1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC

86 2,4K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Cơ Quan BHXH Huyện Phú Xuyên Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2007 - 2009
Tác giả Lê Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Ths. Tôn Thị Thanh Huyền
Trường học Cơ Quan Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Phú Xuyên
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 513,5 KB

Nội dung

Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

1.1 Tồng quan về BHXH 3

1.1.1 Nguồn gốc ra đời và Sự cần thiết khách quan của BHXH 3

1.1.2 Đối tượng của BHXH: 6

1.1.3 Bản chất của BHXH 7

1.1.4 Chức năng của BHXH 8

1.1.5 Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội 10

1.1.6 Quỹ Bảo hiểm xã hội 12

1.1.6.1 Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH 12

1.1.6.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH 15

1.1.6.3 Sử dụng quỹ BHXH 16

1 2.Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội 18

1.2.1 Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và quan trọng nhất trong chính sách BHXH 18

1.2.2 Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động 18

1.2.3 Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH 19

1.2.4 Mức trợ cấp BHXH 19

1.2.5 Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH 20

Trang 2

1.3.1 Đặc điểm công tác thu và quản lý thu BHXH 20

1.2.2 Vai trò thu và quản lý thu BHXH 21

1.2.3 Nguyên tắc 22

1.2.4 Quy trình tổ chức thu và phương thức thu BHXH 23

CHƯƠNG II: 25

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI 25

CƠ QUAN BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 25

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25

2.1.1 Quá trình hình thành hệ thống cơ quan BHXH Việt Nam 25

2.1.2 Sự ra đời và sự phát triển của cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên 27

2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Phú Xuyên 30

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội 31

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009 36

2.2.1 Căn cứ thực hiện thu Bảo hiểm xã hội 36

2.2.2 Thực tế công tác quản lý thu BHXH trong giai đoạn 2007 -2009 40

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 54

2.4.1 Những điểm đạt được trong công tác quản lý thu BHXH 54

2.4.2: Tồn tại và khó khăn cần được giải quyết 55

2.4.3: Bài học kinh nghiệm 56

2.4 TÌNH HÌNH NỢ BHXH TẠI BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN 57

CHƯƠNG III 63

Trang 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN 63

BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 63

3.1 MỘT SỐ Ý KIẾN KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN 63

3.1.1 Về quản lý đối tượng phải thu BHXH 63

3.1.2 Về tổ chức thu BHXH 67

3.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ 74

3.2.1 Đối với Nhà nước 74

3.2.2 Đối với cơ quan BHXH 76

3 2.3 Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 2.1.2.1 Sơ đồ vị trí BHXH huyện Phú Xuyên trong hệ thống BHXH Việt

Nam 29

Sơ đồ 2.1.4.1: Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Phú Xuyên 32

Bảng 2.2.2.1: Số lượng lao động tham gia BHXH 2007 - 2009 41

Bảng 2.2.2.2: Số lượng lao động tham gia BHXH tính đến năm 2009 42

Bảng 2.2.2.3: Tình hình thu BHXH giai đoạn 2007 – 2009 46

Bảng 2.2.2.4: Đánh giá các chỉ tiêu biến động số thu BHXH Phú Xuyên 47

Bảng 2.2.2.5: Tình hình thực hiện thu thực tế BHXH khối DNNN 48

Bảng 2.2.2.6: Đánh giá tình hình thu khối DNNN 49

Bảng 2.2.2.7: Tình hình thu khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 50

Bảng 2.2.2.8: Tình hình thu khối HCSN – Đảng , Đoàn thể 51

Bảng 2.2.2.9: Tình hình thu khối xã, thị trấn 52

Bảng 2.2.2.10: Tình hình thu đối với khối ngoài công lập, HTX và hộ kinh tế 53

Bảng 2.4.1: Tình hình nợ tính đến cuối năm 59

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu.Ngày nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâusắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộcsống và trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết Vì thế, BHXH ngàycàng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọithể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới

Từ năm 1986 nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sụ quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ cơ chế quản lý tậptrung quan liêu bao cấp với đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Đảng ta đã xác định quan điểm

phải giải quyết tốt việc “ thực hiện và hoàn thiện chế độ BHXH , đảm bảo đời

sống người nghỉ hưu được ổn định từng bước được cải thiện” tiếp đó là nghị

quyết đại hội Đảng IX nhấn mạnh ” thực hiện chính sách xã hội đảm bảo an

toàn cuộc sống mọi thành viên trong cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”.

Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước mở rộng và nâng cao việcđảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động cũng như giađình họ trong trường hợp rủi ro xảy ra thông qua chính sách BHXH VàBHXH là chỗ dựa đáng tin cậy của họ, quỹ BHXH sẽ đứng ra chi trả cho cáctổn thất mà rủi ro đó đưa đến trong phạm vi của mình Tuy nhiên, việc chi trảcác chế độ BHXH có thực hiện được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khảnăng của quỹ BHXH mà quỹ BHXH có được dồi dào hay không lại phụ thuộcvào sự đóng góp của các bên tham gia BHXH gồm: người lao động, chủ sử

Trang 6

dụng lao động và hỗ trợ của Nhà nước theo luật định Do đó, công tác thuBHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định trong việc hình thành quỹBHXH.

Nhận thức thấy công tác thu trong BHXH là rất quan trọng và trong thời gian thực tập tại BHXH Huyện Phú Xuyên, được sự dẫn dắt chỉ bảo nhiệt tình

của các cô chú trong cơ quan , em chọn đề tài: “Thực trạng công tác quản lý

thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 ” làm chuyên đề thực tập của mình.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của chuyên đề thực tập bao gồm

3 chương:

Chương I : Lý thuyết cơ bản về BHXH và quản lý thu BHXH

Chương II : Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú xuyên thành phố Hà nội giai đoạn 2005 đến nay

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản

lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú xuyên

Em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo cùng tập thể các cán bộ ởBảo hiểm xã hội huyện Phú xuyên và cô giáo hướng dẫn Th.s Tôn ThịThanh Huyền đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề thựctập Trong quá trình làm chuyên đề thực tập mặc dù em đã cố gắng nhưngchắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được các các cán

bộ ở Bảo hiểm xã hội huyện Phú xuyên và cô giáo góp ý để em hoàn thiệnhơn về kiến thức và nâng cao vốn hiểu biết của mình

Hà nội, ngày 26 tháng 04 năm 2010

Sinh viên

Lê Thị Thu Trang.

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.

1.1 Tồng quan về BHXH.

1.1.1 Nguồn gốc ra đời và Sự cần thiết khách quan của BHXH.

Trong xã hội, con người muốn tồn tại, trước hết phải ăn mặc ở… Đểthỏa mãn nhu cầu này, con người cần phải lao động sáng tạo không ngừng tạo

ra của cải vật chất phục vụ những nhu cầu tối thiểu này.Của cải càng nhiều thìnhu cầu ngày càng tăng, có nghĩa là việc thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào khảnăng lao động của con người.Trong thực tế không phải lúc nào con ngườicũng đủ khả năng để lao động sản xuất đảm bảo cuộc sống ổn định, rủi rothường mang tính bất ngờ nên có thể xảy ra bất cứ khi nào,chẳng hạn như: tainạn lao động, ốm đau, thai sản, già yếu…và người lao động không thể làmchủ được tình huống này do đó dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng trong cuộcsống Bên cạnh đó, khi gặp phải rủi ro, những nhu cầu tối thiểu của con ngườikhông những không giảm đi mà còn gia tăng thậm chí còn xuất hiện thêm nhucầu mới.Để giảm bớt rủi ro bất hạnh thì ngoài việc bản thân người lao độngkhắc phục, cần phải có sự hỗ trợ của cộng đồng và xã hội

Trải qua nhiều thời kỳ phát triển của xã hội, sự tương trợ cũng phát triển

và mở rộng theo nhiều hình thức khác nhau Thời kỳ công xã nguyên thủy,con người sống tập trung thành bầy đàn, hình thức sinh sống chủ yếu là sănbắn hái lượm, sản phẩm được phân phối bình quân cho mọi người nên khókhăn bất lợi của mỗi người được cả xã hội san sẻ Đến thời kỳ xã hội phongkiến, quan lại thì dựa vào chế độ bổng lộc của nhà vua, còn dân cư thì dựavào sự đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, cộng đồng làng xã, ngoài ra họ có thể

đi vay đi xin Tuy nhiên đó mới chỉ là khả năng, có thể có và cũng có thểkhông, không hoàn toàn chắc chắn

Trang 8

Sức sáng tạo của con người ngày càng tăng, xã hội cũng ngày càng pháttriển lên trình độ cao hơn, xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, mọc lên nhiều cơ

sở sản xuất và nhu cầu nhân công gia tăng.Điều này làm cho xã hội xuất hiệnhai giới cơ bản : giới những người thuê lao động (giới chủ) và giới nhữngngười lao động (giới thợ )

Giữa hai giới này tồn tại những mâu thuẫn rất gay gắt mà nguyên nhânchủ yếu là do bất đồng quan điểm trong việc thỏa thuận lợi ích hai bên Trong

số rất nhiều mâu thuẫn khác nhau thì mâu thuẫn sau càng trở nên gay gắt: + Mâu thuẫn về việc kéo dài thời gian lao động

+ Mâu thuẫn về tiền lương tiền công

+ Mâu thuẫn về thu nhập khi người lao động nghỉ việc

+ Mâu thuẫn khi người lao động về già chết

Cuộc tranh giành diễn ra gay gắt và tác động đến nhiều mặt của đờisống, xã hội, hậu quả là sản xuất bị đình đốn, thể chế chính trị bị lung lay, cácnguồn lực trong xây dựng sản xuất bị xâm phạm Chính vì vậy, chính phủ cácnước phải can thiệp bằng cách :

+ Thứ nhất, yêu cầu giới chủ trích một phần từ lợi nhuận của mình đểđóng góp vào nguồn quỹ mang tính xã hội

+ Thứ hai, vận động người lao động đóng góp một phần từ khoản thunhập của mình nộp vào quỹ xã hội chung đó nhằm mục đích giải quyết khókhăn cho người lao động trong trường hợp không may có biến cố rủi ro xảyra

Thời gian đầu cả giới thợ và giới chủ đều không chấp nhận cách giảiquyết này, cuộc đấu tranh diễn ra càng gay gắt với quy mô rộng khắp hơn.Chính vì vậy Chính phủ các nước phải can thiệp lần hai, với tư cách là bênthứ ba đóng góp vào quỹ tài chính chung đó Khi đó cả người lao động và giớichủ nhận thấy mình đều có lợi và mục đích ban đầu đã đạt được Cả ba bênđưa ra bản cam kết về việc xây dựng và hình thành nguồn quỹ này nhằm bảo

vệ người lao động khi rủi ro biến cố xảy ra

Trang 9

Tất cả những vấn đề trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hộicho người lao động

Như vậy, sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan, do sự đòihỏi của cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh,khi mà mọi thành viêntrong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH Vì vậyBHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừanhận là một nhu cầu tất yếu khách quan Vì vậy khái niệm “ Bảo hiểm xã hội

” trở nên gần gũi gắn bó với mọi người đặc biệt là người lao động Do đó cóthể hiểu BHXH theo các cách như sau:

- “ BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thunhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do

bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không sử dụng được,thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp củacác bên tham gia BHXH và và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phầnđảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, đồng thời gópphần bảo đảm an toàn xã hội”

- “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên trong xã hộithông qua một loạt các biện pháp công cộng ( bằng pháp luật, trách nhiệm củaChính phủ ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặcgiảm thu nhập gây ra bởi ốm đau , mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật vàchết đi Hơn nữa, BHXH còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khỏe vàtrợ cấp cho các gia đình khi cần thiết” Đây là khái niệm về BHXH của Tổchức Lao động Quốc tế ( ILO ), phản ánh một cách tổng quan về mục tiêu,bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia Mục tiêu cuối cùngcủa BHXH là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội, thể hiện

sự gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân trong cộng đồng và của toàn

xã hội đối với mỗi con người

Ngoài ra còn có một số khái niệm về BHXH xét trên các khía cạnh khác: + Xét trên khía cạnh pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ

Trang 10

người lao động, sử dụng tiền đóng của người lao động, người sử dụng laođộng, và được sự tài trợ bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất chongười được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thunhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản, hếttuổi lao động theo quy định của pháp luật ( hưu ) hoặc chết.

+ Xét trên giác độ tài chính: BHXH là thuật ( kỹ thuật ) chia sẻ rủi ro vàtài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của Pháp luật + Xét trên giác độ chính sách xã hội : BHXH là một chính sách xã hộinhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặpphải các rủi ro xã hội , nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội

1.1.2 Đối tượng của BHXH:

Ở đây cần phân biệt rõ đối tượng của BHXH và đối tượng tham giaBHXH BHXH là một hệ thống đam bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi

do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì cácnguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu… Chính vì vậy đối tượng củaBHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi

do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của người lao độngtham gia BHXH

Còn đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng laođộng Tuy vậy, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà đối tượng này cóthể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó

Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXHđối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương ViệtNam cũng không vượt khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là chưacông bằng với tất cả những người lao động Nếu xét trên mối quan hệ ràngbuộc trong BHXH, ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động và

cơ quan BHXH được sự bảo trợ của Nhà nước Người sử dụng lao động đónggóp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người lao động

mà họ sử dụng Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của người sử dụng lao

Trang 11

động và người lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọicông việc về BHXH đối với người lao động Mối quan hệ ràng buộc nàychính là đặc trưng riêng có của BHXH, nó quyết định sự tồn tại và phát củaBHXH một cách ổn định và bền vững.

1.1.3 Bản chất của BHXH.

Như đã trình bày ở trên, BHXH ra đời là do những mối quan hệ ràngbuộc, những mâu thuẫn mà người lao động và người sử dụng lao động khôngthể giải quyết được, đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra can thiệp.Bản chất củaBHXH thể hiện ở những vấn đề sau đây:

- BHXH là nhu cầu khách quan, là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hànghóa.Kinh tế càng phát triển thì hệ thống BHXH càng đa dạng và hoàn thiện

Vì vậy có thể cho rằng sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự pháttriển của nền kinh tế hay BHXH không vượt qua trạng thái kinh tế của mỗinước Một nền kinh tế càng phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể

có một hệ thống BHXH vững mạnh được Kinh tế càng phát triển, hệ thốngBHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thứcBHXH ngày càng phong phú

- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ laođộng và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên đượcBHXH

Bên tham gia BHX H có thể chỉ là người lao động hoặc cả người laođộng và người sử dụng lao động

Bên BHXH ( bên nhận nhiệm vụ BHXH ) thông thường là cơ quanchuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ

Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điềukiện ràng buộc cần thiết

- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làmtrong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan củacon người: ốm đau, tai nạn…hoặc những trường hợp xảy ra không hoàn toàn

Trang 12

ngẫu nhiên: thai sản, tuổi già…Đồng thời những biến cố có thể xảy ra cảtrong và ngoài quá trình lao động.

- Phần thu nhập bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những rủi ro biến cố

sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tập trung hình thành do sựđóng góp của các bên tham gia BHXH, gọi là quỹ BHXH Nguồn quỹ này docác bên tham gia đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ từphía Nhà nước.Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập

- Mục tiêu của BHXH là đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động vàgia đình họ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao độngtrong trường hợp mất hoặc giảm thu nhập, mất việc làm Mục tiêu này được

tổ chức ILO cụ thể hóa như sau:

+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảonhu cầu sinh sống thiết yếu của họ

và gia đình họ luôn được đảm bảo trước những bất trắc rủi ro xã hội Về mặt

xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của BHXH, người lao động chỉ phải đóng gópmột phần nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ cólượng vật chất đủ lớn để trang trải những rủi ro xảy ra, ở đây BHXH đã thựchiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít

1.1.4 Chức năng của BHXH.

BHXH có chức năng chủ yếu sau:

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham giabảo hiểm khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do mất khả năng lao động hoặcmất việc làm Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH , nó quyết định nhiệm

vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH

Trang 13

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những ngườitham gia BHXH Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả người

sử dụng lao động Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH Quỹnày dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặcmất thu nhập Số lượng người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sốngười tham gia đóng góp Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXHthực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang Phân phốilại giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữa nhữngngười khỏe mạnh đang làm việc và những người ốm yếu phải nghỉ việc Thựchiện được chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xãhội

- Góp phần kích thích người lao động hăng say sản xuất nâng cao năngsuất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội Khi khỏe mạnh, tham gialao động được người sử dụng lao động trả tiền lương tiền công Khi ốm đaubệnh tật, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí đã có BHXH trợ cấp thay thế phầnthu nhập đã bị mất Vì vậy họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định.Chính vì thế, người lao động an tâm làm việc và gắn bó với công việc hơn,nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.Chức năng này biểu hiện nhưmột đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cánhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội

- Gắn bó lợi ích giữa người lao với người sử dụng lao động, giữa ngườilao động với xã hội Thông qua BHXH, những mâu thuẫn nội tại, khách quan

về tiền lương , tiền công, thời gian lao động… được điều hòa và giải quyết.Đặc biệt, cả hai giới đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ

Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi được với nhau Đối với Nhànước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quảnhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động vàgia đình họ, góp phần ổn định sản xuất kinh tế, chính trị và xã hội được pháttriển an toàn hơn

Trang 14

1.1.5 Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội.

Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quyđịnh cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiệnBHXH đối với người lao động Nói cách khác, đó là một hệ thống các quyđịnh được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp chotừng trường hợp BHXH cụ thể Tuy nhiên, dù có cụ thể đến đâu thì các chế

độ BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mọi chi tiết trong quá trìnhthực hiện chính sách BHXH Vì vậy, khi thực hiện mỗi chế độ thường phảinắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của BHXH, để đảm bảo tính đúngđắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH

Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động Quốc tế đã nêu trong Côngước số 102 tháng 06 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH baogồm:

Trang 15

Đặc điểm chủ yếu của hệ thống BHXH:

- Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước

- Hệ thống các chế độ mang tính chất san sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính

- Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của cácbên tham gia BHXH và quỹ dự trữ Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quảthì mức chi trả sẽ là cao và ổn định

- Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ và tiền mặt được sử dụng làmphương tiện chi trả và thanh toán Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗichế độ BHXH

- Các chế độ BHXH thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết

sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội

Đối với Việt Nam hiện nay, cơ bản chúng ta quy định có 5 chế độ:

về BHXH Điểm mới của văn bản Luật này là, ngoài hình thức BHXH bắtbuộc, việc mở rộng hình thức BHXH tự nguyện và hình thức bảo hiểm thấtnghiệp, đã được quy định tại chương IV, chương V Đây là đổi mới quantrọng trong chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta để tiến tới BHXHcho mọi người lao động ở bất cứ thành phần kinh tế nào cũng đều có nghĩa

Trang 16

vụ tham gia và thụ hưởng những quyền lợi về chế độ BHXH đáp ứng đượcyêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy các chế độ BHXH bao gồm:

+ BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ : ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

+ BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ: hưu trí, tử tuất

+ Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, hỗtrợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm

Hiệu lực chung của Luật này là thi hành từ ngày 1/1/2007, thì BHXH tựnguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008 còn BHXH có hiệu lực thi hành

từ ngày 1/1/2009 Luật này không áp dụng với BHYT, bảo hiểm tiền gửi vàcác loại bảo hiểm mang tính kinh doanh

1.1.6 Quỹ Bảo hiểm xã hội.

1.1.6.1 Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH.

Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhànước Quỹ có mục đích và chủ thể riêng Mục đích tạo lập quỹ là dùng để chitrả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố, rủi ro.Chủ thể của quỹ chính là những người tham gia đóng góp để hình thành nênquỹ, do đó có thể bao gồm cả: người lao động và người sử dụng lao động vàNhà nước

Cần phân biệt giữa quỹ BHXH với NSNN.Giữa quỹ BHXH và NSNNgiống nhau về:

+ Bản chất, chức năng, có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạolập và sử dụng

+ Hoạt động của quỹ BHXH và NSNN đều không nhằm mục tiêu lợinhuận

+ Quá trình hình thành và sử dụng cả hai đều được biểu hiện dưới hính

Trang 17

tế xã hội theo kế hoạch của Nhà nước.

Quỹ BHXH là tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hội phát sinh trongquá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ nhằm mục đích ổn định cuộc sốngcho người lao động và gia đình họ khi không may gặp rủi ro, biến cố làmgiảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm, từ đó làm phát triển kinh tế

xã hội quốc gia

NSNN ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và pháttriển của Nhà nước và thực hiện chức các chức năng kinh tế xã hội của Nhànước.Bộ máy Nhà nước càng lớn, chức năng và nhiệm vụ càng mở rộng thìthu chi ngân sách càng lớn Quan hệ phân phối của NSNN mang tính pháp lýrất cao và dựa vào quyền lực chính trị kinh tế của Nhà nước.Quan hệ phânphối này chủ yếu là phân phối lại, không mang tính chất hoàn trả và phản ánhlợi ích xã hội, lợi ích quốc gia, nó chi phối các quan hệ, các lợi ích bộ phận và

cá nhân nhằm đảm bảo cho nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển ổn định.Trong khi đó, quỹ BHXH ra đời , tồn tại và phát triển gắn với sự phát triểnkinh tế hàng hóa, với các mối quan hệ thuê mướn nhân công Mặc dù thu chiBHXH đều được Nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật nhưng chủ yếudựa vào quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia theo nguyên

Trang 18

tắc có tham gia mới được hưởng quyền lợi BHXH Quan hệ phân phối củaquỹ BHXH có tính pháp lý thấp hơn NSNN và mối quan hệ này trước hếtphản ánh lợi ích của các bên tham gia BHXH, sau đó mới đến lợi ích xã hội.

* Những đặc điểm chủ yếu của BHXH:

+ Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độphát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời

kỳ nhất định Kinh tế xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiệnđầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thỏa mãn về BHXH đối với người laođộng càng được nâng cao

+ Mục đích của quỹ BHXH là đảm bảo ổn định cuộc sống chongười lao động và gia đình họ khi không may người lao động gặp phải cácbiến cố rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động Hoạt động của quỹkhông nhằm mục tiêu lợi nhuận, không kinh doanh kiếm lời

+ Phân phối quỹ vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chấtkhông hoàn trả Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đốitượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời cũng là đối tượng nhận trợ cấpBHXH Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia đóng góp BHXHnhưng có người được hưởng nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau nhưng cũng

có người được hưởng ít lần hơn thậm chí là không được hưởng

+ Là hạt nhân , là nội dung vật chất của tài chính BHXH Nó làkhâu tài chính trung gian, cùng với NSNN và tài chính doanh nghiệp hìnhthành nên hệ thống tài chính quốc gia Tuy các khâu luôn độc lập với nhautrong quản lý và sử dụng do mỗi khâu được tạo lập, sử dụng với mục đíchriêng và gắn với một chủ thể nhất định Nhưng tài chính BHXH, NSNN, vàtài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chiphối của pháp luật nhà nước

+ Quá trình tích lũy, đảm bảo an toàn quỹ BHXH là một vấn đề

Trang 19

mang tính nguyên tắc, đặc điểm này xuất phát từ vấn đề đảm bảo ổn địnhcuộc sống cho người lao động Vì vậy đến lượt mình , BHXH phải tự bảo vệmình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính Thực tế , nếu xét tại một thờiđiểm cụ thể nào đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền nhàn rỗi để chi trảtrong tương lai.Lượng tiền này có thể biến động tăng hoặc giảm giá trị do yếu

tố lạm phát.Do đó vấn đề bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ trở thành yêu cầumang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH

Về phía người sử dụng lao động việc bỏ một khoản tiền nhỏ để đóngBHXH giúp họ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớnkhi có rủi ro xảy ra đối với người lao động Đồng thời nó còn góp phần tạo ramối quan hệ tốt đẹp giữa chủ sử dụng lao động và người lao động

Về phía người lao động, sự đóng góp vào quỹ BHXH một phần là để tựbảo vệ mình , vừa thể hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình,đông thời vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ

Về phía Nhà nước, sự tham gia đóng góp của Nhà nước nhằm thể hiện

sự quản lý của Nhà nước đối với BHXH, đảm bảo cho chính sách được thựchiện nghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật

Trang 20

Ở Việt Nam, quy định tại Mục 1 chương VI Luật BHXH từ điều 88đến điều 97, quỹ BHXH bao gồm các quỹ thành phần sau:

 Quỹ ốm đau thai sản : do người sử dụng lao động đóng góp 3%trên quỹ tiền công tiền lương đóng BHXH của người lao động

 Quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp : do người sử dụng laođộng đóng góp bằng 1% quỹ tiền lương tiền công đóng BHXH của ngườilao động

 Quỹ hưu trí và tử tuất được hình thành từ các nguồn: sự đónggóp của người lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ từ ngân sách nhànước Cụ thể như sau:

+ Hàng tháng, người lao động đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tửtuất với mức đóng bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với mức tiền lương tiền côngtháng đóng BHXH như sau: từ tháng 01/ 2007 đến tháng 12/2009 là 5%, sau

đó cứ mỗi năm lại tăng mức đóng lên 1% cho tới khi đạt mức 8%

Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhânhoặc hợp đồng với tổ chức hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đã tham giaBHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì mức đóng từ tháng01/2007 đến tháng 12/2009 là 16%, sau đó cứ 2 năm lại tăng lên 2% cho tớikhi đạt đến 22%

+ Người sử dụng lao động có mức đóng như sau: Từ tháng01/2007 đến tháng 12/2007 mức đóng bằng 11% so với tiền lương tháng đóngBHXH, sau đó cứ 2 năm lại tăng lên 1% cho tới khi đủ 14 %

1.1.6.3 Sử dụng quỹ BHXH.

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau:

 Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH

 Chi phí cho sự nghiệp quản lý;

 Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH

Trang 21

Trong các nội dung trên thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ làlớn nhất và quan trọng nhất Khoản chi này thực hiện theo luật định và phụthuộc vào phạm vi luật định của từng hệ thống BHXH Về nguyên tắc có thumới có chi, thu trước chi sau.Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm

vi có nguồn thu, thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó

Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH : Ngoài việc trợ cấp cho các đốitượng hưởng BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi trả cho các khoảnchi phí quản lý như : tiền lương cho cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH,khấu hao tài sản cố định , văn phòng phẩm và một số khoản chi khác

Chi phí đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH: khoản chi này để đảm bảo cáchoạt động đầu tư phần nhàn rỗi của quỹ BHXH được diễn ra bình thường vàđạt hiệu quả cao Về mặt kế toán, khoản chi này được trích ra trong tổng thuđược từ lợi nhuận đầu tư

Ở Việt Nam , việc sử dụng quỹ BHXH được quy định cụ thể như sau: + Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định

+ Đóng BHYT từ các quỹ thành phần: quỹ tai nạn lao động bệnhnghề nghiệp đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ – BNNhàng tháng; quỹ hưu trí và tử tuất đóng BHYT cho người đang hưởng lươnghưu

+ Quỹ TNLĐ – BNN chi khen thưởng người sử dụng lao động thựchiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ – BNN

+ Chi phí quản lý BHXH: được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu

tư quỹ, bao gồm các khoản chi thường xuyên và các khoản chi không thườngxuyên

+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ Hoạt động đầu tư tăng trưởngquỹ BHXH phải đảm bảo an toàn , hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết,thường đầu tư vào các hình thức: mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà

Trang 22

nước, của Ngân hàng Thương mại, cho NHTM của Nhà nước vay, đầu tư vàocác dự án công trình kinh tế trọng điểm quốc gia và đầu tư vào một số dự án

có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Các hoạt động tài chính quỹ BHXH trên chịu sự kiểm tra, thanh tracủa cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính và chịu sự kiểm toán của cơ quankiểm toán nhà nước

1 2.Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội

Khi tiến hành tổ chức và thực hiện chính sách BHXH, các quốc giađều lựa chọn hình thức, cơ chế, mức độ thỏa mãn các nhu cầu BHXH phùhợp với tập quán, khả năng trang trải và định hướng phát triển kinh tế xã hộicủa quốc gia mình, đồng thời cũng nhận thức thống nhất các quan điểm cơbản về BHXH sau:

1.2.1 Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và quan trọng nhất trong chính sách BHXH.

Mục đích chủ yếu của BHXH là nhằm đảm bảo cuộc sống cho ngườilao động và gia đình họ trước những rủi ro xã hội làm giảm hoặc mất thunhập của người lao động Thực chất, BHXH là một chính sách đối với conngười, nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của conngười, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, an toàn xã hội…

Từ quan điểm này cho thấy các quốc gia trên thế giới đều thừa nhậntính xã hội cao của BHXH, do đó BHXH được coi là một hoạt động phi lợinhuận mang tính nhân văn sâu sắc Tại Việt Nam, đây được coi là một trongnhững chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong hệ thống An sinh

Trang 23

có thuê mướn lao động Họ có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với người lao động mà họđang sử dụng theo đúng pháp luật quy định Làm như vậy, chủ sử dụng laođộng sẽ tránh được những thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớnkhi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mình đang thuê mướn, bên cạnh

đó cũng làm giảm bớt tình trạng tranh chấp, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ

và thợ, tạo ra sự yên tâm, tích cực sản xuất cho người lao động

1.2.3 Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH.

Mọi người lao động đều được bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vàquyền lợi được trợ cấp BHXH Khi những rủi ro không may xảy ra với ngườilao động thì họ là những người trực tiếp chịu tác động của rủi ro Điều đó cónghĩa là người lao động phải có trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH để tựbảo hiểm cho mình

1.2.4 Mức trợ cấp BHXH.

Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

+ Mức tiền lương trong giai đoạn đi làm của người lao động

+ Mức độ suy giảm khả năng lao động ( tỷ lệ thương tật )

+ Ngành nghề công tác

+ Thời gian công tác và đóng BHXH

+ Tuổi thọ bình quân của người lao động

+ Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

Tuy nhiên, về nguyên tắc, mức trợ cấp phải thấp hơn mức lương lúc đang

đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người đượchưởng Quan điểm này vừa phản ánh tính cộng đồng xã hội, vừa phản ánhnguyên tắc phân phối lại quỹ BHXH cho người lao động tham gia BHXH

Trang 24

1.2.5 Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH.

BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa lànhân tố ổn định, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, nên vai trò của Nhànước là rất quan trọng sự can thiệp của Nhà nước đã đảm bảo cho mối quan

hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được duy trì bền vữngđồng thời đảm bảo mối quan hệ ba bên trong BHXH sẽ không bị phá vỡ

1.3 Công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội.

1.3.1 Đặc điểm công tác thu và quản lý thu BHXH

Bảo hiểm xã hội là một hoạt động mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc,cũng giống như hoạt động của các quỹ tiền tệ , quỹ tín dụng khác đều thôngqua cơ chế đóng góp trước hưởng sau tuy nhiên nó mang tính phi lợi nhuận,hoạt động không vì mục tiêu kiếm lời Do đó, nó mang những đặc thù riêng

Sự tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH hình thành nên mối quan hệ giữa 3bên:bên tham gia BHXH, bên được BHXH, bên BHXH, giữa các bên có mốiquan hệ rang buộc với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trên cơ sởpháp luật BHXH Do đó trong quá trình thực hiện thu BHXH đòi hỏi cơ quanBHXH phải theo dõi chặt chẽ kết quả đóng BHXH của từng đơn vị, cơ quan,doanh nghiệp theo từng tháng Từ đó ghi nhận kết quả đóng cho từng ngườilao động Công việc này đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên tụctrong nhiều năm Bên cạnh đó nghiệp vụ thu BHXH gắn với hoạt động cả đờingười lao động, có tính kế thừa, do đó việc quản lý và lưu giữ sổ, bảng biểu làhoạt động không có giới hạn về mặt thời gian Từ một số tính đặc thù củanghiệp vụ thu BHXH có thể rút ra một số đặc điểm đối với công tác thu vàquản lý thu BHXH như sau:

- Thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộhoạt động của hệ thống BHXH, nó có tính chu kỳ và thường lặp đi lặp lại theothời gian

Trang 25

- Việc tổ chức và thực hiện công tác quản lý thu rất đa dạng, phức tạp

do số lượng lao động, các đơn vị , tổ chức sử dụng lao động ngày càng tăng

- Mức phí BHXH thường được tính trên mức thu nhập hoặc mức tiềncông, tiền lương của người lao động và phải được xác định là thu đúng, đủ,kịp thời để đáp ứng tốt nhất cho toàn bộ hoạt động của cả hệ thống

- Thu phí BHXH có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp , có thể thubằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

1.2.2 Vai trò thu và quản lý thu BHXH.

Công tác thu chi và quản lý thu chi BHXH ngày càng trở nên quantrọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sáchBHXH Trong phần viết này đề cập đến nghiệp vụ thu và quản lý thu BHXH

- Công tác thu BHXH là một hoạt động thường xuyên và đa dạng củangành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trungthống nhất

- Thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạolập cùng thực hiện chính sách BHXH, để chính sách được diễn ra thuận lợi.Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lậpquỹ BHXH Đồng thời đây cũng là khâu bắt buộc đối với người tham giaBHXH thực hiện nghĩa vụ của mình, do vậy thu BHXH đòi hỏi độ chính xáccao, thực hiện thường xuyên liên tục, kéo dài trong nhiều năm, và có sự biếnđộng về mức đóng cũng như số người tham gia

- Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung vềmột mối vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng ngườitham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động cơ quan , ở từng đơn vị địaphương hoặc trên toàn quốc Bởi công tác thu đòi hỏi được tổ chức tập trungthống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới Hơn nữa, hoạt độngthu BHXH liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cả một đời người,có tính kếthừa cho nên công tác thu BHXH có vai trò hết sức quan trọng và rất cầnthiết trong việc thực hiện chính sách BHXH

Trang 26

1.2.3 Nguyên tắc

Căn cứ vào pháp luật và các văn bản dưới luật thì nguyên tắc thu BHXHphải đảm bảo đúng đối tượng, đúng mức thu , đồng thời phải đảm bảo côngbằng giữa các đơn vị tham gia BHXH Muốn vậy cần phải quán triệt nhữngvấn đề sau đây:

- Mức đóng BHXH của các cơ quan doanh nghiệp cần dựa trên quỹlương của đơn vị, quỹ lương này bao gồm toàn bộ lương cứng và các khoảnphụ cấp vào lương, đồng thời quỹ này phải chi trả cho tất cả các đối tượngtham gia đóng góp BHXH

- Quyết toán thu BHXH thường vào cuối năm nhưng trong năm đó số ngườitham gia và số đơn vị tham gia BHXH luôn biến động, vì vậy khi quyết toán phảicăn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chứ không tính vào mức bình quân

- Thu BHXH phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoánthu để hưởng hoa hồng

- Về nguyên tắc, cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từngquý, từng năm nhưng đến cuối năm quyết toán, tất cả các số thu phải khớpvới nhau và phải thực sự cân đối giữa NLĐ, NSDLĐ, loại hình doanh nghiệp,loại hình thu

Ngoài việc thu đúng của NLĐ và NSDLĐ, BHXH cần phải lập kếhoạch và lập dự toán trước phần ngân sách Nhà nước cấp bù vào đầu tháng,đầu quý, đầu năm, sau đó mới được quyết toán

Phần lãi trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi, về nguyên tắcphải được bù đắp vào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ,phần trích ra chi cho các mục đích khác như chi cho khen thưởng, chi quản lý

và những khoản chi khác theo quy định của pháp luật Các khoản tài trợ củacác tổ chức, quỹ từ thiện, đặc biệt là các khoản nợ của người tham gia phảiđược hạch toán riêng, các khoản nợ đòi được phải tính tới lãi suất

Trang 27

1.2.4 Quy trình tổ chức thu và phương thức thu BHXH.

* Quy trình tổ chức thu BHXH :

- Tổ chức thu được tiến hành qua các bước:

+ Người lao động và người sử dụng lao dộng đăng ký tham gia BHXHlần đầu với cơ quan BHXH được phân công quản lý

+ Cơ quan BHXH trực tiếp nhận hồ sơ và danh sách lao động đăng kýtham gia Cán bộ thu tiến hành thẩm định hồ sơ , rồi thông báo kết quả vàmức đóng góp cho bên sử dụng lao động có tham gia BHXH

+ Bên sử dụng lao động tiến hành đóng BHXH cho người lao độngtheo thỏa thuận với các bên tham gia BHXH

+ Hàng tháng bên sử dụng lao động có trách nhiệm theo dõi và thôngbáo với cơ quan BHXH về những thay đổi so với đăng ký ban đầu

+ Tiến hành công tác đối chiếu, kiểm tra các thông số liên quan giữabên BHXH và bên tham gia BHXH

+ Thực hiện chế độ báo cáo thu và báo cáo tổng hợp thu định kỳ theo quyđịnh

- Tổ chức giải quyết các chế độ: thông qua các bước:

+ Khi có nhu cầu thanh toán BHXH, người thụ hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp đề nghị được giải quyết thanh toán theo các thủ tục hiện hành tới các

+ Người thụ hưởng hoặc người đại diện hoàn thiện thủ tục nhận trợ cấp

Trang 28

BHXH cho các cấp theo quy định.

+ Định kỳ thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả chi trả trợ cấp BHXHcho các cấp theo quy định

* Phương thức thu BHXH: một số hình thức thu BHXH hiện nay

thường áp dụng ở các quốc gia:

- Phương thức thu BHXH trực tiếp từ người lao động: thường được ápdụng ở các nước mà chế độ BHXH được phổ biến rộng rãi; việc sử dụng hệthống tài khoản ở các ngân hàng để thanh toán cũng là phổ biến Theo phươngthức này, NLĐ và NSDLĐ đóng góp BHXH thông qua hệ thống chuyểnkhoản tại các Ngân hàng

- Phương thức thu BHXH gián tiếp qua hệ thống thuế, chủ yếu là thuếthu nhập Phương thức này áp dụng ở các nước có hệ thống BHXH phát triển

và hệ thống thuế thu nhập hoàn thiện, phổ biến Như vậy, việc đóng BHXHđược coi như là một khoản thuế phải nộp cho Nhà nước

- Phương thức thu BHXH gián tiếp thông qua các đơn vị sử dụng laođộng Đây là phương thức được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Theo cách này, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng gópBHXH cho người lao động của đơn vị mình cho cơ quan BHXH

Ngoài ra có thể thu BHXH thông qua hệ thống các đại lý cấp dưới

Trang 29

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI

CƠ QUAN BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ

NỘI GIAI ĐOẠN 2007 – 2009.

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

2.1.1 Quá trình hình thành hệ thống cơ quan BHXH Việt Nam.

Việc bảo vệ người lao động trước những rủi ro ngẫu nhiên ở nước tađược Đảng và Chính phủ quan tâm, có quy định pháp luật từ những ngày đầumới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thừa kế và phát huy đúngđắn truyền thống nhân ái vốn có của dân tộc ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọckinh nghiệm phong phú của các nước Trong các cơ chế bảo vệ người laođộng, nước ta đã sớm thực hiện các chế độ BHXH, vào loại sớm nhất so vớinhiều nước trong khu vực Hệ thống BHXH ở nước ta đã sớm bao gồm gầnhết các chế độ cần thiết và gần đủ các chế độ như đang áp dụng ở các nướcphát triển và đang phát triển

Chính phủ ta cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH Sắclệnh 54/ SL ngày 01/11/1945 quy định những điều kiện cho công chức vềhưu; Sắc lệnh 105/SL ngày 14/06/1946 quy định về việc cấp học bổng chocông chức; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/05/1950 quy định cụ thể hơn các chế độtrợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn và tiền tuất đối với côngchức…

Sau cách mạng tháng Tám thành công , trên cơ sở Hiến pháp năm 1946của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ đã ban hành một loạt các sắc

Trang 30

lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn , hưu trí cho công nhânviên chức nhà nước ( có sắc lệnh 19/ SL ngày 12/03/1947 ; Sắc lệnh ngày20/05/1950 và sắc lệnh 77 / SL ngày 22/05/1950 ) Cơ sở pháp lý tiếp theocủa BHXH được thể hiện trong Hiến pháp 1959, thừa nhận công nhân viênchức có quyền được trợ cấp BHXH Quyền này được cụ thể hóa trong điều lệtạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước, ban hành kèm theoNghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ Suốt trong những nămtháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần

ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quânnhân và gia đình họ, góp phần quan trọng trong việc động viên sức người sứccủa cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thống nhất đấtnước

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nềnkinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường Sự thay đổinày đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung vàchính sách BHXH nói riêng

Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “ Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đốivới công chức Nhà nước và người làm công ăn lương khuyến khích phát triểncác hình thức BHXH khác đối với người lao động” Trong văn kiện Đại hộiVII của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sáchBHXH theo hướng mọi người lao động và các thành phần kinh tế đều cónghĩa vụ đóng BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi Ngân sách Nhànước Tiếp đến văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu rõ quan điểmcần phải “ Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thànhphần kinh tế ”

Như vậy các văn bản nêu trên của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý quantrọng cho việc đổi mới các chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường

Trang 31

Căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 30/09/1992 và điều 150 Bộ luật laođộng Theo đề nghị của Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – cán bộ chính phủ,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thànhlập cơ quan BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH Trungương và các địa phương thuộc hệ thống lao động thương binh và xã hội vàTổng Liên đoàn lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạocông tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theopháp luật của Nhà nước Theo điều 2 của Nghị định này thì cơ quan BHXHViệt Nam có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ

có con dấu riêng, có tài khoản, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.Quỹ BHXHđược quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước

Để phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp vớiđiều kiện kinh tế đất nước, đảm bảo ổn định và thuận tiện cho việc giảiquyết chế độ BHYT, Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành nghị định số100/ CP sửa đổi bổ sung nghị định 19/CP quy định cụ thể chức năng ,nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam Cùng với đó

là việc sát nhập BHYT vào BHXH

2.1.2 Sự ra đời và sự phát triển của cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên.

Sau khi BHXH Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất một phần vụBHXH - Bộ Lao động thương binh và xã hội với Ban BHXH Tổng Liên đoànLao động Việt Nam Từ đó BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ươngđược thành lập trên cơ sở hợp nhất phòng BHXH thuộc Sở Lao động Thươngbinh và Xã hội tỉnh , thành phố với bộ phận làm công tác BHXH của Liênđoàn Lao động tỉnh, thành phố Theo quyết định số 13A/ QĐ – BHXH –TCCB ngày 15/06/1995 thì Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây được thành lập vàchính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1995

Trang 32

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên được thành lập theo Quyết định số13B / QĐ – TCCB ngày 15/06/1995, là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chứccủa BHXH Việt Nam trực thuộc BHXH tỉnh Hà Tây cũ, có nhiệm vụ tổ chứcthực hiện các chính sách chế độ và quản lý tài chính BHXh trên địa bànhuyện Phú Xuyên Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên chịu sự quản lý hànhchính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu

và có tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội Bảo hiểm xã hội huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc

Trang 33

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT

BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN

Ứng Hòa

Thạch

Hà Đông

Thanh Oai

Kế hoạch tài chính

Chế

độ chính sách

Long Biên

Thường

Hành chính tổng hợp

Kiểm tra

Công nghệ thông tin

Giám định chi

Chương Mỹ

Đan Phượng

Mỹ Đức

Trang 34

2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Phú Xuyên.

Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên là cơ quan trực thuộc BHXHthành phố Hà Nội Do vậy, phải thực hiện nhiệm vụ do BHXH cấp trên giaocho:

- Hướng dẫn cơ quan , đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động

và các đối tượng đóng BHXH, BHYT ( nay gọi chung là Bảo hiểm xã hội )của đơn vị, đồng thời đôn đốc , theo dõi biến động về lao động, tiền lương vàmức thu nộp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện theoquy định của BHXH Việt Nam

- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức thực hiện chi trả trực tiếphoặc thông qua mạng lưới đại lý chi trả cho các đối tượng hưởng chế độBHXH do BHXH tỉnh chuyển đến

Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách đối tượng tăng giảm trong quátrình chi trả

- Thực hiện chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, lương hưu, tiền tuất cho từngđối tượng được hưởng chế độ BHXH trên địa bàn huyện Phú Xuyên

- Hoàn thiện danh sách chứng từ tiếp nhận để tiến hành cấp sổ ,thẻBHXH, ghi sổ thu BHXH cho người lao động và các đối tượng ở cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi được giao,

- Tiếp nhận đơn thư tố cáo, khiếu nại về thực hiện chế độ chính sáchBHXH của nhân dân, của các đối tượng theo quy định của Luật khiếu nại tốcáo và Luật BHXH

- Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về việc thực hiện các chế độBHXH của các đơn vị , các đối tượng được giao quản lý,

- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả,mạng lưới thu BHYT tự nguyện các xã thị trấn

Trang 35

- Thực hiện các chế độ kế toán thống kê, báo cáo định kỳ theo quy địnhcủa pháp luật

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.

Tháng 7/1995, BHXH huyện Phú xuyên đi vào hoạt động độc lập, với

số cán bọ trong biên chế là 6 người Do mới thành lập nên các cán bộ phảilàm một khối lượng công việc tương đối lớn, hơn nữa cơ sở vật chất lại thiếuthốn…nên công việc gặp không ít những khó khăn Nhưng với nhận thứcBHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liên quan đến số lượnglớn lao động trong xã hội nên BHXH Phú xuyên luôn phấn đấu thực hiện tốtnhiệm vụ cấp trên giao phó, tạo sự tin tưởng cho những người tham gia bảohiểm Trong suốt thời gian qua, tất cả các cán bộ công chức trong cơ quan đãđoàn kết, nỗ lực cố gắng để vượt qua khó khăn, dần dần đi lên từng bước Độingũ cán bộ nhân viên dần được tăng cường Cho đến nay tổng số cán bộ côngnhân viên chức của BHXH huyện Phú Xuyên là 12 đồng chí, có trình độchuyên môn vững vàng, có đầy đủ phẩm chất năng lực , tận tâm với côngviệc Trong đó :

Trang 36

Sơ đồ 2.1.4.1: Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Phú Xuyên

( Nguồn: BHXH huyện Phú Xuyên)

Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ như sau:

 Bộ phận chính sách:

Nhiệm vụ chính của cán bộ công nhân viên chức ở bộ phận này làgiải thích , hướng dẫn, giảu quyết mọi vấn đề về chính sách BHXH đã banhành trong Luật BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH Cụ thể bộ phậnnày giải quyết các nhiệm vụ như sau:

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bộ phận

chính sách

Bộ phận giám định chi

Trang 37

- Đề xuất những ý kiến với lãnh đạo để khắc phục những lệch lạc trongquá trình giải quyết hồ sơ, tài liệu một cách khoa học.

- Quản lý con dấu của cơ quan và một số công việc khác, ví dụ như:công tác giao dịch, tạp vụ góp phần phục vụ công tác nghiệp vụ

Nói chung, bộ phận chính sách là trung tâm giải đáp những thắc mắc

về thủ tục, chế độ chính sách nên đòi hỏi cán bộ làm công tác chính sách phải

có hiểu biết cặn kẽ về các chế độ chính sách, cần có thái độ nhẹ nhàng, tậntình khi tiếp xúc với khách đến làm thủ tục Cần lắng nghe, thấu hiểu tâm lýcủa khách để công việc được giải quyết nhanh nhất Chắng hạn như đốitượng về hưu thường là những người cao tuổi nên có thể khó tính do đó nên

ân cần , niềm nở khi tiếp đãi…

 Bộ phận thu:

Tại BHXH huyện Phú xuyên, phụ trách bộ phận thu là Phó giám đốc.Thu BHXH là một nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm của ngành Vớiphương châm thu đúng, thu đủ, kịp thời, các cán bộ ở bộ phận thu BHXHhuyện Phú Xuyên phải luôn nỗ lực cố gắng Nhiệm vụ chính của các cán bộ ở

bộ phận thu BHXH Phú Xuyên là thu và đôn đốc thu BHXH đối với các đơn

vị trên địa bàn quận Mặt khác, cán bộ thu phải luôn bám sát cơ sở, kịp thờitháo gỡ khó khăn trong công tác thu BHXH

Hàng tháng, hàng quý, cán bộ thu sẽ căn cứ vào danh sách của đơn vị

cơ sở thông qua đại diện cơ quan Hàng tuần, cán bộ thu thường xuyên xuống

cơ sở để làm nhiệm vụ đối chiếu, xác nhận số đã thu BHXH bao gồm kiểm tratiền lương, tiền công đóng BHXH Ngoài ra, bộ phận thu còn có nhiệm vụ mởrộng thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Ở đây, việc luôn thunộp BHXH kịp thời đã tạo điều kiện để cho BHXH cấp trên giải quyết nhanhchóng công việc chi trả các chế độ BHXH đối với người lao động

So với các bộ phận khác thì yêu cầu đối với cán bộ thu cao hơn, đòi

Trang 38

hỏi phải có sức khỏe, có năng lực chuyên môn, hiểu biết về nghiệp vụ, năngđộng, có khả năng giao tiếp thuyết phục tốt Do đặc điểm của huyện PhúXuyên có nhiều xã, thị trấn, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nên mỗi cán bộthu được giao quản lý một số khối đơn vị nhất định để dễ dàng trong việc đốichiếu như: duyệt tờ khai, cấp sổ BHXH hoặc thanh toán các chế độ ốm đau,thai sản.

Nhiệm vụ của bộ phận chi cụ thể như sau:

- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo phân cấp quản lý

- Đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả trợ cấp

ốm đau thai sản cho các đối tượng đang đóng BHXH

- Tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán chi trả BHXH quý , năm trênđịa bàn quận

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban đại diện chi trả, quản

lý đối tượng biến động trong địa bàn, lập danh sách chi trả lương hưu và trợcấp BHXH theo quy định của pháp luật

- Tiếp nhận, báo cáo kịp thời với BHXH thành phố các trường hợphưởng lại trợ cấp BHXH hoặc điều chỉnh lương hưu

- Kiểm tra , giám sát việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho các loại đốitượng, đảm bảo chi trả tận tay, đúng kỳ, đủ số và ngăn chặn những thiếu sóttrong công việc

Trang 39

- Cuối tháng phải khóa sổ và làm báo cáo kết quả thu, chi trong từngtháng.

- Hàng tháng, quý, năm phải báo cáo tổng hợp quyết toán để gửi lên cơquan cấp trên theo đúng quy định của Nhà nước

Chi trả BHXH là một nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp đếnđời sống hàng ngày của người lao động đang được hưởng các chế độ BHXH

Do đó đòi hỏi cán bộ chi phải thành thạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán, tínhtoán nhanh,chính xác, phục vụ các đối tượng hàng thàng đến lĩnh lương mộtcách nhiệt tình, chu đáo, để công tác chi trả thực hiện đúng người, đúng đốitượng, đúng chính sách, góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong công việcthực hiện các chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước ta

- Lập báo cáo, biểu mẫu gửi BHXH tỉnh theo quy định về KCB

- Nhận chứng từ, thủ tục tổng hợp về khám chữa bệnh trái tuyến đểthanh toán với BHXH tỉnh

- Kiểm tra chứng từ giám định chi khám chữa bệnh, thanh toán vớibệnh viện hàng tháng, quý, năm

Cả bốn bộ phận thu, chi, chính sách và giám định chi đều đặt dưới sựlãnh đạo của giám đốc và phó giám đốc Nhà quản lý này có vai trò trực tiếpchỉ đạo, phân công công tác cho cán bộ nhân viên trong cơ quan Tất cả cácgiấy tờ muốn có dấu xác nhận của BHXH huyện đều phải thông qua giám đốchoặc phó giám đốc cơ quan xét duyệt, ký tên sau đó mới đóng dấu

Trang 40

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009.

2.2.1 Căn cứ thực hiện thu Bảo hiểm xã hội.

Thực hiện Nghị định số 12 / CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ vềviệc ban hành điều lệ BHXH; Nghị định số 19/ CP ngày 16/02/1995 của Thủtướng Chính phủ thành lập BHXH Việt Nam; Quyết định số 606/ TTg ngày26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt độngcủa BHXH Việt Nam ; Thông tư số 58 TC/ HCSN ngày 24/07/1995 hướngdẫn tạm thời phương thức thu nộp BHXH thì BHXH đã ra quy định về việcthu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về mức thu BHXH bằng 20% tổng quỹ lương hàng tháng,trong đó:

- Cơ quan đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹlương của những người tham gia BHXH

- Người lao động đóng góp bằng 5% tiền lương hằng tháng

Riêng đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thựchiện theo thông tư số 05/TTLB ngày 16/01/1996 của Liên bộ tài chính và BộLao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ tài chính đưa lao độnglàm việc ở nước ngoài, quy định chủ sử dụng lao động đóng BHXH hàngtháng bằng 15% của hai lần lương tối thiểu cho người lao động

Thứ hai, tiền lương hàng tháng của người lao động để tính tiền nộpBHXH gồm có:

 Tiền lương chính theo ngạch, bậc, chức vụ, hoặc lươngtheo hợp đồng

 Các khoản phụ cấp : chức vụ, khu vực, thời gian công tác,

hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có )

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Văn Định , Giáo trình Bảo hiểm (2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
2. PGS.TS Nguyễn Việt Vương , Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm (2006) , Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Khác
3. Báo cáo tổng kết tình hình thu BHXH năm 2009 của BHXH huyện Phú xuyên Khác
4. Báo cáo tổng hợp thu BHXH , BHYT của cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên từ năm 2005 đến năm 2009 Khác
5. Tạp chí BHXH – Tạp chí của BHXH Việt Nam Khác
6. Quyết định số 13A / QĐ –TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH Hà Tây (cũ ) Khác
7. Quyết định số 13B/ QĐ – TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Phú xuyên Khác
8. Giáo trình An sinh xã hội. Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác
9. Luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2007 Khác
11. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/ 2006/QH 11 ngày 29/06/2006 Khác
12. Một số trang web: - www.vietbao.com - www.baomoi.com - www.ngoisao.net - www.vietnamnet.vn- www.tapchibaohiemxahoi.org.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1.2.1.  Sơ đồ vị trí BHXH huyện Phú Xuyên trong hệ thống BHXH Việt Nam . - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Sơ đồ 2.1.2.1. Sơ đồ vị trí BHXH huyện Phú Xuyên trong hệ thống BHXH Việt Nam (Trang 33)
Sơ đồ 2.1.4.1:  Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Phú Xuyên - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Sơ đồ 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Phú Xuyên (Trang 36)
Bảng 2.2.2.1: Số lượng lao động tham gia BHXH 2007 - 2009. - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.1 Số lượng lao động tham gia BHXH 2007 - 2009 (Trang 45)
Bảng 2.2.2.2: Số lượng lao động tham gia BHXH tính đến năm 2009.                                                    ( xét theo cơ cấu tham gia  ) - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.2 Số lượng lao động tham gia BHXH tính đến năm 2009. ( xét theo cơ cấu tham gia ) (Trang 46)
Bảng 2.2.2.3: Tình hình thu BHXH  giai đoạn 2007 – 2009. - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.3 Tình hình thu BHXH giai đoạn 2007 – 2009 (Trang 50)
Bảng 2.2.2.6: Đánh giá tình hình thu khối DNNN. - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.6 Đánh giá tình hình thu khối DNNN (Trang 52)
Bảng 2.2.2.5: Tình hình thực hiện thu thực tế BHXH khối DNNN. - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.5 Tình hình thực hiện thu thực tế BHXH khối DNNN (Trang 52)
Bảng 2.2.2.7: Tình hình thu khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.7 Tình hình thu khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (Trang 54)
Bảng 2.2.2.8: Tình hình thu khối HCSN – Đảng , Đoàn thể. - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.8 Tình hình thu khối HCSN – Đảng , Đoàn thể (Trang 55)
Bảng 2.2.2.10: Tình hình thu đối với khối ngoài công lập, HTX và hộ - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.2.2.10 Tình hình thu đối với khối ngoài công lập, HTX và hộ (Trang 56)
Bảng 2.4.1: Tình hình nợ tính đến cuối năm. - Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 .DOC
Bảng 2.4.1 Tình hình nợ tính đến cuối năm (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w