Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH

Một phần của tài liệu Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 29 - 31)

IV. CÔNG TÁC THU BẢO HIỄM XÃ HỘI

3. Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH

Mức đóng BHXH chính là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi cho quỹ BHXH, do vậy để quỹ BHXH cân đối cần phải có sự tính toán kỹ càng. Trong thực tế, việc xác định phí BHXH là một nghiệp vụ khó, phức tạp đòi hỏi có nhiều phương pháp mới có thể đưa ra một mức phí phù hợp. Với những phương pháp và căn cứ tính phí khác nhau sẽ thu được những nhóm mức phí khác nhau.

3.1. Nhóm phương pháp không căn cứ vào thu nhập

Phương pháp này còn gọi là phương pháp xác định phí đồng đều, mọi đối tượng đều đóng một mức phí BHXH như nhau, mức phí đó được các cơ quan BHXH tính toán và xác định từ trước.

Theo phương pháp này, cơ quan BHXH sẽ phân chia người lao động thành từng nhóm dựa trên độ tuổi, giới tính, sức khỏe, ngành nghề lao động để từ đó đưa ra mỗi mức phí phù hợp với từng nhóm người lao động.

Phương pháp này rất hiệu quả đối với những đối tượng lao động mà thu nhập của họ khó xác định, không cụ thể.

Việc thu phí BHXH dựa trên một mức phí cụ thể đã được ấn định từ trước đối với từng nhóm người lao động , không căn cứ vào thu nhập của họ rất đơn giản, không gặp trở ngại gì nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu tham gia BHXH đa dạng của người lao động. khó khăn trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH nên hiệu quả thu về mặt xã hội không cao.

3.2. Nhóm phương pháp lấy thu nhập làm căn cứ để xác định phí

Khi căn cứ vào thu nhập của người lao động để xác định phí BHXH có 2 phương pháp chủ yếu:

- Một là xác định phí đồng đều cho từng mức thu nhập:

Theo đó mức thu nhập được chia thành nhiều nhóm khác nhau, với mỗi nhóm phải xác định mức thu nhập tối đa và tối thiểu. Dựa vào các nhóm thu nhập đó, người lao động có mức thu nhập thuộc nhóm nào sẽ đóng mức phí BHXH ứng với mức thu nhập của nhóm ấy.

Phương pháp này đơn giản nhưng lại mất công bằng giữa các mức thu nhập thuộc các nhóm thu nhập khác nhau vì thu nhập của người lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

- Hai là xác định mức phí BHXH tỷ lệ với mức thu nhập của người lao động: với phương pháp này, người lao động nào có mức tiền lương, tiền công cao hơn thì sẽ đóng một mức phí BHXH lớn hơn được tính bằng tỷ lệ phần trăm tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được cuối tháng. Việt Nam hiện nay đang sử dụng phương pháp này để xác định mức đóng BHXH cho người lao động.

Trong phương pháp này, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp động và các khoản phụ cấp (phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu nếu có) của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không tính vào tiền lương hưởng BHXH.

Đối với các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tiền lương tháng trả cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để đăng ký đóng BHXH thì phải đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2003-2007

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH VIỆT NAM VÀ BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Đáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w