1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục thực trạng và giải pháp

20 743 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về học tập theo nhóm trong sinh viênHiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhưng nó vẫn còn mang tính chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn học riêng lẻ. Học viện Quản lý Giáo dục mới bắt đầu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học từ năm 2007. Với đặc thù riêng của Học viện nói chung và của khoa Quản lý nói riêng, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể đề cập tới phương pháp học tập theo nhóm cho sinh viên, nên không thể áp dụng máy móc những thành tựu trước đây. Vì vậy, nếu đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc áp dụng hình thức học tập này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục.2.Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục. Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học.Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thay đổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường.Tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII (2 1996) có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” .Cũng tại Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục 2005 cũng đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện... Đó là những điều cần thiết đối với một công dân của thế kỉ 21. Do đó, mỗi sinh viên cần được trang bị ngay từ trong nhà trường để khi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực. Và sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinh viên khoa Quản lý nói riêng cũng đã được làm quen với phương pháp học này. Những mặt tích cực của học tập theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó còn mang nhiều tính hình thức và nhiều khi đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo cá nhân.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực hiện rộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất.Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục: thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu nhằm giúp sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinh viên khoa Quản lý nói riêng có kế hoạch và tổ chức thực hiện học tập theo nhóm hợp lý, khoa học và phát huy tốt năng lực của mỗi sinh viên.3.Mục tiêu nghiên cứu Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý Học viện Quản lý Giáo dục, qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện... góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Học viện.4.Cách tiếp cậnTiếp cận theo thực tiễn và yêu cầu của hoạt động học tập trong sinh viên khoa Quản lý để xác định các yếu tố ảnh hưởng (tích cực) và những kỹ năng cần thiết trong học tập theo nhóm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục.5.Phương pháp nghiên cứuĐể thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu của đề tài. 5.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn5.2 1. Phương pháp quan sát Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theo dõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của sinh viên nhằm đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên.5.2.2.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho cho việc phân tích và đánh giá thực trạng học tập theo nhóm trong sinh viên5.2.3.Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công cụ điều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm trong sinh viên. 5.2.4.Phương pháp hỗ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.6.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên cả 3 khóa (K1, K2, K3) Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục.7.Nội dung nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp học tập theo nhómPhân tích thực trạng của phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý.

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1 Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu - Trần Văn Ba - Lớp QLGD K1B - Khoa Quản lý (Chủ nhiệm ĐT) - Đậu Thị Hồng Thắm - Lớp QLGD K1A – Khoa Quản lý - Đinh Thanh Tâm - Lớp QLGD K1B - Khoa Quản lý - Nguyễn Thị Phương Thúy - Lớp QLGD K1C – Khoa Quản lý (Thư ký ĐT) - Phan Văn Thắng – Lớp QLGD K1D - Khoa Quản lý 2 Đơn vị phối hợp chính Tên đơn vị phối hợp Nội dung phối hợp nghiên cứu Khoa Quản lý Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý i MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN 4 1.1 Một số khái niệm liên quan đến học tập theo nhóm 4 1.1.1 Phương pháp 4 1.1.2 Học tập 4 1.1.3 Nhóm 4 1.1.4 Học tập theo nhóm 4 1.2 Đặc điểm học tập của sinh viên khoa Quản lý 4 1.3 Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm .5 1.3.1 Đặc điểm của học tập theo nhóm 5 1.3.2 Nguyên tắc học tập theo nhóm 5 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động học tập theo nhóm .6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QLGD 7 2.1 Khái quát về các phương pháp học tập trong sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục 7 2.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục 8 2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý 8 2.2.2 Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý – Học viện QLGD 11 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 12 2.3.1 Nguyên nhân khách quan: 12 2.3.2 Nguyên nhân chủ quan: .12 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QLGD 12 3.1 Các giải pháp đề xuất 12 3.2 Mối quan hệ giữa các giải pháp 13 3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 13 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .15 1, Một số kết luận .15 2, Một số kiến nghị 15 ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết các kỹ năng của sinh viên khoa Quản lý- Học viện QLGD 9 Bảng 2: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên khoa Quản lý- Học viện QLGD 10 Bảng 3 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý - Học viện QLGD 14 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về học tập theo nhóm trong sinh viên Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Nhưng nó vẫn còn mang tính chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn học riêng lẻ Học viện Quản lý Giáo dục mới bắt đầu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học từ năm 2007 Với đặc thù riêng của Học viện nói chung và của khoa Quản lý nói riêng, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể đề cập tới phương pháp học tập theo nhóm cho sinh viên, nên không thể áp dụng máy móc những thành tựu trước đây Vì vậy, nếu đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc áp dụng hình thức học tập này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục 2 Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thay đổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường Tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII (21996) có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” Cũng tại Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục 2005 cũng đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy 1 sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện Đó là những điều cần thiết đối với một công dân của thế kỉ 21 Do đó, mỗi sinh viên cần được trang bị ngay từ trong nhà trường để khi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực Và sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinh viên khoa Quản lý nói riêng cũng đã được làm quen với phương pháp học này Những mặt tích cực của học tập theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó còn mang nhiều tính hình thức và nhiều khi đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo cá nhân Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực hiện rộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục: thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu nhằm giúp sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinh viên khoa Quản lý nói riêng có kế hoạch và tổ chức thực hiện học tập theo nhóm hợp lý, khoa học và phát huy tốt năng lực của mỗi sinh viên 3 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý Giáo dục, qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Học viện 4 Cách tiếp cận Tiếp cận theo thực tiễn và yêu cầu của hoạt động học tập trong sinh viên khoa Quản lý để xác định các yếu tố ảnh hưởng (tích cực) và những kỹ năng cần thiết trong học tập theo nhóm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục 5 Phương pháp nghiên cứu 2 Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu của đề tài 5.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2 1 Phương pháp quan sát Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theo dõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của sinh viên nhằm đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên 5.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho cho việc phân tích và đánh giá thực trạng học tập theo nhóm trong sinh viên 5.2.3 Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công cụ điều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm trong sinh viên 5.2.4 Phương pháp hỗ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên cả 3 khóa (K1, K2, K3) Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục 7 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp học tập theo nhóm - Phân tích thực trạng của phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN Trong phần này, chúng tôi đề cập đến 3 nội dung cơ bản: 1.1 Một số khái niệm liên quan đến học tập theo nhóm 1.1.1 Phương pháp Chúng tôi đã đưa ra một số khái niệm về phương pháp của các học giả nổi tiếng trên thế giới, sau đó đi đến một khái niệm chung nhất Theo đó, phương pháp được hiểu là “cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn” 1.1.2 Học tập Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện 1.1.3 Nhóm Nhóm là tập hợp những người có tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích chung 1.1.4 Học tập theo nhóm Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể 1.2 Đặc điểm học tập của sinh viên khoa Quản lý Phần này chúng tôi giới thiệu khái quát về Học viện Quản lý Giáo dục, công tác tuyển sinh, số lượng sinh viên và các khoa đào tạo Giới thiệu cụ thể về Khoa Quản lý và đặc trưng nội dung chương trình đào tạo Cử nhân quản lý giáo dục Nội dung đào tạo mang tính lý thuyết, hàn lâm đòi hỏi sinh viên phải có thái độ học tập tích cực, chăm chỉ, tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, song còn nhiều sinh viên còn chưa yên tâm với ngành học của mình, chưa nhận thức và xác định rõ mục tiêu học tập đã ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức, thái độ cũng như năng lực học tập của sinh viên Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn và rào cản đó, sinh viên trong khoa luôn cố gắng vươn lên và được đánh giá là có chất lượng học tập và rèn luyện khá cao Mặt khác, để đạt được hiệu quả cao trong học tập, các sinh viên toàn khoa phải có phương pháp học tập thích hợp để tiếp thu hiệu quả lượng tri thức đồ sộ trong chương trình đào tạo Một trong những phương pháp đã và đang 4 được sinh viên sử dụng là phương pháp học tập theo nhóm- với sự tương tác, trao đổi giữa giảng viên với sinh viên cũng như giữa sinh viên với nhau trong quá trình học tập và tạo nên những thành quả vượt trội 1.3 Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm Đây là phần chúng tôi tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến học tập theo nhóm làm cơ sở để lý giải thực trạng học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục 1.3.1 Đặc điểm của học tập theo nhóm Học tập theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên mà dựa trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lí trong nhóm Học tập theo nhóm được biểu hiện: + Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định + Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên + Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách khoa học và hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: tạo sự trao đổi lẫn nhau, kích thích tư duy độc lập,tranh luận để tìm ra chân lý tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng và giàu tính sáng tạo, tăng thêm khả năng hòa nhập, tinh thần học hỏi, biết cách lắng nghe, rèn luyện các kĩ năng như thuyết trình, giao tiếp, tổ chức, phản biện… Đồng thời, chúng tôi đề xuất cách phân chia hình thức nhóm học tập dựa trên tính chất công việc, theo đó, nhóm học tập được chia ra 3 hình thức, mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, bao gồm: - Nhóm ngang: Phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp và hoàn thiện bài tập nhóm - Nhóm dọc: Hiểu rõ năng lực của từng cá nhân, phân chia từng đề mục và nhiệm vụ phù hợp sau khi có đề tài - Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công việc Như vậy có nhiều hình thức học tập theo nhóm Do đó, khi áp dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linh hoạt để đem lại hiệu quả cao nhất 1.3.2 Nguyên tắc học tập theo nhóm Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao chúng tôi đã đưa ra các nguyên tắc: - Tạo sự đồng thuận; 5 - Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội; - Tôn trọng; - Phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng; - Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động học tập theo nhóm 1.3.3.1 Quan niệm đúng đắn về học tập theo nhóm Trước hết mọi thành viên phải nhận thức tốt về nhóm, hiểu được những ưu thế, thấy được trách nhiệm và có định hướng hoạt động nhóm đạt hiệu quả 1.3.3.2 Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý Một nhóm muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Cơ cấu của nhóm gồm: - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giảng viên chỉ định - Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt; - Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm 1.3.3.3 Người trưởng nhóm có năng lực, nhiệt tình và uy tín Người trưởng nhóm giữ vai trò quan trọng, góp phần quyết định thành công của nhóm Nếu trưởng nhóm có năng lực về học tập và quản lý, có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thi chắc chắn nhóm sẽ hoạt động có chất lượng 1.3.3.4 Có các kỹ năng học tập theo nhóm Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các kỹ năng sau: - Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm - Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm - Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý - Kỹ năng thảo luận, trao đổi - Kỹ năng nghiên cứ tài liệu - Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm - Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực 6 - Kỹ năng chia sẻ thông tin - Kỹ năng giải quyết xung đột - Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm 1.3.3.5 Các thành viên có ý thức, tích cực trong hoạt động học tập nhóm Các thành viên trong nhóm phải có tinh thần tự giác, tích cực vì công việc Mỗi thành viên phải ý thức được trách nhiệm vủa mình, có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực cùng cả nhóm thực hiện mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất 1.3.3.6 Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm phù hợp Chất lượng của một nhóm học tập phụ thuộc vào phương pháp mà nhóm đó sử dụng Có phương pháp làm việc khoa học và phù hợp với từng nội dung bài tập chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động học tập nhóm 1.3.3.7 Một số điều kiện khác - Chủ đề thích hợp cho làm việc nhóm - Cơ sở vật chất đảm bảo, phương tiện thiết bị đầy đủ - Sự hưỡng dẫn của giảng viên - Sự đánh giá, kết luận của giảng viên - Độ lớn của nhóm: số lượng phù hợp cho một nhóm là từ 3 đến 7 người Các điều kiện này nếu được phát huy tốt, sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả của việc học tập theo nhóm Trong quá trình làm việc, các nhóm học tập và giảng viên cần đảm bảo tối đa các điều kiện trên CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QLGD 2.1 Khái quát về các phương pháp học tập trong sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục Phần này chúng tôi giới thiệu khái quát thực trạng việc sử dụng các phương pháp học tập trong sinh viên Khoa Quản lý Có rất nhiều phương pháp học tập được các bạn sinh viên vận dụng tương đối linh hoạt vào các bài học cụ thể và mang lại một số hiêu quả nhất định Chúng tôi đã phân chia thành hai nhóm phương pháp cơ bản là phương pháp tự học và phương pháp học tập theo nhóm Phương pháp tự học được sử dụng phổ biến, cụ thể như tự phân tích, nghiên cứu tìm hiểu giáo trình, sách giáo khoa, sách báo tham khảo, tìm kiếm thông tin trên mạng internet… nhằm bổ sung kiến thức, cung cấp thông tin và khám phá các vấn đề mới 7 Phương pháp học tập theo nhóm là phương pháp mới được sử dụng và trên thực tế đã mang lại hiệu quả cao Đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập nhóm, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà hiệu suất cũng như kết quả việc học nhóm chưa được như mong đợi Vì vậy, việc hiểu và vận dụng tốt phương pháp học tập theo nhóm là chìa khóa giúp sinh viên khoa Quản lý đạt kết quả cao 2.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục Để đánh giá thực trạng học tập nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý chúng tôi đã thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi, lấy ý kiến tại hội thảo, quan sát, phỏng vấn Kết quả cho thấy: Học tập theo nhóm là phương pháp đã và đang được sinh viên sử dụng khá phổ biến và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, học tập nhóm của sinh viên Khoa Quản lý còn ít nhiều mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hết ưu thế của phương pháp này (57% sinh viên được hỏi đánh giá hiệu quả của nhóm mình ở mức bình thường ) 2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Quản lý 2.2.1.1 Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của sinh viên Khoa Quản lý – Học viện QLGD về hoạt động học tập theo nhóm Hầu hết sinh viên Khoa Quản lý có quan niệm đúng đắn về phương pháp học tập theo nhóm, các bạn cho rằng đây là phương pháp học tập hay, có nhiều ưu thế, là phương pháp học cần thiết cho sinh viên đại học nên cần tăng cường sử dụng và phát huy trong học tập của sinh viên Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên (đặc biệt là sinh viên khóa 3) còn suy nghĩ mơ hồ về phương pháp học tập theo nhóm Các bạn cho rằng, học tập theo nhóm là chia bài tập nhóm ra cho mỗi người một phần và kết quả là ghép bài làm của mỗi người lại, hay học tập nhóm là giao cho những thành viên xuất sắc trong nhóm làm và coi là sản phẩm của cả nhóm Đây là những quan niệm chưa đúng về học tập theo nhóm đang tồn tại trong một số sinh viên Khoa Quản lý 2.2.1.2 Thực trạng về cơ cấu tổ chức nhóm Trong thực tế các nhóm học tập của sinh viên khoa Quản lý đều đã có cơ cấu tổ chức nhóm khá rõ ràng với một nhóm trưởng, một thư kí, phần lớn các nhóm có xây dựng nội quy, quy định trách nhiệm của từng vị trí trong nhóm 8 Tuy nhiên, các nhóm chưa chú trọng đúng mức tới việc xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên, giữa nhóm trưởng và thành viên trong nhóm 2.2.1.3 Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng Qua quan sát và lấy ý kiến tại hội thảo chúng tôi nhận thấy các bạn nhóm trưởng của các nhóm đều là những bạn có năng lực về học tập, linh hoạt, có trách nhiệm, được các thành viên bầu nên được thành viên trong nhóm ủng hộ Bên cạnh đó, đội ngũ nhóm trưởng còn có những hạn chế: tổ chức điều hành nhóm chưa khoa học, thiếu kế hoạch, phân công nhiệm vụ chưa hợp lý, ít tạo cơ hội cho thành viên , một số nhóm trưởng chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình, một số khác lại ôm đồm quá nhiều công việc Nói chung, hầu hết trưởng nhóm đều hạn chế về kỹ năng điều hành nhóm 2.2.1.4 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm Để tìm hiểu thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Quản lý chúng tôi đã phát phiếu hỏi đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các kỹ năng cho 100 sinh viên Khoa Quản lý, kết quả được thể hiện ở bảng tổng hợp sau: Bảng 1 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết các kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Khoa Quản lý- HV QLGD (Đơn vị: %) S T T Mức độ cần thiết các kỹ năng Khá Rất Cần Không cần cần cần thiết thiết thiết thiết Các kỹ năng 1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm 77 2 Xây dựng nội quy hoạt động nhóm 37 3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý 66 4 Thảo luận, trao đổi 62 5 Nghiên cứu tài liệu 38 6 Chia sẻ trách nhiệm 32 7 Lắng nghe một cách chủ động, tích cực 53 8 Chia sẻ thông tin 50 9 Giải quyết xung đột 47 1 Tự kiểm tra- đánh giá hoạt động của 50 0 nhóm Bảng 2 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các khoa Quản lý- HV QLGD (Đơn vị %) 9 6 25 17 16 32 33 16 19 27 19 15 37 17 20 30 34 29 30 25 30 2 1 0 2 0 1 2 1 1 1 kỹ năng của sinh viên S T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 Mức độ thực hiện các kỹ năng Tươn Chưa Không Thành g đối thành thành thạo TT thạo thạo Các kỹ năng Lập kế hoạch hoạt động nhóm Xây dựng nội quy hoạt động nhóm Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý Thảo luận, trao đổi Nghiên cứu tài liệu Chia sẻ trách nhiệm Lắng nghe một cách chủ động, tích cực Chia sẻ thông tin Giải quyết xung đột Tự kiểm tra – đánh giá hoạt động của nhóm 10 7 15 20 17 14 17 18 3 5 40 30 54 60 50 32 37 50 25 38 36 42 29 17 25 49 40 30 52 42 14 21 2 3 8 5 6 2 20 15 Qua bảng tổng hợp trên và qua quan sát thực tế cho thấy: Sinh viên Khoa Quản lý mặc dù đã nhận thức rất rõ mức độ cần thiết của các kỹ năng và đã thực hiện các kỹ năng trong hoạt động nhóm mình nhưng mức độ thành thạo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng xây dựng nội quy nhóm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá 2.2.1.5 Thực trạng ý thức của thành viên nhóm Qua điều tra có 56% ý kiến nhất trí rằng ý thức làm việc nhóm của các thành viên là yếu tố tác động lớn nhất đến hiệu quả làm việc của nhóm Trong thực tế, nhiều sinh viên rất nhiệt tình năng nổ trong hoạt động của nhóm, nhưng có một bộ phận không nhỏ các thành viên chưa có ý thức, coi bài tập nhóm là công việc của tập thể không phải của mình, có tâm lý trông chờ, ỷ lại 2.2.1.6 Thực trạng phương pháp tiến hành hoạt động nhóm Qua điều tra, có 42% ý kiến cho rằng nguyên nhân làm cho học tập nhóm ở sinh viên khoa Quản lý là do thiếu phương pháp tiến hành hoạt động nhóm một cách khoa học, hợp lý Thực tế, hầu hết các nhóm chưa có phương pháp làm việc đúng đắn: không xác định mục đích, mục tiêu; không lập kế hoạch hoạt động nhóm; chỉ có 48% có xây dựng nội quy nhóm nhưng thực hiện lại chưa nghiêm túc; phân công nhiệm vụ chủ yếu trải đều cho các thành viên 10 (chiếm 40%) chứ chưa dựa trên năng lực của từng thành viên; Phương pháp thống nhất ý kiến chủ yếu theo đa số (chiếm 75%) 2.2.1.7 Thực trạng các điều kiện khác: Chủ đề học tập nhóm: Nhìn chung chủ đề học tập theo nhóm mà giảng viên giao cho sinh viên đều phù hợp với hình thức học tập nhóm Cơ sở vật chất- phương tiện kỹ thuật:: Thực tế nguồn cơ sở vật chất- phương tiện phục vụ học tập theo nhóm còn thiếu thốn: phòng học bé, thư viện không đủ không gian cho nhiều nhóm cùng làm việc, Sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên: Phần lớn giảng viên đã hướng dẫn cho sinh viên cách học tập theo nhóm khi giao bài tập nhóm, nhưng sự hướng dẫn còn ít Bên cạnh đó có những giảng viên không hướng dẫn cách học tập theo nhóm nên sinh viên gặp rất nhiều khó khăn Hầu hết các giảng viên đã tiến hành đánh giá sản phẩm của nhóm khi nhóm hoàn thành, có những giảng viên đánh giá rất chặt chẽ, cụ thể cả sản phẩm lẫn sự làm việc của sinh viên Nhưng có một số giảng viên không đánh giá cụ thể, không nêu kết luận - bài học cho sinh viên làm cho sinh viên không muốn đầu tư vào bài tập nhóm Độ lớn của nhóm: Qua quan sát thực tế chúng tôi thấy rằng nhóm học tập của sinh viên khoa Quản lý khá lớn, chủ yếu khoảng từ 8 thành viên trở lên, có nhóm lên đến 14 hay 16 người, nên rất khó để nhóm làm việc hiệu quả 2.2.2 Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý – Học viện QLGD 2.2.2.1 Mặt đã làm được: - Phần lớn sinh viên Khoa Quản lý đã nhận thấy được vai trò và ý nghĩa của phương pháp học tập theo nhóm, nhiều bạn rất hào hứng khi thực hiện học tập theo nhóm - Các giảng viên đã tích cực sử dụng phương pháp học tập theo nhóm giúp sinh viên tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện khả năng làm việc tập thể - Sau khi tiến hành học tập theo nhóm, sinh viên trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn - Học tập theo nhóm đã tăng cường sự gắn kết các thành viên trong lớp hơn, giúp mỗi thành viên thu nhận và nắm vững nhiều kiến thức hơn - Học tập theo nhóm đã tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ phong phú và chất lượng 2.2.2.2 Mặt còn hạn chế 11 - Hiệu quả của học tập theo nhóm còn chưa cao, phần lớn còn mang tính hình thức, chú trọng tạo ra sản phẩm mà ít chú trọng đến quá trình hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm - Hầu hết sinh viên đều thiếu và yếu về các kỹ năng làm việc nhóm - Ý thức tham gia hoạt động nhóm của sinh viên còn chưa cao, một số bạn còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại - Phương pháp tiến hành hoạt động học tập theo nhóm chưa khoa học, chưa hợp lý - Đa số nhóm trưởng còn thiếu kỹ năng trong tổ chức, điều hành hoạt động của nhóm - Sự tự kiểm tra - đánh giá của nhóm còn thiếu khách quan, công bằng 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 2.3.1 Nguyên nhân khách quan: - Do nguồn cơ sở vật chất - phương tiện phục vụ cho việc học tập theo nhóm còn hạn chế (thư viện nhỏ, ít tài liệu tham khảo, không gian lớp học chật chội ) - Các giảng viên chưa thường xuyên trao đổi, hướng dẫn cách làm việc nhóm cho sinh viên khi giao bài tập nhóm Sinh viên gặp nhiều khó khăn khi hoạt động theo nhóm nhất là sinh viên mới vào trường - Nhiều khi sinh viên phải làm bài tập nhóm quá nhiều trong cùng một thời điểm (nhiều môn), gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong sinh viên - Cán bộ các lớp chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham mưu cho giảng viên thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các hoạt động nhóm 2.3.2 Nguyên nhân chủ quan: - Với sinh viên mới vào trường, mới được làm quen với học tập theo nhóm nên bỡ ngỡ, không biết cách tiến hành, tâm lý còn ngại chia sẻ, trao đổi - Sinh viên chưa chịu khó tìm hiểu, trang bị cho mình những kỹ năng và phương pháp học nhóm hiệu quả - Một số sinh viên chưa có ý thức tích cực trong học tập và làm việc nhóm - Sự gắn kết giữa các thành viên còn hạn chế - Bầu không khí làm việc nhóm chưa thân thiện, cởi mở, chưa tạo cơ hội cho mỗi thành viên phát huy năng lực của mình CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QLGD 3.1 Các giải pháp đề xuất 12 3.1.1 Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho sinh viên Khoa Quản lý; 3.1.2 Giải pháp 2: Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm cho sinh viên Khoa Quản lý; 3.1.3 Giải pháp 3: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng các nhóm học tập; 3.1.4 Giải pháp 4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức học tập theo nhóm; 3.1.5 Giải pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập theo nhóm 3.2 Mối quan hệ giữa các giải pháp Trên đây là 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý – Học viện QLGD Nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên Khoa Quản lý Năm giải pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành đồng bộ, thống nhất và thường xuyên 3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp Để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 100 sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục và tham khảo ý kiến của một số giảng viên Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi điều tra: phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp chuyên gia Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau: 13 Bảng 3 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục (Đơn vị: %) Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất Cần Chưa Rất Khả Chưa TT Tên giải pháp BT BT CT thiết CT KT thi KT Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận 1 50 17 0 17 53 26 4 thức về học tập theo 33 nhóm cho SV Khoa Quản lý Tăng cường rèn luyện các 51 21 4 15 37 35 13 2 kỹ năng học tập theo 24 nhóm Phát huy vai trò của đội 43 22 1 24 42 29 5 3 ngũ cán bộ lớp và nhóm 34 trưởng các nhóm học tập 4 Lựa chọn, sử dụng kết 57 23 1 21 41 29 6 hợp các hình thức học tập 19 theo nhóm 5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào 35 43 18 4 21 44 26 9 hoạt động học tập theo nhóm Tóm lại, qua nghiên cứu kết quả ở các phiếu điều tra, qua việc phỏng vấn lấy ý kiến tại hội thảo về học tập theo nhóm và xin ý kiến một số giảng viên chúng tôi thấy rằng: Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên khoa Quản lý mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập và hợp tác nhóm của sinh viên 14 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1, Một số kết luận Sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung, sinh viên khoa Quản lý nói riêng đã được làm quen với phương pháp học tập theo nhóm Do yêu cầu và đòi hỏi của chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục bậc đại học nên học tập theo nhóm là cần thiết, phù hợp với đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và phân tích thực trạng phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý – Học viện QLGD, chúng tôi đã đề xuất và lý giải một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý như sau: GP1: Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho SV Khoa Quản lý; GP2: Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm; GP3: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng các nhóm học tập; GP4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức học tập theo nhóm; GP5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập theo nhóm Sau khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đối với 100 sinh viên trong Khoa Quản lý và tham khảo ý kiến của một số giảng viên trong khoa Kết quả thu được là đa số trả lời thuận (ủng hộ và tán thành 5 giải pháp đã đề xuất), các giảng viên cũng cho rằng đây là những giải pháp phù hợp và có tính khả thi Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã được đề tài đem lại kết quả thiết thực, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt 2, Một số kiến nghị Để kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau đây: 2.1 Đối với Học viện Quản lý giáo dục: - Có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo của Học viện Mở rộng và nâng cấp thư viện, các phòng học cũng như việc đầu tư mua mới, bảo dưỡng các thiết bị dạy học một cách khoa học, hiệu quả Phối 15 hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ chuyên môn, các giảng viên và sinh viên trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị đó - Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, bàn bạc về phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp học tập theo nhóm cho sinh viên Khoa Quản lý thông qua các buổi nói chuyện với các chuyên gia, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia sinh hoạt vào các câu lạc bộ lành mạnh trong khoa, trong Học viện 2.2 Đối với các giảng viên: - Nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên, để qua đó tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm khi cần thiết, với liều lượng, mức độ hợp lý theo các nội dung, chủ đề phù hợp Giảng viên nên có các phương pháp và cách thức chia nhóm phù hợp nhất (về số lượng thành viên trong mỗi nhóm, phù hợp với nội dung từng bài tập nhóm, …) - Thông qua phương pháp này, giảng viên cần có sự kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động nhóm một cách rõ ràng, chính xác, công khai và thường xuyên quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhóm cho sinh viên Khoa Quản lý cũng như ghi nhận và đánh giá cao năng lực tự đánh giá kết quả hoạt động nhóm của từng nhóm học tập Mặt khác, giữa các giảng viên cũng cần có sự trao đổi về chuyên môn cũng như về phương pháp giảng dạy để sao cho sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm của môn học cũng như tiến độ của các môn học 16 ... phương pháp học tập sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục 2.2 Thực trạng học tập theo nhóm sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục 2.2.1 Thực trạng học tập theo. .. phương pháp học tập theo nhóm chìa khóa giúp sinh viên khoa Quản lý đạt kết cao 2.2 Thực trạng học tập theo nhóm sinh viên Khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục Để đánh giá thực trạng học tập nhóm. .. để lý giải thực trạng học tập theo nhóm sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục 1.3.1 Đặc điểm học tập theo nhóm Học tập theo nhóm cách học địi hỏi thành viên nhóm thực cam kết làm

Ngày đăng: 25/09/2015, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w