0
Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Thu hút vốn theo đối tác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN NAY (Trang 29 -31 )

Tiếp nhận vốn FDI cũng tạo điều kiện cho địa phương mở rộng mối quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác hữu nghị với một số vùng, thành phố của các quốc gia có dự án đầu tư trên địa bàn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, đứng đầu là Đài Loan có 41 dự án vào đầu tư với vốn đầu tư 1.213,2 triệu USD, chiếm 49,3% tổng VĐT, tiếp đến là Nhật Bản, có 17 dự án, vốn đầu tư 652,72 triệu USD, chiếm 26,57% tổng VĐT, Hàn Quốc có 40 dự án, vốn đầu tư 250,23 triệu USD, chiếm 10,18% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án đến từ Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Singapore, Italia,...

Bảng 2.2: FDI theo đối tác đầu tư đến hết năm 2012

Quốc gia Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD)

Đài Loan 41 1.213,2 Nhật Bản 17 652,72 Hàn Quốc 40 250,23 Ý 2 90 Trung Quốc 3 67,1 Ấn Độ 2 4,6 Samoa 1 5 Malaysia 1 2,5

(Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và phương hướng năm 2012

- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc)

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy được Đài Loan là quốc gia đầu tư vào Vĩnh Phúc nhiều nhất với 41 dự án và số vốn đầu tư là 1.213,2 triệu USD. Tiếp đến là Nhật Bản với 17 dự án với số vốn đăng ký là 652,72 triệu USD. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, gia công cơ khí, đồ điện dân dụng,… Nhìn chung, hầu hết các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp đều hoạt động có hiệu quả, thu được nhiều kết quả tích cực, đóng góp tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, nộp Ngân sách nhà nước. Các dự án đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã tạo nên diện mạo mới cho ngành công nghiệp của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Trong tốp đầu về vốn đăng ký đầu tư của Nhật Bản, trước hết phải kể đến công ty Honda Việt Nam. Công ty đã nhiều lần tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn ban đầu là 104 triệu USD (năm 1996), sau

hơn 18 năm hoạt động, số vốn đăng ký đã tăng lên tới 410 triệu USD. Từ khi thành lập đến nay, công ty Honda Việt Nam đã đóng góp hơn 20.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho gần 10.000 lao động tại nhà máy và hàng chục ngàn lao động tại các công ty vệ tinh, hệ thống cửa hàng ủy quyền. Sản xuất kinh doanh xe máy là lĩnh vực hoạt động đầu tiên của công ty Honda vào thị trường Việt Nam, với tổng doanh số xe máy bán ra đạt hơn 15 triệu chiếc. với nhiều dòng xe phù hợp với thị hiếu và tài chính của người Việt, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu.

Tiếp đến là công ty Toyota Việt Nam, doanh nghiệp FDI sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam, với vốn đăng ký đến thời điểm hiện tại là 89 triệu USD. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996 với công suất 36.500 xe/năm, công ty Toyota Việt Nam đã giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 20.000 lao động. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã đóng góp gần 3 tỷ USD cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ta còn có các doanh nghiệp Nhật Bản khác như Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam (vốn đăng ký 49 triệu USD), Công ty TNHH Kohsei Multipack Việt Nam (vốn đăng ký 30 triệu USD); Công ty TNHH Maruichi Sun Steel (vốn đăng ký 21,4 triệu USD); Công ty TNHH Exedy Việt Nam (vốn đăng ký 12 triệu USD),… cũng có tiến độ triển khai nhanh và hoạt động có hiệu quả, các chỉ tiêu kinh tế luôn tăng trưởng ổn định và năm sau cao hơn năm trước, đóng góp quan trọng vào các thành tích phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN TỪ 2008 ĐẾN NAY (Trang 29 -31 )

×