Ngày nay, toàn cầu hóa đang bao trùm lên cả thế giới như một xu hướng vận động nổi bật, là điều kiện để mỗi quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct Investment) cùng với thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật nhất trong nền kinh tế thế giới. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang được xem là một trong những nguồn lực quan trọng, một động lực mới để thúc đẩy kinh tế đất nước nói chung và kinh tế của từng địa phương nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp hơn 30% tổng nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội. Tuy nhiên, dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp dẫn của địa phương, thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với các cơ chế, chính sách, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó. Vậy làm thế nào để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang là môt vấn đề lớn cần sự quan tâm và giải quyết của các bộ ngành cũng như từng địa phương. Là một tỉnh trẻ và năng động, với lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn lao động kết hợp với các chính sách hấp dẫn cho các nhà đầu tư, thái độ quan tâm thỏa đáng, trân trọng với các doanh nghiệp của tỉnh, trong thời gian qua, Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong top đầu các địa điểm hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại những sai lầm, hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn vốn để từ đó đề ra những giải pháp phù hợp, nhằm thu hút nhiều hơn và hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào tỉnh.
Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh MỤC LỤC SV: Phạm Sao Mai Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ SV: Phạm Sao Mai Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, toàn cầu hóa đang bao trùm lên cả thế giới như một xu hướng vận động nổi bật, là điều kiện để mỗi quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct Investment) cùng với thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật nhất trong nền kinh tế thế giới. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang được xem là một trong những nguồn lực quan trọng, một động lực mới để thúc đẩy kinh tế đất nước nói chung và kinh tế của từng địa phương nói riêng. u t tr c ti p n c ngoài còn óng góp tích c c vào quá trình chuy n dch c c u kinh t và chuy n giao công ngh vào Vi t Nam, góp ph n t ng tr ng kinh t , t ng kim ng ch xu t kh u, t o ra công n vi c làm cho ng i lao ng. u t tr c ti p n c ngoài ã óng góp h n 30% t ng ngu n v n u t cho toàn xã h i. Tuy nhiên, dòng v n này không t nhiên mà có, nó ph thu c vào s c h p d n c a a ph ng, th hi n qua các y u t t nhiên nh v trí a lý, i u ki n t nhiên, khoáng s n cùng v i các c ch , chính sách, ngu n lao ng và các v n xã h i khác c a a ph ng ó. V y làm th nào thu hút nhi u h n ngu n v n u t tr c ti p t các nhà u t n c ngoài ã và ang là môt v n l n c n s quan tâm và gi i quy t c a các b ngành c ng nh t ng a ph ng. Là m t tnh tr và n ng ng, v i l i th thu n l i v v trí a lý, ngu n lao ng k t h p v i các chính sách h p d n cho các nhà u t , thái quan tâm th a áng, trân tr ng v i các doanh nghi p c a tnh, trong th i gian qua, Vnh Phúc là tnh n m trong top u các a i m h p d n doanh nghi p n c ngoài n u t . Tuy v y, bên c nh nh ng thành t u, tnh Vnh Phúc v n còn t n t i nh ng sai l m, h n ch trong vi c thu hút ngu n v n u t tr c ti p n c ngoài. T ó t ra yêu c u c n nghiên c u th c tr ng thu hút ngu n v n t ó ra nh ng gi i pháp phù h p, nh m thu hút nhi u h n và hi u qu h n ngu n v n FDI vào tnh. Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Lê Tuấn Anh, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2008 đến nay.” Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về SV: Phạm Sao Mai 3 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh thu hút nguồn vốn FDI và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thu hút nguồn vốn FDI ở Vĩnh Phúc. Triển vọng cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và các giải pháp cơ bản thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn FDI vào Vĩnh Phúc. Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi thời gian: từ 2008 đến nay. +Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,… đề án được trình bày trong 3 chương sau. Chương 1: Tổng quan lý thuyết Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến nay. Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút FDI vào Vĩnh Phúc. SV: Phạm Sao Mai 4 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1.1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm FDI Trong thực tế, hiện nay có khá nhiều cách nhận định về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI-Foreign Direct Investment). Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.” Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế nước kia. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này.” Còn theo luật Đầu tư 2005 thì “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.” Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về đầu tư nước ngoài FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó.” 1.1.2. Các khái niệm liên quan đến FDI -Dòng vốn FDI (FDI inflow) là dòng vốn chảy từ nước chủ đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư nhằm tận dụng lợi thế so sánh tại nước chủ nhà để tạo ra SV: Phạm Sao Mai 5 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh lợi nhuận cho chủ đầu tư. -Lượng vốn FDI là lượng tiền hay các tài sản hợp pháp mà chủ đầu tư nước ngoài đưa sang nước khác để đầu tư. -Nước chủ đầu tư (Home country) là nước của tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. -Nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư (Host country) là nơi tiếp nhận vốn và trực tiếp diễn ra hoạt động đầu tư. -Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investor) là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước chủ nhà. -Doanh nghiệp FDI (FDI enterprise) là doanh nghiệp mà trong vốn pháp định có một lượng vốn nhất định của chủ đầu tư nước ngoài tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. (Ví dụ, luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 quy định chủ đầu tư nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quy định 10% và một số nước khác lại quy định 20%) -Vốn đăng ký (resigtration capital) là lượng vốn mà chủ đầu tư cam kết sẽ đầu tư sang nước chủ nhà. -Vốn thực hiện (implement capital) là lượng vốn thực tế mà chủ đầu tư đã bỏ ra cho hoạt động đầu tư tại nước chủ nhà. 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới hiện nay là: +Hợp đồng hợp tác kinh doanh-BCC: Business Coperation Contract +Doanh nghiệp liên doanh-JV: Joint Venture +Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng +Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài +Hợp đồng phân chia sản phẩm, BOT (Build-Operation-Transfer), BTO, SV: Phạm Sao Mai 6 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh BT, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (Merger and Acquistion) +Buôn bán đối ứng Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt có yếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu,… tùy thuộc điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và thành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp, để thu hút các hình thức FDI khác nhau. 1.1.4. Đặc điểm của dòng vốn FDI Một là, tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án phải đạt mức độ tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định. (Ví dụ, với Việt Nam quy định là 30%, ở Mỹ là 10%) Quyền quản lý doanh nghiệp cũng như lợi nhuận mà chủ đầu tư nước ngoài nhận được cũng tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn trong vốn pháp định, thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư đó và cũng do họ quản lý toàn bộ. Hai là, quá trình đầu tư ra nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn quốc tế, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, đồng thời tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. Ngoài ra, các dự án FDI còn gắn liền với hoạt động di cư lao động và kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. Ba là, khác với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ và đặc biệt là rất ít phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư bởi nguồn vốn này thường do các nhà đầu tư hay doanh nghiệp bỏ vốn ra thực hiện. Do đó, khi tiếp nhận nguồn vốn này, nước chủ nhà đã được bổ sung một lượng vốn dài hạn mà không phải lo trả nợ. Bốn là, FDI là hình thức kéo dài chu kì tuổi thọ của hoạt động sản xuất bởi nó giúp các doanh nghiệp chuyển giao được công nghệ lạc hậu của nước mình nhưng lại dễ dàng được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn SV: Phạm Sao Mai 7 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh và từ đó kéo tài được chu kì sản xuất. Năm là, các dự án FDI bị chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, thường sử dụng luật pháp của nước chủ nhà, nhưng trong một chừng mực nào đó, sự hoạt động của các dự án vẫn chịu ảnh hưởng của luật pháp của nước có các bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực. Việc sửa đổi, điều chỉnh luật pháp của nước mình sao cho càng gần với thông lệ quốc tế là điều mà các nước nên làm bởi sẽ tránh được các tranh chấp, xung đột không đáng có trong quá trình thực hiện, quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Sáu là, các bên tham gia vào các dự án FDI thường có quốc tịch và sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Điều này đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ nước sở tại trong các văn bản và trong quá trình hoạt động của dự án. Bên cạnh đó quá trình thực hiện dự án FDI là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau, do đó để có sự hợp tác tốt đẹp cần phải có sự giao hòa văn hóa giữa các bên trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI 1.2.1. Vai trò đối với nước đi đầu tư 1.2.1.1. Tác động tích cực -Tăng hiệu quả sử dụng vốn do các nước đi đầu tư tận dụng được các nguồn lực sản xuất, khai thác được nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân công của các nước nhận đầu tư làm giảm chi phí kinh doanh và tăng lợi nhuận. -Giúp các doanh nghiệp mở rộng, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu của các nước nhận đầu tư. -Giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm: do khai thác được nguồn nhân công giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu, nguồn tiêu thụ sản phẩm nên giúp họ giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động. -Tăng vòng đời của công nghệ và vẫn tận dụng được khi chuyển giao công nghệ từ nước này sang nước khác. -Đầu tư nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ SV: Phạm Sao Mai 8 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh nước nhận đầu tư nên tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, có khả năng nâng cao sức mạnh kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước. 1.2.1.2. Tác động tiêu cực -Đầu tư quá nhiều ra nước ngoài có thể làm cho vốn trong nước bị suy yếu. Nếu chính phủ các nước đi đầu tư đưa ra các chính sách không phù hợp sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh vốn đầu tư ra nước ngoài để có thể thu được lợi cao hơn, vì thế các quốc gia chủ nhà có xu hướng bị suy thoái và tụt hậu. -Nguy cơ chảy máu chất xám nếu trong quá trình chuyển giao nhà đầu tư làm mất bản quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết sản xuất. 1.2.2. Vai trò đối với nước tiếp nhận đầu tư 1.2.2.1. Tác động tích cực -Tăng quy mô GDP do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước, tạo đà cho sự phát triển. -Là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. -Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước nghèo, FDI là một nguồn cung vốn vô cùng quan trọng. -Tạo điều kiện cho nước tiếp nhận đầu tư tiếp thu công nghệ hiện đại, kĩ năng quản lý và tác phong công nghiệp của nước ngoài, từ đó nâng cao năng suất lao động nhằm tăng thu nhập cho người lao động. -Giúp khai thác có hiệu quả những lợi thế của nước nhận đầu tư như tài nguyên, khoáng sản, vị trí địa lý,… -Tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao kỹ năng, tay nghề, cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân. 1.2.2.2. Tác động tiêu cực -Nhiều trường hợp nước nhận đầu tư trở thành “bãi rác công nghệ” khi nhận về những công nghệ cũ kĩ, lạc hậu từ các nước phát triển. Từ đó gây ra ô nhiễm môi trường và nhiều hậu quả khó khắc phục. SV: Phạm Sao Mai 9 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C Đề án môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh Kèm theo sự khai thác quá mức về tài nguyên, khoáng sản làm đất nước phát triển không bền vững. -Các công ty nước ngoài thường định giá cao đối với công nghệ của nước mình, do đây là một tiêu chí rất khó xác định chính xác, gây thiệt thòi cho các nước nhận đầu tư. -Do tính cạnh tranh chưa cao nên các công ty trong nước có thể bị thua cuộc trong cuộc chiến dành thị phần, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hoặc phá sản. -Do mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận nên họ thường tập trung vào những ngành, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, những khu vực thuận lợi để triển khai dự án. Vì thế gây ra hiện tượng mất cân đối trong cơ cấu các ngành, các địa phương. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI 1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp đi đầu tư sẽ nhận thấy tiềm năng trong những quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú và có lợi thế về dân số đông. Đây chính là lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3.2. Môi trường chính trị-kinh tế-xã hội Với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, điều kiện tiên quyết để quyết định đầu tư vào một nước hay không là sự ổn định về chính trị. Nền chính trị có ổn định thì mới khuyến khích thu hút FDI và để cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động. Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là nước có “hệ thống chính trị ổn định nhất nhì thế giới”. Sự ổn định về môi trường chính trị-kinh tế-xã hội như là một điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế, từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, nền kinh tế càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợi của đồng SV: Phạm Sao Mai 10 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C [...]... HÌNH THU HÚT FDI VÀO VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN NAY 2.3.1 Thành tựu đạt được 2.3.1.1 Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng Thực tế đã chứng minh, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng Vĩnh Phúc là một tỉnh còn non trẻ, mới được thành lập vào tháng 7/1997 (trước đó sát nhập chung với Phú Thọ gọi chung là tỉnh Vĩnh Phú), do vậy nhìn chung Vĩnh. .. dự án FDI sử dụng nhiều lao động tại chỗ Bảng 2.4: Tình hình thu hút lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2012 (đơn vị: người) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Số lao động thu hút thêm 6.200 6.705 3.989 8.569 2.800 33.080 41.10 0 43.900 Tổng số lao động 31.047 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện dự án năm 2009-2012 –Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc) Tình hình thu hút lao... tránh rườm rà gây tốn kém về thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư 1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT FDI VÀ BÀI HỌC CHO VĨNH PHÚC 1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội và bài học cho Vĩnh Phúc Là thủ đô của cả nước với nhiều thu n lợi và thế mạnh, Hà Nội đã rất thành công trong việc thu hút FDI những năm vừa qua Quá trình thu hút FDI của Hà Nội để lại một số bài học... năm có nhiều biến động trong giai đoạn 2008- 2013 Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2013 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số dự án 32 15 17 17 15 40 Vốn đăng ký (triệu 302,9 109,05 253,57 62,46 153,14 331 USD) (Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và phương hướng các năm 2008- 2012 - Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc) Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính... tư và các thủ tục hành chính khác, đối với các dự án thu c danh mục công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định số 12 của Thủ tướng Chính phủ Mức hỗ trợ không quá 200 triệu VNĐ 2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN NAY 2.2.1 Quy mô vốn đầu tư Những năm vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng... nói đến là: Hà Nội phát huy lợi thế so sánh của mình và có hướng thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực mà có thể khai thác được tốt những lợi thế đó Kết quả thu hút FDI vào đất đai của Hà Nội là một ví dụ điển hình Đất đai được UBND thành phố Hà Nội xem là trọng tâm để thu hút FDI vào thành phố Các dự án gần đây với quy mô lớn, có thể kể đến như: 1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh và bài học cho Vĩnh. .. môn học GVHD: Th.S Lê Tuấn Anh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN NAY 2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VĨNH PHÚC 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Vĩnh Phúc là một tỉnh thu c vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội Tỉnh có diện tích tự nhiên là... nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15% -Đầu tư vào các KCN, CCN vùng đồng bằng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20% -Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) cho thu ở đô thị, phục vụ KCN, CCN ở thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các... Khá của cả nước 2.1.3 Khung chính sách FDI của Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc được đánh giá là một tỉnh phát triển năng động ở khu vực phía Bắc Trên cơ sở phối hợp giữa Luật doanh nghiệp năm 2005 cùng với các hiệp ước quốc tế về FDI và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, Vĩnh Phúc trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho tỉnh thu hút thêm nhiều dự án đầu tư mới với chất... chung và nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng Mỗi địa phương của đất nước ta lại đối mặt với những khó khăn khác nhau Tuy vậy, tại Vĩnh Phúc, lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài vẫn được đánh giá là khả quan với 32 dự án đầu tư mới, có số vốn đăng ký là 302,9 triệu USD Tính đến hết năm 2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc trong 164 dự án Kết quả thu hút đầu tư trong năm 2008 . vốn FDI ở Vĩnh Phúc. Triển vọng cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và các giải pháp cơ bản thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích thực trạng. thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn FDI vào Vĩnh Phúc. Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi thời gian: từ 2008 đến nay. +Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài. lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,… đề án được trình bày trong 3 chương sau. Chương 1: Tổng quan lý thuyết Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến nay. Chương