999/NĐ/CP, ngày 19/08/1999 đói với người lao động các
cơ sở ngoài công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Văn hoá, Thể thao
3 THONG TU HUONG DAN CUA CÁC BỘ, NGÀNH:
Căn cứ Nghị định của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam đã ban hành một loạt Quy định, Thông tư hướng dẫn thực hiện: se Thông tư số 06LĐTBXH-TT, ngày 04/04/1995 của Bộ Lao động —
Thương binh & Xã hội, hướng dẫn thi hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội s Thông tư số 58/TC-HCSN ngày 24/07/1995 của Bộ Tài chính, hướng dẫn
tạm thời phương thức thu nộp Bảo Hiểm Xã Hội
e Quyết định 2902/1999/QĐ-BHXH, ngày 23/11/1999 của Tổng giám đốc
Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam (trước đó là QD 177/QĐ-BHXH, ngày 30/12/
1996), quy định về việc Quản lý thu Bảo Hiểm Xã Hội
© Quyết định 2352/1999/QĐ/BHXH ngày 28/09/1999 của Tổng giám đốc
_ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam (trước đó là QD 113/ QD/BHXH, ngay 22/06/
1996) quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng số Bảo Hiểm Xã Hội
Các văn bản quy phạm pháp luật trên đây cho thấy:
Trang 17+ Xác lập sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH của người
lao động ở trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
+ Thu từ đơn vị sử dụng lao động và người lao động là nguồn thu chủ yếu
để hình thành quỹ BHXH, đảm bảo chỉ trả các chế độ cho người lao động
+ Thành lập tổ chức Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, có chức năng thu và quản lý quỹ BHXH tập trung thống nhất trong cả nước
+ Công tác thu BHXH là một hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt,
được tổ chức chặt chẽ theo một quy trình thống nhất
Những yếu tố trên đây đã đặt công tác thu vào vi trí rất quan trọng, đảm bảo cho quỹ BHXH hình thành, phát triển và hoạt động bển vững, lâu đài
_ CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẦN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HO CHi MINH GIAI DOAN 1996 - 2001
I.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THU BHXH
1 Điều trạ đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tương tham gia BHXH Dựa vào UBND phường, xã tiến hành điều tra; phối hợp với Sở Kế hoạch
& Đâu tư; Lao động Thương binh & Xã hội; Liên đoàn Lao động để cập nhật, rà soát, phát hiện, bổ sung, lập đầy đủ danh sách các đơn vị thuộc
điện bắt buộc tham gia BHXH
Kết quả điều tra được phân tích, đánh giá, phân loại kỹ lưỡng, làm căn cứ
' xác định các biện pháp thu BHXH
2 Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị sử dụng lao động
Phối hợp với UBND quận, huyện và các ngành liên quan, tổ chức hội nghị
hướng dẫn, tập huấn về chính sách, chế độ; hổ sơ thủ tục; quy chế, quy
trình trích nộp BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động thực hiện
Trong đó, đặc biệt chú ý việc yêu cầu các đơn vị ngoài quốc doanh, kê khai đúng số lao động và mức tiễn lương để trích nộp BHXH
3 Tổ chức đôn đốc thu nộp BHXH
e Xác định nguyên tắc: thu triệt để ở khu vực Nhà nước, tích cực mé rộng
ra khu vực ngoài quốc doanh
Trang 18+ Phòng Quản lý Thu: Thu các đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước do thành phố và trung ương quần lý; các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài
+ Bảo Hiểm Xã Hội quận, huyện: thu các đơn vị Nhà nước do quận huyện quần lý; các đơn vị ngoài quốc doanh; ngồi cơng lập
Số thu của phòng Thu chiếm tỷ trọng 77%; các quận huyện chiếm 23% e Xây dựng các giải pháp:
+ Xác lập cơ chế phối hợp với từng cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan kiểm tra pháp luật, các đoàn thể liên quan, để hỗ trợ thu BHXH
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật BHXH, định hướng
dư luận xã hội, để buộc người sử dụng lao động phải thực hiện
+ Tích cực cải tiến thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng các chế độ cho người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
+ Tổ chức tiếp dân và giải quyết tốt các khiếu nại tố cáo; qua đó phát hiện
những đơn vị vi phạm để có biện pháp truy thu BHXH
_+ Chú trọng đến các đơn vị mới thành lập; giải thể; sáp nhập, để hướng
dẫn thực hiện hoặc giải quyết, kịp thời, đầy đủ chế độ cho người lao động 4 Tổ chúc đối chiếu thu nộp BHXH
Mỗi cán bộ chuyên quần phụ trách từ 250-300 đơn vị, có nhiệm vụ kiểm
tra, đối chiếu, xác định đúng số lao động; tiền lương: số tiền BHXH phải nộp; số đã nộp; số thừa thiếu để ký biên bản quyết tốn với đơn vị
Ngồi chính sách, pháp luật BHXH, người cán bộ thu phải có kiến thức về lao động, tiền lương; kế toán, tài chính; hiểu biết rõ đặc điểm từng doanh
nghiệp và có khả năng vận động, thuyết phục tốt
II_ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH
1 Quản lý tình hình thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động
-~'Mở sổ sách kế toán thu đến từng đơn vị sử đụng lao động (Mẫu S53-BH)
để quản lý, kịp thời có giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác thu
- Thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thu, quản lý tiền thu BHXH trên
địa bàn thành phố, bao gồm: Biên bản kiểm tra số liệu thu BHXH (Mẫu 2-
TBH); Tổng hợp thu (Mẫu S03-TBH); Theo đối số đã thu (Mẫu S04-TBH); Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH (Mẫu 7-BCT) theo quy định - Quản lý chế độ nộp tiền BHXH từ quận, huyện về thành phố; từ thành
Trang 19Để đảm bảo thực hiện được khối lượng công việc rất lớn trên đây, Bảo Hiểm Xã Hội thành phố đã chủ động tổ chức quản lý bằng máy vi tính
2 Tổ chức quản lý quá trình tham gia BHXH của người lao động
Chủ động nghiên cứu, xác định những tiêu thức cần thiết về quá trình làm việc có đóng BHXH để phục vụ yêu cầu xét hưởng chế độ cho người lao
động, tổ chức lập trình và nhập dữ liệu vào máy tính
_ Hiện nay, quá trình đóng BHXH của trên 700 ngàn lao động ở thành phố
đã được đưa vào máy tính để quản lý, khai thác sử dụng
3 Tổ chức cấp sổ BHXH cho người lao động
Trong quy trình cấp sổ, lưu ý thêm một số vấn để sau đây:
+ Dựa vào “Danh sách lao động đề nghị cấp sổ” và “Danh sách lao động
nộp BHXH”, cấp mã số số BHXH cho người lao động trước khi duyệt tờ
khai cấp sổ, nhằm kịp thời quản lý dữ liệu bằng công nghệ thông tin
+ Ưù tiên cấp sổ cho người lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì
đây là khu vực rất nhạy cảm và hay biến động lao động
+ Đối với người không có thời gian công tác trước năm 1995, Thực hiện
đồng thời việc duyệt tờ khai và xác nhận vào số BHXH
- Hiện nay, Bảo Hiểm Xã Hội thành phố đã hoàn thành cơ bản công tác cấp
số để ghi nhận quá trình đóng BHXH cho người lao động, làm căn cứ giải
quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
Tổ chức xác nhận quá trình tham gia BHXH của người lao động e Công tác xác nhận được thực hiện theo 3 nhóm yêu câu như sau:
+ Nhóm I1: Xác nhận để giải quyết chế độ hưu; tuất; TNLĐ & BNN, trợ
cấp một lần; hoặc phục vụ yêu cầu bảo lưu thời gian đóng BHXH khi
người lao động thôi việc ở đơn vị cũ, chuyển đi đơn vị mới + Nhóm 2: Xác nhận để giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản
+ Nhóm 3: Xác nhận khi cấp sổ BHXH mới
e Cán bộ xác nhận căn cứ hồ sơ lưu trữ trên máy tính để đối chiếu, đồng
thời phải tham khảo thêm những tài liệu điều chỉnh gần nhất của đơn vị,
_ nếu chưa kịp nhập đữ liệu vào máy, hoặc nếu có sai lệch
IL KET QUÁ THƯC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI
THÀNH PHƠ HỘ CHÍ MỊNH (1996-2001)
Trang 20- Số thu BHXH trong 6 nam (1996-2001) dat 3.877,66 ty déng, ước bằng
18% tổng số thu cả nước Tốc độ tăng bình quân là 23,27%/ năm
- Thu từ khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
đạt 2.235,56 tỷ đồng, chiếm 57,65% tổng số thu của thành phố và có tốc
độ tăng trưởng là 29,6%/ năm
2 Số lao động tham gia BHXH (Phụ lục 02):
- Số lao động tham gia BHXH của thành phố tính đến cuối năm 2001 là
702.418 người, tốc độ tăng bình quân đạt 9,77% Trong đó, khu vực ngoài
quốc doanh và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có 304.112 người,
- chiếm tỷ trọng 43,29% và đạt tốc độ tăng bình quân 21,43%
Nhờ vậy, 93,8% số lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; 65% số lao động khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố
đã được tham gia và hưởng các chế độ BHXH
3 Cấp sổ BHXH cho người lao động (Phụ lục 03):
- Đến cuối năm 2001, toàn thành phố đã cấp sổ BHXH cho 644.000 người lao động, tuy nhiên số lượng sổ cấp hàng năm vẫn tăng lên vì hai lý do: + Mỗi năm có thêm từ 60 - 70 ngàn lao động mới tham gia BHXH
+ Mỗi năm có từ 70 — 80 ngần lao động thay đổi nơi làm việc xin cấp sổ vì
đã nhận trợ cấp một lần; hoặc do thời gian công tác ở đơn vị cũ quá ngắn,
không quan tâm đến sổ cũ; hoặc do đơn vị cũ nợ BHXH, khi người lao
_ động thôi việc không được xác nhận, bỏ luôn sổ
4 Xác nhận quá trình tham gia BHXH cho người lao đông (Phụ lục 04): Trong 6 năm, đã xác nhận quá trình tham gia BHXH cho 1.755.769 người lao động Riêng năm 2001 xác nhận cho 371.618 người, chiếm 52,9% tổng
số lao động đang tham gia BHXH Khối lượng xác nhận tăng 8,92%/ năm, để phục vụ yêu cầu cấp sổ và giải quyết các chế độ cho người lao động IV NHÂN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
1- Những tu điểm chính
Trong 6 năm qua, Bảo Hiểm Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức công tác thu đạt được những kết quả quan trọng, đó là:
1.1 Thu BHXH ở thành phố ngày càng đi vào thế ổn định và phát triển
Trang 21chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu cả nước, góp phần quan trọng vào ' nhiệm vụ xây dựng và phát triển quỹ BHXH
1.2- Luôn đi đầu trong việc mở rộng thu BHXH đến khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh, góp phần quan trọng, cùng với toàn ngành tạo nên súc sống mới cho chính sách BHXH trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế thị trường nhiều thành phần,
định hướng Xã hội Chủ nghĩa
1.3 - Tổ chức kiểm tra, đối chiếu quyết toán thu chính xác, chặt chẽ và kịp
thời cho hơn 7.000 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Quản
lý nguôn quỹ BHXH gần 4.000 tỷ đồng trong 6 năm qua, không để bị thất
thoát, chiếm dụng và nộp kịp thời về Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
1.4 - Hàng năm đã hoàn tất một khối lượng công tác nghiệp vụ rất lớn để
quản lý quá trình tham gia đóng BHXH cho hơn 700.000 người lao động
_trên địa bàn thành phố, làm căn cứ giải quyết chính xác, kịp thời chế độ
chính sách cho các đối tượng hưởng theo quy định
*AYguyên nhân:
a Đã nhận thức đúng vị trí quan trọng của công tác thu BHXH, tập trung
sức lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để thu đạt kết quả tốt
b Xác định nguyên tắc thu và phân cấp quản lý đúng đắn, phù hợp c Có những giải pháp thích hợp để tổ chức thu BHXH đạt hiệu quả
d Chủ động đưa công nghệ thông tin vào quản lý, đảm bảo cho các hoạt
động nghiệp vụ được tổ chức chặt chẽ, khoa học, hiệu quả
e Quy định về quần lý thu của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam rõ ràng, đầy
đủ và ngày càng hoàn thiện, giúp triển khai thực hiện dễ dàng, thuận lợi
` 2- Những hạn chế, tổn tại:
2.1 Vẫn còn trên 80 ngàn người lao động thuộc diện bắt buộc chưa được
đơn vị đóng BHXH, gây thất thu quỹ BHXH mỗi năm khoảng 110 tỷ đồng 2.2 Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khai giảm mức tiền lương trích nộp BHXH (bình quân chỉ bằng 38% mức tiền lương thực tế) làm quỹ
BHXH that thu hang năm gần 230 tỷ đồng
2.3 Tình trạng các doanh nghiệp chậm nộp BHXH ngày càng tăng, dễ dẫn
đến nguy cơ trở thành nợ đọng khó đòi, khó giải quyết dứt điểm
2.4 Trong công tác quản lý thu đã xuất hiện sự quá tải , thiếu kiểm tra, sâu
sát các đơn vị sử dụng lao động; sai sót trong công tác cấp sổ BHXH, hoặc chậm trễ khi xác nhận để giải quyết các chế độ cho người lao động
Trang 22* Nguyên nhân
a Hệ thống chính sách BHXH chưa hoàn thiên:
e Hiện nay còn hơn I,Í triệu người lao động (phi nông nghiệp) tại các đơn
vị kinh tế ngoài quốc doanh; kinh tế tập thể; cá thể, gia đình và lao động tự ˆ đo chưa được Điều lệ cho phép tham gia BHXH, tạo ra sự bất bình đẳng
về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các đơn vị và giữa những người lao động, là một nguyên nhân để các doanh nghiệp né tránh trích nộp BHXH
e Quy định về mức trích nộp BHXH đựa trên thang, bảng lương Nhà nước, tạo điều kiện cho khu vực ngoài quốc doanh khai giảm mức tiền lương để
nộp BHXH, làm giảm nghiêm trọng nguồn thu và ý nghĩa của BHXH
* Không được tự quản lý sổ BHXH, người lao động bị tách khỏi quá trình
thực hiện chế độ BHXH từ cơ sở, mất khả năng tham gia kiểm soát việc
đơn vị đóng BHXH Mặt khác, việc ghi chép, xác nhận sổ theo phương pháp thủ công làm tăng quá nhiều công việc sự vụ cho đơn vị và cơ quan
Bảo Hiểm Xã Hội, làm cho sổ BHXH hay bị sai sót, giảm độ tin cậy
e Con nhiều vướng mắc khi tổ chức thu BHXH như : người làm việc không "CÓ hợp đồng lao động; vừa học vừa làm; làm việc bán thời gian chưa có
quy định cụ thể để thực hiện
b_ Buông lông việc thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về BHXH
Hiện nay, sai phạm về trích nộp BHXH rất phổ biến và nghiêm trọng, tuy
nhiên, cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý lại rất hình thức, lỗng lẻo:
e Mức phạt tối đa là 2 triệu đồng, quá nhỏ so với cái lợi bất chính mà
doanh nghiệp thu được, nên không thể ngăn ngừa sai phạm có hiệu quả e Cơ quan Thanh tra Lao động ít người, nhiều việc, không đảm đương hết chức năng thanh tra; không nghiêm khắc xử lý vi phạm về BHXH
e Chính quyển địa phương ngại động chạm đến giới đầu tư nên thường
nương nhẹ, dễ bỏ qua những sai phạm về trích nộp BHXH
e Đường lối xét xử của Tòa án không đảm bảo xác định hết sai phạm của
người sử dụng lao động, gián tiếp để họ tiếp tục chiếm đoạt tiền BHXH c Phòng Quản lý Thu đang trở nên công kênh về bộ máy, quá tải về công việÊ: trình độ, năng lực của đội ngũ cắn bộ còn nhiều hạn chế
e Khối lượng công tác thu của Bảo Hiểm Xã Hội thành phố lớn gấp 15-20
lần so với một tỉnh có số thu trung bình, do đó, nếu tổ chức phòng quản lý
Trang 23thu cũng giống như các tỉnh khác rất dễ nảy sinh những bất cập trong công tác quản lý, điều hành, ảnh hưởng đến hiệu quả thu BHXH
e Do giản đơn trong việc tiếp nhận, bố trí và đào tạo bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ thu hiện nay mới chỉ có 31/85 người (36,47%) tốt nghiệp đại học
đúng chuyên ngành, do đó có nhiều hạn chế về năng lực, trình độ
CHƯƠNG III:
_ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIEU QUA CONG TAC QUAN LY
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TP HỒ CHÍ MINH
1 Tăng cường các biên pháp thông tin tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục pháp luật BHXH:
+ Tổ chức thông tin tuyên truyễển, phổ biến thường xuyên liên tục, có hệ
thống trên các phương tiện truyền thông về chính sách, pháp luật BHXH + Bồi đưỡng, trang bị kiến thức pháp luật BHXH tại các cơ sở dạy nghề;
các trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động học nghề, xin việc + Phối hợp với tổ chức công đồn, tăng cường cơng tác giáo dục pháp luật
BHXH tại khu vực ngoài quốc doanh, các khu chế xuất, khu công nghiệp 2 Tăng cường vai trò quản lý của chính quyên địa phương đốt với BHXH
+ Cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội chủ động báo cáo, để xuất, kiến nghị hết sức
cụ thể với cấp ủy, chính quyển địa phương, làm cho công tác BHXH thật
sự trở thành một nhiệm vụ chính trị được cấp ủy và chính quyền từng cấp chăm Ïo; các ngành hữu quan phối hợp, hễ trợ có hiệu quả
3.Điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý Thu:
+ Tách phòng Quản lý Thu thành hai phòng chức năng để tổ chức hoạt động nghiệp vụ theo hướng chun mơn hố, như sau:
e Phòng Quản lý Thu: tổ chức công tác thu BHXH đối với các đơn vị sử
dụng lao động
e Phòng Quản lý Hồ sơ người tham gia BHXH (hoặc Trung tâm đữ liệu
_BHXH): tổ chức quản lý các thông tin, dữ liệu, tài liệu liên quan để xác nhận quá trình đóng BHXH và tổ chức cấp sổ cho người lao động
4 Đào tạo, bôi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán thu BHXH:
Trang 24+ Trình độ, kiến thức chuyên môn của đội ngũ cán bộ thu còn nhiều hạn chế, là một trở ngại lớn cho công tác thu; do vậy, cần lập kế hoạch cho đi
đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn theo từng đối tượng cụ thể; đồng thời, thường xuyên và kịp thời cập nhật kiến thức mới, có liên quan đến BHXH
5 Nâng cao chất lượng công tác ứng dụng công nghệ thông tin:
Việc ứng dụng công nghệ thông tỉn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Do
vậy, phải tiếp tục nâng cấp chất lượng công tác này theo phương án sau: + Phân tích một cách hệ thống công tác quản lý thu BHXH nhằm xác định
đầy đủ những nội dung, yêu cầu cần đưa vào máy tính quản lý
+ Thẩm định lại các chương trình hiện có để điều chỉnh, nâng cấp
.+ Bổ sung trang, thiết bị cần thiết để triển khai thực hiện
Mục tiêu là: quản lý đầy đủ dữ liệu từng người tham gia BHXH; đồng thời, quản lý chặt chẽ tình hình đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động
6 Kiến nghị Nhà nước sửa đổi chính sách và cơ chế quản lý BHXH:
6.1/ Mở rộng đốt tượng thực hiện BHXH bắt buộc đến tất cả những người
có quan hệ lao động, ban hành chế độ BHXH tự nguyện
+ Mở rộng đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc đến tất cả những người
đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
+ Ban hành chế độ BHXH tự nguyện để cho mọi người dân có điều kiện tham gia và hưởng các chế độ BHXH, nhất là chế độ bảo hiểm hưu trí Sửa đổi như vậy, thành phố sẽ có thêm 1,! triệu lao động có cơ hội được
- hưởng các chế độ BHXH, tăng thu cho quỹ lên gấp 2,5 lần so với hiện nay
6.2/ Trích nộp BHXH dựa trên mức tiền lương thực tế của ' người lao động:
+ Áp dụng thống nhất mức trích nộp BHXH dựa trên mức tiễn lương thực
tế, trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Mức lương theo ngạch, bậc; chức vụ; quân hàm chỉ áp dụng cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
6.3/ Thay Sổ BHXH bằng Thẻ BHXH, và giao cho người lao động quản lý: e Thực trạng sử dụng số BHXH hiện nay bộc lộ nhiều mặt hạn chế:
+ Sổ do đơn vị quần lý nên không tạo cho người lao động sự quan tâm cần thiết và ý thức tự bảo vệ quyền lợi BHXH chính đáng của mình
Trang 25+ Công việc đối chiếu, ghi chép vào sổ BHXH đòi hỏi phải thận trọng, ty mý nhưng ít được đơn vị quan tâm đến nên thường bị bơi xố, sửa chữa,
thiếu rõ ràng, chính xác, thiếu tính tin cậy
+ Chính sách BHXH sẽ mở rộng đến toàn dân nên số lượng sổ sẽ tăng lên
nhanh chóng Cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội chắc chắn không thể xác nhận
hàng năm vào từng quyển sổ theo phương pháp thủ công như hiện nay
e Đề nghị phát hành thê BHXH thay cho sổ BHXH, theo nguyên tắc:
+ Thẻ BHXH có số thẻ và nội dung như trong trang 3 của sổ BHXH
+ Giao thẻ BHXH cho người lao động quản lý
+ Sử dụng máy tính để quản lý và in xác nhận quá trình đóng BHXH cho
người lao động, thay thế hoàn toàn phương pháp xác nhận thủ công
+ Tổ chức hệ thống thông tin có khả năng giải đáp trực tiếp, kịp thời về
tình hình đóng BHXH cho người lao động khi có yêu cầu
_6.4/ Tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi vi pham về BHXH; giao chức
năng thanh tra, xử lý vi phạm cho cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội
+ Điều chỉnh lại mức phạt theo nguyên tắc: số tiền phạt phải lớn hơn mức
thu lợi bất chính, và tăng nặng theo số lượng người lao động bị xâm phạm
quyền lợi Đông thời có biện pháp cưỡng chế để thu hồi được tiền nợ và các khoản nộp phạt theo quy định
+ Giao cho cơ quan BHXH quyển thanh tra, xử lý các vi phạm đối với chế
độ trích nộp BHXH
PHAN HẾT LUẬN:
Công tác thu BHXH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và
phát triển quỹ BHXH, thực hiện chính sách đối với người lao động trong nên kinh tế thị trường nhiễu thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa Sáu năm qua, Bảo Hiểm Xã Hội thành phố Hỗ Chí Minh đã nỗ lực tổ chức
công tác thu BHXH đạt được những kết quả quan trọng Tuy nhiên vẫn còn
nhiều đơn vị, doanh nghiệp vi phạm chính sách, pháp luật, trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ, làm thiệt hại đến lợi ích xã hội, lợi ích người lao động
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng một cách khoa học, cụ thể,
có thể thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là: Hệ thống
chính sách, pháp luật BHXH còn nhiều điểm chưa hợp lý, hoặc chưa được
Trang 26Bảo Hiểm Xã Hội chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyển địa phương để tăng cường hiệu lực quản lý về BHXH trên địa bàn;
công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó, trình độ, năng lực một số cán bộ thu còn hạn chế, công tác
quản lý thu chưa được tổ chức thật hợp lý, khoa học
Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên đây, cần có những giải pháp tích
cực và đồng bộ, đó là:
+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
toàn xã hội, đặc biệt, cho người lao động, để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của
BHXH, góp phần đưa chính sách quan trọng này vào kỷ cương, pháp luật + Tích cực tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền các cấp tăng cường quản lý, đảm bảo cho chính sách BHXH được thực hiện tương xứng với
yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phương
+ Có kế hoạch đào tạo, bồi đưỡng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ thu; điều chỉnh lại hợp lý bộ máy quản lý
+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng
yêu cầu điều chỉnh cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy thu BHXH
- Đồng thời, kiến nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung kịp thời những điểm bất hợp lý trong chế độ, chính sách và cơ chế quản lý thu hiện nay:
+ Mở rộng đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc, ban hành chính sách
BHXH tự nguyện
+ Thực hiện chính sách thu BHXH thống nhất dựa trên tiền lương thực tế, đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
+ Phát hành thẻ BHXH để thay cho sổ BHXH
+ Nâng mức phạt lên tương ứng với mức độ vi phạm chế độ trích nộp
BHXH và giao chức năng thanh tra, xử lý cho cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội
Tóm lại: Xem xét thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở thành phố Hồ Chí Minh thực chất cũng là xem xét thực trạng triển khai chính sách
BHXH của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố Do vậy, để đưa
chính sách BHXH thực sự đi vào cuộc sống và phát huy cao nhất tính tích
cực của nó đối với đời sống xã hội trong giai đoạn đổi mới và phát triển
đất nước hiện nay, những giải pháp, kiến nghị về công tác quản lý thu BHXH nêu trong chuyên để này rất cần được sớm triển khai thực hiện và
thực hiện một cách đồng bộ
Trang 27
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
Trang 28PHẦN MỞ ĐẦU
LSU CAN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
- Hơn 6 năm qua, cùng với các địa phương trong cả nước, Bảo Hiểm Xã Hội
thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng được tổ chức, xây dựng để triển
khai thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo Bộ Luật Lao động
trên địa bàn thành phố
Kết quả thu BHXH hàng năm đạt cao và tăng lên nhanh chóng, góp phần
rất quan trọng vào việc xây dựng quỹ BHXH tập trung thống nhất của cả nước, nhằm đảm bảo nguồn chi trả các chế độ BHXH, giảm bớt gánh nặng
hàng năm cho Ngân sách Nhà nước
Ra đời trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang đổi mới và chuyển mình
mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, chính sách va cơ chế quản lý BHXH mới, trong đó có chính sách thu BHXH, đã cơ
._ bản được cuộc sống chấp nhận, khẳng định sự đúng đắn như một tất yếu của quá trình phát triển
Tuy nhiên, qua hơn 6 năm thực hiện, công tác thu BHXH cũng đã bộc lộ những vấn để lớn về chính sách, pháp luật, cơ chế vận hành và tổ chức
quần lý, làm ảnh hưởng đến kết quả thu Một số lượng lớn đơn vị sử dụng
lao động vẫn tiếp tục trốn tránh nghĩa vụ trích nộệp BHXH, gây thất thoát cho quỹ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, làm cho một bộ phận không nhỏ
người lao động thuộc đối tượng bắt buộc vẫn chưa được tham gia và thụ
hưởng các chế độ BHXH
Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn tập trung nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế Với trên hai triệu người lao
động, đối tượng thu BHXH ở đây rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét đặc
- hà Vì vậy, đây cũng là nơi có điểu kiện quan sát rõ nét và toàn điện nhất tình hình thực hiện chính sách thu BHXH theo pháp luật hiện hành Từ kết quả thu BHXH ở thành phế Hồ Chí Minh những năm qua; việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích những mặt được, mặt chưa được để đưa ra những dự
báo cùng các giải pháp nhằm khắc phục tổn tại, nâng cao hiệu quả công
tác thu là có cơ sở và hết sức cần thiết
Việc làm này lại càng có ý nghĩa thiết thực khi Nhà nước đang trong quá
Trang 29Với những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu và thực hiện chuyên để:
>Thực trạng công tác quản lý thu Bảo Hiểm Xã Hội tại thành phố Hồ Chí
Minh và những vấn đề cần hoàn thiện “; mong muốn được đóng góp thiết
thực vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy hoạt động BHXH ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nước phát triển theo đúng mục tiêu đã định
II MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
' Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng công tác thu BHXH tại thành phố
Hồ Chí Minh trong 6 năm qua, đưa ra các giải pháp, kiến nghị, nhằm khắc
phục những mặt hạn chế, tổn tại; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý; đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên dịa
bàn thành phố
Ill PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước về chính sách,
nội dung và cơ chế thực hiện công tác quản lý thu BHXH
- Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại TP Hồ Chí Minh 6 năm qua
- Các giải pháp, kiến nghị, trong đó chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực tổ chức
thực hiện công tác thu BHXH tại TP Hồ Chí Minh
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuyên đề sử dụng các phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp để nghiên cứu thực hiện
v KET CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Để giải quyết các nội dung cần nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết
luận, chuyên để có kết cấu gầm 3 chương:
CHƯƠNG I
Những đặc điểm kinh tế — xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở pháp
- ý để thực hiện công tác thu bảo hiếm xã hội
1 Những đặc điểm kinh tế — xã hội của TP Hê Chí Minh có ảnh hưởng đến công tác thu BHXH
Trang 30CHUONG II
Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh,
giai đoạn 1996 - 2001
1 Quy trình tổ chức thu BHXH
2 Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH
3 Kết quả công tác quản lý thu BHXH ở TP Hồ Chí Minh (1996 — 2001) 4 Nhận xét, đánh giá CHUONG III Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh 1 Đẩy mạnh các biện pháp thông tin tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục pháp luật BHXH 2 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của chính quyển địa phương đối với BHXH
3 Điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ phòng Quản lý Thu BHXH
4 Đào tạo, bổi dưỡng kiến thức chuyên môn cần thiết cho đội ngũ cán bộ
làm công tác thu BHXH
5 Nâng cao chất lượng công tác ứng dụng Công nghệ Thông tin
6 Kiến nghị Nhà nước sửa đổi chính sách và cơ chế quản lý BHXH
VI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Chủ biên:
+ Ông Đỗ Quang Khánh — Phó Giám đốc BHXH TP Hồ Chí Minh
Thành viên tham gia:
Trang 31CHUONG I
-_ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHO HỒ CHÍ MINH VÀ CƠ SỬ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI L- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP HỒ CHÍ MINH
CÓ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC THU BẢO HIẾM XÃ HỘI
Thành phố Hồ Chí Minh có điện tích tự nhiên là 2093,7 km2, bao gồm
22 quận, huyện, 303 phường, xã, thị trấn Thành phố có số dân trên 5 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 58,4 %
Là một đô thị lớn, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ
khi thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của
Đảng(1986), thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, ngày càng khẳng định vai trò một trung tâm kinh tế lớn của đất nước Đặc biệt, kể từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, với sự xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị kinh tế
ngoài quốc doanh, các khu chế xuất, khu công nghiệp, sản xuất kinh doanh
trên địa bàn thành phố ngày càng khởi sắc, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của cả nước
Tổng sản phẩm xã hội của thành phố chiếm tỉ trọng lớn trong nên kinh
tế quốc dân và liên tục tăng trưởng với mức độ cao Chỉ tính trong thời gian 5 năm từ 1995 — 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
đạt 10,4% Năm 2001, trong bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực không thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 9,5% so với
_6,8% trong cả nước Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.450 USD, tăng 7%, cao hơn 3 lần mức bình quân cả nước Nhờ vậy đã tạo ra 17,8% GDP;
26% giá trị sản xuất công nghiệp; 41% giá trị kim ngạch xuất khẩu và gần
42% số thu ngần sách cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi rất nhạy bén, năng động trong việc tiếp thu, vận dụng các chính sách kinh tế mới, đồng thời, luôn quan tâm đến những ngành nghề sử dụng nhiễu lao động, tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển
để tăng cường mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm không chỉ
Trang 32bàn thành phố có 170.000 đơn vị kinh tế, từ những tập đoàn, tổng công ty
lớn đến những cơ sở kinh tế cá thể, hộ gia đình, đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế chủ yếu Số lao động hiện đang làm việc
trên địa bàn thành phố là 2,19 triệu người, bao gồm:
- Lầm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Nhà nước: ` 460.000 người
- Làm việc trong các thành phân kinh tế khác: 1.830.000 người
Với quy mô sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động không ngừng gia tăng, thành phố Hỗ Chí Minh đã và đang trở thành một thị trường lao động rộng lớn có tầm quan trọng đặc biệt trong cả nước
Những đặc điểm trên đã có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu
BHXH nói riêng và việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao
động nói chung trên địa bàn thành phố
Có thể rút ra những ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn như sau :
1 Những ảnh hưởng thuận lợi -
-_1,1 Nhờ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội tốt, lại nằm ở vị trí
trung tâm khu vực các tỉnh Nam Bộ, hơn 10 năm qua, hoạt động kinh tế ở
thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hết sức năng động, phong phú, đa
dạng, thu hút một lực lượng lao động làm việc đông đảo Do vậy, thành
phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo ra nhu cầu và những khả năng, điều kiện
hết sức to lớn để thực hiện chính sách BHXH
1.2 Lao động phi nông nghiệp có tỷ trọng lớn, chiếm gần 90% tổng số lao
động đang làm việc; mặt bằng dân trí, tác phong công nghiệp của lực
lượng lao động ở thành phố tương đối cao, là điều kiện tốt để thực hiện
pháp luật BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng
1:3 Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn “, tinh thần tương thân thương ái, lá lành đùm lá rách với nhiều
tổ chức, phong trào hoạt động xã hội phát triển Đảng bộ và Chính quyển thành phế thường xuyên quan tâm chăm lo sự nghiệp an sinh xã hội, chăm lo lợi ích của các tầng lớp người lao động, người có công với Cách mạng, người nghèo vì vậy sẽ rất thuận lợi khi triển khai thực hiện chính sách
Trang 331.4 Từ năm 1990 đến nửa đâu 1995, thành phố Hồ Chí Minh là nơi được
Nhà nước cho tổ chức thí điểm thu BHXH khu vực ngoài quốc doanh Thời
gian thực hiện thí điểm đã đạt được những kết quả quan trọng, một mặt có
được những kinh nghiệm trong công tác thu, mặt khác bước đầu tạo được
tâm lý, tập quán thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH đối với các doanh nghiệp,
các thành phân kinh tế Đó là những thuận lợi rất lớn đối với thành phố khi
hoạt động BHXH cả nước chuyển mình theo cơ chế quản lý mới
2 Những khó khăn :
_2.1 Thành phố Hồ Chí Minh có đủ mọi loại hình đơn vị, doanh nghiệp với
số lượng rất lớn, phát triển nhanh Từ đó, phát sinh những bất cập trong nhiều lĩnh vực quản lý của nhà nước, trong đó có việc quản lý các đối
tượng thuộc điện bắt buộc tham gia BHXH để tổ chức thực hiện chế độ chính sách cho người lao động
2.2 Nhìn toàn cục, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố những năm qua ở mức cao Nhưng nếu xét trên từng lĩnh vực cụ thể thì luôn bộc lộ hai
yếu tố mang tính thách thức, đó là thiếu tính ổn định và sự bến vững
- Đầu tư nước ngoài là khu vực tăng trưởng nhanh nhất, nhưng qua cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ( 1997 — 1999 ) đã chựng hẳn lại Số lượng
dự án, qui mô đầu tư đều suy giảm, dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng lao ` động, tức là giảm lực lượng tạo nguồn thu BHXH
- Doanh nghiệp Nhà nước đang trong tiến trình đổi mới, hoàn thiện để
nâng cao hiệu quả hoạt động Tiến trình này dẫn đến việc cổ phần hoá, bán, khoán, giải thể nhiều doanh nghiệp, và tất yếu phải giải quyết cho nghỉ việc một số lượng lao động không nhỏ
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng rất lớn nhưng đại bộ phận
có quy mô sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động nhỏ, thường xuyên
biến động Đặc biệt, quan hệ thuê mướn, sử dụng lao động còn hết sức
lồng lẻo, thiếu tính ổn định, mà đây lại là điều kiện rất cần thiết để đảm
bảo việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động
2.3 Thực trạng chấp hành pháp luật lao động còn rất yếu kém; vai trò của
` cơ quan quan lý về lao động còn nhiều hạn chế, bất cập Vì vậy, dù BHXH
đã là chế độ áp dụng bắt buộc, được luật định, nhưng trên thực tế việc đốc
Trang 34Tóm lại, những đặc điểm kinh tế xã hội trên đây cho phép khẳng định: thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tiểm năng về nguồn thu BHXH
và nhiều điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện các chế độ, chính
sách cho người lao động Việc biến tiểm năng này thành hiện thực là vấn để còn lại của hệ thống chính sách và cơ chế tổ chức,vận hành
II - CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BHXH: L- BỘ LUẬT LAO ĐÔNG:
Tháng 6/1994, chính sách BHXH được thể chế hóa bằng các điều luật cụ
thể ghi trong Chương XI - Bộ Luật Lao động, được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/1995, trong đó quy định:
"+ Điều 140: “Nhà nước quy định về chính sách BHXH, nhằm từng bước
mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống
cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm
dau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
mất việc làm, gặp rủi ro và các khó khăn khác”
+ Điều 141: “ Loại hình BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp sử dụng từ
10 lao động trở lên Ở những doanh nghiệp này người sử dụng lao động, người lao động phải đóng BHXH theo quy định tại điều 149 của Bộ Luật
này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp BHXH ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất”
+ Điều 149: “ Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền - lương; người lao động đóng bằng 5% tiền lương”
2 - ĐIỀU LỆ BẢO HIẾM XÃ HOI:
Ngày 26/01/1995 Điều lệ BHXH được ban hành kèm theo Nghị định 12/CP
của Chính phủ quy định và hướng dẫn chi tiết Chương XII của Bộ Luật Lao
Động Nghị định 12/CP đã trở thành văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu
đưa chính sách BHXH mới đi vào cuộc sống, là công cụ pháp lý quan trọng giúp các chủ thể của BHXH có căn cứ tổ chức thực hiện với những quy
định cụ thể về đối tượng tham gia; mức đóng góp của các bên tham gia; điều kiện và mức hưởng từng loại chế độ trợ cấp và cơ chế vận hành của
quỹ BHXH trong gia! đoạn mới, trong đó:
Về các đối tượng tham gia, Điều 3- Điều lệ BHXH quy định, sâm:
Trang 35Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên
` Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc
tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang
Người giữ chức vụ bầu cử, dân cử làm việc trong các cơ quan quản lý
Nhà nước, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương đến cấp Huyện
Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều đưỡng trong và ngoài
nước mà vẫn hưởng tiển lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng
` thực hiện BHXH bắt buộc
Về mức đóng BHXH, Điều 36 & 37- Điều lệ BHXH quy định:
Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiển lương của
những người tham gia BHXH trong đơn vị
Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng
Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH
đối với người lao động
Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên,
hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)
Tiếp sau đó, Chính phủ ban hành các Nghị định: 09/1998/NĐ/CP ngày
` 23/01/1998; 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999, quy định bổ sung đối tượng
thực hiện, bao gồm:
- Cán bộ làm công tác Đảng, Chính quyển, Đồn thể và cơng tác chuyên môn ở cấp xã, phường, thị trấn
- Người lao động làm việc trong các cơ sở ngồi cơng lập thuộc lĩnh vực
Trang 36Riêng đối tượng là cán bộ xã, phương, thị trấn, mức đóng góp là 15% tiền
sinh hoạt phí, trong đó đơn vị sử dụng lao động đóng 10%, người lao động
đóng 5%
Về cơ chế thu và quản lý quỹ BHXH, Điều 37,39 & 40- Điêu lệ BHXH quy
định:
- Hang tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo
_ quy định và trích từ tiền lương của từng người lao động để đóng cùng
một lúc vào quỹ BHXH
- _ Việc thu BHXH đo tổ chức Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam thực hiện - Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà
nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ Quỹ BHXH được thực hiện các biện pháp để bảo tổn giá trị và tăng trưởng theo quy định
của Chính phủ
3~ THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH,
Căn cứ Nghị định của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Bảo Hiểm Xã Hội
Việt Nam đã ban hành một loạt Quy định, Thông tư hướng dẫn thực hiện: + Thông tư số 06/LĐTBXH-TT, ngày 04/04/1995 của Bộ Lao động —
- Thương binh & Xã hội, hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ BHXH
+ Thông tư số 58/TC-HCSN ngày 24/07/1995 của Bộ Tài chính, hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp BHXH
+ Quyết định 2902/1999/QĐ-BHXH, ngày 23/11/1999 của Tổng giám đốc Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam (trước đó là QĐÐ 177/QĐ-BHXH, ngày 30/12/ 1996), quy định về việc Quản lý thu BHXH thuộc hệ thống Bảo Hiểm Xã
Hội Việt Nam
+ Quyết định 2352/1999/QĐ/BHXH ngày 28/09/1999 của Tổng giám đốc
Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam (trước đó là QÐ 113/ QĐ/BHXXH, ngày 22/06/
1996) quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH
Đây là các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu, được ban hành tương đối ' đồng bộ giúp cho cơ quan BHXH các cấp tiến hành việc tổ chức thu, đối
chiếu quyết toán, kiểm soát nguồn thu hình thành quỹ BHXH từ đơn vị cơ
Trang 37Có thể thấy rằng, từ năm 1995, chính sách BHXH nói chung và chính sách
thu BHXH nói riêng có những điểm mới so với trước, đó là:
1 Xác định rõ đối tượng tham gia, mức đóng góp nghĩa vụ của từng loại
đối tượng và cơ chế đóng góp để hình thành nguồn quỹ BHXH Đây là
yếu tố rất quan trọng, là cơ sở để tổ chức công tác thu
2 Xác lập sự bình đảng về quyển và nghĩa vụ tham gia BHXH của người lao động ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (trước năm
1995 do những điểu kiện nhất định về kinh tế - xã hội, đối tượng áp
dụng BHXH mới chỉ có cán bộ, công chức Nhà nước)
3 Thu BHXH từ đơn vị sử dụng lao động và người lao động là nguồn thu — chủ yếu để hình thành quỹ BHXH Quỹ BHXH không nằm trong ngân
sách Nhà nước như trước đây mà trở thành một quỹ tài chính hoạt động
độc lập trên cơ sở được tính toán, cân đối giữa nhu cầu và khả năng chi
trả các chế độ cho người lao động
4 Hình thành hệ thống tổ chức Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ba cấp từ
Trung ương đến Quận, Huyện, có chức năng thu và quản lý quỹ BHXH
tập trung thống nhất trong cả nước nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng quỹ
đúng mục đích, đạt hiệu quả cao
5 Quản lý thu BHXH trở thành một nghiệp vụ chuyên môn, được tổ chức chặt chế, bài bản theo một quy trình thống nhất, có hệ thống sổ sách, biểu mẫu quản lý riêng biệt theo quy định của Chính phủ
: Những điểm mới cơ bản trên đây đã đặt công tác quản lý thu BHXH vào vị
Trang 38CHUONG II
THUC TRANG CONG TAC QUẦN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở
THÀNH PHÔ HỖ CHi MINH GIAI DOAN 1996 - 2001
L QUY TRÌNH TỔ CHỨC THU BHXH
Bảo Hiểm Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức công tác thu BHXH
theo quy trình chung gồm các bước cơ bản sau: Điểu tra, lập danh sách các
đơn vị sử dụng lao động; tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị sử
dụng lao động: tổ chức đôn đốc thu nộp BHXH và tổ chức đối chiếu thu
nộp BHXH
1 Điều tra, lập danh sách đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng tham
gia BHXH
Mục đích: Việc điều tra các đơn vị sử dụng lao động nhằm lập danh sách
để quản lý chặt chế các đơn vị thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngay từ đầu, để tổ chức thu BHXH
Cách tiến hành: - Ngay sau khi thành lập, Bảo Hiểm Xã Hội thành phố
Hồ Chí Minh đã tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Thành Úy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối hợp hỗ trợ của Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
phường xã tiến hành điều tra, rà soát các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Trên cơ sở đó, lập danh sách những đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH
Tiếp đó, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch & Đầu tư để cập nhật những
, doanh nghiệp mới đăng ký thành lập bổ sung kịp thời đối tượng phải thực
hiện BHXH
Bên cạnh đó, để đối phó với tình hình các doanh nghiệp thuộc khu vực
ngoài quốc doanh luôn biến động, di chuyển địa bàn hoạt động, tìm cách né tránh Bảo Hiểm Xã Hội thành phố đã thường xuyên phối hợp với Sở
Lao động Thương binh & Xã hội; Liên đoàn Lao động, các ngành chức
năng khác và dư luận xã hội để phát hiện, bổ sung
Kết quả điểu tra được phân loại theo từng khu vực, bao gồm: Khu vực Nhà
nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài quốc doanh Mỗi
Trang 39khu vực đều có những đặc điểm riêng biệt, được phân tích, đánh giá kỹ
lưỡng, làm căn cứ xác định các biện pháp thu BHXH (Phụ lục 05)
2 Tổ chúc hướng dẫn, tập huấn về chế độ chính sách và nghiệp vụ thu
cho các đơn vị sử dụng lao đông
` Nục đích: Việc hướng dẫn chế độ, chính sách và tập huấn nghiệp vụ nhằm
giúp cho các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là những đơn vị mới làm quen với BHXH, hiểu cụ thể về nghĩavụ, trách nhiệm và quyền lợi
của các bên tham gia BHXH theo quy định của pháp luật; hiểu rõ cơ chế,
cách làm, để thực hiện
Cách tiến hành: Bảo Hiểm Xã Hội thành phố phối hợp với Ủy ban nhân
đân các quận, huyện; các ngành Lao động Thương binh & Xã hội, Liên
đoàn Lao động tổ chức hội nghị hướng dẫn, tập huấn việc thực hiện chế
độ trích nộp BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động Cung cấp cho các đơn
vị những văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thu; hướng dẫn cụ thể
quy chế, quy trình thực hiện các bước công việc như: lập danh sách người
lao động tham gia BHXH, tổ chức thu nộp, đối chiếu quyết toán, điểu chỉnh tăng giảm lao động, cách xác định mức tiễn lương, phụ cấp làm căn
cứ để trích nộp và giải quyết chế độ BHXH cho người lao động
Công tác hướng dẫn chế độ chính sách và tập huấn nghiệp vụ nhìn chung
được các đơn vị sử dụng lao động thuộc khu vực Nhà nước tiếp thu và thực hiện đúng Nhưng ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và
nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thường rất khó khăn, phải làm đi,
làm lại nhiều lần; kết hợp bằng nhiều hình thức: hướng dẫn chung tại hội nghị, hướng dẫn riêng tại cơ quan BHXH, thậm chí trực tiếp đến từng đơn
vị để hướng dẫn, giải thích
-_ Trong quá trình thực hiện, ở khu vực này phát sinh hai vấn để lớn cần tập trung hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đúng; đó là
phải kê khai đầy đủ số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và
khai đúng mức tiển lương làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH 3 Tổ chức đôn đốc thu nộp BHXH
Mục đích: TỔ chức đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động thu nộp BHXH
đầy đủ, kịp thời, đúng quy định là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của
Trang 40công tác thu, nhằm tập trung được nguồn lực tài chính, đẩm bảo các mục tiêu chỉ trả trước mắt và lâu dài của quỹ BHXH Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, khi người dân còn chưa có thói quen tôn trọng pháp luật, công tác đốc thu luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, để chính sách BHXH của
Đảng và Nhà nước được đưa vào cuộc sống Cách tiến hành:
* Phân cấp thu:
- Bảo Hiểm Xã Hội thành phố chủ trương nhất quán ngay từ đâu là: Triệt để
tận thu BHXH đối với khu vực Nhà nước, tích cực mở rộng thu ra khu vực
ngoài quốc doanh Căn cứ đặc điểm của từng khu vực, phân cấp quản lý
thu như sau:
+ Phòng Quản lý Thu, hiện có 44 cán bộ, công chức trong đó có 9 cán bộ chuyên quản làm nhiệm vụ đốc thu, tổ chức thu các đơn vị, doanh nghiệp
Nhà nước do thành phố và trung ương quản lý; các đơn vị có vốn đầu tư
nước ngoài Hiện nay phòng đang quản lý 2.564 đơn vị sử dụng lao động
với 470.087 lao động Số thu hàng năm chiếm tỷ trọng 77% tổng số thu
toàn thành phố
+ Bảo Hiểm Xã Hội các quận, huyện, trong đó mỗi nơi có từ 1 đến 2 cán
bộ chuyên quản làm công tác đốc thu, tổ chức thu các đơn vị Nhà nước do ' quận huyện quản lý; các đơn vị ngoài quốc doanh; ngồi cơng lập; cán bộ xã, phường Hiện nay, 22 cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội quận, huyện đang
quản lý 4.485 đơn vị sử dụng lao động với 232.331 lao động Số thu hàng năm chiếm tỷ trọng 23% tổng số thu toàn thành phố
* Tổ chức đốc thu:
Cán bộ chuyên quản phải có kế hoạch công tác cụ thể hàng tháng, bám sát tình hình các đơn vị sử dụng lao động được quản lý, trong đó đặc biệt quan tâm đến những đơn vị chây ỳ, cố tình tránh né thực hiện nghĩa vụ BHXH
để có biện pháp đôn đốc phù hợp như: nhắc qua điện thoại; gửi công văn
nhắc; mời lãnh đạo đơn vị lên làm việc; trực tiếp đến đơn vị đốc thu; phối
hợp các ngành liên quan tổ chức kiểm tra nhắc nhở, cảnh cáo, xử phạt,
kháng nghị tuần theo pháp luật BHXH
` Riêng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giám đốc Bảo Hiểm Xã
Hội các quận, huyện phải trực tiếp xuống đơn vị rất thường xuyên để kiểm tra, đôn đốc, vận động, thuyết phục đơn vị thực hiện