Vĩnh Phúc cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước có lợi thế về lao động dồi dào, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều. Tỉnh đã đề ra mục tiêu là tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cao hơn cho người lao động khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã khuyến khích các dự án FDI sử dụng nhiều lao động tại chỗ.
Bảng 2.4: Tình hình thu hút lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2012
(đơn vị: người)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Số lao động thu hút thêm 6.200 6.705 3.989 8.569 2.800
Tổng số lao động 31.047 33.080 41.10 0
43.900 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện dự án năm 2009-2012 –Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, số lượng lao động mới tuyển dụng đạt thấp vào cuối năm 2009, đầu 2010 do một số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động để cơ cấu lại sản xuất sau đó mới tyển thêm lao động sau khi sản xuất được phục hồi. Nhìn chung, số lượng lao động thu hút thêm phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của doanh nghiệp mới và mở rộng thêm.
Số lao động làm việc tại các dự án trong KCN chủ yếu là lao động trong tỉnh, chiếm 83,8% (2012).
Khi tiếp nhận nguồn vốn FDI, tỉnh không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn, đó là thông qua những kĩ năng của các nhà quản lý, kĩ sư giỏi và công nghệ, thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc có thể tận dụng để tạo nên một đội ngũ quản lý giỏi, công nhân có tay nghề nhanh chóng tiếp cận với trình dộ quản lý và tay nghề quốc tế. Hơn nữa, với tác phong công nghiệp, người lao động có thể chuyển đổi tư duy của mình, họ luôn phải tự học hỏi để nâng cao trình độ, có tác phong hiện đại để có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn các doanh nghiệp địa phương.