Đặc điểm sinh viên khoa Quản lý, Học viện QLGD

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 29)

Sinh viên Khoa QL Học viện Quản lý Giáo dục mang đầy đủ những đặc điểm của thế hệ thanh niên Việt Nam, với tinh thần nhiệt tình, ham học hỏi, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo.

Hầu hết sinh viên của Học viện có điểm thi tuyển đầu vào tương đối cao, chính vi vậy có ý thức rèn luyện học tập ngay từ đầu năm thứ nhất, ý thức đó được thể hiện thông qua ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức tham gia các hoạt động ngoại khóa do Học viện tổ chức như văn hóa văn nghệ, thế dục thể thao một cách tích cực và thông qua các hoạt động đó cho thấy các sinh viên đã phát huy năng lực cũng như khả năng của mình để phục vụ tốt cho công việc học tập.

Sinh viên của Học viện đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, chính đặc điểm này đã tạo ra cho các sinh viên cơ hội giao lưu kết bạn và học tập văn hóa của mỗi vùng miền, từ đó tạo nên sự phong phú đa dạng về văn hóa, có tinh thần đoàn kết cao trong học tập thông qua các buổi giao lưu sinh hoạt giúp sinh viên có thêm những kiến thức thực tế phục vụ cho việc học tập của mình.

Thực tế cho thấy rằng kết quả rèn luyện của sinh viên hàng năm được đánh giá rất cao thông qua nhiều kênh thông tin như: Cán bộ lớp, Thầy cô giáo, nhân dân trên địa bàn xung quanh trường, chưa có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Đây là kết quả của quá trình rèn luyện học tập và được sống trong môi trường giáo dục, giữa thầy và trò luôn có sự gắn bó mật thiết.

Chính từ chất lượng đầu vào của sinh viên cao mà hầu hết sinh viên đều có thái độ học tập nghiêm túc. Thể hiện ở sự chăm chú học tập không chỉ trên giảng đường mà còn ở việc ôn tập và kiểm tra thi kết thúc học phần bằng việc lên thư viện ôn bài tìm tài liệu, học nhóm, trao đổi thông tin. Ngoài ra các sinh viên luôn tổ chức các hoạt động học tập như các buổi hội thảo về học tập, nói chuyện chuyên đề, nghiên cứu khoa học đã được chọn một số đề tài để thực

năng cần thiết phục vụ cho việc học tập nhằm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo đảm bảo mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Ngoài việc tu dưỡng đạo đức, học tập tại học viện thì sinh viên khoa quản lý còn rất nhiệt tình tham gia vào các buổi ngoại khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Những họat động này chính là môi trường thuận lợi cho các sinh viên phát huy hết khả năng vốn có của mình và thu được những kết quả đáng mừng. Và cũng thông qua các hoạt động đó phát hiện ra một số sinh viên có năng lực tổ chức các hoạt động để động viên khuyến khích một cách kịp thời nhất.

Một đặc điểm rất đáng chú ý của SV Khoa Quản lý là họ được sống, học tập và làm việc, được đào tạo trong một môi trường” giáo dục” nên về cơ bản đã bước đầu hình thành một nền tảng là các tri thức QL. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng tác động rất lớn đến giới trẻ, giúp họ hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan.

Về môi trường sống, có khoảng 20% SV ở kí túc xá, sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.

Đối với SV học viện, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quá trình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ SV chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng dưới đây:

- Tính thực tế: Thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, thực tế thì ngành QLGD là một ngành mới ở nước ta, đây cũng là những SV khóa đầu tiên của trường. Tuy nhiên ở họ cũng đã có sự định hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc đem

lại thu nhập cao, ổn định v. v... Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ.

- Tính năng động: Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), đặc biệt công việc gia sư đã phần nào giúp SV tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho quá trình công tác sau này. Hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới ( thể hiện sự tích cực chủ động tham gia các phòng trào tình nguyện).

- Tính cụ thể của lý tưởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: SV hôm nay sống có lý tưởng không, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởng của cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không. Có thể khẳng định là có, nhưng đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.

- Tính liên kết (tính nhóm): Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Hiện nay trong bộ phận SV học viện có các Câu lạc bộ như CLB Tiếng Anh, Câu lạc bộ SV nghiên cứu khoa học…Qua đó giúp SV tích lũy được các kỹ năng sống, trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, cơ bản hình thành nền tảng cho công việc QL trong tương lai. Vai trò của sinh viên đối với sự phát triển của ngành giáo dục nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung, ngày càng được ghi nhận đậm nét. Sinh viên là những trí thức tương lai của đất nước, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển KHKT, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trìnhh độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự

2.1.2. Một số hạn chế của sinh viên Khoa Quản Lý – Học Viện Quản Lý Giáo dục đối với việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w