1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC

92 2,1K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 523 KB

Nội dung

Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3

I SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ BẢN CHẤT CỦA BHXH 3

1 Khái niệm và bản chất của BHXH 3

2 Vai trò của BHXH trong đời sống xã hội 6

II CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BHXH 8

1 Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội 9

2 Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động 9

3 Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH 10

4 Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố: 10

5 Nhà nước quản lý thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 11

III NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BHXH 11

1 Đối tượng của BHXH 11

2 Hệ thống các chế độ BHXH 12

3 Quỹ bảo hiểm xã hội 17

IV CÔNG TÁC THU BẢO HIỄM XÃ HỘI 22

1 Đặc điểm và vai trò của công tác thu BHXH 22

2 Phương thức thu phí BHXH 24

3 Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH 25

Trang 2

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI

BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2003-2007 27

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH VIỆT NAM VÀ BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 27

1 Sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam 27

2 BHXH tỉnh Hải Dương 30

3 Kết quả hoạt động chung trong những năm qua 35

II CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TÁC THU BHXH Ở VIỆT NAM 40

1 Đối tượng thu BHXH 40

2 Mức thu BHXH 42

3 Phân cấp tổ chức quản lý thu BHXH: 44

III KẾT QUẢ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 48

1 Đặc thù của nghiệp vụ thu 48

2 Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dươg 49

3 Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương 53

4 Tình hình số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc qua các năm 56

5 Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương 62

6 Những tồn tại và nguyên nhân 63

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 68

I MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI 68

1 Công tác thu BHXH –BHYT bắt buộc: 68

2 Công tác tổ chức hành chính: 69

Trang 3

3.Công tác Tiếp nhận – quản lý hồ sơ 70

4 Công tác Cấp và quản lý sổ, thẻ 70

5 Công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện: 70

6 Công tác Kế hoạch – tài chính 71

7 Công tác chế độ chính sách: 71

8 Công tác Giám định – chi 71

9.Công tác Công nghệ thông tin 72

10 Công tác Kiểm tra: 72

II GIẢI PHÁP 73

1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về công tác thu BHXH: 73

3 Tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia được hưởng, chi trả kịp thời nhanh chóng đầy đủ khi có rủi ro xảy ra Đồng thời triển khai thực hiện loại hình BHXH tự nguyện trên diện rộng 75

4.Một số giải pháp khác để hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương 77

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 80

1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 80

2 Đối với BHXH Việt Nam 81

3 Đối với BHXH tỉnh Hải Dương 83

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương 33 Bảng 1: Kết quả công tác thu, cấp và quản lý sổ BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005-2007) 36 Bảng 2: Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005- 2007) 37 Bảng 3: Kết quả chi trả chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương năm 2005-2007 38 Bảng 4: Kết quả chi phí Khám chữa bệnh tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005-2007) 39 Bảng 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương 2003-2005 54 Bảng 6: Mức tiền lương tối thiểu từ 2003-2007 55 Bảng 7: Số lượng lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) 57 Bảng 8: Cơ cấu số người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) 59 Bảng 9 : Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) 61 Bảng10: Tình hình nợ đọng tiền thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) 65

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng, Nhà nước đối với ngườilao động có vai trò rất quan trọng đối với hàng triệu người lao động nhằmđảm bảo về mặt vật chất và về mặt tinh thần cho họ và gia đình khi người laođộng tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động; mất việc làm Và trongđiều kiện nền kinh tế đất nước luôn luôn thay đổi và ngày càng phát triển ởmột mức độ cao hơn thì việc thực hiện tốt chính sách BHXH còn đảm bảo sựcông bằng giữa những người lao động trong xã hội Với vai trò như vậy nênngay từ khi được thành lập đến bây giờ, ngành BHXH Việt Nam đã đượcĐảng, Nhà nước, Chính phủ ta quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển Công tác thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn

bộ hoạt động của hệ thống BHXH và quyết định sự thành bại của toàn ngànhBHXH Việt Nam bởi vì có thu đúng, thu đủ thì người lao động sẽ được chi trả

và hưởng BHXH một cách nhanh chóng và kịp thời khi có rủi ro xảy ra Qua thời gian ra đời, tồn tại và phát triển, công tác quản lý thu BHXH ở

cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu như: thu phíngày càng nhiều, số người tham gia BHXH ngày càng tăng, tình trạng nợđọng giảm thiểu… Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai hoạt động thu củaBHXH tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiểu điểm tồn tại, bất cập như: chưa khaithác hết lực lượng lao động, tình trạng trốn đóng, nợ đóng vẫn còn tồntại….Điều này đã làm cho hoạt động thu của BHXH tỉnh Hải Dương vẫnchưa đạt kết quả cao ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và làmgiảm nguồn thu cho quỹ BHXH

Nhận thấy những tồn tại yếu kém trên và qua quá trình thực tập tại cơ

quan BHXH tỉnh Hải Dương, em đã chọn đề tài: “Đáng giá thực trạng công

Trang 6

tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương” để

làm luận văn tốt nghiệp với mục đích:

 Làm rõ nội dung và vai trò của công tác thu BHXH

 Đánh giá thực trạng của công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương từ năm 2003 đến năm 2007

 Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc

Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm có:

Chương I : Cơ sở lý luận chung về BHXH

Chương II : Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh HảiDương từ năm 2003- 2007

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắtbuộc tại BHXH tỉnh Hải Dương

Trong thời gian thực tập và viết luận văn, em vẫn còn có nhiều thiếu sót

về nhận thức vì thế em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong

bộ môn

Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên- Tiến sỹ Phạm Thị Định đã tậntình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH

I SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ BẢN CHẤT CỦA BHXH

1 Khái niệm và bản chất của BHXH

Để tồn tại, phát triển và thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày trong cuộcsống con người phải lao động, để lao động tốt con người cần phải có sức khỏetốt Tuy nhiên không phải trong cả quãng đời của mình ai cũng luôn khỏemạnh, lao động tốt Họ có thể gặp những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốmđau, tai nạn lao động, mất khả năng lao động khi về già…Khi gặp phải nhữngrủi ro đó thu nhập của họ bị giảm hoặc mất ảnh hưởng rất nhiều đến cuộcsống của chính bản thân họ và cả gia đình Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời vàphát triển, việc thuê mướn lao động đã diễn ra phổ biến làm cho mối quan hệkinh tế giữa người lao động và người chủ lao động đa dạng hơn và cũng phứctạp hơn rất nhiều Một mặt thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, một mặtlàm kìm hãm nền sản xuất Giới thợ ngoài khoản thu nhập tự lao động làmcông ăn lương thì họ không còn bất kỳ một khoản thu nhập nào khác cuộcsống của họ chỉ phụ thuộc vào tiền công nhận được Chính vì vậy khi khôngmay bị ốm đau, tai nạn thai sản… họ gặp rất nhiều khó khăn, không thể trangtrải được trong khi họ không nhận được tiền công tiền lương vào những ngàynghỉ ốm đó Trước thực tế đó, giới thợ đã đấu tranh buộc giới chủ phải camkết trả lương, trả công cho họ khi họ nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn sinh đẻ vàkhi hết tuổi lao động về nghỉ hưu Về phía giới chủ, phát sinh thêm một khoảnchi phí – trả tiền cho người lao động khi người lao động gặp rủi ro là điều mà

họ không mong muốn.Quan điểm trái ngược nhau đã làm mâu thuẫn giữa chủ

và thợ ngày càng trở nên gay gắt Giới thợ đã tiến hành rất nhiều cuộc đấutranh quyết liệt và diễn ra rộng khắp buộc giới chủ phải thực hiện theo đúngcam kết đó nhằm thỏa mãn mong muốn và nhu cầu đó của họ, đã gây ra

Trang 8

những tác động to lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội lúc bấy giờ Trước tìnhhình ngày càng trở nên căng thẳng, nhà nước đã có những biện pháp can thiệpnhằm ổn định tình hình xã hội và kinh tế trong đó phải kể đến biện pháp hìnhthành một quỹ tài chính tập trung do sự tham gia đóng góp của các bên Theo

đó Nhà nước quy định:

- Cả giới chủ và giới thợ đều phải đóng góp một khoản tiền nhất địnhhàng tháng, khoản tiền đó được tính toán dựa trên cơ sở xác xuất rủi ro củangười lao động và tiền công, tiền lương mà giới chủ trả cho người lao động

- Số tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hìnhthành nên một quỹ tiền tệ tập trung, quỹ này còn nhận được sự hỗ trợ của Nhànước

- Khi người lao động gặp phải các rủi ro thì sẽ được hỗ trợ bởi quỹ tiền

tệ đó Nhờ vậy mà thu nhập của người lao động ổn định hơn, cuộc sống củabản thân và gia đình họ được đảm bảo Người sử dụng lao động cũng nhậnthấy được lợi ích mà quỹ tiền tệ đó mang lại như ổn định sản xuất kinh doanh,bảo vệ sức khỏe và đời sống cho người lao động và gia đình họ từ đó làmngười lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn, yên tâm làm việc và lao độngtích cực hơn…

Từ đó mối quan hệ ba bên : người lao động – người sử dụng lao động –nhà nước được hình thành và xuất hiện khái niệm về BHXH

Vậy BHXH là gì? Theo nghĩa chung nhất, BHXH được hiểu là sự đảmbảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họgặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làmtrên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đờisống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội

Từ khái niệm trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở các điểm sau:

Trang 9

- Trong bất kỳ xã hội nào mà ở đó có sự thuê mướn lao động thì cóBHXH BHXH là nhu cầu khách quan, mang tính đa dạng phức tạp của xãhội Khi nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, mối quan hệ chủ thợ càng pháttriển thì BHXH càng phong phú, đa dạng và hoàn thiện Có thể nói kinh tế lànền tảng để BHXH phát triển, BHXH thể hiện trạng thái kinh tế của mộtnước.

- Cơ sở phát sinh BHXH là quan hệ lao động thể hiện thông qua mốiquan hệ ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH

+ Bên tham gia BHXH : người lao động và người sử dụng lao động + Bên BHXH : cơ quan BHXH do Nhà nước lập ra và bảo hộ

+ Bên hưởng BHXH : người lao động và gia đình họ khi người la khôngmay gặp phải những rủi ro và có đủ điều kiện để được hưởng theo quy địnhcủa pháp luật

- Điều kiện được hưởng BHXH là người lao động gặp những rủi ronhững biến cố mang tính chất ngẫu nhiên, trái với ý muốn chủ quan của conngười như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổilao động về nghỉ hưu Những biến cố đó có thể xảy ra trong và ngoài quátrình lao động đã làm cho người lao động bị gảim hoặc mất khả năng laođộng, mất việc làm

- Khi gặp những biến cố, phần thu nhập của người lao động sẽ bị mấthoặc bị giảm đi Với sự hỗ trợ từ quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ cácbên (người sử dụng lao động, người lao động, và Nhà nước ) đã bù đắp hoặcthay thế phần nào phần thu nhập bị mất đó

Qua bản chất của BHXH ta có thể thấy mục tiêu xuyên suốt của BHXHchính là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trongtrường hợp bị mất hoặc giảm thu nhập hàng tháng do mất việc làm, mất khảnăng lao động bằng cách bù đắp cho người lao động những khoản thu nhập

Trang 10

đó Có BHXH thì điều kiện sống của người lao động và gia đình họ sẽ đượcđảm bảo và tốt hơn.

2 Vai trò của BHXH trong đời sống xã hội

Trong xã hội, bất cứ một ngành kinh tế nào đều đóng một vai trò nhấtđịnh trong hệ thống kinh tế- xã hội – chính trị- văn hóa của đất nước Với tưcách là một ngành kinh tế - xã hội, BHXH không phải là một ngoại lệ Vai tròcủa BHXH được thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Cụ thể đólà:

2.1 BHXH với kinh tế

Trong cuộc sống, BHXH có vai trò to lớn tạo ra thu nhập cho người laođộng Nhờ có sự hỗ trợ từ quỹ BHXH mà thu nhập của người lao động ổnđịnh hơn, đời sống vật chất trước mắt và lâu dài của người lao động trong vàsau thời gian làm việc, công tác được đảm bảo, người lao động yên tâm laođộng sản xuất, làm việc có hiệu quả hơn góp phần duy trì ổn định và pháttriển sản xuất của từng doanh nghiệp nói riêng và đảm bảo an toàn xã hội.Quỹ BHXH được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia, đượcdùng để hỗ trợ cho người lao động khi họ gặp những biến cố Tuy nhiênkhông phải lúc nào tiền trong quỹ cũng được dùng hết mà vẫn có một lượngtiền nhàn rỗi trong quỹ Chính vì vậy, huy động lượng tiền nhàn rỗi của quỹBHXH để đầu tư vào việc kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực khác nhau sẽtạo ra một nguồn thu lớn cho quỹ nhằm tạo tích lũy và sự tăng trưởng cho quỹqua thời gian, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.Mặt khác là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế -xã hội,BHXH còn góp phần vào sự bình ổn xã hội của một quốc gia

Trang 11

2.2 BHXH với chính trị

Một quốc gia muốn phát triển về mặt kinh tế thì trước hết cần phải cómột hệ thống chính trị vững chắc, ổn định Có ổn định về chính trị thì nhữngchiến lược, sách lược mục tiêu để phát triển đất nước mới được thực hiệnđúng và đầy đủ BHXH là một trong các vấn đề xã hội, nó liên quan đến kinh

tế, chính trị, có tác động đến tinh thần và quan hệ xã hội Một giai cấp chínhtrị, một đảng phái chính trị hay một nhà nước nào nếu có ý thức đối vớiBHXH, coi đó là một công cụ điều tiết quan trọng trong xã hội, là mộtchương trình chính trị thì tức là giai cấp, đảng phái, nhà nước đó đã thực hiệntốt chức năng xã hội của mình, đã thực hiện tốt các chính sách xã hội đối vớingười dân; điều đó sẽ giúp cho giai cấp, đảng phái, nhà nước đó củng cố vàgiữ vững và thể hiện được quyền lực, thế lực của mình trên mặt trận chính trị.Người lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất vật chất, dịch vụ cóthể không may gặp tai nạn, rủi ro làm giảm sút hoặc mất nguồn thu nhập.Thông qua BHXH phần thu nhập bị mất đó sẽ được đền bù để đảm bảo cuộcsống cho họ và gia đình, điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, củacộng đồng xã hội đối với người lao động góp phần tăng cường trật tự an tòan

xã hội.Nếu không có sự trợ cấp từ quỹ BHXH thì đời sống vật chất và tinhthần của người lao động sẽ không được đảm bảo, sẽ đẩy người lao động vàgia đình họ vào cảnh túng quẫn sẽ tất yếu gây bất an trong xã hội làm xuấthiện nhiều xung đột, tệ nạn, tội phạm … làm xã hội thiếu trật tự an toàn.Vìvậy, làm tốt BHXH sẽ góp phần ổn định chính trị, trật tự trong xã hội

2.3 BHXH đối với văn hóa, tinh thần xã hội

BHXH là biểu hiện ý thức của xã hội đối với con người, giữa con ngườivới con người BHXH thể hiện đạo lý, trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước,giai cấp cầm quyền và cộng đồng xã hội với người dân- các thành viên trong

xã hội khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ lao động xã hội(VD: người lao động

Trang 12

nghỉ hưu, người có công với đất nước ) hoặc vì một lý do bất khả kháng mà

họ phải tạm ngừng hay vĩnh viễn ngừng lao động

Về nguyên tắc tất cả mọi người lao động đều có quyền tham gia và đượchưởng quyền lợi BHXH về cả mặt vật chất lẫn tinh thần trong và sau thời gianlao động điều đó cho thấy BHXH vừa thể hiện tính nhân đạo xã hội, vừa thểhiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động

BHXH là một cách xử sự là sự điều tiết những giá trị sống về vật chất vàtinh thần, nó phản ánh sự cố gắng làm tốt hay không tốt, thái độ của Nhà nước

và cộng đồng đối với người lao động đã cống hiến cho xã hội Có thực hiệntốt các vấn đề về BHXH để có một xã hội ổn định và an toàn hay không đượccoi là một tiêu thức đánh giá xã hội đó có công bằng, văn minh, tiến bộkhông Hiện nay trên thế giới, BHXH đã trở thành một chính sách BHXHkhông thể thiếu trong đời sống xã hội

BHXH là một bộ phận quan trọng và khăng khít của chính sách xã hội,chịu sự tác động qua lại của các bộ phận khác của chính sách xã hội trên cơ sởtác động của tổng thể các mội quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử đãgóp phần đảm bảo an toàn xã hội, đáp ứng được nhu cầu an toàn xã hội củangười dân

II CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BHXH

Do tập quán, thể chế chính trị, khả năng kinh tế và định hướng phát triểnkinh tế- xã hội của mỗi quốc gia là khác nhau vì thế khi thực hiện BHXH cácquốc gia đều phải lựa chọn hình thức, cơ chế và mức độ thỏa mãn các nhucầu BHXH sao cho phù hợp Bên cạnh đó cần phải có sự thống nhất trongnhận thức về BHXH Có năm quan điểm cơ bản về BHXH được thể hiện nhưsau:

Trang 13

1 Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội

Mục đích chủ yếu của chính sách BHXH là nhằm đảm bảo đời sống vậtchất và tinh thần cho người lao động và gia đình họ khi thu nhập của ngườilao động bị giảm hoặc mất do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việclàm Ở nước ta, BHXH nằm trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng, Nhànước Thông qua BHXH Đảng và Nhà nước đã đáp ứng được một phần nào

đó quyền và nhu cầu thiết yếu của con người, đó là nhu cầu an toàn về việclàm, về lao động, về xã hội Chính sách BHXH được thực hiện tốt hay khôngthể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức vàquản lý của mỗi quốc gia, đồng thời thể hiện tính ưu việt của một chế độ xãhội Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn pháthuy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước

2 Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động

Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và

có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH cho người lao động làmviệc cho mình Vậy người sử dụng lao động bao gồm những ai? Đó là các tổchức, các doanh nghiệp, các cá nhân có thuê mướn lao động Bên cạnh việcđầu tư máy móc, trang thiết bị làm việc hiện đại thì muốn ổn định và pháttriển sản xuất kinh doanh thì người sử dụng lao động còn phải quan tâm đếnđời sống cho người lao động của mình Có như vậy người lao động sẽ yêntâm, tích cực lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phầnnâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế và gắn bó với doanhnghiệp hơn

Trang 14

3 Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH

Theo tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 của Đại hội đồng LiênHợp Quốc: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyềnhưởng bảo hiểm xã hội” BHXH đã trở thành một trong những quyền conngười theo đó mọi người lao động trong xã hội đều bình đẳng về nghĩa vụđóng góp và quyền lợi trợ cấp BHXH Một người lao động khi gặp rủi rokhông mong muốn, nếu muốn được BHXH tức là muốn nhiều người khác hỗtrợ cho mình để giải quyết rủi ro thì trước hết họ phải tự mình tham giaBHXH cho chính bản thân mình

4 Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố:

- Tình trạng mất khả năng lao động

- Tiền lương lúc đang đi đi làm

- Ngành nghề công tác và thời gian công tác

- Tuổi thọ bình quân của người lao động

- Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

Mức trợ cấp BHXH cho người lao động sẽ được tính toán dựa vào cácyếu tố trên nhưng về nguyên tắc mức trợ cấp đó phải thấp hơn mức lương lúcđang đi làm nhưng không thấp hơn mức sống tối thiểu Nếu mức trợ cấp bằnghoặc cao hơn tiền lương thì sẽ tạo điều kiện cho người lao động ỷ lại vào tiềntrợ cấp BHXH để sống mà không tích cực tìm kiếm việc làm, không tích cựclàm việc, lao động sản xuất Còn nếu mức trợ cấp mà quá thấp, thấp hơn mứcsống tối thiểu thì đời sống vật chất của người lao động cũng không được đảmbảo và cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, năng suất lao động

Quan điểm này đã phản ánh được tính cộng đồng xã hội, vừa phản ánhngưyên tắc phân phối lại quỹ BHXH cho người lao động tham gia BHXH

Trang 15

5 Nhà nước quản lý thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân

tố tạo sự ổn định vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội cho nên vai tròcủa nhà nước là rất quan trọng Trên thực tế, nếu không có sự can thiệp củanhà nước, nếu không có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì mối quan hệ giữangười lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững,mối quan hệ ba bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ

BHXH được thực hiện thông qua một quy trình: xây dựng và lập kếhoạch, xác định đối tượng và phạm vi bảo hiểm… cho nên cần phải có sựquản lý thống nhất và chặt chẽ của nhà nước

Đối với việc đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trò của Nhà nước phụthuộc vào chính sách của BHXH do Nhà nước quy định

III NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BHXH

1 Đối tượng của BHXH

Như chúng ta đã biết, BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bịgiảm hoặc mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mấtviệc làm vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu….Chính vì vậy, đốitượng của BHXH chính là phần thu nhập bị giảm hoặc bị mất của người laođộng do gặp phải các rủi ro trên

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng laođộng Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước mà đối tượng thamgia BHXH có thể là tất cả hoặc chỉ là một bộ phận những người lao động.Người lao động và người sử dụng lao động có thể tham gia BHXH dưới haihình thức:

Trang 16

- BHXH bắt buộc

- BHXH tự nguyện

Hiện nay trên thế giới, các nước có nền kinh tế phát triển, có chính sáchbảo đảm an toàn xã hội tốt đều đã thực hiện cả hai loại BHXH trên.Ở nước tahiện nay chỉ đang thực hiện triển khai loại BHXH bắt buộc còn BHXH tựnguyện đã được chính phủ thông qua tại các cuộc họp nhưng tới nay vẫn chưađược đưa vào thực tế.Ngành BHXH Việt Nam hướng tới năm 2010 sẽ đưaBHXH tự nguyện vào đời sống nhân dân để đáp ứng nhu cầu tham gia BHXHđang càng ngày càng tăng của người dân Việt Nam

BHXH thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa người lao động, người sửdụng lao động, cơ quan BHXH và sự hỗ trợ của Nhà nước Người sử dụng laođộng đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm mà họ phải thực hiện đối vớingười lao động của mình Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của ngườilao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ

để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao động Mối quan hệnày chính là đặc trưng riêng có của BHXH và nó quyết định sự tồn tại, pháttriển của ngành BHXH

2 Hệ thống các chế độ BHXH

Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất củamỗi quốc gia Nó là những quy định chung rất khái quát về cả đối tượng,phạm vi, các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêuchung mà Nhà nước đã đề ra cho BHXH Chính sách BHXH được cụ thể hóathông qua các chế độ BHXH Tùy vào điều kiện kinh tế - chính trị - xã hộiriêng biệt của mỗi quốc gia mà xây dựng những chế độ, chính sách BHXHsao cho phù hợp Trên cơ sở đó, để các nước thành viên có thể xây dựng được

hệ thống BHXH của mình cho phù hợp, ILO ( Tổ chức lao động quốc tế) đã

đề ra các chế độ BHXH khung

Trang 17

Chế độ BHXH là chế độ pháp lý trong đó quy định cụ thể đối tượng,trường hợp được hưởng BHXH, mức hưởng và thời gian hưởng BHXH …Mục tiêu của hệ thống chế độ BHXH khung mà ILO đưa ra đó là:

- Tạo lập được hệ thống bảo hiểm thống nhất, nhất quán cho người thamgia BHXH Đây là mục tiêu cơ bản, chủ đạo

- Phòng chống tai nạn, bệnh tật nâng cao sức khỏe cho người dân

- Đảm bảo sự công bằng xã hội

Theo công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, ILO đã đưa ra hệthống các chế độ BHXH bao gồm:

2.1 Chăm sóc y tế

Mục đích của chăm sóc y tế là duy trì, phục hồi hay nâng cao sức khỏecủa những người được bảo trợ…, phục hồi và nâng cao khả năng làm việc,khả năng tham gia các nhu cầu cá nhân của họ

Chăm sóc y tế có thể được tổ chức trực tiếp hay gián tiếp tại các cơ sở y

tế của đơn vị sử dụng lao động hoặc tại các bệnh viện, cơ sở y tế của tư nhân,Nhà nước thông qua các hợp đồng được ký giữa cơ quan BHXH với có cơ sở

y tế, bệnh viện đó

2.2 Chế độ trợ cấp ốm đau

Chế độ ốm đau được chi trả khi người được bảo hiểm bị giảm hoặc mấtthu nhập do ốm đau hay tai nạn không liên quan đến nghề nghiệp đã đượcgiám định

Tỷ lệ hưởng trợ cấp ốm đau được tính dựa trên mức tiền công, tiền lươngnhận được trước khi bị ốm hay tai nạn và thời gian tham gia đóng BHXH.Thời gian hưởng chế độ tùy vào quy định từng nước

Trang 18

2.3 Trợ cấp thất nghiệp

Theo ILO: “ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độtuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mứclương thịnh hành.”

Trợ cấp thất nghiệp nhằm mục đích trợ giúp cho người lao động bị thấtnghiệp một khoản tiền để họ ổn định, đảm bảo cuộc sống ở mức nhất định từ

đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để có thể tìm đượcmột việc làm mới

Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ BHXH nhưng hiện nay

đã được tách ra và trở thành Bảo hiểm thất nghiệp và hình thành quỹ bảohiểm thất nghiệp độc lập với quỹ BHXH

Mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp phải thấp hơn thu nhập của người laođộng khi đang làm việc, được xác định dựa vào các yếu tố:

- Mức lương tối thiểu

- Mức lương bình quân cá nhân

- Mức lương tháng cuối cùng trước khi bị thất nghiệp

Để được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đápứng được các điều kiện sau:

- Phải tham gia nộp phí bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ trong một thời giannhất định

- Thất nghiệp không phải là do lỗi của người lao động - Phải đăng kýthất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại cơ quan lao động có thẩm quyền

do Nhà nước quy định

- Phải sẵn sàng làm việc

- Có sổ bảo hiểm thất nghiệp để chứng nhận có tham gia đóng bảo hiểmthất nghiệp đủ thời hạn quy định

Trang 19

2.4 Chế độ thai sản

Chế độ thai sản là bảo vệ sức khỏe của những bà mẹ đang lao động vàcon họ bằng cách cung cấp:

 Chăm sóc y tế trước khi sinh, trong và sau khi sinh

 Nghỉ phép hưởng lương trong thời gian quy định

Chế độ thai sản phụ thuộc chặt chẽ vào thời gian tham gia bảo hiểmđịnh lượng nhiều hơn so với chế độ ốm đau ( tham gia đóng BHXH đủ 12tháng mới được hưởng)

2.5 Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bao gồm sự mất khả năng laođộng trong thời gian ngắn, tàn tật và các chế độ tử tuất

Trong quá trình thực hiện chế độ này phải được xác định rõ ràng cụ thể

về những trường hợp nào là tai nạn lao động, trường hợp nào là bệnh nghềnghiệp để phân biệt được với các chế độ bảo hiểm tương tự từ đó để xác địnhmức hưởng trợ cấp cho đúng

Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp liên quan chặt chẽ đếnphòng, chống tai nạn và phục hồi sức khỏe cho người lao động

Trang 20

Chế độ hưu trí là cung cấp thu nhập thay thế cho người lao động khi họđến tuổi về hưu, ngừng tham gia vào thị trường lao động để đảm bảo cuộcsống cho họ và gia đình khi về già.

Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước

- Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính

- Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của cácbên tham gia BHXH và quỹ dự trữ Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả

và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định

- Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ và đồng tiền được sử dụng làmphương tiện chi trả và thanh quyết toán Chi trả BHXH như là quyền lợi củamỗi chế độ BHXH

- Các chế độ BHXH thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh sựthay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay, BHXH nước ta thực hiện 5 chế độ: chế độ trợ cấp ốm đau, trợcấp thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí vàchế độ tử tuất

Trang 21

3 Quỹ bảo hiểm xã hội

3.1 Khái niệm và nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

3.1.1 Khái niệm

Trong đời sống kinh tế xã hội, người ta sử dụng rất nhiều loại quỹ khácnhau như quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ bảo trợ… Tất cảcác quỹ đều có đặc điểm chung là:

-Các quỹ là tập hợp các phương tiện tài chính hoặc vật chất khác chonnhững hoạt động nào đó theo định mức định trước

- Dù quy mô của quỹ lớn hay nhỏ nhưng đều biểu thị khả năng vềphương tiện, vật chất để thực hiện mục đích lập ra quỹ đó

- Tất cả các quỹ đều luôn vận động theo quy trình: tăng lên ở đầuvào(nguồn thu quỹ), giảm đi ở đầu ra( các khoản chi phí của quỹ)

Và quỹ bảo hiểm xã hội cũng không phải là ngoại lệ Theo đó, quỹBHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung được lập ra bởi sự đóng góp củanhững người tham gia bảo hiểm nhằm mục đích chi trả cho những người thamgia bảo hiểm khi họ, gia đình họ bị giảm hoặc mất khả năng thi nhập do bịgiảm, bị mất khả năng lao động, mất việc làm

Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng Nóvừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sởvật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và pháttriển

Tuy nhiên, cần phân biệt quỹ BHXH và ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quátrình nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung một phần thunhập của quốc gia nhằm tạo lập quỹ tiền tệ của Nhà nước và phân phối sửdụng nó cho việc trang trải các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện cácchức năng kinh tế xã hội theo kế hoạch của Nhà nước Từ khái niệm về ngân

Trang 22

sách nhà nước ta có thể nhận thấy những điểm giống và khác nhau của ngânsách nhà nước và quỹ BHXH.

+ Sự giống nhau giữa quỹ BHXH và ngân sách nhà nước

- Việc tạo lập và sử dụng mỗi nguồn quỹ đều được biểu thị dưới hìnhthái tiền tệ Quá trình lập và sử dụng các quỹ này cũng đều được thực thi theocác quy định của pháp luật và việc quản lý được tiến hành theo nguyên tắccân bằng thu chi

- Quỹ bảo hiểm xã hội và ngân sách nhà nước là những khâu tài chínhđộc lập trong hệ thống tài chính quốc, chức năng của ngân sách nhà nướcmang tính rộng rãi hơn so với quỹ bảo hiểm xã hội

- Hoạt động của cả hai quỹ đều không nhằm mục đích kinh doanh, kiếmlời mà mang đậm tính xã hội, tính cộng đồng và tính nhân văn

+ Sự khác nhau của quỹ BHXH và ngân sách nhà nước

- Điều kiện tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự

ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước và quá trình thực hiện các chức năngkinh tế xã hội của Nhà nước Còn sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹBHXH gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa với quan hệ thuêmướn công nhân Khi nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, thu nhập củangười lao động càng cao thì phạm vi các chế độ BHXH càng mở rộng, mức

độ thỏa mãn của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội càng cao

- Tính chất pháp lý của ngân sách nhà nước cao hơn so với qũyBHXH.Quá trình phân phối của ngân sách nhà nước chủ yếu dựa vào quyềnlực kinh tế, chính trị của nhà nước Nhà nước ban hành các luật để thực hiệnviệc thu chi quỹ ngân sách nhà nước và quá trình này đuwocj sự giám sát vàquản lý chặt chẽ của quốc hội Còn đối với quỹ BHXH thì hoạt động thu chiquỹ cũng được thực hiện dựa váo vác văn bản pháp luật nhưng xhủ yếu

Trang 23

dựavào quan hệ kinh tế, quan hệ lợi iứch của nghững người tham gia theonguyên tắc có đóng có hưởng.

- Quan hệ phân phối của ngân sách Nhà nước chủ yếu là phân phối lại vàkhông mang tính hoàn trả, chủ thể đóng góp và hưởng thụ ngân sách nhànước là tách rời nhau Còn quan hệ phân phối của quỹ BHXH vừa mang tínhchất hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả

- Quan hệ phân phối của ngân sách nhà nước phản ánh quan hệ lợi íchcủa xã hội, lợi ích quốc gia và chi phối các quan hệ lợi ích bộ phận, lợi ích cánhân nhằm đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế xã hội Quan hệ phân phốitrong quỹ BHXH trước hết là thỏa mãn nhu cầu cá nhân rồi mới đến lợi íchđơn vị, xã hội

- Tài trợ hoàn toàn cho một hoặc một vài chế độ

- Nhà nước cũng đóng góp nhất định cho quỹ với tư cách là ngừoi sửdụng lao động đối với công nhân viên chức

c, Các nguồn khác

Hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theoquy định Tiền lương tháng căn cứ đóng BHXH gồm:

- Lương theo ngạch bậc

Trang 24

- Chức vụ thâm niên

- Hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có)

Nhà nước trích từ ngân sách nhà nước số tiền chuyển vào quỹ BHXH đủchi các ché độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, tử tuất và hỗ trợ chi lương hưu cho ngừoi lao động thuộc khu vực Nhànước trước ngày thi hành điều lệ này Việc tổ chức thu BHXH do tổ chứcBHXH Việt Nam thực hiện Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độtài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và nhà nước bảo hộ Quỹ BHXHđược sử dụng để chi trả cho năm chế độ mà luật BHXH đã quy định Đồngthời được sử dụng để trả cho chi phí sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp,ngành Phần quỹ nhàn rổi được phép mang đi đầu tư thu lợi nhuận để tồn tíchgiá trị và tăng trưởng theo thời gian

3.2 Đặc điểm của quỹ BHXH

Theo khái niệm ở trên, ta thấy quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung,giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia Là tổchức tài chính nhằm giao hòa giữa ngân sách Nhà nước với các tổ chức tàichính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính của dân cư; quỹ BHXH

có các đặc điểm chủ yếu sau:

- Quỹ ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích bảo đảm ổn địnhcuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làmgiảm hoặc mất thu nhập từ lao động Hoạt động của quỹ không nhằm mụcđích kinh doanh kiếm lời Nguyên tắc quản lý của quỹ BHXH là : Cân bằngthu – chi

- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chấtkhông hoàn trả

Trang 25

- Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đốivới quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc Nguồn quỹ này đượcđóng góp và tích lũy trong suốt quá trình lao động.

- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH Nó

là khâu tài hính trung gian cùng với ngân sách nhà nước và tài chính doanhnghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia

- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độphát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từngthời kỳ nhất định của đất nước Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng cóđiều kiện thực hiện BHXH rộng khắp với đầy đủ các chế độ BHXH

3.3 Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau:

- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH

- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp ngành

- Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH

Quỹ này được quản lý theo cơ chế cân bằng thu – chi, phần quỹ nhàn rỗiphải được đem đầu tư sinh lợi Để tạo lập được quỹ và sử dụng đúng mụcđích vấn đề đặt ra là phải xác định được mức phí BHXH phải nộp

Công thức tính mức phí BHXH khái quát như sau:

Trang 26

Để xác định mức phí phải đóng và mức hưởng BHXH phải dựa vàonhiều yếu tố và nhiều thông tin khác nhau về nguồn lao động, cơ cấu nguồnlao động theo độ tuổi, giới tính, ngành nghề Ngoài ra còn phải xác định và

dự báo được tuổi thọ bình quân của quốc gia; xác suất ốm đau, tai nạn, tửvong của người lao động

Theo ILO, quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng thamgia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ khi đốitượng tham gia BHXH gặp rủi ro

IV CÔNG TÁC THU BẢO HIỄM XÃ HỘI

1 Đặc điểm và vai trò của công tác thu BHXH

1.1 Đặc điểm của công tác thu BHXH

Là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của hệthống BHXH ở Việt nam, công tác thu có một số đặc điểm cụ thể sau:

- Công tác thu là khâu đầu tiên trong hoạt động BHXH, có tính chu kỳ,lặp đi lặp lại Các cán bộ, công chức viên chức làm công tác thu phải theo dõikết quả thu nộp BHXH của từng cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng laođộng theo từng tháng, từng quý, từng năm, từng thời ký để kịp thời nắm bắtđược tình hình đóng BHXH của từng cá nhân, từng đơn vị và của toàn ngành,

từ đó làm cơ sở để lập báo cáo kết quả lên cơ quan BHXH cấp trên Có thểnói, công tác thu là một công việc vất vả, khối lượng công việc rất lớn, cầnmột nguồn nhân lực lớn đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để làmtốt công việc; cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để có thể phục vụ và làm tốtcông tác thu

- Công tác quản lý thu rất phức tạp và đa dạng thể hiện ở một số điểmnhư:

Trang 27

+ Là một bộ phận trong hoạt động BHXH, công tác thu BHXH liên quantrực tiếp đến cả người lao động và người sử dụng lao động.

+ Số lượng lao động, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH ngàycàng tăng đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ, kịp thời năm bắt thông tin vềcác đối tượng thuộc diện tham gia

+ Mức thu BHXH được xác định dựa trên mức lương mà người lao độngtrả cho người lao động cho nên việc xác định tổng quỹ lương của doanhnghiệp, đơn vị tham gia phải được thực hiện đồng thời với việc xác định mứcthu bảo hiểm Các cán bộ làm công tác thu BHXH có nhiều hình thức để thunhưng hiện nay chủ yếu là thu thông qua người sử dụng lao động Công việcnày đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ, đôn đốc của cán bộ thu để tránh tìnhtrạng người sử dụng lao động sử dụng tiền đóng BHXH sai mục đích

+ Đối với người lao động các cán bộ BHXH cần phải theo dõi đầy đủ,chính xác về hồ sơ, thời gian, những biến động về tiền lương, về nơi làmviệc…trong suốt thời gian quá trình tham gia BHXH của người lao động để

có cơ sở để thực hiện tốt công tác chi trả sau này

+ Hiện nay, chính sách BHXH được thực hiện trên toàn quốc, phạm vihoạt động rộng khắp cho nên công tác quản lý tiền thu gặp rất nhiều khó khăn

dễ phát sinh tiêu cực ảnh hưởng tới quỹ BHXH

1.2 Vai trò của công tác thu BHXH

Trên thế giới, BHXH là một trong những quyền con người, do vậy thamgia BHXH là quyền lợi của người lao động Tham gia BHXH cũng là nghĩa

vụ của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động Ở Việt Nam hiện nay,chính sách BHXH đang hướng tới mục tiêu tạo lập một quỹ BHXH độc lậpvới NSNN, thực hiện đảm bảo về tài chính để cân đối thu – chi, thực hiện chitrả các chế độ cho người lao động tham gia BHXH Tuy nhiên muốn chi thìphải thu, có thu mới có chi

Trang 28

- Thu có đủ, đúng, kịp thời thì chi trả mới nhanh chóng, kịp thời

- Thu đúng, thu đủ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao độngđược tham gia đầy đủ

- Thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH

- Thu đúng, thu đủ đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động,đảm bảo công bằng trong xã hội

Như vậy có thể nói công tác thu BHXH đóng vai trò rất quan trọng, làyếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của qũy BHXH và hoạt động củangành BHXH

- Thu phí BHXH thông qua hệ thống thuế: phương thức này áp dụngrộng rãi ở các nước có hệ thống BHXH phát triển và có chế độ thuế thu nhậpphổ biến Bằng phương thức này khi mọi người trong xã hội đóng thuế thunhập cũng tức là đã đóng BHXH Phương thức này có ưu điểm là: hiệu quảthu phí BHXH là tối đa, không có tình trạng trốn đóng BHXH, chi phí chocông tác thu BHXH rất nhỏ… nhưng nhược điểm của nó lại là làm sai lệchbản chất của việc đóng BHXH

- Thu phí gián tiếp thông qua đơn vị sử dụng lao động: Đây là phươngthức thu phí phổ biến ở nhiều nước trên thế giới hiện nay Với hình thức nay,hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng đầy đủ vàđúng thời gian quy định cho cơ quan BHXH Kết quả thu có tốt hay không

Trang 29

phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự giác của người sử dụng lao động Nhượcđiểm của phương thức này là phí BHXH có thể bị sử dụng sai mục đích, tìnhtrạng trốn đóng hoặc kéo dài thời gian đóng diễn ra phổ biến, quyền lợi củangười lao động bị đe dọa.

Ngoài ra còn có thể thu phí BHXH thông qua hệ thống các đại lý thu cấpdưới

3 Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH

Mức đóng BHXH chính là phí BHXH Phí BHXH là yếu tố quyết định

sự cân đối thu chi cho quỹ BHXH, do vậy để quỹ BHXH cân đối cần phải có

sự tính toán kỹ càng Trong thực tế, việc xác định phí BHXH là một nghiệp

vụ khó, phức tạp đòi hỏi có nhiều phương pháp mới có thể đưa ra một mứcphí phù hợp Với những phương pháp và căn cứ tính phí khác nhau sẽ thuđược những nhóm mức phí khác nhau

3.1 Nhóm phương pháp không căn cứ vào thu nhập

Phương pháp này còn gọi là phương pháp xác định phí đồng đều, mọiđối tượng đều đóng một mức phí BHXH như nhau, mức phí đó được các cơquan BHXH tính toán và xác định từ trước

Theo phương pháp này, cơ quan BHXH sẽ phân chia người lao độngthành từng nhóm dựa trên độ tuổi, giới tính, sức khỏe, ngành nghề lao động

để từ đó đưa ra mỗi mức phí phù hợp với từng nhóm người lao động

Phương pháp này rất hiệu quả đối với những đối tượng lao động mà thunhập của họ khó xác định, không cụ thể

Việc thu phí BHXH dựa trên một mức phí cụ thể đã được ấn định từtrước đối với từng nhóm người lao động , không căn cứ vào thu nhập của họrất đơn giản, không gặp trở ngại gì nhưng lại không đáp ứng được nhu cầutham gia BHXH đa dạng của người lao động khó khăn trong việc mở rộngđối tượng tham gia BHXH nên hiệu quả thu về mặt xã hội không cao

Trang 30

3.2 Nhóm phương pháp lấy thu nhập làm căn cứ để xác định phí

Khi căn cứ vào thu nhập của người lao động để xác định phí BHXH có 2phương pháp chủ yếu:

- Một là xác định phí đồng đều cho từng mức thu nhập:

Theo đó mức thu nhập được chia thành nhiều nhóm khác nhau, với mỗinhóm phải xác định mức thu nhập tối đa và tối thiểu Dựa vào các nhóm thunhập đó, người lao động có mức thu nhập thuộc nhóm nào sẽ đóng mức phíBHXH ứng với mức thu nhập của nhóm ấy

Phương pháp này đơn giản nhưng lại mất công bằng giữa các mức thunhập thuộc các nhóm thu nhập khác nhau vì thu nhập của người lao động phụthuộc vào nhiều yếu tố

- Hai là xác định mức phí BHXH tỷ lệ với mức thu nhập của người laođộng: với phương pháp này, người lao động nào có mức tiền lương, tiền côngcao hơn thì sẽ đóng một mức phí BHXH lớn hơn được tính bằng tỷ lệ phầntrăm tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được cuối tháng ViệtNam hiện nay đang sử dụng phương pháp này để xác định mức đóng BHXHcho người lao động

Trong phương pháp này, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiềnlương cấp bậc, chức vụ, hợp động và các khoản phụ cấp (phụ cấp khu vực,phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảolưu nếu có) của từng người Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên khôngthuộc diện phải đóng BHXH và cũng không tính vào tiền lương hưởngBHXH

Đối với các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tiền lương tháng trả chongười lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để đăng

ký đóng BHXH thì phải đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trảnhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành

Trang 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI

BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2003-2007

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH VIỆT NAM VÀ BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG

1 Sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam

Cũng như ở các nước trên thế giới, tại Việt Nam BHXH ra đời là mộtbước ngoặt tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội củađất nước Ngay từ khi ra đời, BHXH đã tỏ rõ tác dụng lớn lao của mình trongcuộc sống Trên thực tế thì BHXH Việt Nam ra đời từ thời kỳ Pháp thuộc,nhưng phải đến sau Cách Mạng Tháng Tám dựa trên Hiến pháp năm 1946 củanước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các sắclệnh qua đó quy định về các chế độ trợ cấp, ốm đau, tai nạn hưu trí cho côngnhân viên chức Nhà nước

Ngày 14/03/1947 và 22/05/1950 chính phủ đã ban hành hai sắc lệnh 105/

SL và 77/SL quy định các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí và thai sảncho công nhân viện chức Nhà nước Sự ra đời của hai sắc lệnh này có thểđược coi là những văn bản pháp luật đầu tiên về BHXH có ý nghĩa quantrọng làm cơ sở để ban hành Điều lệ BHXH sau này.Trong điều kiện đất nướccòn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sự ra đời của hành loạt các sắc lệnh đãchứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và của Bác Hồ đối với người laođộng

Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thừa nhận công nhân viên chức cóquyền được hưởng trợ cấp BHXH Quyền này đã được cụ thể hóa trong Điều

lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, được ban hànhkèm theo nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 Bên cạnh đó cùng với nghị định161/CP vào ngày 30/10/1964 Điều lệ đãi ngộ quân nhân cũng ra đời Đây

Trang 32

được coi là các văn bản luật đầy đủ và toàn diện nhất về BHXH lúc bấy giờquy định các quyền lợi BHXH của người lao động.

Nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một tác động vô cùnglớn tác động đến hoạt động của ngành lao động – thương binh và xã hội nóichung và của lĩnh vực BHXH nói riêng Dựa trên Hiến pháp năm 1992, cùngvới sự chỉ đạo của Chính phủ bộ lao động thương binh và xã hội đã cho triểnkhai cải cách hệ thống BHXH Ngày 22/6/1993 nghị định 43/CP của chínhphủ ra đời quy định về chế độ BHXH đối với người lao động trong các thànhphần kinh tế.Điểm nổi bật trong thời gian nay là đến ngày 16/2/1995 chínhphủ đã ban hành nghị định 19/CP quy định về việc thành lập BHXH Từ đây,BHXH đã có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội đã gópphần vào sự phát triển chung của đất nước

Ngay sau khi bộ luật lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1995Chính phủ đã ban hành nghị định12/CP(26/1/1995) về điều lệ BHXH đối vớingười lao động trong các thành phần kinh tế trong xã hội Đến nghị định45/CP (15/7/1995) Điều lệ BHXH với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ

sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân

BHXH Việt Nam được thành lập theo nghị định 19/CP đã trở thành một

cơ quan có tư cách pháp nhân trực thuộc Chính phủ, được tổ chức theo ngànhdọc từ Trung Ương đến địa phương để thực hiện tất cả các nghiệp vụ vềBHXH

Đến 29/6/2006 căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung,chính phủ đã ban hành luật BHXH Kể từ đây ngành BHXH đã có đủ căn cứ

cơ sở pháp lý để hoạt động và pháp triển Luật BHXH ra đời đã giúp các cơquan BHXH trong cả nước phát triển góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn

Trang 33

định về cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân, người lao động trongcác thành phần kinh tế và gia đình họ, góp phần rất lớn trong sự nghiệp xâydựng và phát triển đất nước.

Chiến lược phát triển BHXH Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010

có những mục tiêu chủ yếu sau:

-Các quy định, chính sách về BHXH phải thể hiện rõ ràng BHXH là một

hệ thống các chế độ trợ cấp góp phần thay thế bù đắp một phần thu nhập bịmất đi của người lao động( cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, ngườilao động) khi học bị ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tửtuất nhằm bảo đảm và ổn định cuộc sống của họ và gia đình họ thông qua mộtquỹ tài chính trợ cấp, quỹ này do các người lao động và người sử dụng cùngnhau đóng góp Bên cạnh đó, BHXH phải phục vụ vì lợi ích vật chất và tinhthần của mọi người, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ vănminh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước Việt Nam

- Ngày càng chú trọng tới việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đếnmọi lao động nhằm đảm bảo cho mọi người lao động đều có quyền hưởngBHXH khi rủi ro xảy ra, mọi người đều được bảo vệ, bình đẳng, yên tâm sống

và làm việc tốt

- Nâng cao chất lượng quản lý của bộ máy BHXH Việt Nam từ trungương đến địa phương trên tất cả các nghiệp vụ như thu, chi, quản lý đốitượng chính sách, quản lý và cấp sổ thẻ, tiếp nhận hồ sơ, tiếp dân… đảm bảophục vụ tốt nhất cho các đối tượng tham gia

- Triển khai và thực hiện tốt cơ chế “ một cửa”, giảm bớt nạn hách dịch,nhiễu dân, tham nhũng của cán bộ làm bảo hiểm

Trang 34

2 BHXH tỉnh Hải Dương

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Bảo hiểm xã hội (BHXH ) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự antoàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Từ khi thành lập nhà nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quantâm đến các chế độ chính sách BHXH cho người lao động thông qua các sắclệnh điều lệ chủ trương Hòa nhập với sự phát triển của thế giới nước ta cũngngày càng phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội kinh tế , từ năm

1993 cho đến nay trải qua hơn hai chục năm phát triển BHXH đã có nhiều cảicách đổi mới rất cơ bản và ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta.Ngày 13/12/1995, Chính phủ đã có nghị định số 19/CP thành lập BHXH ViệtNam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý thu BHXH vàthực hiện chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của nhà nước.Từ ngày01/01/1995 công tác BHXH ở nước ta đã chuyển sang một cơ chế quản lý vàhoạt động hoàn toàn mới

Cũng như các tỉnh khác, BHXH tỉnh Hải Hưng cũng được thành lập vàbắt đầu hoạt động từ ngày 15/06/1995 theo Quyết định số 20/QD-TCCB củaBHXH Việt Nam Sau 2 năm hoạt động , thực hiện nghị quyết của Quốc hội

về việc chia tách địa giới các tỉnh, BHXH Hải Hưng được chia thành BHXHtỉnh Hải Dương và BHXH tỉnh Hưng Yên Ngày 16/9/1997 BHXH tỉnh HảiDương được thành lập theo QĐ số 1599/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam.Lúc mới thành lập hết sức khó khăn về địa điểm và phương tiện làm việc,biên chế ít, công việc mới song qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiệnnay BHXH tỉnh Hải Dương đã có cơ sở vật chất đầy đủ, địa điểm làm viêckhang trang thuận lợi.Để có được những cơ sở vật chất như hiện nay, trong 20năm qua các thế hệ cán bộ công chức viên chức đã sánh vai bên cạnh ban

Trang 35

giám đốc giúp cơ quan vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách, phấn đấu hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm sau cao hơn năm trước.Hiện nayBHXH tỉnh Hải Dương được đặt tại số 7 Đường Thanh Niên- TP Hải Dương

2.2 Cơ cấu tổ chức

BHXH tỉnh Hải Dương là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam có chứcnăng giúp Tổng giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lýquỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Hải Dương

BHXH tỉnh Hải Dương chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh HảiDương

BHXH tỉnh Hải Dương có con dấu, tài khoản riêng

Hệ thống tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương là:

7 BHXH huyện Ninh Giang

8 BHXH huyện Kinh Môn

9 BHXH huyện Gia Lộc10.BHXH huyện Bình Giang11.BHXH huyện Nam Sách12.BHXH huyện Tứ Kỳ

Trang 36

Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc cho giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương:

Trang 37

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương

Trong đó:

- Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương là người có vị trí cao nhất trong cơquan BHXH tỉnh Hải Dương, là người trực tiếp lãnh đạo cán bộ công chứcviên chức của cơ quan

Giám đốc BHXH tỉnh

Phó Giám đốcPhó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng chế độ, chính sáchPhòng Kế hoạch –tài chínhPhòng thu

Phòng bảo hiểm tự nguyệnPhòng giám định y tếPhòng tổ chức hành chínhPhòng công nghệ thông tinPhòng Kiểm tra

Phòng Tiếp nhận –quản lý hồ sơPhòng cấp và quản lý sổ,thẻ

BHXH tỉnh Hải Dương

BHXH các huyện (11 huyện)

BHXH thành phố Hải Dương

Trang 38

- Các Phó giám đốc là những cán bộ trực tiếp giúp việc cho giám đốcBHXH tỉnh đồng thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụchuyên môn đã được ban giám đốc giao.

- Các Phòng chức năng nghiệp vụ giúp giám đốc BHXH tỉnh hướng dẫnviệc thực hiện các chế độ BHXH và trực tiếp thẩm định các chế độ BHXH,thu, chi quỹ BHXH, cấp và quản lý sổ thẻ; đồng thời tham mưu cho giám đốcBHXH tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thiện

bộ máy tổ chức.Hiện nay cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương có 10 phòng chứcnăng nghiệp vụ đã tăng gấp đôi so với thời gian đầu mới thành lập.Phòngkhông có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu, tài khoản riêng Các phòngchức năng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng.Giúp Trưởng phòng có phó trưởng phòng.Trưởng phòng, phó phòng do Giámđốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khenthưởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bả của Tổng giám đốcBHXH Việt Nam

- BHXH thành phố Hải Dương trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương cónhiệm vụ giúp ban giám đốc BHXH tỉnh và tổ chức thực hiện nhiệm vụchuyên môn được phân cấp

- Hiện nay trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có 11cơ quan BHXHhuyện thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được phân cấp

Thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương tathấy có một mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, các cá nhân trong cơquan.Mỗi phòng ban là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong bộmáy đó, góp phần tạo nên một đơn vị vững mạnh và phát triển như hiện nay

Trang 39

3 Kết quả hoạt động chung trong những năm qua.

3.1 Công tác quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT bắt buộc

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao cho và tình hình kinh tế

xã hội thực tế tại địa phương, BHXH tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo tốt công tácBHXH, BHYT bắt buộc, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT bằng nhiềubiện pháp tích cực như: xây dựng và giao kế hoạch kịp thời, thực hiện phâncấp thu BHXH, BHYT một cách rõ ràng và mạnh mẽ cho BHXH các cấphuyện – thành phố; chủ động tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn chế độ chínhsách, các quy định về thực hiện BHXH – BHYT bắt buộc theo luật BHXH;đông thời có văn bản hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện thuBHXH, BHYT bắt buộc, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo luật BHXH chongười lao động; ban hành quy trình, thời gian thực hiện nghiệp vụ thu, cấp thẻBHYT, cấp sổ BHXH cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương Tăngcường phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động triển khai, hướngdẫn, đôn đốc việc thu nộp BHXH – BHYT bắt buộc như phối hợp với sở Kếhoạch & đầu tư, sở Công nghiệp, Liên minh các hợp tác xã để nắm bắt sốlượng các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài Đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động lập danh sáchtham gia BHXH, BHYT cho người lao động, cấp kịp thời đúng tiến độ thẻcho các đối tượng tham gia BHXH – BHYT trong năm Duyệt bổ sung thờigian tham gia BHXH chưa được xác nhận trên sổ BHXH cho người lao động

ở các đơn vị sủ dụng lao động Ký hợp đồng với một số loại hình BHYT.Tổng hợp số đầu thẻ đăng ký KCB ban đầu hàng quý ở các đơn vị sử dụng laođộng để làm cơ sở ứng với kinh phí KCB theo đúng quy định

BHXH các huyện – thành phố đã tích cực tuyên truyền, vận động, khaithác thu BHXH - BHYT bắt buộc nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh

Trang 40

Với những biện pháp cụ thể và hiệu quả trên thì kết quả mà BHXH tỉnhHải Dương thu được thể hiện ở bảng 1

Bảng 1: Kết quả công tác thu, cấp và quản lý sổ BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005-2007)

Số đơn vị tham gia

(Nguồn: Phòng thu- BHXH tỉnh Hải Dương )

3.2 Công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện

Từ khi triển khai loại hình BHYT tự nguyện từ năm 2003 đến nay,BHXH tỉnh Hải Dương đã tuyên truyền và triển khai kịp thời sâu rộng đếnnhân dân, hội đoàn thể, học sinh,sinh viên về chính sách BHYT tự nguyệntheo thông tử 06/TTLT-BYT-BTC, công văn 1302/BHXH-TN ngày20/4/2007 của BHXH Việt Nam, giải thích rõ về đối tượng, điều kiện, quyềnlợi, mức phí, cách tổ chức thực hiện BHYT để nhân dân thấy được sự cầnthiết và hợp lý của BHYT tự nguyện của chính phủ BHXH tỉnh đã tham mưucho Chủ tịch UBND tỉnh có công văn chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiệncông tác BHYT tự nguyện, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn cácđơn vị thực hiện BHYT tự nguyện Chỉ đạo BHXH cac huyện tham mưu choUBND tỉnh tổ chức các hội nghị triển khai BHYT tự nguyện tới các hội đoànthể, trường học

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương - Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương (Trang 37)
Bảng 2: Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện tại BHXH tỉnh Hải Dương  (2005- 2007) - Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 2 Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện tại BHXH tỉnh Hải Dương (2005- 2007) (Trang 41)
Bảng 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003- - Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 5 Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003- (Trang 58)
Bảng 8: Cơ cấu số người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) - Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 8 Cơ cấu số người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) (Trang 63)
Bảng 9 : Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý  tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) - Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC
Bảng 9 Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối quản lý tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w