Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2008 đến nay (Trang 38 - 40)

a. Nguyên nhân khách quan

-Tình hình thế giới và khu vực phục hồi chậm, các nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm đầu tư ra nước ngoài.

-Có sự cạnh tranh trong thu hút vốn của các nước trong khu vực và các tỉnh lân cận đã ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Vĩnh Phúc. Trong khi phí sử dụng hạ tầng trong KCN của Vĩnh Phúc còn cao hơn các tỉnh lân cận, làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, dẫn tới sự suy giảm trong thu hút đầu tư.

-Việc thực hiện các giải pháp của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, lãi suất cho vay cao,… đã tác động không

thuận lợi đến doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. -Giá thuê đất trong KCN còn cao.

-Chưa tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chăm sóc các doanh nghiệp sau đầu tư còn chưa tốt.

-Cơ chế bồi thường hai giá và việc xác định giá bồi thường chưa sát với giá thị trường khiến người dân có sự so sánh về giá bồi thường, không đồng thuận trong việc nhận tiền bồi thường.

- Lao động trong tỉnh có tay nghề còn hạn chế. Nguồn lao động cung ứng chính cho các doanh nghiệp KCN là lao động phổ thông, trong khi đó lực lượng này có cơ hội lựa chọn để làm việc trong các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, xây dựng, làng nghề, kinh tế hộ gia đình,… mặt khác chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ của một số doanh nghiệp còn thấp, chưa hấp dẫn và thu hút người lao động.

-Có nhiều cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương tham gia hoạt động quản lý môi trường trong KCN như: Tổng cục Môi trường, Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm Môi trường C49-Bộ công an, Sở tài nguyên và Môi trường, phòng Cảnh sát môi trường và UBND các huyện/thị có KCN đóng trên địa bàn. Việc phối hợp giữa các cơ quan thiếu chặt chẽ, không có cơ quan chịu trách nhiệm chính điều phối các hoạt động làm giảm hiệu quả quản lý.

b. Nguyên nhân chủ quan

-Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp ngành trong bồi thường giải phóng mặt bằng có nơi còn chưa hiệu quả, chưa quyết liệt; năng lực của một bộ phận cán bộ chưa được phát huy; công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục nhân dân của các cấp chính quyền ở một số địa phương có đất bị thu hồi còn hạn chế, việc xử lý bảo vệ thi công tái lấn chiếm chưa kiên quyết; các cơ chế, chính sách về bồi thường chưa được ban hành kịp thời, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

-Tinh thần trách nhiệm của một số công chức chưa cao, còn thụ động trong công việc; khả năng tham mưu, đề xuất còn hạn chế, nhất là công tác quản

lý sau đầu tư.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2008 đến nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w